BÀI tập lớn QUẢN lý tài NGUYÊN nước

22 2.3K 9
BÀI tập lớn QUẢN lý tài NGUYÊN nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 1 I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC SÔNG CẢ I.1. Vị trí địa lý Hệ thống sông Cả là một trong 9 hệ thống sông lớn của nước ta. Sông chính bắt nguồn từ nước bạn Lào, chảy qua hầu hết địa phận tỉnh Nghệ An, được gọi là sông Cả. Đến hạ lưu vùng Nam Đàn (tại Chợ Tràng) sông tiếp nhận phụ lưu sông La từ Hà Tĩnh chảy sang. Từ ngã ba này ra tới biển sông được gọi là sông Cả (sông Lam). Sông Cả là sông liên quốc gia và là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Lưu vực hệ thống sông Cả nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 18 0 15' đến 20 0 10'30'' vĩ độ Bắc; 103 0 45'20'' đến 105 0 15'20'' kinh độ Đông. Điểm đầu của lưu vực nằm ở toạ độ 20 0 10'30'' độ vĩ Bắc; 103 0 45'20'' kinh độ Đông. Cửa ra của lưu vực nằm ở toạ độ 18 0 45’27” độ vĩ Bắc; 105 0 46’40” kinh độ Đông. Điểm sông Cả chảy vào đất Việt Nam tại Biên giới Việt Lào trên dòng Nậm Mô có toạ độ: 19 0 24'59'' độ vĩ Bắc; 104 0 04'12'' kinh độ Đông. Lưu vực hệ thống sông Cả nằm trên hai quốc gia, phần thượng nguồn nằm trên đất tỉnh Phông Sa Vẳn và Sầm Nưa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ở Việt Nam, lưu vực sông nằm trên địa phận của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ Mường Khút, Mường Lập ở Lào, cao trên 1800-2000 m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam đổ vào tỉnh Nghệ an tại Keng Du rồi đổ ra biển tại cửa Hội. Ở thượng lưu, lòng sông hẹp và dốc, có nhiều ghềnh, ở đoạn trung lưu (từ Con Cuông đến Anh Sơn) lòng sông mở rộng và tiếp Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 2 nhận sông Hiếu ở bờ trái, đoạn hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng, tiếp nhận sông La ở bờ phải sau đổ ra biển tại Cửa Hội. I.2. Đặc điểm địa hình mặt đệm Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 513 km đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Bao gồm : hệ sinh thái trên cạn và dưới nước Hệ sinh thái lưu vực sông Cả mang đặc trưng của hệ sinh thái vùng Bắc Trung Bộ. Hai loại rừng: thường xanh núi thấp và đất thấp là đại diện cho rừng tự nhiên của Lưu vực; Lưu vực nằm ở Vùng Bắc Trung Bộ, mang nét đặc trưng dài và hẹp giữa dải Trường Sơn và Biển. Những khu rừng giàu vẫn còn phủ dọc Trường Sơn, gần Biên giới Lào. Núi Hồng - Sông Lam. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 3 - Vườn quốc gia Pù Mát nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn. Độ cao của Vườn quốc gia dao động trong khoảng 100 đến 1841 m, mặc dù vậy, 90% diện tích Vườn quốc gia nằm ở độ cao dưới 1000 m. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam Vườn quốc gia trên dãy núi nằm giữa biên giới Việt Nam - Lào. Hệ sinh thái và thảm thực vật được nuôi dưỡng và tiêu thoát nước bởi 4 con sông chính là Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choang và Khe Khang. Cả bốn con sông này đều đổ vào sông Cả chảy từ hướng tây sang đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía bắc Vườn quốc gia. Rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát bảo vệ vùng đầu nguồn của bốn con sông là nguồn cung cấp nước thủy lợi và sinh hoạt chính cho các cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm. Ngoài ra, rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát bảo vệ một phần vùng đầu nguồn của sông Cả, một sông chính của tỉnh Nghệ An. Vườn quốc gia Pù Mát là một trong những mẫu chuẩn tốt nhất của hệ sinh thái vùng núi Trường Sơn và có ý nghĩa bảo tồn quốc tế. Vườn quốc gia Pù Mát là nơi còn giữ lại được vùng rừng tự nhiên liên tục lớn nhất miền Bắc Việt Nam và được liên kết với các khu bảo vệ khác ở Việt Nam và Lào bằng những vùng rừng liên tục. - Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc địa phận huyện Hương Sơn và Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn. Có những dốc đứng ở độ cao trên 2000 m, từ 30m ở vùng đất thấp lên tới 2286 m tại đỉnh núi Rào Cỏ, biên giới Việt-Lào. Hệ sinh thái được nuôi dưỡng bởi 3 con sông: Nam Truồi, Rò No, Khe Tre. Những sông này bắt nguồn từ phía Nam của Vuờn, dốc, hẹp, sông chảy xiết. Chỉ số che phủ rừng của lưu vực sông Cả chiếm 6.45% tổng diện tích rừng cả nước, thấp so với các lưu vực khác. Như vậy lưu vực đóng vai trò quan trọng ở mức thẩp đối với mục tiêu rừng cả nước. Tỉ lệ rừng của lưu vực là: 40% ở mức trung bình so với các lưu vực khác. Tỉ lệ này chỉ ra tầm quan trọng cho quá trình phát triển bền vững của lưu vực sông. Tỉ lệ rừng tự nhiên là 76.3% cho thấy chất lượng rừng khá tốt và thuận lợi cho quá trình điều hoà dòng chảy và chất lượng nước. Hơn nữa chất lượng rừng thực tế còn tốt do rừng nguyên sinh vẫn còn nhiều. I.3. Đặc điểm khí hậu I.3.1. Khái quát chung Mưa, lũ lớn sông Cả chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới, nhiều khi có sự phối hợp của không khí lạnh. Bão gây lũ lớn chủ yếu ở phần phía Nam của Nghệ Tĩnh, đôi khi bão vào Thanh hóa cũng gây lũ lớn (báo động III) trên sông Cả. Mùa mưa trên lưu vực sông Cả từ tháng 8 đến 11, tập trung vào tháng 9 và 10. Mưa ở hạ lưu sông Cả thường lớn hơn mưa ở thượng lưu, hướng di chuyển mưa cũng thường từ hạ lưu lên thượng lưu. Mưa gây lũ đặc biệt lớn trên sông Cả thường kéo dài trên một tuần lễ. Lượng mưa 7 ngày lớn nhất, tần suất 2% biến đổi từ Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 4 800-1.400mm ở đồng bằng và 700-1.200mm ở miền núi. Lũ sông Cả hình thành ở trung, thượng lưu, nhiều khi dòng chảy khu giữa Dừa - Nam Đàn xấp xỉ dòng chảy tại Dừa. Lũ sông La (gồm 2 nhánh Ngàn Sâu và Ngàn Phố) bổ sung cho dòng chảy sông Cả ở phía dưới Nam Đàn khoảng 30km và đe dọa hệ thống đê điều ở đồng bằng. Lũ sông La thường lớn hơn lũ của sông Hiếu từ 1,5 đến 2 lần. I.3.2. Chế độ nhiệt - ẩm Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24 0 C, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700 0 C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33 0 C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7 0 C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5 0 C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500 0 C - 4.000 0 C. Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). I.3.3. Chế độ gió Lưu vực sông Cả chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. - Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 – 10 0 C so với nhiệt độ trung bình năm. - Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn khu vực. I.3.4. Lượng bốc hơi trên lưu vực Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm. I.3.5. Chế độ mưa Mưa bình quân trên lưu vực khoảng 1.700-1.800 mm/năm. Một số tâm mưa lớn thuộc lưu vực sông La đạt 2.200 mm/năm, lưu vực sông Giăng đạt 2.000- 4.000 mm/năm. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 35%, nhưng 4 tháng mùa mưa đạt tới 65% tổng lượng mưa cả năm. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 5 I.4. Chế độ dòng chảy Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm. Dòng chảy trên sông là kết quả của mưa và điều kiện đìa hình của lưu vực. Dòng kiệt trên sông Cả kéo dài 7 tháng. Dòng chảy lũ sông Cả kéo dài 5 tháng. Tại Yên Thượng dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất xấp xỉ 1/4 dòng chảy năm và 1/10 dòng chảy tháng lớn nhất. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Cả là 23,5 tỷ m 3 trong đó có 20.5 tỷ m 3 hay 87% tổng lương dòng chảy năm được hình thành trên lãnh thổ Việt nam. Số còn lại 3.0 tỷ m 3 (13%) từ nước bạn Lào chảy vào. Lượng nước trung bình nhiều năm bình quân đầu người trên lưu vực sông Cả là 6.050 m 3 /người/năm. Trong mùa kiệt lượng nước bình quân đầu người là 1.760 m 3 . So với các lưu vực sông khac lượng nước bình quân đầu người của sông Cả lớn gấp 1,5 lần mước đủ nước do tổ chức khí tượng thế giới đưa ra (4.000 m 3 /người/năm). Dòng chảy kiệt: Mùa kiệt trên lưu vực từ tháng 12-6, nhưng do có lũ tiểu mãn nên ở đây tháng 3, 4 là tháng kiệt nhất trong năm. Dòng chảy lũ: Trên lưu vực có 2 thời kỳ lũ là tiểu mãn vào tháng 5, 6 và lũ chính vụ tháng 9-11. Thời kỳ xuất hiện lũ chính vụ trên các nhánh sông khác nhau. Phía dòng chính lũ bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 10, 11. Phía sông La lũ từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Lũ trên sông Cả kéo dài từ tháng 6-12. Lũ trên các nhánh sông Cả không bao giờ xuất hiện đồng thời, nhất là các con lũ lớn. Lũ nhánh sông Hiếu, sông Cả thường xuất hiện lũ kép, sông Giăng, sông La lại xuất hiện lũ đơn. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 6 II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI LƯU VỰC SÔNG CẢ II.1. Thực trạng sử dụng đất tại lưu vực sông Cả Theo tài liệu đặc trưng mạng lưới sông ngòi Việt Nam của tổng cục Thuỷ Văn, diện tích tự nhiên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Cả tính từ thượng nguồn đến cửa sông là 27.200 km 2 và phân bố trên các địa bàn hành chính như trong Bảng1. Bảng 1: Phân bố diện tích theo địa bàn hành chính Lưu vực Hệ thống Sông Cả Diện tích tự nhiên (km 2 ) Diện tích lâm nghiệp (ha) Diện tích nông nghiệp (ha) Diện tích khác (ha) Tổng lưu vực 27.200 1.798.830 449.266 471.910 Lào 9.470 681.840 66.290 198.870 Việt Nam 17.730 1.116.990 382.976 273.034 Thanh Hóa 441,21 32.400 1.500 10.221 Nghệ An 13860,79 884.410 331.734 168.935 Hà Tĩnh 3.428 200.180 49.742 92.878 II.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội II.2.1. Điều kiện kinh tế Lưu vực sông Cả bao gồm chủ yếu 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. GDP của lưu vực chiếm 2,97% tổng GDP cả nước. Cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp 38%, công nghiệp 26% và dịch vụ 36%. Tăng trưởng GDP bình quân là 9,8% trong 5 năm vừa qua. Nông nghiệp: sản lượng gạo trung bình là 40 tấn/ha (2002). Chăn nuôi tập trung chủ yếu là vật nuôi và lợn quy mô nhỏ của các gia đình. Công nghiệp: một số ngành công nghiệp vừa mới hình thành như xi măng, mía đường, thép. Khu công nghiệp Vũng Áng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Thuỷ sản: có nhiều khó khăn về nguồn nước. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 7 Du lịch và Thương mại: quy mô nhỏ, tăng trưởng chậm. II.2.2. Điều kiện xã hội Dân số: Quy mô dân số lưu vực là 3883.5 nghìn người, chiếm 4,6% dân số quốc gia và 4,78% dân số các lưu vực sông. Dân số lưu vực sông Cả bao gồm toàn bộ dân số của Nghệ An trừ 50% dân số huyện Quế Phong (thuộc sông Mã) và chiếm đến 78% dân số toàn lưu vực, tiếp đến là Hà Tỉnh 20% (trừ 3 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), Thanh Hoá chỉ có 2% là dân số thuộc một nữa huyện Như Xuân. Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân gần 1,3%. Có khoảng 20% dân số thành phố, đô thị và 30% dân số ở vùng đồi núi và vùng núi cao. Mật độ dân số: Mật độ dân số trung bình của lưu vực là 190 người, trong khi đó mật độ dân số đồng bằng 453 người/km 2 . Mật độ dân số của Nghệ An là 186 người/km 2 , Hà Tĩnh: 217 người/km 2 . Tỷ lệ tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình của lưu vực là 0,88%. Như vậy lưu vực sông Cả trong những năm qua vẫn tiếp tục xuất cư đi các vùng khác. II.3. Thực trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông II.3.1. Hiện trạng các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông Trên lưu vực hệ thống sông Cả đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn như hồ sông Sào trên sông Sào, Bản Mồng trên sông Hiếu, Bản Vẽ 1 và 2, Khe Bố trên sông Cả, Thác Muối trên sông Giăng. Đây đều là các hồ chứa đa mục tiêu như phòng lũ, phát điện, cấp nước cho lưu vực hệ thống sông Cả. Ngoài những hồ chứa này, trên hệ thống sông Cả còn rất nhiều các hồ chứa trên các sông suối nhỏ, với dung tích nhỏ chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Chính vì vậy chỉ những hồ nói trên được đưa vào để nghiên cứu phối hợp vận hành phòng lũ trên lưu vực. Hồ chứa Bản Vẽ nằm trên dòng chính sông Cả thuộc địa phận xã Yên Na huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Đây là một công trình lớn trong sơ đồ khai thác dòng chính trong quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả có nhiệm vụ phát điện, chống lũ và điều tiết tăng dòng chảy kiệt cho hạ du, đồng thời cũng nằm trong sơ đồ khai thác năng lượng của nước ta. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 8 Với diện tích lưu vực 8.700 km 2 , dung tích hữu ích 1,28 10 9 m 3 , hồ chứa nước Bản Vẽ ngoài hiệu ích phát điện (công suất lắp máy 300 MW, điện lượng năm 1.076 10 6 KWh) còn có dung tích phòng lũ 300 10 6 m 3 , vào mùa kiệt lưu lượng xả tăng thêm bình quân khoảng 80 m 3 /s. Đập thủy điện Bản Vẽ được đặt bên núi Văng Tan, chặn ngang dòng Nậm Nơn với chiều cao 135m, dài 485m. Hồ chứa nước chiếm phần lớn chiều dài của dòng Nậm Nơn, chừng 60 - 70 km. Ba phần tư lưu vực của Nậm Nơn nằm phía tây Trường Sơn, một phần tư thuộc sườn đông Trường Sơn. Nhờ quy luật "Trường Sơn, đông nắng, tây mưa" mà lượng nước trong hồ thủy điện Bản Lả khá điều hòa quanh năm, không phải chịu cảnh mùa khô thì hạn, mùa mưa thì tràn. Với sức chứa 1,8 tỷ m 3 nước, thủy điện Bản Vẽ góp phần cắt lũ sông Cả và sông Lam với khối lượng 300 triệu m 3 , đồng thời bổ sung nước cho hạ lưu vào mùa hạn với lưu lượng gần 50 m 3 /giây. Công trình thuỷ điện Bản Vẽ được khởi công xây dựng tháng 8/2004. Hồ chứa nước Bình Điền nằm trên sông Hữu Trạch, 1 trong 3 phụ lưu chính của sông Hương. Trong nghiên cứu quy hoạch lũ cho hạ du sông Hương đã xác định cả ba hồ chứa lớn trên sông Tả Trạch, Hữu Trạch, Cổ Bi đều phải để dung tích phòng lũ thích hợp. Trong đó hồ Tả Trạch có nhiệm vụ số 1 là phòng chống lũ với dung tích phòng lũ 392,6 10 6 m 3 . Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và tính chất ác liệt về dòng chảy lũ của lưu vực sông Hương thì hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du của hồ chứa Tả Trạch bị hạn chế nên cả hồ chứa Bình Điền trên sông Hữu Trạch và hồ chứa Cổ Bi trên sông Bồ vẫn phải có nhiệm vụ điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ du. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 9 Toàn cảnh nhà máy Thủy điện Bản Vẽ nhìn từ trên đỉnh núi Yên Na xứ Nghệ. Công trình thuỷ điện Bình Điền đã được khởi công xây dựng cuối năm 2004 với nhiệm vụ được xác định phát điện là chính có kết hợp với chống lũ và tăng lưu lượng kiệt cho hạ du. Công trình có diện tích lưu vực 515Km 2 , dung tích hữu ích 334,39 10 6 m 3 , công suất lắp máy 44 MW, điện lượng bình quân năm 181,66 10 6 KWh, lưu lượng đảm bảo xả xuống hạ du trong mùa kiệt là 21,99 m 3 /s (lưu lượng kiệt tự nhiên tần suất 75% chỉ có 5,7 m 3 /s). Nhiệm vụ của tính toán hiệu ích hạ du cho công trình này là xác định dung tích phòng lũ cho công trình để đạt được yêu cầu phòng lũ hạ du đã được đặt ra (cụ thể ở đây là mực nước lũ tần suất P=5%), khi có hồ Tả Trạch kết hợp với hồ Bình Điền cắt lũ không được vượt quá cao trình 3,71m tại Kim Long). Do biến đổi khí hậu và chịu sự ảnh hưởng của các trạm thủy điện xây dựng phía thượng nguồn như thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố nên mực nước sông Cả vào mùa khô thường xuống rất thấp, đặc biệt từ năm 2009 - 2010. Mực nước đo tại cống Nam Đàn tháng 4/2010 là 0,18 m (thiết kế 1,15 m); Bara Đô Lương đo tháng 3/2010 là 9,72 m (9,95 m), có lúc nhiều trạm bơm phải dừng hoạt động do thiếu nước, toàn bộ sông Cấm huyện Nghi Lộc bị xâm nhập mặn không thể sử dụng. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 10 [...]... hoạch và xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện đồng bộ và hợp lý Trồng rừng chắn gió, phủ xanh đất trống đồi trọc Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do dân số đông nên sử dụng không hợp lý, ví dụ: nông nghiệp tưới tiêu hợp lý, nâng cấp công trình thuỷ lợi, - nâng cao hiệu quả quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng Phòng chống ô nhiễm nước Phổ biến các Luật bảo vệ môi trường, cải tạo và khôi... dẫn lớn và nằm trong vùng có lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào tháng 8 - 9 Lưu vực Sông Cả có các thành tạo trầm tích lục nguyên, đá phiến sét và các đới kiến tạo đang hoạt động Đây là những nhân tố chính gây ra các dạng thiên tai (lũ lụt, lũ quét, trượt lở, xói lở bờ sông,…) trên lưu vực 2 Trong lưu vực Sông Cả do khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã làm biến động mạnh các dạng tài nguyên. .. rẫy và khai thác gỗ Tài nguyên đất còn bị suy thoái và ô nhiễm môi trường đất do khai thác khoáng sản tự do và tràn lan trên - lưu vực Tài nguyên nước trên lưu vực Sông cả rất phong phú với tổng lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 26,8 109m3, nhưng do khai thác, sử dụng các hồ chứa nước trên thượng nguồn và sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt nhân sinh chưa hợp lý đã làm cho vùng... sóng nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau… Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 12 Khu du lịch biển Thiên Cẩm đang thu hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế II.3.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên trên lưu vực sông Nhu cầu dùng nước tăng cao, đặc biệt là cấp nước cho phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, dân sinh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước. .. huy động tài trợ, kêu gọi các nhà đầu tư Sau khi xem xét, Đoàn công tác của cơ quan quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã đồng ý tài trợ Dự án xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Cả Dự án hoàn thành sẽ giải quyết được nhiều bài toán hóc búa tồn tài bấy lâu nay, hạn chế nước biển dâng, kiểm soát mặc, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước ngọt đảm bảo, cung cấp đầy đủ nước tưới,... liên hồ chứa được tóm tắt như sau: - Những trận lũ lớn ở thượng nguồn không gặp mưa lớn ở hạ du thì nước lũ ở hạ - du sông Cả không lớn Lũ xảy ra vào tháng 7, 8 thường không nguy hiểm cho vùng hạ du một phần vì - các tháng này bão chưa hoạt động mạnh ở phần lưu vực Lũ lớn ở các lưu vực sông nhánh lớn của sông Cả không xuất hiện cùng thời gian với lũ lớn ở thượng nguồn của dòng chính sông Cả cho nên... và môi trường nước ở những vùng xung quanh nhà máy, - khu vực khai thác khoáng sản, bệnh viện, đô thị bị ô nhiễm Tài nguyên sinh vật trên lưu vực Sông Cả rất đa dạng: Có khoảng 1193 loài thực vật và 404 loài động vật bậc cao, diện tích rừng đạt 917.905 ha, độ che phủ rừng trên lưu vực đạt 51,8% Tài nguyên sinh vật có những biến đổi sâu sắc trong những năm gần đây, do khai thác không hợp lý, nhiều động... 8/7/2010, Nghệ An có 630 hồ đập thì có tới 600 hồ đập cạn nước trơ đáy Nguồn nước trên sông Lam cũng đang cạn kiệt làm cho nước cấp vào 2 hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam bị thiếu hụt lớn Sông Lam đoạn nước sâu chảy qua huyện Tương Dương cũng đã cạn dòng trồi cả sỏi đá III ĐƯA RA GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ III.1 - CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓ Nguyên nhân Do biến đổi khí hậu nên xảy ra nhiều thiên... 500 tấn III.3 Đề xuất Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 20 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá tổng hợp sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên: Đất, nước, khoáng sản và các loại hình thiên tai: lũ lụt, lũ quét, xói lở bờ sông ở lưu vực sông Cả đề tài đã đưa ra kết luận sau: 1 Lưu vực Sông Cả là lưu vực sông lớn (27200 km 2), có vị trí chiến lược chính trị, quân sự, văn hoá do có đường biên giới dài 445 km, nhiều... nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ - lưu Do xây dựng và quản lý các hồ chứa chưa được đồng bộ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mưa nhiều tập trung trong thời gian ngắn Do nạn phá rừng bừa bãi Do dân số đông, mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số nhanh nên nhu cầu dùng - nước tăng cao Do khai thác khoáng sản không hợp lý đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng và cát sỏi Việc khai thác khoáng . con lũ lớn. Lũ nhánh sông Hiếu, sông Cả thường xuất hiện lũ kép, sông Giăng, sông La lại xuất hiện lũ đơn. Nhóm 3 - Lớp LĐH2ĐC2 6 II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC. khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông II.3.1. Hiện trạng các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông Trên lưu vực hệ thống sông Cả đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn như hồ sông. và hợp lý - Trồng rừng chắn gió, phủ xanh đất trống đồi trọc. - Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do dân số đông nên sử dụng không hợp lý, ví dụ: nông nghiệp tưới tiêu hợp lý, nâng

Ngày đăng: 30/06/2015, 23:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC SÔNG CẢ

    • I.1. Vị trí địa lý

    • I.2. Đặc điểm địa hình mặt đệm

    • I.3. Đặc điểm khí hậu

      • I.3.1. Khái quát chung

      • I.3.2. Chế độ nhiệt - ẩm

      • I.3.3. Chế độ gió

      • I.3.4. Lượng bốc hơi trên lưu vực

      • I.3.5. Chế độ mưa

      • I.4. Chế độ dòng chảy

      • II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI LƯU VỰC SÔNG CẢ

        • II.1. Thực trạng sử dụng đất tại lưu vực sông Cả

        • II.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

          • II.2.1. Điều kiện kinh tế

          • II.2.2. Điều kiện xã hội

          • II.3. Thực trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông

            • II.3.1. Hiện trạng các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông

            • II.3.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên trên lưu vực sông

            • II.4. Tình hình thiên tai trên lưu vực sông

            • Qua nghiên cứu ta thấy thời gian xuất hiện lũ lớn trên các khu vực thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu và phần trung và hạ du sông Cả là lệch nhau. Đây là điều kiện thuận lợi khi phối hợp vận hành các hồ chứa phòng lũ cho hạ du. Những đặc điểm chính của dòng chảy lũ phục vụ việc vận hành phối hợp hệ thống liên hồ chứa được tóm tắt như sau:

            • Những trận lũ lớn ở thượng nguồn không gặp mưa lớn ở hạ du thì nước lũ ở hạ du sông Cả không lớn.

            • Lũ xảy ra vào tháng 7, 8 thường không nguy hiểm cho vùng hạ du một phần vì các tháng này bão chưa hoạt động mạnh ở phần lưu vực.

            • Lũ lớn ở các lưu vực sông nhánh lớn của sông Cả không xuất hiện cùng thời gian với lũ lớn ở thượng nguồn của dòng chính sông Cả cho nên chưa xuất hiện tổ hợp lũ bất lợi cho hạ du. Bên sông Hiếu lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 10 trong khi đó lũ lớn ở thượng nguồn sông Cả lại xuất hiện vào tháng 8.

            • III. ĐƯA RA GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓ

              • III.1. Nguyên nhân

              • III.2. Giải pháp khắc phục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan