Xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn thành mỏng và tấm chắn

5 2.1K 36
Xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn thành mỏng và tấm chắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong xử lý nước thải, để các công trình làm việc bình thường, không những phải biết tổng lưu lượng nước vào trạm mà cần theo dõi lưu lượng nước vào mỗi công trình.Để xác định lưu lượng nước thải thì có thể dùng nhiều thiết bị đo nước khác nhau.Trên ống áp lực thì có thể dùng các thiết bị đo lưu lượng kiểu Ventury hoặc đồng hồ đo nước với áp kế vi sai. Đối với lưu lượng nước đi qua các mương thường dùng thiết bị đo lưu lượng kiểu đập tràn thành mỏng, đập tràn có mực nước xác định tại thượng lưu và hạ lưu, cống nước chảy dưới cửa chắn.Đối với các bạn muốn có bản cad thiết kế chi tiết cũng có thể liên hệ mình qua mail vh240291gmail.com.

Xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn : Trong xử lý nước thải, để các công trình làm việc bình thường, không những phải biết tổng lưu lượng nước vào trạm mà cần theo dõi lưu lượng nước vào mỗi công trình. Để xác định lưu lượng nước thải thì có thể dùng nhiều thiết bị đo nước khác nhau.Trên ống áp lực thì có thể dùng các thiết bị đo lưu lượng kiểu Ventury hoặc đồng hồ đo nước với áp kế vi sai. Đối với lưu lượng nước đi qua các mương thường dùng thiết bị đo lưu lượng kiểu đập tràn thành mỏng, đập tràn có mực nước xác định tại thượng lưu và hạ lưu, cống nước chảy dưới cửa chắn. Được sử dụng nhiều nhất chính là thiết bị đo lưu lượng đập tràn thành mỏng. 1. Khái niệm đập tràn. Đập tràn là đập thấp hoặc tường được xây dựng trên một kênh mở và có hình dạng và kích thước cụ thể, ngăn một dòng không áp làm cho dòng đó chảy tràn qua đỉnh . 2. Phân lọai đập tràn a. Theo chiều dày đỉnh đập • Đập tràn thành mỏng: 0< δ< 0,67H. Chiều dày và hình dạng không ảnh hưởng đến làn nước tràn và lưu lượng • Đập tràn mặt cắt thực dụng: 67H< δ< (2÷ 3)H Khi đó chiều dày đỉnh đập ảnh hưởng đến làn nước tràn, nhưng không quá lớn. Mặt cắt đập có thể là đa giác hoặc hình cong b. Phân loại theo dạng cửa tràn: hình chữ nhật, tam giác hình thang . 3. Đập tràn chữ V: Đây là đập thường được sử dụng để đo lưu lượng thấp khi cần xác định lưu lượng một cách chính xác.Loại đập chữ V phổ biến thường dùng là đập có góc mở 90 o với mỗi bên 45 o theo phương thẳng đứng. Đập chữ V tương đối dễ dàng để chế tạo và lắp đặt. Đập chữ V được chế tạo từ tấm thép cứng có độ dày từ 3-10 mm.Thường được mạ kẽm hoặc sơn để chống ăn mòn. Phần tiếp giáp giữa đập tràn và bờ mương được gắn lớp đệm cao su đảm bảo độ kín của đập. Công thức xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn thành mỏng cửa tam giác ( chữ V) Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào góc cắt θ, xác định theo công thức: Q= . m o .H 2 tg θ Trong đó: Q - lưu lượng nước thải, m 3 /s. H – chiều cao lớp nước qua phần chữ V của tấm chắn (m). m o – hệ số lưu lượng, xác định theo công thức : P1: chiều cao phần từ đáy máng đến đáy chữ V. - Trong thực tế thường thiết kế máng với góc θ= 90 0 , dùng công thức Thompson để xác định lưu lượng : Q = 1,4 . H 2.5 (m 3 ) Với công thức trên có thể xác định lưu lượng nước thải với giá trị H từ 0.03 đến 0.65 m với độ chính xác 1% 4. Thiết kế máng đo lưu lượng cho mương dẫn nước đầu vào trạm xử lý nước thải Phú Lộc. a. Thiết kế máng đo lưu lượng. Khi thiết kế máng đo lưu lượng cần quan tâm tới lưu lượng nước dự kiến của trạm, cấu tạo mương dẫn nước thải. - Lưu lượng nước thải dự kiến của trạm: 30000-50000 m 3 /ngđ. - Cấu tạo mương dẫn nước thải: Gồm 4 mương đang hoạt động, 2 mương dự phòng, kích thước các mương : B=0.8m, H=1 m. Hình 1: Cấu tạo mương dẫn nước thải trạm xử lý Phú Lộc - Cấu tạo máng đo lưu lượng dạng đập tràn thành mỏng cửa tam giác. + Chiều cao H= 1m. + Chiều rộng 0.77 m + Độ dày : 3mm + Chiều cao phần cửa tam giác: h= 0.385 m + Góc mở cửa tam giác θ= 90 0. + Ngoài ra hai mép máng sẽ có đệm cao su để đảm bảo độ khít của máng với mương dẫn nước thải. Với lưu lượng nước thải dự kiến của trạm cao nhất là 50000 m 3 thì chiều cao từ đỉnh cửa tam giác đến mặt nước h=m. Vậy chiều cao phần cửa tam giác như trên là đảm bảo xác định được lưu lượng nước thải qua mương. Hình 2: Chi tiết máng đo lưu lượng - Công thức xác định lưu lượng: Q = 1,4 . h 2.5 (m 3 ) với hlà chiều cao đỉnh cửa tam giác đến mặt nước. b. Tiến hành đo lưu lượng. Các bước tiến hành. + Đặt máng đo lưu lượng vào mương dẫn nước thải + Kiểm tra độ khít giữa đệm cao su và mương dẫn nước. + Đo chiều cao phần nước tràn qua cửa tam giác khi mực nước ổn định. Hình 3: Chi tiết máng đo lưu lượng Hình 4: Đặt máng đo lưu lượng vào mương Hình 5: Xác định chiều cao mực nước tràn qua cửa tam giác . Xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn : Trong xử lý nước thải, để các công trình làm việc bình thường, không những phải biết tổng lưu lượng nước vào trạm mà cần theo dõi lưu lượng nước. đo nước với áp kế vi sai. Đối với lưu lượng nước đi qua các mương thường dùng thiết bị đo lưu lượng kiểu đập tràn thành mỏng, đập tràn có mực nước xác định tại thượng lưu và hạ lưu, cống nước. cao su đảm bảo độ kín của đập. Công thức xác định lưu lượng nước thải bằng đập tràn thành mỏng cửa tam giác ( chữ V) Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào góc cắt θ, xác định theo công thức: Q=

Ngày đăng: 01/07/2015, 07:02

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan