Quy trình đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ

13 1.2K 2
Quy trình đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÓM 03: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1, Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết HTKSNB trên giấy làm việc  Thu thập hiểu biết về HTKSNB - Nội dung thông tin cần thu thập: + Hiểu biết về môi trường kiểm soát: Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát. Sau đó KTV sẽ sử dụng hiểu biết như một căn cứ để đánh giá thái độ và nhận thức của Ban quản trị đối với tầm quan trọng của kiểm soát. KTV cần tập trung vào thực chất ( bản chất), nội dung của quá trình kiểm soát hơn là hình thức của chúng. ( ví dụ) + Hiểu biết về hệ thống kế toán: Để hiểu biết về hệ thống kế toán, KTV cần xác định:  Tìm hiểu các loại nghiệp vụ chính trong đơn vị  Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ: cách thức ghi nhận, những sổ sách kế toán có liên quan, các phương pháp xử lý nghiệp vụ…  Tìm hiểu tiến trình lập BCTC + Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát: KTV cần tìm hiểu, xem xét các quy chế về thủ tục do ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện có được thực hiện hay không và nếu thực hiện có hiệu quả hay không? Đồng thời xem xét các thủ tục đó có phù hợp với mục tiêu kiểm soát hay không? => Khi đã đạt được sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng, KTV đánh giá xem liệu các BCTC có thể được kiểm toán hay không? + TH1: BCTC không thể kiểm toán , KTV sẽ xin rút khỏi hợp đồng kiểm toán. + TH2: BCTC có thể được kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. - Phương pháp tiếp cận đánh giá HTKSNB: + Phương pháp tiếp cận theo khoản mục: Cách này dễ thực hiện, nhưng KTV sẽ khó đánh giá về những ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các số dư trong BCTC + Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ: Theo phương pháp này, KTV xem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát đến từng chu trình nghiệp vụ. Phương pháp này cho phép KTV phân chia các nghiệp vụ và các số dư tài khoản thành từng loại rõ ràng và sau đó KTV có thể hiểu biết về cách thức kiểm soát cho các mục tiêu liên quan tới từng loại nghiệp vụ và số dư TK trong chu trình đó. - Thể thức để đạt được sự hiểu biết về HTKSNB: + Dựa vào kinh nghiệm của KTV + Thẩm vấn nhân viên của công ty KH: Công việc này giúp KTV thu thập được thông tin ban đầu ( đối với KH mới ) hoặc nắm được những thay đổi trong HTKSNB của KH ( đối với KH thường niên) để cập nhật thông tin cho cuộc kiểm toán ở năm hiện hành + Xem xét sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty KH: KTV có thể hiểu rõ được các thủ tục và chế độ liên quan đến KSNB đang được áp dụng ở công ty KH + Kiểm tra chứng từ và sổ sách đã hoàn thành: cho thấy được sự vận dụng các thủ tục và chế độ trên tại công ty khách hàng. ( tìm hiểu về quy trình luân chuyển các chứng từ có hợp lý, hợp lệ hay không?) + Quan sát các mặt hoạt động và quy trình hoạt động của công ty KH: Giúp hiểu biết về thực tế sử dụng các thủ tục và chế độ KSNB tại công ty KH.  Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ Tùy vào quy mô và đặc điểm của đơn vị được kiểm toán: KTV sẽ sử dụng một hoặc cả 3 cách mô tả sau: Mô tả tường thuật Bảng hỏi về HTKSNB Lưu đồ -Nội dung Là 1 bản mô tả bằng văn bản về HTKSNB của KH, bản tường thuật về HT kế toán và các thủ tục kiểm soát liên quan có 4 nội dung: •Nguồn gốc của mọi chứng từ sổ sách trong hệ thống •Tất cả các quá trình đã xảy ra •Sự chuyển giao của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống. •Dấu hiệu chỉ rõ các thủ tục kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá rủi ro bảng hỏi này đưa ra câu hỏi theo 7 mục tiêu kiểm soát chi tiết đối với hệ thống KSNB . Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “ có” hoặc “ không” đôi khi còn có thêm là “không áp dụng” là sự trình bày các tài liệu về sự vận động liên tiếp của chứng từ bằng các ký hiệu và biểu đồ,bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ học -Ưu điểm rất thông dụng đối với các hệ thống KSNB đơn giản và dễ mô tả. Cung cấp thêm sự phân tích về kiểm soát, giúp KTV hiểu đầy đủ hơn về HTKSNB Được lập sẵn nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Cung cấp thêm sự phân tích về kiểm soát, giúp KTV hiểu đầy đủ hơn về HTKSNB giúp kiểm toán viên nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung -Nhược điểm khó mô tả chi tiết hệ thống KSNB bằng các từ rõ ràng và đơn giản làm cho người đọc dễ hiểu mà vẫn cung cấp đủ thông tin cho quá do được thiết kế sẵn nên bảng hỏi đó có thể sẽ không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp không cung cấp được chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ mà chỉ đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trình phân tích có hiệu quả các thủ tục KS và đánh giá rủi ro KS Trên thực tế : KTV thường kết hợp bảng hỏi với lưu đồ hoặc bảng hỏi với bản tường thuật. 2, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch trên khoản mục cho các BCTC Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thức thiết kế và vận hàng của hệ thống KSNB , KTV sẽ dựa vào những sự hiểu biết đó để đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro KS cho từng mục tiêu chi tiết trên BCTC. Công việc đánh giá được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và được tiến hành theo 4 bước sau: Bước 1: nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng : KTV sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soát cụ thể cho từng nghiệp vụ chủ yếu của công ty Bước 2: nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: KTV chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Bước 3: nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: tìm ra sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng -> làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại sai phạm trên BCTC. Bước 4: đánh giá rủi ro kiểm soát: KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Theo ISA 400, KTV thường đặt ra mức độ rủi ro kiểm soát là cao trong TH : • Hệ thống kế toán và KSNB không được áp dụng đúng hoặc; • Việc đánh giá sự áp dụng của hệ thống kế toán và KSNB được xem là không đủ Việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng, xảy ra các TH sau: • Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mực tối đa( khi kiểm soát nội bộ không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu lực, không phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng yếu) thì kiểm toán viên không thể dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Trái lại phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Trong TH này KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát ( Thử nghiệm tuân thủ) • Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp hơn mức tối đa, KTV sẽ dựa vào kiểm soát nội bộ để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Ở TH này KTV sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong thực hiện kiểm toán BCTC 3, Thực hiện thử nghiệm kiểm soát - Như các bạn đã biết ở chương 1, thực chất của thử nghiệm kiểm soát là dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực - Mục đích của thử nghiệm kiểm soát : Thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. - Phương pháp: Khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể + Kiểm tra tài liệu hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm toán được áp dụng nếu : Các thủ tục để lại dấu vết trực tiếp trên tài liệu như các chữ kí phê duyệt. hóa đơn lưu + Quan sát các hoạt động liên quan hoặc phỏng vấn nhân viên nếu : Các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết trong tài liệu + Ngoài ra dùng phương pháp bổ sung để xác minh kết quả thử nghiệm. Phương pháp này là cách thức rà soát sơ lược, được tiến hành bổ sung với các thủ tục kiểm toán quan trọng trong hoạt động của đơn vị -> Theo dõi được từng bước thực hiện nghiệp vụ đó trên sổ sách hoặc trong thực tế đã đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ này. 4, Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ - Dựa trên những thông tin và các tiêu chuẩn đánh giá về hệ thống KSNB được tổng hợp qua các bước trên - Bảng đánh giá KSNB thường phản ánh những thông tin sau: + Các mục tiêu của KSNB đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ + Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ do KTV thu thập. + Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng. + Nguyên tắc thiết kế và vận hành của thủ tục kiểm soát. + Đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ Sơ đồ 4.1 : Khái quát việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát Đạt được sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng đủ để lập kế hoạch kiểm toán BCTC Đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán được hay không Ý kiến từ chối hoặc rút ra khỏi hợp đồng Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát Mức được chứng minh bằng sự hiểu biết đã có Mức thấp hơn khả năng dĩ có thể chứng minh được Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Mở rộng sự hiểu biết nếu thấy cần thiết Xác định liệu mức đánh giá về rủi ro kiểm soát có được giảm hơn từ kết quả của các thử nghiệm kiểm soát hay không Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh giá ban đầu hoặc ở mức tối đa. Rủi ro phát hiện giảm xuống và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm toán để thoả mãn mức rủi ro phát hiện thấp hơn này Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm kiểm toán để thoả mãn mức rủi ro phát hiện tăng lên này Mức tối đa Không thể kiểm toán được Có thể kiểm toán 3 khả năng Không thể giảm (4) (5) (6) (7) (4) (3) (2) (1) VÍ DỤ: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài Chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế IGAF Polaris có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 380 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. Khách hàng của công ty kiểm toán năm 2013 này là công ty SX đường mía ABC ( đây là khách hàng mới của công ty) Công ty ABC liên lạc với công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC và đưa ra yêu cầu kiểm toán. Phó tổng giám đốc là anh Nguyễn Văn A – phụ trách mảng BCTC trực tiếp liên lạc với khách hàng => Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong trường hợp này được tiến hành như sau: Bước 1 : Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống nội bộ trên giấy tờ làm việc. Sau khi kí hợp đồng với khách hàng, phó tổng giám đốc sẽ cử một đoàn kiểm toán cùng với mình đến công ty khách hàng để kiểm toán sơ bộ trước. Nhiệm vụ của đoàn là tìm hiểu thông tin chung về khách hàng để lập hồ sơ thường trực: + Quá trình thành lập + Con người. + Về tổ chức bộ máy + Ngành nghề kinh doanh, khách hàng chủ yếu, kênh tiêu thụ + Chính sách kế toán áp dụng và quy trình quản lí tài sản của đơn vị + Chính sách thuế và khoản lệ phí nộp Ngân sách NN + Quy trình quản lý : Phân cấp quản lí của DN có hợp lí không??? + Thị trường hoạt động của DN: có lành mạnh không? Đối thủ cạnh tranh. + Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, công nợ và các khoản khác liên quan đến KQHĐ của DN . =>> Đoàn kiểm toán đưa ra đánh giá ban đầu về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB của công ty ABC Đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán được hay không??? Thu thập thêm về tính liêm chính của Ban quản trị công ty ABC - Điện thoại cho KTV tiền nhiệm hỏi thông tin về ban giám đốc công ty ABC. Biểu hiện tốt là : ban giám đốc liêm chính có chủ trương rõ ràng, mong muốn kiểm toán để tìm ra những chỗ yếu kém trong đơn vị nhằm khắc phục kịp thời để công ty tiếp tục phát triển tốt hơn - Có bất đồng gì giữa ban giám đốc công ty và KTV tiền nhiệm hay không? Biểu hiện tốt: Không có bất đồng. - Hỏi lí do công ty ABC thay đổi công ty kiểm toán cho mình?? - Hỏi ban giám đốc về tình hình tài chính của công ty??? =>>> Sau khi xem xong tính liêm chính của ban Quản trị: + Không thể kiểm toán được: + Có thể kiểm toán. • Phương pháp tiếp cận: Theo chu trình nghiệp vụ . • Nghiên cứu hệ thống KSNB của đơn vị: - Đọc hồ sơ: + Quy chế quản lí tài chính. + Quy chế về tiền lương. + Quy chế về phân cấp quản lí và tổ chức cán bộ. + Quy chế về trình tự lập và luân chuyển chứng từ. + Quy chế quản lí công nợ. ( Số 25/QĐ-TCKT) + Quy chế về việc quản lí , sử dụng hóa đơn bán hàng ( Số 26/QĐ-TCKT) …….v vv [...]... chất của cuộc kiểm toán + Những mối quan hệ kinh doanh và các bên hữu quan + Sai phạm cố ý “ Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng” bao gồm các nội dung sau: + Cơ cấu tổ chức + Quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành + Cam kết về việc thiết lập duy trì một hệ thống đáng tin cậy + Phương pháp kiểm soát quản lí lãnh đạo + Phương pháp phân công quy n hạn và trách nhiệm + Ảnh hưởng của hệ thống. .. đánh giá kiểm soát nội bộ Bảng đánh giá KSNB thường phản ánh những thông tin sau: + Các mục tiêu của KSNB đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ + Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ do KTV thu thập + Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng + Nguyên tắc thiết kế và vận hành của thủ tục kiểm soát + Đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp... kiểm soát nội bộ của khách hàng sau quá trình tìm hiểu khách hàng “ Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng” và kiểm toán viên sử dụng “ Bảng đánh giá hệ - - thống KSNB với từng khoản mục “ “ Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC” đề cập đến các vấn đề về : + quan điểm về tính chính trực của ban GĐ + Sự chính xác và hợp lí của BCTC + Hình thức và môi trường kinh... Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch cho các khoản mục • trên BCTC Kết hợp với bảng câu hỏi tìm hiểu khách hàng, KTV còn sử dụng các bảng câu hỏi sau để tìm hiểu về môi trương kiểm soát, nhận diện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng qua “ Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC” đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách... báo giá, biên bản duyệt giá) Thử nghiệm kiểm soát Công ty kiểm toán và kế toán AAC Tên khách hàng: Công ty cổ phần đường XYZ Chủ đề: TK 111 Niên độ: năm 2009 Người lập Người kiểm tra Ngày Ngày Phương pháp: - Đối chiếu sổ chi tiêu, sổ quỹ, biên bản kiểm kê quỹ so với sổ cái Kiểm tra tổng hợp đối ứng, nghiệp vụ đối ứng chi phí, nghiệp vụ bất thường Thực hiện thủ tục cut-off Bước 4: Lập bảng đánh giá kiểm. .. phân công quy n hạn và trách nhiệm + Ảnh hưởng của hệ thống vi tính + Hoạt động của Ban GĐ và nhóm kiểm toán nội bộ Bước 3: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát( thử nghiệm tuân thủ) Nhóm mình sẽ lấy ví dụ về một chu trình quan trọng trong công ty ABC là tiền - mặt Thủ tục kiểm soát tại đơn vị: Phiếu chi có đầy đủ chữ kí của giám đốc, kế toán trưởng, người lập và người nhận - tiền Phiếu chi phải đính kèm... cán bộ công nhân viên trong công ty: Đối với những chu trình nghiệp vụ nào không được nêu trong các quy chế , quy định của đơn vị thì KTV sẽ tiến hành phỏng vấn nhân viên phụ trách phần hành hay loại nghiệp vụ đó , về việc phân công, phân nhiệm các cá nhân thực hiện nghiệp vụ , người nào chịu trách nhiệm xét duyệt nghiệp vụ, chứng từ của bộ phận đi qua những phòng ban bộ phận nào, các tính toán của . thống kiểm soát nội bộ của khách hàng sau quá trình tìm hiểu khách hàng. “ Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng” và kiểm toán viên sử dụng “ Bảng đánh giá hệ thống KSNB với từng. hành của thủ tục kiểm soát. + Đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ Sơ đồ 4.1 : Khái quát việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và quá trình đánh giá. cung cấp được chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ mà chỉ đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trình phân tích có hiệu quả các thủ tục KS và đánh giá rủi ro KS Trên thực

Ngày đăng: 30/06/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan