ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

15 1.2K 2
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG Giảng viên hướng dẫn : Ts. Đinh Thế Hùng Sinh viên thực hiện : Phạm Huy Bắc CQ 530341 Hoàng Mạnh Đức CQ 530879 Nguyễn Văn Quý CQ534668 Lớp : Kiểm toán 53B Hà Nội-2014 Mục lục 1 Khái quát chung tổ chức kiểm toán và kiểm toán hoạt động Trong mỗi lần kiểm toán, một chủ thể kiểm toán được gắn với một khách thể kiểm toán để thực hiện một nhiệm vụ xác định được gọi là một cuộc kiểm toán. Như vậy khái niệm “ Cuộc kiểm toán” trong thực tế đã bao gồm các yếu tố xác định: + Mục tiêu kiểm toán cụ thể, + Đối tượng kiểm toán cụ thể, + Chủ thể kiểm toán xác định, + Khách thể kiểm toán tương ứng, + Thời hạn kiểm toán cụ thể, + Cơ sở pháp lí thực hiện kiểm toán. Do vậy công tác tổ chức kiểm toán cũng cần được tổ chức hợp lý theo các yếu tổ trên 1.1 Tổ chức kiểm toán Tổ chức kiểm toán là một khái niệm bao hàm quy trình kiểm toán. Một cuộc kiểm toán chỉ có thể thực hiện giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, trong đó chủ thể kiểm toán phải xác định rõ mục tiêu và phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các phương pháp kĩ thuật (kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực nghiệm, điều tra…) theo trình tự kiểm toán trong khuôn khổ những cơ sở pháp lí nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán, thỏa mãn nhu cầu khách thể kiểm toán và các bên quan tâm. Theo đó tổ chức kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và tính hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán. Hay nói cách khác, tổ chức công tác là mối liên hệ giữa các yếu tố của kiểm toán theo một trật tự xác định bao gồm tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán. 1.2 Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Một cuộc kiểm toán chỉ có thể thực hiện thành công nếu đối tượng kiểm toán được xác định thống nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, trong đó chủ thể kiểm toán được xác định rõ mục tiêu và phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các phương pháp kĩ thuật theo trình tự kiểm toán trong khuôn khổ những cơ sở pháp lý nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán, thỏa mãn nhu cầu khách thể kiểm toán và các bên quan tâm. Theo đó, tổ chức kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và tính hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán. 1.3 Đặc điểm chung của tổ chức kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động trước hết là một loại hình kiểm toán có tính độc lập tương đối từ đối tượng cụ thể qua mục tiêu tổng quát dến hoạt động trong thực tiễn. Mặt khác kiểm toán hoạt động lại là một bộ phận ( một hệ thống con) trong hệ thống kiểm toán nói chung ( kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán liên kết) . Do đó xét trên góc độ một phân hệ độc lập, kiểm toán hoạt động cũng cần được tổ chức theo nguyên lí chung về tổ chức kiểm toán ( các phương pháp kiểm toán) cũng cần được xác lập ở mức tối ưu. Tuy nhiên, khác với kiểm toán tài chính có đối tượng là những bảng khai tài chính với một số loại hình xác định, loại hình hoạt động cụ thể thuộc đối tượng kiểm toán hoạt động rất đa dạng, phong phú và chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Do đó, để đạt mục tiêu của tổ chức nói chung và tổ chức kiểm toán hoạt động nói riêng, tổ chức kiểm toán hoạt động cần được tổ chức thích hợp với đối tượng cụ thể, với mục tiêu xác đinh và cách thức kiểm toán khoa học. 1.3.1 Tổ chức công tác kiểm toán hoạt động Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kiểm toán hoạt động: Khách thể kiểm toán cụ thể Theo lĩnh vực hoạt động, kiểm toán hoạt động được tổ chức thích ứng với các khách thể hoạt động trong 3 lĩnh vực hoạt động: kinh doanh, hành chính và sự nghiệp. Với hoạt động kinh doanh, lợi nhuận được coi là mục tiêu hàng đầu. Do vậy, mục tiêu cơ bản trực tiếp nhất của kiểm toán hoạt động là đánh giá hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đẻ đánh giá được hiệu quả cuối cùng này, kiểm toán hoạt động cũng phải xuất phát từ hiệu lực quản trị nội bộ và trong quan hệ với hiệu năng quản lí. Vì hệ thống thông tin và quản trị nội bộ tốt thì doanh nghiệp mới có thể vận hành tốt và tạo ra kết quả. Một doanh nghiệp tuy đạt được hiệu quả hoạt động nhưng chưa chắc là do bản thân nội bộ doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng từ các yếu tố “siêu ngạch”. Như vậy, trong trường hợp này, hiệu quả có thể xem là thuộc tính cơ bản và đánh giá hiệu quả được xem là mục tiêu trọng yếu trong báo cáo kiểm toán hoạt động. Với hoạt động hành chính công, hiệu quả hoạt động lại không thể đo lường cụ thể qua các con số như số tiền bán hàng (doanh thu) hay chi phí, lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể đo lường hiệu quả hoạt động hành chính công qua mức tiết kiệm các khoản chi tiêu thay cho lợi nhuận. Với các mục tiêu còn lại như hiệu lực hệ thống thông tin và quản trị điều hành cũng như hiệu năng quản lí cần kết hợp sử dụng các định mức, chuẩn mực (theo nghĩa rộng), các quy tắc làm tiêu chuẩn đánh giá. Với hoạt động sự nghiệp, có thể có hoạt động mang đặc trưng của hoạt động kinh doanh , có thể mang đặc trưng của hoạt động hành chính. Do vậy mục tiêu, phạm vi và cách thức kiểm toán cần xác định cụ thể trong từng cuộc kiểm toán. Đối tượng kiểm toán cụ thể Xét trong một đơn vị kiểm toán cụ thể, hoạt động thuộc đối tượng kiểm toán cũng rất đa dạng. Do đó kiểm toán hoạt động có thể thực hiện theo những hướng chủ yếu sau: + Kiểm toán toàn diện: thực hiện với tất cả các hoạt động + Kiểm toán trọng điểm: thực hiện với các hoạt động thuộc chức năng cơ bản của cơ quan, tổ chức được kiểm toán hoặc những chương trình mục tiêu mới hay đang được thử nghiệm… hoặc hoạt động chưa được kiểm toán kì trước Phương pháp chung Trong trường hợp đối tượng đa dang, chọn mẫu đối tượng kiểm toán là phương pháp cần được sử dụng linh hoạt song phải gắn với yếu cầu cụ thể về kết quả kiểm toán trên mẫu chọn. Nếu kiểm toán trên mẫu chỉ để đánh giá hoạt động trọng yếu thì mẫu chọn có thể là hoạt động trọng yếu (phi ngẫu nhiên) theo yêu cầu đánh giá. Trong trường hợp này, chọn mẫu trọng điểm đối tượng kiểm toán cũng cần được cân nhắc trên nhiều yếu tố: Mức cốt yếu (hệ trọng), rủi ro quản lí và lợi ích kiểm toán cùng khả năng kiểm toán. Ngược lại, nếu kết quả kiểm toán trên mẫu chọn dùng để suy rộng cho cả quần thể mẫu thì cách chọn mẫu kiểm toán phải mang tính ngẫu nhiên, ít nhất cũng có tính điển hình. Tương tự, các phương pháp kĩ thuật kiểm toán cũng cần được lựa chọn thích hợp với đối tượng và mục tiêu kiểm toán. Phạm vi kiểm toán Phạm vi kiểm toán hoạt động có thể diễn ra trên toàn bộ cơ quan hay tổ chức được kiểm toán hoặc chỉ trên một vài đơn vị kiểm toán cụ thể. Đồng thời, việc xác định phạm vi cần xem xét tới mức toàn diện hay trọng điểm của đối tượng cụ thể cùng tính đồng bộ hay điểm hình của mục tiêu dựa trên cơ sở yêu cầu quản l và khả năng huy động các nguồn lực cho cuộc kiểm toán cụ thể. Chính phạm vi kiểm toán quyết định quy mô kiểm toán (lớn hoặc vừa hoặc nhỏ) . Đây cũng là một đặc thù nổi bật của kiểm toán hoạt động. Đặc điểm này cũng là yếu tố quyết định chi phối trình tự kiểm toán. Đặc biệt, các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán có sự khác biệt giữa quy mô nhỏ và quy mô lớn. Mục tiêu kiểm toán Về mục tiêu kiểm toán, số lượng, kết cấu và tính chất của mục tiêu cụ thể cần được xác định theo yêu cầu quản lí. Theo đó, cuộc kiểm toán có thể thực hiện đồng thời cả ba mục tiêu cơ bản: Hiệu lực kiểm soát quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lí hoặc chỉ một mục tiêu (kiểm toán trọng điểm). Cụ thể: Đối với mục tiêu hiệu lực kiểm soát quản trị nội bộ, trong tổ chức kiểm toán cần xem xét hai khía cạnh cần được kiểm toán là tác động và hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ. Đối với mục tiêu kiểm toán hiệu quả hoạt động, tổ chức công tác kiểm toán phải được thiết kế phù hợp cho việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất thông qua sức sản xuất và sức sinh lợi của các yếu tố với hệ thống tiêu chuẩn cùng chỉ tiêu từ tổng quát đến cụ thể cùng mức tiết kiệm cả tương đối và tuyệt đối của các yếu tố đầu vào. Đối với mục tiêu kiểm toán hiệu năng quản lí, công tác tổ chức kiểm toán phải phù hợp với việc thẩm tra, đánh giá mức đảm bào nguồn lực và sự phù hợp giữa kết quả đầu ra trong tương lai so với mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, Trong thực tiễn kiểm toán, mỗi cuộc kiểm toán bao giờ cũng là sự kết hợp các loại kiểm toán khác nhau: hoặc dọc theo cùng một tiêu thức phân loại, hoặc ngang theo các tiêu thức phân loại khác nhau, hoặc kết hợp đồng thời theo nhiều chiều. Chằng hạn: kiểm toán bảng khai tài chính thường có các yếu tổ của kiểm toán hoạt động. Một các khác, trong mỗi cuộc kiểm toán bảng khai tài chính thường thấy có các dấu hiệu của kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán độ tin cậy của thông tin .v.v. Do đó, nói tới tổ chức kiểm toán hoạt động cần chú ý kết hợp trên cả hai hướng: Một là,tổ chức một cuộc kiểm toán hoạt động độc lập (hoặc với toàn bộ hoạt động, hoặc với từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động); Trong trường hợp này, có lúc, có nơi vẫn cần kết hợp xem xét tính tuân thủ với độ tin cậy của thông tin. Do đó tổ chức kiểm toán phải kết hợp xem xét giải quyết yêu cầu này trong quy trình kiểm toán. Hai là, tổ chức cuộc kiểm toán liên kết giữa kiểm toán hoạt động với kiểm toán tài chính. Trong trường hợp này những yêu cầu về nội dung và về mục tiêu kiểm toán hoạt động vẫn cần được đáp ứng đầy đủ. Trong tất cả các trường hợp, dù ở mức liên kết hay chỉ có yếu tố của kiểm toán hoạt động, phần kiểm toán hoạt động vẫn cần thực hiện tuần tự theo trình tự của mỗi hoạt động, mỗi nghiệp vụ (ngược với kiểm toán tài chính). Cụ thể, với mỗi hoạt động, kiểm toán bắt đầu từ nguồn lực và mục tiêu qua việc tổ chức điều hành từ hệ thống thông tin cập nhật theo tuần, tháng.v.v cùng các thủ tục kiểm soát để đi đến hiệu quả. 1.3.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán hoạt động Cùng với công tác kiểm toán, bộ máy kiểm toán thực hiện công tác kiểm toán hoạt động cũng có những nét đặc trưng: Trong khi kiêm toán tài chính là chức năng chủ yếu của kiểm toán độc lập thì kiểm toán hoạt động là chức năng chủ yếu của kiểm toán nhà nước và của kiểm toán nội bộ. Hơn nữa, tính đa dạng và phong phú về đối tượng của kiểm toán hoạt động cũng dẫn đến tính biến động trong tổ chức bộ máy kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán. Nếu phân chia theo cách thức tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán, bộ máy kiểm toán thực hiện kiểm toán hoạt động được tổ chức theo những cách thức sau đây: Thứ nhất: Tổ chức bộ máy kiểm toán theo lĩnh vực kiểm toán Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán theo cách này dựa trên logic thực tế là các KTV “độc lập” sẽ làm việc hiệu quả nhất khi được giao trách nhiệm kiểm toán một loại nghiệp vụ riêng biệt của doanh nghiệp. Thực hiện theo cách này, bộ máy kiểm toán thực hiện chuyên môn hóa theo loại nghiệp vụ cụ thể khi kiểm toán. Nếu một doanh nghiệp có quy mô lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi đơn vị thành viên khác nhau lại có một hoạt động tương tự như nhau. Trong trường hợp này, công ty tổ chức các nhóm KTV nội bộ kiểm toán theo nghiệp vụ giống nhau sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, bộ máy kiểm toán có thể đạt được hiệu năng quản lý. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán theo lĩnh vực kiểm toán được khái quát trong Sơ đồ 1.1. Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán theo lĩnh vực KIỂM TOÁN TRƯỞNG TRỢ LÝ KIỂM TOÁN TRƯỞNG KTV phụ trách loại nghiệp vụ A KTV phụ trách loại nghiệp vụ B KTV phụ trách loại nghiệp vụ C KTV phụ trách loại nghiệp vụ … (Trích: Kiểm toán nội bộ hiện đại) Theo cách tiếp cận tổ chức bộ máy KT, nhược điểm lớn là không thể tránh được sự trùng lặp trong thực hành kiểm toán ở các đơn vị khác nhau. Vì vậy, tổ chức bộ máy kiểm toán như vậy sẽ dẫn tới chi phí đi lại tăng lên, lãng phí thời gian,… đặc biệt là nếu công ty gồm nhiều đơn vị thành viên hoạt động phân tán về địa lý, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau,… Nhược điểm lớn thứ hai là tiến hành kiểm toán theo loại nghiệp vụ sẽ không đem lại hiệu quả cao như trong trường hợp kết hợp kiểm toán loại nghiệp vụ khác nhau. Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyên môn hóa công việc kiểm toán theo lĩnh vực cho KTV có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyên môn, sự tiến bộ trong nghề nghiệp, sự hiểu biết của KTV,… Tuy nhiên, theo cách kết hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyên môn của KTV trong loại hình nghiệp vụ hay lĩnh vực hoạt động cụ thể vì KTV thường thực hiện các thủ tục thẩm tra ở cấp thấp, sau đó mới hướng tới xem xét các vấn đề quản lý rộng hơn. Thứ hai: Tổ chức bộ máy kiểm toán theo mô hình song song Trong một DN có quy mô lớn và có nhiều lĩnh vực hoạt động, tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán hoạt động phổ biến nhất là giao trách nhiệm cho KTV theo những “ngành” hoạt động (hẹp) như tổ chức của DN. Theo cách này, bộ máy kiểm toán có thể có những KTV cá biệt hay nhóm KTV giao cho ngành nghề hoạt động đặc thù và sắp xếp nhân sự cho các bộ phận trong DN. Nếu mỗi bộ phận cấu thành đơn vị này được chuyên môn hóa theo “ngành”, các KTV ở ngành này có thể đạt được những ưu thế đặc biệt về lĩnh vực chuyên môn kể cả các hoạt động nghiệp vụ riêng biệt. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán song song làm cho các KTV có thể phát triển mối quan hệ cộng tác với những nhà quản lý (phụ trách ở tất cả các cấp) tốt hơn, đặc biệt là ở “ngành” hoạt động mà KTV này phụ trách. Tuy nhiên, cách thiết lập này cũng có những hạn chế tương tự như trong trường hợp thứ nhất vì bản chất của cách này vẫn là tạo ra sự chuyên môn hóa trong công việc kiểm toán. Ngoài ra, theo cách tổ chức này KTV có thể đạt được những mối quan hệ đặc biệt với nhân viên trong ngành, trong tổ chức hay đơn vị được phụ trách kiểm toán hoặc người có quyền hành. Điều này có thể ảnh hưởng tới tính độc lập và tính khách quan của việc thực hiện công tác kiểm toán trong đơn vị được kiểm toán. Bên cạnh đó, vấn đề bố trí nhân sự và số lượng nhân viên kiểm toán cũng đặt ra đối với mô hình tổ chức này vì quy mô và tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh. Khái quát mô hình tổ chức bộ phận kiẻm toán có chức năng song song được trình bày ở Sơ đồ 1.2. Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán theo chức năng song song KIỂM TOÁN TRƯỞNG TRỢ LÝ KIỂM TOÁN TRƯỞNG KTV phụ trách ngành A KTV phụ trách ngành B KTV phụ trách ngành C KTV phụ trách ngành … (Trích: Kiểm toán nội bộ hiện đại) Thứ ba: Tổ chức bộ máy kiểm toán theo khu vực địa lý Trong cách tiếp cận tổ chức bộ máy kiểm toán theo khu vực địa lý, môt KTV nội bộ riêng biệt hoặc một nhóm KTV sẽ thực hiện kiểm toán tất cả hoạt động, nghiệp vụ của DNở một khu vực địa lý nhất định. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, cách tổ chức này có thể chuyển sang mô hình thứ nhất (tổ chức bộ máy kiểm toán theo loại kiểm toán). Trong trường hợp khác, cách tổ chức này có thể tự điều chỉnh và trở thành mô hình thứ 2 (tổ chức bộ máy kiểm toán song song). Chính vì vậy, các mô hình tổ chức này có những ưu điểm và nhược điểm tương tự như hai loại đầu tiên. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận được đánh giá là tốt nhất và là loại tiếp cận được sử dụng nhiều nhất trong kiểm toán thực hiện kiểm toán hoạt động ở các nước có hoạt động kiểm toán hoạt động phát triển. Mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán theo khu vực địa lý trong DN được khái quát trong Sơ đồ 1.3. Sơ đồ 1.3. Tổ chức bộ phận kiểm toán theo khu vực KIỂM TOÁN TRƯỞNG TRỢ LÝ KIỂM TOÁN TRƯỞNG Thư ký và dịch vụ văn phòng Phụ trách khu vực A Phụ trách khu vực A Thư ký và dịch vụ văn phòng Phụ trách khu vực A Các KTV Các KTV Các KTV (Trích: Kiểm toán nội bộ hiện đại) Thứ tư, tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ điển hình trong DN Trong mối quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bộ phận hay hoạt động khác trong [...]... kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn kết thúc kiểm toán 2 Đặc điểm chung của quy trình kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là 1 loại hình của hoạt động kiểm toán nên nó cũng trải qua 3 giai đoạn chung của hoạt động kiểm toán đó là : chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán +) Chuẩn bị kiểm toán vẫn là bước đầu tiên của tổ chức công tác kiểm. .. hoạch và qui trình đã ấn định +) Lập và gửi báo cáo kiểm toán: KTV lập báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến và đề xuất của mình Kiểm toán hoạt động thường do kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện nên thông thường quy trình còn có cả giai đoạn kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán Kiểm toán hoạt động hướng tói hiệu lực của hệ thống quản trị, hiệu năng của quản lý, hiệu quả hoạt động nên... nghiệp của đơn vị (Trích: Kiểm toán nội bộ hiện đại) Nói chung mỗi cuộc kiểm toán hoạt động đều cần đến những chuyên gia trong từng lĩnh vực: Tính đặc thù của đối tượng kiểm toán càng cao thì yêu cầu về chuyên gia cần có cho bộ máy kiểm toán hoạt động càng lớn Vì vậy bước chuẩn bị kiểm toán, việc thành lập đoàn kiểm toán để thực hiện kiểm toán hoạt động cần đặc biệt quan tâm tới tính chuyên môn hóa của. .. hai, phạm vi kiểm toán: các đơn vị kinh doanh sẽ được kiểm toán, tần suất hoạt động kiểm toán Khi xác định phạm vi kiểm toán, cần làm rõ: lý do đưa đơn vị kinh doanh vào phạm vi kiểm toán, các rủi ro chính cần chú ý, mô tả sơ lược về hoạt động của đơn vị kinh doanh Thứ ba, kế hoạch về nhân sự của bộ phận kiểm toán: cập nhật thời gian có thể dành cho công việc kiểm toán của tất cả các KTVNB, và kế hoạch... khoảng 50 chủ đề thực hiện kiểm toán trong năm, số còn lại là các cuộc kiểm toán tiềm năng Hằng năm, ANAO xem xét bổ sung vào Kế hoạch chiến lược các chủ đề kiểm toán và lựa chọn các cuộc kiểm toán trong năm thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá Do đối tượng kiểm toán hoạt động có tính biến động lớn nên qui trình kiểm toán không chỉ dựa vào kế hoạch kiểm toán năm mà cần và có thể kiến nghị, bổ sung,... nghiệm và kĩ năng của kiểm toán viên theo lĩnh vực; Hai là, yêu cầu về trình độ và cơ cấu của đội ngũ chuyên gia bộ máy kiểm toán Đồng thời với cơ cấu tổ chức, trong chỉ đạo cả trước, trong và sau quá trình kiểm toán cần đảm bảo tính thống nhất cao và duy trì thường xuyên mối liên hệ cùng sự phối hợp giữa các thành viên đoàn kiểm toán Mặt khác, trong mọi trường hợp cần đề cao vai trò của trưởng đoàn kiểm. .. vi kiểm toán Có sự khác biệt về qui trình kiểm toán giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động có sử dụng ngân sách nhà nước +) Một dự án hay hoạt động cụ thể trong kinh doanh thường đươc kiểm toán vs qui mô nhỏ và mang tính thiết thực nên thông thường 3 giai đoạn của Jean Raffegeau đưa ra: Nghiên cứu sơ bộ Phân tích sâu Tổng hợp báo cáo Có thể được áp dụng một cách hiệu quả +) Với 1 dự án hay hoạt động. .. nhà nước đòi hỏi qui trình phải đầy đủ cả 4 giai đoạn thậm chí có thêm cả bước lập kế hoạch chiến lược Qui trình kiểm toán ngân sách nhà nước được ghi rõ trong Quy t định số 02/2013/QĐKTNN ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước gồm 4 bước: a) Chuẩn bị kiểm toán b) Thực hiện kiểm toán c) Lập và gửi báo cáo kiểm toán d) Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ... trạng nợ xấu, sở hữu chéo… Hay như vào tháng 7 hàng năm, Cơ quan kiểm toán quốc gia Úc (ANAO) ban hành Kế hoạch kiểm toán để thông báo cho Quốc hội, công chúng và các cơ quan của Chính phủ về chương trình hoạt động của ANAO Việc lập kế hoạch chiến lược cho kiểm toán hoạt động được tiến hành trong một quá trình có liên quan đến: ý kiến tư vấn của Quốc hội, các cơ quan và các bên liên quan; tiến hành ra... kiểm toán nhằm tạo tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán, gồm các công việc chủ yếu như là xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán, chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản, thu thập thông tin cơ sở… +) Thực hiện kiểm toán vẫn là KTV áp dụng các phương pháp kĩ thuật ngiệp vụ để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và . đoàn kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. 2 Đặc điểm chung của quy trình kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động là 1 loại hình của hoạt. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG Giảng viên. chức công tác kiểm toán hoạt động Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kiểm toán hoạt động: Khách thể kiểm toán cụ thể Theo lĩnh vực hoạt động, kiểm toán hoạt động được tổ chức thích ứng với

Ngày đăng: 30/06/2015, 09:05

Mục lục

  • Sinh viên thực hiện : Phạm Huy Bắc CQ 530341

  • 1 Khái quát chung tổ chức kiểm toán và kiểm toán hoạt động

    • 1.1 Tổ chức kiểm toán

    • 1.2 Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán

    • 1.3 Đặc điểm chung của tổ chức kiểm toán hoạt động

      • 1.3.1 Tổ chức công tác kiểm toán hoạt động

      • 1.3.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán hoạt động

      • 2 Đặc điểm chung của quy trình kiểm toán hoạt động.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan