Tiểu luận Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn trên báo Hoa Học Trò

25 2.2K 6
Tiểu luận Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn trên báo Hoa Học Trò

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn trên báo Hoa Học Trò 1 MỞ ĐẦU Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Nó vừa là phương tiện để giao tiếp vừa là công cụ của tư duy. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng thể hiện bản sắc, vẻ đẹp riêng của dân tộc mình. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ. Chính vì vậy ngôn ngữ là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Ở một góc độ nào đó, giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ chính là lòng tự hào dân tộc. Đất nước ta đang ở thời kỳ mở rộng giao lưu với các nước đã khiến tiếng Việt tiếp nhận ồ ạt nhiều khái niệm mới bao hàm những nội dung ngữ nghĩa mới của những từ ngữ đang dùng hoặc từ ngữ mới . Điều nhận ra trước tiên là sự xuất hiện ngày càng nhiều của những từ nước ngoài (đặc biệt là từ tiếng Anh), những tên riêng nước ngoài trên các trang báo, trên các kênh truyền hình, Trong sự giao lưu giữa các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ khác nhau, việc mượn từ ngữ của nhau là việc hết sức bình thường. Nhưng vấn đề đặt ra là mượn như thế nào để có thể bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình. Trên cơ sở đó tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng từ vay mượn tiếng Anh trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát các tít báo đăng trên Hoahoctro online trong tháng 5 năm 2009. Từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng từ tiếng Anh trên tít báo làm cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục. Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên báo chí nói chung, trên tít báo nói riêng là bức thiết để làm tài liệu tham khảo cho những người 2 viết báo, đặc biệt là phóng viên trẻ học cách giật tít và tránh những lỗi khi giật tít. Quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: khảo sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh,… NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề cơ bản về sử dụng từ vay mượn 1. Khái niệm: Từ mượn là các từ được vay mượn từ một ngôn ngữ khác do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Con đường vay mượn có thể là theo cách đi từ khẩu ngữ (lặp lại tương tự vỏ âm thanh của từ được vay mượn) hoặc theo cách đi từ văn tự, qua sách vở (lặp lại dạng văn tự - chuyển tự, không nhất thiết từ được phát âm tương tự với từ ở ngôn ngữ được vay mượn). Từ xưa tới nay, ngôn ngữ Việt sử dụng từ mượn của 4 nhóm ngôn ngữ chính: tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Ví dụ như mít tinh, bốc, ten nít (nguồn gốc Anh); ga, xăng, sơ mi, xà phòng (nguồn gốc Pháp); bôn sê vich, côm xô môn (nguồn gốc Nga); câu lạc bộ, ngân phiếu, mậu dịch (nguồn gốc Hán) 2. Nhu cầu mượn từ: Trong những điều kiện lịch sử trước kia của đất nước, tiếng Việt đã trải qua cả nghìn năm tiếp xúc với tiếng Hán (thời kỳ Bắc thuộc); rồi sau đó, lại tiếp xúc với tiếng Pháp (thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp). Sự tiếp xúc, giao thoa về ngôn ngữ dẫn đến việc mượn từ của nhau là hết sức bình thường. Hành động mượn từ và thái độ tiếp tục dùng từ mượn thường đáp ứng hai nhu cầu chính: nhu cầu định danh chính xác và nhu cầu gợi cảm. Tất nhiên, hoàn toàn không có căn cứ để nói rằng từ bản ngữ 3 không đủ sức đáp ứng nhu cầu định danh chính xác. Tuy vậy, có những trường hợp, những phạm vi, khi nội dung có tính chất đặc biệt thì từ mượn, do chỉ có một nghĩa nên đáp ứng được tốt nhất đòi hỏi phải gọi tên cái nội dung ấy mà không gây ra lẫn lộn. Chẳng hạn trường hợp từ công-ten-nơ trong tiếng Việt: từ mượn này, vốn ở tiếng Anh là “container” chỉ cái chứa, cái đựng nói chung, và chỉ một loại thùng đặc biệt chuyên dùng trong vận tải; nếu thay thế nó bằng từ thùng cho đơn giản thì không thoả mãn nhu cầu định danh nói trên, bởi vì không phải loại thùng nào cũng là công-ten-nơ. Về nhu cầu gợi cảm, cũng cần thấy rằng không phải chỉ từ mượn có khả năng đáp ứng, mà trái lại, ưu thế ở mặt này nói chung thuộc về từ bản ngữ. Nhưng thế nào là sự gợi cảm của từ? Có thể tạm nói rằng từ mà có sức gợi cảm là khi mà ngoài chức năng định danh, nó còn có thể tạo nên những mối liên hệ đặc biệt giữa ý thức với thực tế, trong một hoàn cảnh nhất định. Như vậy, nhu cầu gợi cảm một từ cũng có thể xem là nhu cầu về phong cách ngôn ngữ, và cũng có thể nhận thấy rằng trong những hoàn cảnh nhất định, từ mượn cũng có tác dụng riêng. Nếu nói riêng về phong cách báo chí thì có thể khác, bởi vì phong cách này, có khi, cần phát huy tác dụng chiến đấu và thông tin, tức cũng là tác dụng gợi cảm, gợi nhiều mối liên hệ, cho nên loại từ mượn có tính chất thuật ngữ và gần với từ ngoại có thể có giá trị riêng. Tuy nhiên việc mượn từ để sử dụng tràn lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay lại không nhằm mục đích đáp ứng hai nhu cầu đó. Mà hành động mượn từ có thể chẳng có lí do gì chính đáng, chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về ngôn ngữ, mà nhiều khi, chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn 4 trọng, không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc ở một số nhà báo. Có thể là do không suy nghĩ kỹ mà vội vàng sử dụng, cũng có thể là do tâm lý khoe chữ, và còn có thể là do không xử lý kịp mà buộc phải chấp nhận… 3. Các trường hợp tiếp nhận từ ngoại ngữ vào bản ngữ: Tiếp nhận từ của ngoại ngữ vào bản ngữ là một quá trình và ý thức của người bản ngữ là một nhân tố rất quan trọng đối với quá trình ấy. Cho nên có thể căn cứ vào ý thức đó mà phân thành hai trường hợp: Thứ nhất là trường hợp những từ vốn tự ngoài vào và đã đồng hoá về nội dung cũng như về hình thức, tới mức người bản ngữ không còn ý thức về nguồn gốc ngoại của chúng nữa. Như vậy, không còn có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Từ lò xo là một thí dụ về từ đã đồng hoá nhưng lại là gốc ở từ ressort của tiếng Pháp… Hiện tượng đồng hoá thực đáng chú ý và cần được chú ý ở những tiêu chuẩn mà theo đó một từ vốn của ngoại ngữ được coi là đã đồng hoá. Thứ hai là trường hợp, những từ có thể gọi là từ ngoại, vốn tự ngoại vào, và không có khả năng đồng hoá, mà trái lại sẽ được dùng trong bản ngữ với yêu cầu mãi mãi là ngoại. Đó là những tên riêng – tên của những người, những sông núi, thành phố không phải ở nước mình mà ở nước ngoài, và tên của những nước đó. Nội dung và hình thức của những tên riêng này là ngoại trong ý thức của người bản ngữ, và giá trị thông tin văn hoá của chúng chính là ở bản chất ngoại đó. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá, cái ý muốn duy trì những tên riêng ấy ở hình thức vốn có của chúng ở trong ngoại ngữ là, về nguyên tắc, một điều hợp lí. Ngoài những tên riêng đó, còn có thể coi là từ ngoại, những từ mà người bản ngữ muốn dùng với hình thức ngoại của chúng để thông tin về 5 những nội dung, mặc dù không phải là ngoại, nhưng có sắc thái ngoại độc đáo. Thí dụ, trong một tiểu thuyết dịch, nếu không dịch nghĩa mà cứ để nguyên những từ của tiếng Mĩ như: “gangster”, “blue-jean”, “hold-up”… nguyên cả cách viết, là không muốn làm mất đi những nét riêng của xã hội nước Mĩ. Những từ ngoại này có thể gọi là từ ngoại gợi cảm. 4. Sử dụng từ mượn trên báo chí: Các phương tiện thông tin đại chúng luôn có rất nhiều người sử dụng, và luôn được coi là mẫu mực trong việc dùng ngôn từ. Chính vì vậy ngôn ngữ sử dụng trên báo chí sẽ nhanh chóng trở thành ngôn ngữ chung của toàn xã hội. Ngôn ngữ báo chí ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận thì còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả. Có thể nói chưa bao giờ từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài lại xuất hiện trên báo chí tiếng Việt với mật độ dày như hiện nay. Người ta sử dụng chúng khá dày đặc bất chấp người đọc người nghe có hiểu được hay không. Thật phi lý khi nhà báo là người Việt Nam, mà để hiểu được ngôn từ của họ, nhiều lúc ta phải mở từ điển song ngữ ra tra cứu. Tiếng Việt chúng ta vô cùng phong phú và trong tuyệt đại đa số các trường hợp có thể tìm thấy các từ tương đương với các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, thậm chí nhiều từ tiếng Việt còn có khả năng diễn đạt tinh tế hơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên một số nhà báo lại không sử dụng tiếng Việt vì họ muốn làm phong phú thêm ngôn từ của mình hoặc muốn tăng tính biểu cảm bằng các từ tiếng Anh. Nhưng việc sử dụng này không đem lại hiệu quả mà đã phá vỡ tính thống nhất của ngữ pháp tiếng Việt. Các từ vay mượn tiếng nước ngoài đôi khi bị dùng sai do người dùng chưa hiểu thấu đáo cách đọc, cách viết cũng như nghĩa của chúng trong từng văn cảnh. Việc dùng sai từ không chỉ 6 làm giảm sút hiệu quả tiếp nhận tác phẩm, tuyên truyền cho cái sai, mà còn hạ thấp uy tín của tác giả và hạ thấp uy tín của cơ quan báo chí nơi tác giả làm việc. Hiện nay, từ mượn được sử dụng rất nhiều trên trang báo dành cho thanh thiếu niên như Hoa Học Trò, Sinh viên Việt Nam, Mực tím, …Có những từ được sử dụng chọn lọc và đem lại hiệu quả rất tốt, nhưng cũng có những từ được sử dụng một cách bừa bãi, tràn lan gây phản cảm cho độc giả. Sử dụng từ mượn trên báo chí không dừng lại ở việc mượn từ để đáp ứng các nhu cầu như đã nói ở trên, cũng không nằm trong các trường hợp tiếp nhận từ ngoại ngữ vào bản ngữ mà nó đã trở thành một căn bệnh dùng từ. Căn bệnh này được các nhà nghiên cứu đặt tên là “bệnh sính ngoại”. Sính từ ngoại mọi nơi (tít chính, tít phụ, nội dung bài báo) khiến thẩm mỹ ngôn ngữ bị mai một dần dần. Hiện tượng này nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài sẽ tạo ra nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt. Việc sử dụng từ mượn trên báo chí thường diễn ra dưới hai hình thức: - Chêm những từ ngữ thuần ngoại hoặc nửa tây nửa ta vào tít báo, nội dung bài báo. - Pha tạp tiếng Việt với tiếng nước ngoài: không nói là khu nghĩ dưỡng mà nói là resort, gọi người hâm mộ là fan, rồi thì những từ như teen, cát xê… Chương II: Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn tiếng 7 Anh trên tít báo Hoahoctro online 1. Tổng quan về báo Hoa Học Trò: Hoa Học Trò (HHT) là một tuần san của báo Sinh viên Việt Nam, bắt đầu phát hành từ ngày 15 tháng 10 năm 1991 dưới sự hỗ trợ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Kể từ số báo đầu tiên đến nay đã 18 năm trôi qua, HHT đã có nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức để phù hợp với lứa tuổi và xu thế phát triển của thời đại. Đối tượng hướng tới chủ yếu của báo HHT là học sinh cấp 2 và cấp 3. Đây là lứa tuổi mới lớn đang trong quá trình định hình nhân cách bởi vậy công tác giáo dục và hướng các em đến với các giá trị Chân-Thiện-Mỹ là hết sức cần thiết. HHT được xem là món ăn tinh thần đầy bổ dưỡng đối với các em trong độ tuổi hết sức nhạy cảm này. Báo đi sâu vào phản ánh thế giới học đường với những trang thông tin về giáo dục du học, tình cảm gia đình bạn bè, những rung động đầu đời và cả những triết lý nhân sinh về cái tốt cái xấu ở đời thông qua cách viết, cách tiếp cận rất gần gũi với các em. HHT đã đáp ứng được nhu cầu học tập và giải trí của các bạn học sinh. Cũng vì thế HHT cho đến nay vẫn là tờ báo được nhiều bạn trẻ yêu thích. Hoahoctro online là phiên bản trực tuyến của tờ báo giấy Hoa Học Trò, chính thức ra mắt độc giả vào đầu năm 2007. Với sự phát triển nhanh nhạy của Internet, HHT online cũng nhanh chóng trở thành địa chỉ thu hút độc giả mới lớn. Các bậc phụ huynh, thầy cô cũng thường xuyên ghé thăm để hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi con em mình. Khó có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và vai trò của tờ báo HHT đối với các em học sinh. Tuy nhiên những năm gần đây, HHT đã dùng những thứ ngôn ngữ thiếu trong sáng, lạm dụng quá nhiều từ tiếng Anh trong các 8 trang viết của mình. Việc sử dụng từ tiếng Anh trong các trang báo không xấu nhưng nếu không biết chọn lọc và sử dụng quá tràn lan thì sẽ làm báo chí mất đi tính đại chúng, ảnh hưởng đến ngôn ngữ của giới trẻ. 2. Khảo sát việc sử dụng từ tiếng Anh trên báo Hoa Học Trò online: Kết quả khảo sát tin bài các mục trên Hoahoctro online tháng 5 năm 2009 cho thấy gần 70% tin bài có sử dụng từ mượn tiếng Anh trong tít báo (cả tít chính và tít phụ). Bảng thống kê sau đây sẽ thể hiện rõ hơn điều này: STT TÁC GIẢ VÀ NGÀY ĐĂNG TÍT CHÍNH TÍT PHỤ TỪ LẠM DỤNG 1 X.Huy 01/05/2009 Utada Hikaru - Niềm tự hào của Châu Á - Diva số 1 châu Á và hành trình “Mỹ tiến” - Diva của đời thường Diva 2 Kim Ngân 01/05/2009 5 suy nghĩ "ngốc xít" của một Soloist teen Menu [360° Yêu Thương] Soloist teen Menu 3 Bảo Thuyền 01/05/2009 V-Pop: "Hot" và "Not" - Trương Quỳnh Anh lipsync trên nền giọng của Khởi My? - Hotgirl đồng loạt tấn công Vpop? Hot Not Lipsync Hotgirl 4 Allynh 02/05/2009 TeenStory: Yêu mến và thắc mắc Góc "TeenStory" chào mừng bạn đã ghé thăm TeenStor y 9 5 Vipon 03/05/2009 "Text note" tháng 5 của bạn đây Đừng quên những “menu đặc biệt” dành cho Text note Menu 6 Nguồn: Thanh Niên 04/05/2009 Gmail cung cấp thêm nhiều emoticon mới Gmail emoticon 7 Thục Hân 05/05/2009 Test4teen: Chỉ số “sẵn sàng khoẻ” của bạn là bao nhiêu? - Đi picnic với bọn bạn và mọi người chơi ném lon, bạn sẽ: Test4tee n Picnic 8 T.K 05/05/2009 "2Tek Fashion" Mùa hè năng động với tín đồ 2tek 2Tek Fashion 9 Ms.Thu Hiền 06/05/2009 Quà tặng Shopping Thân Thiện 798-798-799- 800-801-802 đã online Shopping thân thiện 797 Shopping Online 10 08/05/2009 Tín đồ công nghệ: Vào hè với "style" mới 2Tek Fashion Style 2Tek Fashion 11 Nguồn: Thanh Niên 08/05/2009 Tuyển sinh 2009: Xu hướng chọn ngành, nghề của teen phía Nam Khối Kinh tế, Nông lâm “hút” thí sinh teen teen 12 Rei Góc Flickr: - Profile Flickr 10 [...]... tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn Tiếng Anh là một sinh ngữ đang được học và phổ biến ở ngay từ THCS và THPT thậm chí là ngay cả bậc tiểu học ở một số thành phố lớn Hoa Học Trò là một tờ báo dành cho lứa tuổi học sinh, các em cũng đã quen với việc sử dụng những từ tiếng Anh thông dụng như teen, hot boy, hot girl, Việc sử dụng. .. girl, Việc sử dụng từ mượn tiếng Anh để đặt tít báo tạo cho Hoa Học Trò phong cách trẻ trung, gần gũi với độc giả mà tờ báo hướng tới Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều những từ mượn tiếng Anh trên tít báo là một vấn đề đáng báo động Nó không chỉ dừng lại ở những từ phổ biến, thông dụng nữa mà xuất hiện nhiều từ mới, từ chuyên ngành độc giả khó có thể hiểu nghĩa Thậm chí những từ trước đây vẫn dùng... không được cho sự chắp ghép ngôn ngữ là cách đánh bóng, làm sang, tăng lên sự trí thức của người viết Việc sử dụng từ mượn đặc biệt là từ mượn tiếng Anh trên các trang báo phải có sự chọn lọc và sáng tạo 3 Sử dụng từ vay mượn một cách có chọn lọc, có sáng tạo vừa thể hiện ý thức nghề nghiệp của người làm báo chân chính vừa góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của ngôn... blog và giành 30/05/2009 Nguyễn Lan học bổng Miss Teen Mời bạn đọc ngắm bộ Miss Hương Huyền Trang: ảnh mới nhất của Teen 30/05/2009 “Bắt diễn sexy Miss Teen ở Hà Nội Sexy là làm khó tôi” nha! 17 3 Đánh giá hiệu quả và nhược điểm của việc sử dụng từ mượn tiếng Anh trên tít báo: Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều Một số từ phổ biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn cảnh... nhân cách, rất dễ bị ảnh hưởng và bắt chước theo người khác Hoa Học Trò là một tờ báo có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh Nhiều bạn quan niệm những gì báo chí nói đều đúng và là chuẩn mực để các bạn học theo Chính vì vậy việc lạm dụng từ tiếng Anh trên báo đã vô tình định hướng cách ăn nói cho một bộ phận giới trẻ Điều nguy hại hơn là việc lệch chuẩn ngôn ngữ lại được một số giới trẻ coi là mốt,... những từ mới, nhiều độc giả vẫn chưa biết nghĩa nên việc sử dụng những từ này là không nên Tiếng Anh rất đa nghĩa, những độc giả có vốn tiếng Anh tốt cũng chưa chắc hiểu đúng nghĩa của từ theo văn cảnh Điều đáng nói là tác giả sử dụng những từ tiếng Anh và mặc nhiên tất cả mọi người đều hiểu nên họ không cần giải thích nghĩa ở trong bài viết nữa Những từ mà tác giả sử dụng có thể thay thế bằng những từ. .. dân ta, đặc biệt là báo chí 5 Tiểu luận mới chỉ xem xét đến một trong số những vấn đề của ngôn ngữ báo chí hiện đại (sử dụng từ mượn) nhưng cũng góp phần làm đầy hơn kho tư liệu nghiên cứu về các vấn đề của tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm báo mạng nói riêng Hi vọng những công trình nghiên cứu, khảo sát sau sẽ bù đắp những 23 thiếu sót và hoàn thiện hơn Danh sách tài liệu tham khảo 1 GS TS Nguyễn... truyền thông Báo chí, phát thanh, truyền hình là những cơ quan hình thành nên chuẩn ngôn ngữ Vì vậy, hơn ai hết, giới truyền thông về báo chí phải là những người đầu tiên sử dụng ngôn ngữ một cách thận trọng và chuẩn mực - Nhà báo phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: hạn chế tối đa việc sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít cho báo Với những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt... 1 GS TS Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục 2008 2 Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007 3 TS Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Đại học Sư Phạm 4 TS Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện đại NXB Lý luận chính trị 2007 5 PGS,TS Nguyễn Văn Dũng, Th.s Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện báo chí và tuyên truyền), Truyền... Việt thay thế 21 thì nên dùng: ví dụ như từ show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashionthời trang,… Chỉ nên mượn cái gì cần mượn, Việt hóa tối đa khi có thể Tuy nhiên cũng không "dị ứng" với việc mượn từ Làm theo lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những từ không dịch được thì phải mượn tiếng của nước ngoài Nhưng chỉ mượn khi thật cần thiết và đã mượn thì phải chọn mượn cho đúng” - Về phía độc giả cần biết . những từ như teen, cát xê… Chương II: Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn tiếng 7 Anh trên tít báo Hoahoctro online 1. Tổng quan về báo Hoa Học Trò: Hoa Học Trò (HHT) là một tuần san của báo Sinh. mình. Trên cơ sở đó tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng từ vay mượn tiếng Anh trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát các tít báo đăng trên Hoahoctro online trong tháng 5 năm 2009. Từ. trẻ. 2. Khảo sát việc sử dụng từ tiếng Anh trên báo Hoa Học Trò online: Kết quả khảo sát tin bài các mục trên Hoahoctro online tháng 5 năm 2009 cho thấy gần 70% tin bài có sử dụng từ mượn tiếng

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan