Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm

51 1.3K 4
Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng sự phát triển và đa dạng hoá sản phẩm cho ngành công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia là thành phần chiếm một phần rất quan trọng. Trong số đó, pectin là loại phụ gia tạo cấu trúc hàng đầu trong thực phẩm. Ngoài khả năng tạo gel nổi bật, pectin còn là một chất tạo đặc, tạo nhũ tương và ổn định rất hiệu quả. Vì thế việc nghiên cứu về pectin từ các nguồn nguyên liệu mới sẽ tạo nên cơ sở dữ liệu quan trọng rất hữu ích phục vụ cho quá trình khai thác, ứng dụng pectin vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. Pectin là một hợp chất tự nhiên có mặt trong thành phần cấu tạo màng tế bào của các loài thực vật bậc cao, phân bố chủ yếu ở các bộ phận như quả, củ, lá, thân. Trong màng tế bào, pectin có mặt ở phiến giữa (với hàm lượng cao nhất) và ở vách tế bào sơ cấp. Cây sương sâm (Cissampelos pareira L. var. hirsute) thuộc loại dây leo, có thân và lá phủ lông mềm, phân bố nhiều ở các tỉnh Nam Bộ. Người dân ở các vùng này thường dùng lá sương sâm như là rau để ăn, hoặc chế biến ra thực phẩm dạng gel. Thực phẩm dạng gel được chế biến từ lá sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, giải độc….mang lại sức khỏe tốt cho người sử dụng. Những nghiên cứu về thành phần pectin trong lá sương sâm, khả năng chiết tách và sử dụng pectin của lá sương sâm còn rất ít, đặc biệt là lá sương sâm của vùng Miền Trung. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của nghiên cứu là tìm ra quy trình chiết tách pectin từ lá sương GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 1 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 1 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. sâm với hiệu quả cao nhất và xác định một số tính chất của pectin để từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu và ứng dụng pectin trong thực tiễn. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Lá sương sâm (Cissampelos pareira L. var. hirsuta) được thu hái ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trên nguồn nguyên liệu tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. - Nghiên cứu chiết tách pectin từ lá sương sâm. - Xác định các tính chất của pectin chiết tách. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp này được trình bày cụ thể trong chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu). 3.1. Phương pháp vật lý Xác định hàm lượng nước trong lá sương sâm. 3.2. Phương pháp hóa sinh - Xác định hàm lượng đường khử trong lá sương sâm. - Xác định hàm lượng xơ trong lá sương sâm. - Xác định hàm lượng protein trong lá sương sâm. - Xác định hàm lượng pectin tổng trong lá sương sâm. - Xác định chỉ số DE của pectin thô. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Xác định được một số thành phần hóa học của lá sương sâm. - Xác định một số yếu tố công nghệ trong quá trình chiết tách để thu nhận pectin với hiệu suất cao. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 2 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 2 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. - Cung cấp thông tin về nguồn pectin có trong lá sương sâm phục vụ cho quá trình khai thác, ứng dụng pectin sau này. - Nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần làm đa dạng và phong phú sản phẩm thực phẩm trên thị trường. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây sương sâm 1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố 1.1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây sương sâm Cây sương sâm có tên khoa học là Cissampelos pareira L. var. hirsuta. Tên dân gian là Dây sâm lông, thuộc họ Menispermaceae (Họ Tiết Dê). Hình 1.1. Cây sương sâm [2]. Cây sương sâm là loài dây leo mảnh, dài 3-4 m. - Thân: thân mảnh, có tua cuốn, leo bám vào cây khô hoặc cây tươi. - Lá: Lá có phiến xoan dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống dài 5-20 mm. - Hoa: Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn, hoa đực màu vàng, hoa cái có 6 GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 3 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 3 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. cánh hoa, 8-9 lá noãn. - Quả: Quả hạch đỏ, dài 7-10mm, rộng 6-7mm. Mùa hoa quả từ tháng 6 đến tháng 12. 1.1.1.2. Đặc điểm phân bố Dây Sương sâm thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300m. Ở Thái Lan dây sương sâm được gọi là “bai ya nang”, “yanang” hoặc “ya nang”. Ở Lào gọi là “bai yanang”. Ở Việt Nam loài dây leo này mọc hoang dại hoặc được trồng ở khắp cả nước từ Nam ra Bắc và được dùng làm thạch giải khát gọi là “Sương sâm”. Do dể trồng và chế biến lá tươi dùng ngay nên được trồng và sử dụng ở khắp mọi vùng nông thôn, nhất là ở Nam Bộ. Lưu ý! Ở Trung Quốc và vùng Đông Nam Á còn có một loài dây leo có tên khoa học là Cyclea barbata (Wall.) được gọi là sương sâm rừng hay sương xâm lông có lá hình quả tim cũng có tác dụng làm thức uống và làm thuốc như cây sương sâm trơn. Loài này phân bố rộng hơn loài xương sâm trơn. 1.1.2. Tính dược lý của cây sương sâm Lá sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, có tính giải độc. Người bệnh đái đường nên ăn loại này cho lợi tiểu. Trong rễ sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnotlorin, protoquecitol, curin Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. 1.1.3. Ứng dụng của cây sương sâm trong đời sống và công nghiệp Trong dân gian lá cây sương sâm được dùng chế biến làm thạch giải khát. Ở các nước Đông Dương đều dùng lá sương sâm (kể cả lá non và lá già) vò nát, vắt lấy nước, lọc bỏ xác, nhựa của lá sẽ hút nước và trương lên thành một dạng thạch màu xanh lá cây, được pha với đường và nước đá làm món uống giải khát khi trời nóng bức. Loại thức uống sương sâm này được người Thái gọi là “kaeng no mai som” hay GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 4 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 4 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. “kaeng Lao”. Người Lào gọi là “nam yanang”. Ở Campuchia, người ta dùng lá để ăn với món lẩu bún Samlo. Lá cây xương sâm được sử dụng như là một thành phần trong món canh chua được gọi là samlar Machu. Người dân tộc ở Lào và Đông Bắc Thái Lan dùng lá sương sâm nấu món canh chua với măng, ớt, muối, giấm và đôi khi với nấm bào ngư, nấm rơm… Trong y dược cây sương sâm với tác dụng chống sốt rét, chống viêm, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Ở Campuchia, người ta dùng lá sương sâm phối hợp với các vị thuốc khác để chế biến thành thuốc để điều trị bệnh lỵ. 1.2. Tổng quan về pectin 1.2.1. Khái niệm Pectin là polysaccharide phức tạp có chứa ít nhất 65% acid galacturonic được liên kết với nhau bằng liên kết α-l,4-glycoside, trong đó một số gốc -COOH được methoxyl hóa -CH 3 0. Hình 1.2. Acid D –galactoronic đơn vị cấu tạo chủ yếu của pectin [2]. GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 5 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 5 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. Hình 1.3. Cấu tạo pectin [2]. Những nghiên cứu mới về cấu trúc phân tử pectin cho thấy pectin có hai vùng cấu tạo chính là vùng suôn thẳng (smooth regions) chiếm khoảng 60 - 90% khối lượng, và vùng rậm (hairy regions) chiếm 10 - 40% khối lượng. Pectin là một hợp chất tự nhiên có nhiều trong màng tế bào của các loài thực vật bậc cao, phân bố chủ yếu ở các bộ phận như quả, củ, thân. Trong màng tế bào, pectin có mặt ở phiến giữa (với hàm lượng cao nhất) và vách tế bào sơ cấp. Hình 1.4. Pectin trong cấu tạo của thành tế bào thực vật[2]. Trong thực vật, pectin tồn tại ở hai dạng: - Protopectin: Là dạng không tan, chủ yếu ở thành tế bào. - Pectin hòa tan: tồn tại chủ yếu ở dịch tế bào. - Phân tử lượng của các loại pectin tách từ các nguồn quả khác nhau thay đổi trong giới hạn rộng 25000 – 50000 Dvc. Pectin được đặc trưng bởi các chỉ số: - Chỉ số methoxyl (MI): biểu hiện mức độ methyl hóa, là phần trăm khối lượng nhóm methoxyl (-OCH3) trên tống khối lượng phân tử. - Chỉ số ester hóa (DE): thể hiện mức độ ester hóa của pectin, là tỉ lệ phần trăm về số lượng của các gốc acid galactoronic được ester hóa trên tổng số lượng gốc acid GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 6 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 6 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. galacturonic có trong phân tử. 1.2.2. Phân loại Pectin Hiệp hội hóa học Mỹ (American Chemical Society) phân loại các hợp chất pectin thành 3 loại: Acid pectic, Acid pectinic, Pectin (Polygalacturonate). Dựa trên mức độ este hóa, trong thương mại chia pectin thành 2 loại: - Pectin methoxyl hóa cao (High Methoxyl Pectin - HMP): DE > 50%. - Pectin methoxyl hóa thấp (Low Methoxyl Pectin - LMP): DE < 50 %. 1.2.3. Tính chất của Pectin Pectin được xem là một trong những chất phụ gia thực phẩm an toàn và được chấp nhận nhiều nhất, và điều này được chứng minh bởi hàm lượng ADI cho phép là “không xác định” được ban hành bởi tổ chức JFCFA (Joint Food Expert Committee), SCF (Scientific Committee for Food) ở liên minh châu Âu và GRAS (Generally Regarded). - Mã hiệu quốc tế của pectin là E440. - Pectin tinh chế có dạng bột màu trắng, màu xám nhạt. - Là chất tạo keo hút nước và rất dễ tan trong nước, không tan trong ethanol. - Khả năng tạo gel và tạo đông, khi có mặt acid và đường. - Pectin tự do mất khả năng tạo đông khi có mặt đường. Vì vậy để duy trì khả năng tạo gel của pectin hòa tan cần chú ý tránh môi trường kiềm hoặc tác dụng thủy phân của enzyme pectinase để thủy phân pectin, giảm độ nhớt. - Còn đối với pectin hòa tan thì dưới tác dụng của enzyme pectinase sẽ biến thành acid pectinic (thường dưới dạng muối Ca và Mg) và các chất đơn giản khác như rượu methylic, acid acetic, arabinose, galactose. - Pectin hòa tan khi bị tác dụng của chất kiềm loãng hoặc enzyme pectinase sẽ giải phóng nhóm methyl dưới dạng rượu methylic, polysaccharide còn lại khi đó gọi là acid pectin tự do, nghĩa là chứa acid polygalacturonic. Acid pectin có thể GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 7 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 7 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. tạo nên dạng muối canxi pectat, chất này chuyển thành dạng kết tủa dễ dàng, do đó được dùng để định lượng các chất pectin. - Pectin lấy từ nguồn gốc khác nhau thì khả năng tạo gel cũng khác nhau. 1.2.4. Sự phân bố của Pectin trong tự nhiên Pectin có nhiều trong củ, quả, lá và thân cây. Hàm lượng pectin trong các loại rau quả là khác nhau. Pectin có nhiều trong các loại trái cây, loại quả có múi như chanh, cam, bưởi. Theo nghiên cứu của Aehle (2004) thì hàm lượng pectin và mức độ ester hóa trong một số loại trái cây như sau: Bảng 1.1. Thành phần pectin và mức độ ester hóa của pectin ở một số loại trái cây[1]. 1.3. Tổng quan về các phương pháp chiết tách pectin Hiện nay có 3 phương pháp chiết tách pectin được sử dụng phổ biến: chiết pectin bằng nước, axit và enzyme. Chiết pectin bằng nước và axit được sử dụng hơn cả về mặt kinh tế, còn phương pháp sử dụng enzyme để chiết tách pectin ít được sử dụng vì giá thành enzyme rất đắt, không khả thi về mặt kinh tế nên ít được sử dụng trong khai thác pectin từ các nguồn nguyên liệu thực vật. GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 8 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 8 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. 1.3.1. Chiết tách pectin bằng axit Quá trình chiết tách pectin được thực thiện ở nhiệt độ 50 0 C , trong thời gian 60 phút. Nguyên liệu thực vật được nghiền nhỏ. Tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi theo tỉ lệ 1:6. Dung môi sử dụng cho quá trình chiết tách là axit citric 1% (pH =2,20 ± 0,01) và hỗn hợp có pH=2,80 ± 0,01. Nước khử ion đã được sử dụng trong suốt quá trình chiết tách pectin . Hỗn hợp nguyên liệu và dung môi (axit citric 1%) được gia nhiệt tới 50 0 C trong 60 phút. Sau đó hỗn hợp được làm lạnh tới 20 0 C trong bể nước đá. Tiến hành ly tâm để loại bỏ bã. Nhiệt độ cho quá trình ly tâm là 4 0 C. Sau khi tiến hành loại bỏ bã dịch trích ly pectin sẽ được đem đi kết tủa để thu nhận pectin. Sử dụng cồn lớn hơn 80 0 để kết tủa pectin. Chú ý thời gian để kết tủa pectin 30 phút. Sau đó lọc chân không để thu nhận pectin ướt đem sấy và nghiền thành bột ta thu được pectin thô [1][5]. Hình 1.5. Sử dụng cồn để kết tủa pectin [4]. 1.3.2. Chiết pectin bằng nước Dung môi được sử dụng ở đây là nước. Việc khai thác được thực hiện trong một cốc nước với nhiệt độ 25ºC trong 30 phút. Tỉ lệ giữa nguyên liệu/nước là 1: 4 (tức là 200 g nguyên liệu nghiền trộn với 800 mL nước. pH hỗn hợp là 3,60 ± 0,01 . Quá t‰nh GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 9 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 9 Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. thu nhận pectin giống như phương pháp sử dụng axit để chiết tách pectin. Đều sử dụng cồn lớn hơn 80 0 để kết tủa pectin [1][5]. 1.3.3. Chiết tách pectin bằng enzym Việc khai thác pectin từ các nguồn nguyên liệu được tiến hành tại 25ºC trong thời gian 30 phút .Với một nồng độ Celluclast trung bình (1,05 ml enzym / kg nguyên liệu). Khác với phương pháp sử dụng axit và nước, chiết tách pectin bằng enzym không sử dụng nước để pha loãng trong suốt quá trình. Hỗn hợp có pH =3,50 ± 0,05[1][5]. 1.4. Tình hình nghiên cứu pectin và cây sương sâm trên thế giới và trong nước 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về pectin và cây sương sâm Các nghiên cứu trên thế giới về quá trình chiết tách và xác định tính chất của pectin từ các loại nguyên liệu khá phổ biến nhưng từ nguyên liệu lá còn rất hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc khai thác tính dược lý của cây sương sâm. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về pectin như: - Công trình nghiên cứu về chỉ số pectin do ông Padivalet al. (năm 1979), nghiên cứu này được hỗ trợ bởi CONICET (Consejo Nacional de Investigaciones Cientificas y Tecnologicas) và Universidad Nacional del Sur, Argentina. (Planta Piloto de Ingenieria Quimica (UNS-CONICET) Camino “La-Carrindanga” Km 7.CC 717. (8000) Bahia Blanca. Argentina). - Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh mới đây phát hiện ra một loại sợi gọi là pectin trong phần lớn rau quả tươi, có thể ngăn chặn nguy cơ phát triển ung thư . Sau khi nghiên cứu tác dụng của pectin trong phòng thí nghiệm, nhóm chuyên gia, do giáo sư Vic Morris dẫn đầu. - Hội thảo quốc tế lần thứ hai về Pectins và Pectinaza được tổ chức bởi Đại học Wageningen và Trung tâm nghiên cứu và được tổ chức tại Rotterdam, ngày 06- 10 tháng 5 năm 2011. - Nghiên cứu công nghệ chiết xuất pectin từ Artocarpus heterophyllus lam. Được GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương Trang 10 SVTH: Phạm Duy Phúc ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang: 10 [...]... đoán theo mô hình với lượng pectin thu được là 15.92% so với hàm lượng pectin dự đoán là 16,43% 3.2.5 Đề xuất quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm 3.2.5.1 Quy trình chiết tách pectin từ nguyên liệu lá sương sâm khô Hình 3.13 Sơ đồ quy trình chiết tách pectin từ bột lá sương sâm khô 3.2.5.2 Thuyết minh quy trình a) Chuẩn bị nguyên liệu bột lá sương sâm khô Lá sương sâm sau khi thu hái về, tiến... sương sâm Hình 3.2 Pectin thô được chiết tách từ lá khô (a) và lá tươi (b)[4] Từ việc phân tích lựa chọn nguyên liệu lá sương sâm sử dụng chiết tách pectin trên có thể kết luận rằng: Có thể sử dụng nguyên liệu lá khô và lá tươi để tiến hành chiết tách pectin Chúng tôi chọn nguyên liệu lá khô để tiến hành chiết tách pectin vì các lý do sau: - Hiệu suất thu nhận pectin khi chiết tách giữa lá tươi và lá. .. 2010 - Nghiên cứu thu nhận pectin từ vỏ cà phê do tác giả Bùi Anh Võ và Nguyễn Đức Lượng, trường Đại học Tôn Đức Thắng và trường Đại học Bách khoa, ĐHQGHCM, năm 2009 - Nghiên cứu pectin và quy trình sản xuất bột thạch từ lá sương sâm do tác giả Trình Liên Vy, Đại học Đà Nẵng thực hiện, kết quả đã xác định được các thành phần của lá sương sâm và xây dựng được quy trình sản xuất bột thạch từ lá sương sâm. .. của pectin chiết tách, đặc biệt là khả năng tạo màng của pectin, ứng dụng trong tạo màng bao bọc quả nho một loại trái cây có giá trị sử dụng cao nhưng rất dễ bị hư hỏng nhanh trong quá trình sử dụng và bảo quản 3.2 Nghiên cứu chiết tách pectin trong lá sương sâm 3.2.1 Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu Chúng tôi thực hiện khảo sát quá trình chiết tách pectin từ hai loại mẫu nguyên liệu lá sương sâm khô... THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm Hình 3.6 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả chiết tách pectin Từ hình 3.6 ta thấy được hiệu suất thu nhận pectin khi chiết với nồng độ7% đạt cực đại (16.43%) 3.2.4 Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường... lượng 1 2 3 Nước Pectin Đường khử % % % 68.35 18.63 5.695 4 5 Xơ Protein % % 2.73 0.328 Theo kết quả trên bảng 3.1 kết hợp với kinh nghiệm trong dân gian, thành phần pectin trong lá sương sâm chiếm tỉ lệ khá cao, nghiên cứu chiết tách pectin từ lá sương sâm là nghiên cứu có ý nghĩa Vì vậy, chúng tôi lựa chọn pectin làm đối tượng để tiến hành nghiên cứu chiết tách với hiệu quả cao nhất rồi từ đó xác định... xuất sứ từ Trung Quốc 3.2.3 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách pectin GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang 30 SVTH: Phạm Duy Phúc Trang: 30 ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm 3.2.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả chiết tách pectin Trong nghiên cứu này... tiến hành nghiên cứu pectin trong lá sương sâm để từ đó ứng dụng những tính chất của pectin vào thực tiễn cuộc sống GVHD: TH.S Ngô Thị Minh Phương GVHD: Th.s Huỳnh Lê Huy Cường Trang 11 SVTH: Phạm Duy Phúc Trang: 11 ĐỒ ÁN: THIÉT KỂ THIÉT BỊ THÁP HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1... từ lá sương sâm - Nghiên cứu thu nhận pectin từ vỏ cà phê do tác giả Bùi Anh Võ-Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Nguyễn Đức Lượng- ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM thực hiện, kết quả đã xác định được thành phần trong vỏ cà phê và xây dựng được quy trình chiết tách pectin từ vỏ cà phê với hiệu suất cao nhất Việc xác định thành phần hóa học cũng như nghiên cứu quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm vẫn còn khá hạn... HẤP THU NH3 DẠNG ĐỆM Đề tài: Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm nghiên cứu bởi Guo Fei-yan, JI Ming-hui, SHU Huo-ming, Chen Jing, Chen Yinan (Khoa Hóa, Đại học Hải Nam bình thường, chính Lab của Hert Hóa Dược phẩm nhiệt đới của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) 1.4.2 - Tình hình nghiên cứu trong nước về pectin Công trình nghiên cứu thu nhận pectin từ phế liệu quả bưởi và ứng dụng để sản xuất . của mình là: “Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của nghiên cứu là tìm ra quy trình chiết tách pectin từ lá sương GVHD: TH.S Ngô Thị Minh. ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Đối tượng nghiên cứu là lá sương sâm được thu. và xây dựng được quy trình chiết tách pectin từ vỏ cà phê với hiệu suất cao nhất. Việc xác định thành phần hóa học cũng như nghiên cứu quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm vẫn còn khá

Ngày đăng: 01/07/2015, 07:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • “Tối ưu hóa quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm”

      • 2. Mục đích nghiên cứu

      • 3. Phương pháp nghiên cứu

      • Các phương pháp này được trình bày cụ thể trong chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu).

      • 2.2.2. Phương pháp hóa sinh

      • CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

        • 3.1. Xác định một số thành phần hóa học cơ bản trong lá sương sâm tươi

        • 3.2. Nghiên cứu chiết tách pectin trong lá sương sâm

        • 3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu

        • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan