biên bản tự đánh giá trường học thân thiện học sinh tích cực - tú

6 672 2
biên bản tự đánh giá trường học thân thiện học sinh tích cực - tú

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNT THPT TỦA CHÙA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /BB – PTDTNT THPT BIÊN BẢN TỔNG HỢP Về việc tự kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2009 - 2010 Thực hiện công văn số 241/SGDĐT - VP về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày 10 tháng 2 năm 2010. Trường PTDTNT THPT Tủa Chùa tiến hành tự kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. I. Thành phần Stt Họ và tên Chức vụ hiện nay Chức danh 1 Nguyễn Thị Hằng Nga Hiệu trưởng Trưởng Ban 2 Đào Thị Toan Phó Hiệu trưởng Phó Ban 3 Vũ Thị Hồng Chủ tịch CĐ; TT tổ KHTN Phó Ban – Phụ trách CBGV 4 Phạm Thị Lưu Quỳnh Bí thư Đoàn thanh niên Phó Ban – Phụ trách Hs 5 Dương Thị Tú Giáo viên Th Thư ký- Tổng hợp thi đua 6 Trịnh Thị Vinh Tổ trưởng tổ KHXH Uỷ viên 7 Lò Thị Duyên Tổ trưởng tổ Hành chính Uỷ viên 8 Lờ A Tráng Ban đại diện cha mẹ HS Uỷ viên 9 Lò Văn Trinh Phụ trách Nội trú Ủy viên II. Thời gian kiểm tra. Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 02 tháng 4 năm 2010. III. Kết quả tổng hợp kiểm tra, đánh giá. 1. Nội dung 1: Trường lớp xanh sạch đẹp. * Ưu điểm: Trường đã có tường bao quanh, cổng, biển tên trường theo đúng quy định của Điều lệ trường. Nhà trường đã có phòng máy vi tính được kết nối tốc độ cao phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Đội ngũ nhân viên phục vụ, nuôi dưỡng, y tế chăm sóc sức khoẻ đủ theo quy định, việc ăn uống của học sinh được đảm bảo hợp vệ sinh. Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng, ấm áp về mùa đông, nhà trường đã tiến hành tổ chức cho học sinh trồng thêm cây xanh, tu sửa bồn hoa, cây cảnh giao cho các chi đội, chi đoàn chăm sóc để tạo môi trường thân thiện, đặt các thùng thu gom rác đúng nơi quy định, không có tình trạng vớt rác bừa bãi trong nhà trường, tổ chức cho học sinh toàn trường tổng vệ sinh thường kỳ vào thứ 5 hàng tuần. Đoàn thanh niên đã tổ chức tuyên truyền về môi trường, an toàn giao thông và vai trò của cây xanh của rừng đối với cuộc sống để từ đó nâng cao ý thức chấp hành ATGT, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh và rừng. Tổ chức sinh hoạt tập thể về vệ sinh cá nhân, vệ sinh giới tính cho các em học sinh để phòng chống các loại dịch bệnh. * Hạn chế. Do trường mới được nâng cấp từ trường PTDTNT Huyện lên trường PTDTNT THPT trực thuộc Sở Giáo dục nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn đặc biệt là phòng học chức năng, phòng thư viện, sách báo tham khảo. Diện tích sân chơi, sân tập phục vụ cho việc học tập, vui chơi còn hạn chế. Hệ thống nhà vệ sinh của cán bộ, giáo viên và học sinh còn thiếu và bị xuống cấp trầm trọng riêng hệ thống nhà vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay không sử dụng được đã ảnh hưởng đến môi trường làm việc, học tập, sinh hoạt của cán bộ giáo viên và học sinh. Việc tu sửa và trồng bồn hoa trong khuân viên trường hiệu quả chưa cao do trồng vào mùa khô cây khó sống. 2. Nội dung 2: Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin học tập. * Ưu điểm. 100% giáo viên thực hiện đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình, sử dụng hợp lý sách giáo khoa. Thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên thuyết trình hợp lý, chấm dứt tình trạng “đọc- chép” trong giảng dạy. Trong các tiết học giáo viên tích cực sử dụng thiết bị học tập, đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng làm việc cá nhân và theo nhóm cho các em học sinh. Tổ chức các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 26/3 để các đồng chí giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm. Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tiến hành sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vào thứ 5 hàng tuần để cùng nhau thống nhất nội dung giảng dạy cũng như tìm ra các phương pháp dạy hay, phù hợp đối với các bài khó dạy. Trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá được giáo viên chú trọng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá kết quả học tập của mình để tìm ra hướng phấn đấu. Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của các em đến gia đình thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh vào đầu năm, hết kỳ I, cuối năm hoặc liên hệ trực tiếp với gia đình các em để nắm được hoàn cảnh các em từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các em học sinh, phụ huynh học sinh về phương pháp giáo dục toàn diện để đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giảng dạy và học tập. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của BGH, các tổ chuyên môn, nhà trường đã tiến hành phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém. Bồi dưỡng các em có học lực khá giỏi để nâng cao chất lượng học tập. Khuyến khích các em giúp đỡ nhau trong học tập bằng việc thành lập các câu lạc bộ “Đôi bạn cùng tiến”. * Hạn chế. Do 100% học sinh của nhà trường là con em đồng bào dân tộc ít người nên nhận thức còn chậm, đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên THPT còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên kinh nghiệm giáo dục học sinh còn ít. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học còn thiếu và chưa đồng bộ như chưa có phòng học bộ môn, phòng thiết bị - thí nghiệm đã ảnh hưởng đến công tác đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. * Ưu điểm: Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường quan tâm như giáo dục về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với xã hội, về quyền trẻ em, bình đẳng nam nữ, kính trọng ông bà, cha mẹ , trách nhiệm đối với gia đình, xã hội được nhà trường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề do Đoàn thanh niên tổ chức 2buổi / 1 tháng, giáo dục hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp và đặc biệt là lồng ghép vào các môn học như môn GDCD, Lịch sử, Văn học Đã tổ chức cho học sinh lao động tập thể để rèn luyện thói quen học tập, lao động, vui chơi có kế hoạch và tự chủ khi gặp những tình huống căng thẳng. Phát động các phong trào hoạt động từ thiện như ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ người nhiễm chất độc da cam, người nghèo không nơi nương tựa, người mù từ đó giáo dục tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống. Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ trong năm như 20/11; 26/3 khuyến khích học sinh sáng tác và diễn những tiểu phẩm có nội dung phê phán các tệ nạn xã hội,vi phạm pháp luật, vi phạm ATGT thông qua đó để tuyên truyền giáo dục pháp luật trong học đường. Nhà trường đã tăng cường giáo dục về sức khoẻ thể chất, phong chống các bệnh tệ nan xã hội như HIV/AIDS, giáo dục về giới tính, tình yêu, tình bạn phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Đối với trường chuyên biệt như trường PTDTNT THPT thì việc cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thức ăn, đồ uống, khí độc, chất thải và các yếu tố gây hại khác là việc không thể thiếu vì vậy nhà trường luôn chú trọng để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình và những người xung quanh để có sức khoẻ tốt. * Hạn chế. Do các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên có nhiều những phong tục tập quán, sinh hoạt lạc hậu đặc biệt là tục tảo hôn, những thói quen sinh hoạt xấu đã đi vào lối mòn từ lâu nên công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn. 4. Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh. * Ưu điểm: - Đối với học sinh. Để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi. BGH đã chỉ đạo Đoàn thanh niên thường xuyên hướng dẫn, tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian như Tù lu, ném còn, ném pa pao, kéo co, đẩy gậy vào giữa giờ ra chơi sáng thứ 5 hàng tuần. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các chi đoàn, chi đội chào mừng các ngày lễ lớn như 20/11; 22/12; 26/3 đặc biệt nhà trường đã tham gia thi cuộc thi “Văn hoá- Văn nghệ - Thể dục thể thao” của các trường dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên do Sở Giáo dục tổ chức tháng 10 năm 2009 và đạt giải tư toàn đoàn. Tham gia dự thi văn nghệ - thể dục thể thao trong cuộc thi “ Ngày hội văn hoá thể dục thể thao các đồng bào dân tộc huyện Tủa Chùa” do Phòng văn hoá huyện Tủa Chùa tổ chức và đạt giải 3 toàn đoàn. Tháng 2/ 2010 nhà trường đã tổ chức thi “ Hội khoẻ phù đổng” cấp cơ sở đã thu hút được các em tham gia nhiệt tình và đạt kết quả cao. - Đối với giáo viên: Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được Công đoàn kết hợp đoàn thanh niên tổ chức thường xuyên vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Công Đoàn đã tiến hành tổ chức giải cầu lông chào mừng các ngày lễ như 20/10; 20/11; 8/3 đã tạo không khí vui vẻ phấn khởi nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tham gia cuộc thi “ Tiếng hát người giáo viên tỉnh Điện Biên” do Sở Giáo dục Điện Biên tổ chức vào tháng 3 năm 2010 và đạt 2 giải C. * Hạn chế. Kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi văn nghệ - TDTT của các đồng chí trong BCH Đoàn thanh niên còn thiếu nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng các cuộc thi. 2/3 đồng chí cán bộ giáo viên nhân viên là nhiều tuổi ngại tham gia, con nhỏ, gia đình ít người vì vậy đã ảnh hưởng đến số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập luyện tập cũng như thi văn nghệ - thể dục thể thao. 5. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương. * Ưu điểm: Ngay trước khi khai giảng bước vào năm học mới nhà trường đã tổ chức cho các đồng chí cán bộ, giáo viên, công nhân viên và toàn thể học sinh nhà trường tới Viếng nghĩa trang Liệt sĩ huyện Tủa Chùa để giáo dục cho học sinh truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” ; “Ăn quả nhớ người trồng cây” và tinh thần anh hùng bất khuất của dân tộc ta. Việc giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng thông qua tìm hiểu,giới thiệu các anh hùng, các di tích lịch sử của địa phương và của dân tộc được tổ chức sáng tạo dưới nhiều hình thức như trò chơi “khởi động đầu tuần”, hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết học lịch sử địa phương, văn học thu hút được sự tham gia của các em học sinh. * Hạn chế. Do khoảng cách của trường cách xa các di tích lịch sử của tỉnh Điện Biên nên việc dạy học, ngoại khoá tại thực địa chưa được tiến hành do đó đã ảnh hưởng đến độ hấp dẫn, sinh động của các tiết học. 6. Nội dung 6: Về sự sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào. * Ưu điểm Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” BGH nhà trường đã lập ra Ban chỉ đạo và tiến hành lập kế hoạch hoạt động cụ thể ngay đầu năm học. Phát động phong trào thi đua tới các thành viên trong trường , Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động “ Hai không” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Tổ chức tuyên truyền tới các thành viên trong mhà trường và phụ huynh học sinh thấy rõ mục đích và nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai và thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT – BGDĐT ngày 23/ 12/ 1008 của Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội thông qua các cuộc họp cha mẹ phụ huynh học sinh, giao ban với Hội đồng nhân dân huyện Tủa Chùa để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm của cha mẹ phụ huynh học sinh, địa phương và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. * Hạn chế. Do phụ huynh học sinh còn có tư tưởng giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường nên việc tuyên truyền và tham gia của phụ huynh học sinh vào phong trào chưa nhiều. Năng lực tổ chức các hoạt động do Ban chỉ đạo phong trào đề ra của một số đồng chí giáo viên trẻ còn dập khuân, thiếu sáng tạo nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của các phong trào thi đua trong nội dung thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. IV.Kết quả xếp loại chung. Trên cơ sở đánh giá của các thành viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và biên bản tổng tổng hợp. Đoàn kiểm tra thông nhất tự xếp loại phong trào thi “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”của trường PTDTNT THPT Tủa Chùa như sau: Xếp loại chung: Tốt - 85 điểm ( có bản điểm đánh giá kèm theo) V. Kiến nghị, đề xuất. 1. Đối với tỉnh: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức để nhà trường thực hiện tốt phong trào trong các năm học tới. 2. Đối với Sở GD & ĐT: Tham mưu với tỉnh tạo mọi điều kiện để trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện phong trào. 3. Đối với trường: Tất cả CB – GV – NV và học sinh nhà trường tiếp tục thi đua và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các năm học tới. Tủa Chùa, ngày 02 tháng 4 năm 2010 Hiệu trưởng Nơi nhận: - VP- Sở GD & ĐT Điện Biên - Lưu : VT DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 – 2010 ( Kèm theo quyết định Số /QĐ – HT ngày 06 tháng 9 năm 2009 ) Stt Họ và tên Chức vụ hiện nay Chức danh 1 Nguyễn Thị Hằng Nga Hiệu trưởng Trưởng Ban 2 Đào Thị Toan Phó Hiệu trưởng Phó Ban 3 Vũ Thị Hồng Chủ tịch CĐ; TT tổ KHTN Phó Ban – Phụ trách CBGV 4 Phạm Thị Lưu Quỳnh Bí thư Đoàn thanh niên Phó Ban – Phụ trách Hs 5 Dương Thị Tú Giáo viên Th Thư ký- Tổng hợp thi đua 6 Trịnh Thị Vinh Tổ trưởng tổ KHXH Uỷ viên 7 Lò Thị Duyên Tổ trưởng tổ Hành chính Uỷ viên 8 Lờ A Tráng Ban đại diện cha mẹ HS Uỷ viên 9 Lò Văn Trinh Phụ trách Nội trú Ủy viên Danh sách trên gồm 09 người . dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Năm học 2009 - 2010 Thực hiện công văn số 241/SGDĐT - VP về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, . thiện, học sinh tích cực ngày 10 tháng 2 năm 2010. Trường PTDTNT THPT Tủa Chùa tiến hành tự kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực . . thông nhất tự xếp loại phong trào thi “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của trường PTDTNT THPT Tủa Chùa như sau: Xếp loại chung: Tốt - 85 điểm ( có bản điểm đánh giá kèm theo)

Ngày đăng: 30/06/2015, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan