ĐỀ KT HK II - Ngữ văn 9

6 1.4K 5
ĐỀ KT HK II - Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Cổ Loa Năm học 2010 - 2011 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Đề 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút ) Phần I (5đ) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu: “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng ” a/ Phần trích trên trích từ tác phẩm nào; của ai? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? b/ Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu : “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt”. c/ Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp. d/ Em hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân - Hợp khoảng 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về phần trích trên, trong đoạn có một lần sử dụng phép nối và một câu văn có thành phần biệt lập phụ chú. ( Chú ý: Gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối và thành phần phụ chú) Phần II (5đ) HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tinh thần tự học. Đề 2: Phân tích bài thơ “Nói với con” ( Y Phương). Trường THCS Cổ Loa Năm học 2010 - 2011 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Đề 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút ) Phần I (5đ) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu: “…Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xử sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…” a/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào; của ai? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? b/ Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu : “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá”. c/ Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp. d/ Em hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân - Hợp khoảng 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên, trong đoạn có một lần sử dụng phép nối và một câu văn có thành phần biệt lập phụ chú. ( Chú ý: Gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối và thành phần phụ chú) Phần II (5đ) HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Suy nghĩ từ câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đề 2: Phân tích bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh). Đáp án chấm: Đề I Phần I ( 5đ) a/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” – 0,25đ của Lê Minh Khuê – 0,25đ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971 – 0,25đ Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra hết sức ác liệt – 0,25đ b/ Xác định “Chắc có” -> thành phần biệt lập tình thái – 0,5đ c/ Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.( 0,5đ) VD: Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được nhà văn Lê Minh Khuê miêu tả rất cụ thể, tinh tế.(Nhà văn LMK đã miêu tả rất cụ thể, sinh động tâm trạng nhân vật PĐ trong một lần phá bom trên cao điểm ) d/ HS hoàn thành đoạn văn đúng mô hình Tổng – Phân - Hợp khoảng 8 đến 10 câu trình bày được cảm nhận cảm nhận về đoạn văn trên, tập trung vào những ý cơ bản sau: : ( 2đ) - Dù PĐ đã rất quen với công việc phá bom, thậm chí một ngày có thể phá tới 5 quả bom song mỗi lần phá bom là một lầm thử thách thần kinh của cô + không khí căng thẳng +cảm giác có sự dõi theo của các chiến sĩ cao xạ. + lòng tự trọng không được đi khom + cảm giác căng thẳng khi chờ bom nổ -> Nhận xét ngòi bút miêu tả tâm lý chân thực, tinh tế của nhà văn *Trong đoạn có một lần sử dụng phép nối, có gạch chân – 0,25 đ câu văn có thành phần biệt lập phụ chú có gạch chân – 0,25đ Phần II ( 5đ) Đề 1: Bài viết đúng thể loại văn nghị luận, bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có liên kết, đảm bảo triển khai theo những luận điểm chính sau đây (5đ) *MB: Giới thiệu khái quát tinh thần tự học và ý nghĩa của nó. * TB: - Giải thích khái niệm học: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của một người nào đó.  Chân lý: Mọi sự học luôn luôn là tự học. - Ý nghĩa của tinh thần tự học: + Tự học thì mới có kiến thức. + Tự học mới nâng cao được chất lượng học tập của bản thân, hình thành và rèn luyện các kỹ năng tư duy, thực hành, vận dụng trong học tập cũng như trong đời sống nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. - Những tấm gương thành công nhờ tự học. - Đánh giá, liên hệ tình hình tự học trong thực tế hiện nay. * KB: Khẳng định lại ý nghĩa của tinh thần tự học với mỗi người. Bài học rút ra cho bản thân. Đề 2: Phân tích bài thơ đảm bảo bố cục 3 phần: - MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ. - TB: Triển khai phân tích kết hợp ND và NT của bài thơ theo các luận điểm chính:( Theo hai đoạn thơ) * Lời người cha nói với con: Cội nguồn sinh dưỡng của con là tình cảm gia đình, là nghĩa tình của quê hương ( Đoạn 1) - 4 câu đầu: -7 câu tiếp: * Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con: ( Đoạn 2) - KB: Nêu ấn tượng cảm xúc, đánh giá Đề II Phần I (5đ) : a/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” – 0,25đ của Lê Minh Khuê – 0,25đ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971 – 0,25đ Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra hết sức ác liệt – 0,25đ b/ Xác định “Rõ ràng” + thành phần biệt lập tình thái – 0,5đ c/ Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.( 0,5đ) VD: Đoạn văn đã thể hiện rất chân thực tâm trạng của nhân vật Phương Định sau khi đón cơn mưa đá bất chợt trên cao điểm. Đoạn văn đã thể hiện rất chân thực nỗi nhớ những ký ức tuổi thơ của nhân vật Phương Định sau khi cô cùng đồng đội đón cơn mưa đá bất chợt trên cao điểm d/ HS hoàn thành đoạn văn đúng mô hình Tổng – Phân - Hợp khoảng 8 đến 10 câu trình bày được cảm nhận cảm nhận về đoạn văn trên, tập trung vào những ý cơ bản sau: ( 2đ) - PĐ ngỡ ngàng, nuối tiếc, nhớ về những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ nơi thành phố + khung cảnh phố phường sau cơn mưa + hình ảnh người mẹ -> Nhận xét về: Tâm hồn trong sáng mơ mộng, hồn nhiên của nhân vật, giọng văn tự nhiên, trẻ trung của LMK. *Trong đoạn có một lần sử dụng phép nối, có gạch chân – 0,25 đ câu văn có thành phần biệt lập phụ chú có gạch chân – 0,25đ Phần II (5đ) Đề 1: Bài viết đúng thể loại văn nghị luận, bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có liên kết, đảm bảo triển khai theo những luận điểm chính sau đây (5đ) *MB: Giới thiệu câu ca dao và khái quát ý nghĩa của nó. * TB: - Giải thích ý nghĩa bài ca dao: bằng hai hình ảnh so sánh, bài ca dao ca ngợi công lao vô cùng lớn lao, không gì kể xiết của cha me. -> Khẳng định: Đạo làm con là phải có hiếu với cha mẹ, đó cũng là nền tảng nhân cách, là cơ sở của đạo đức xã hội. - Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? - Biểu hiện của chữ hiếu trong cuộc sống? - Bàn bạc mở rộng trong thực tế đời sống, phê phán quan niệm sai trái, biểu hiện bất hiếu… * KB: Khẳng định lại ý nghĩa của bài ca dao với mỗi người. Đề 2: Phân tích bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh) đảm bảo bố cục 3 phần: - MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ. - TB: Triển khai phân tích kết hợp ND và NT của bài thơ theo các luận điểm chính:( Theo ba đoạn thơ) * Những tín hiệu báo thu sang ( Đoạn 1) * Những biến chuyển trong không gian, đất trời khi đã sang thu. ( Khổ 2 + 3) * Những suy ngẫm, xúc cảm của nhà thơ về cuộc đời, về con người lúc sang thu( 2 câu cuối) KB: Nêu ấn tượng, cảm xúc, đánh giá Đáp án chấm Đề 1: Câu 1: a/ Trả lời chính xác tên tác phẩm “ Bến quê” – 0,25đ, tác giả: Nguyễn Minh Châu – 0,25đ b/ Nêu đúng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: năm 1985 – 0,5đ Câu 2: a/ Nêu những biện pháp nghệ thuật chủ yếu: hình ảnh thực, gợi tả, cách diễn đạt giàu hình ảnh, sức khái quát, biện pháp nhân hoá -> 0,5đ. - Nêu chung được tác dụng của các biện pháp đó: khắc hoạ lời nhắn nhủ của người cha với con: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. b/ - Đoạn văn đảm bảo số câu, đúng mô hình T – P –H và cảm nhận đoạn thơ theo chủ đề đã cho –> 1đ - Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, có liên kết, không phạm những lỗi thông thường về câu, từ, chính tả ->1đ. - Có sử dụng hợp lý, chính xác câu ghép và thành phần biệt lập theo yêu cầu -> 1đ Câu 3: Bài viết đúng thể loại văn nghị luận, bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có liên kết, đảm bảo triển khai theo những luận điểm chính sau đây (5đ) *MB: Giới thiệu câu ca dao và khái quát ý nghĩa của nó. * TB: - Giải thích ý nghĩa bài ca dao: bằng hai hình ảnh so sánh, bài ca dao ca ngợi công lao vô cùng lớn lao, không gì kể xiết của cha me. -> Khẳng định: Đạo làm con là phải có hiếu với cha mẹ, đó cũng là nền tảng nhân cách, là cơ sở của đạo đức xã hội. - Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? - Biểu hiện của chữ hiếu trong cuộc sống? - Bàn bạc mở rộng trong thực tế đời sống, phê phán quan niệm sai trái, biểu hiện bất hiếu… * KB: Khẳng định lại ý nghĩa của bài ca dao với mỗi người. Đề 2: Câu 1: a/ Trả lời chính xác tên tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi ” – 0,25đ, tác giả: Lê Minh Khuê – 0,25đ b/ Nêu đúng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất ác liệt –> 0,5đ Câu 2: a/ Nêu những biện pháp nghệ thuật chủ yếu: từ láy giàu chất tạo hình, gợi cảm, hình ảnh đối lập -> 0,5đ. - Nêu chung được tác dụng của các biện pháp đó: thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những tín hiệu giao mùa, những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. b/ - Đoạn văn đảm bảo số câu, đúng mô hình T – P –H và cảm nhận đoạn thơ theo chủ đề đã cho –> 1đ - Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, có liên kết, không phạm những lỗi thông thường về câu, từ, chính tả ->1đ. - Có sử dụng hợp lý, chính xác câu ghép và thành phần biệt lập theo yêu cầu -> 1đ Câu 3: Bài viết đúng thể loại văn nghị luận, bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có liên kết, đảm bảo triển khai theo những luận điểm chính sau đây (5đ) *MB: Giới thiệu khái quát tinh thần tự học và ý nghĩa của nó. * TB: - Giải thích khái niệm học: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của một người nào đó.  Chân lý: Mọi sự học luôn luôn là tự học. - Ý nghĩa của tinh thần tự học: + Tự học thì mới có kiến thức. + Tự học mới nâng cao được chất lượng học tập của bản thân, hình thành và rèn luyện các kỹ năng tư duy, thực hành, vận dụng trong học tập cũng như trong đời sống nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. - Những tấm gương thành công nhờ tự học. - Đánh giá, liên hệ tình hình tự học trong thực tế hiện nay. * KB: Khẳng định lại ý nghĩa của tinh thần tự học với mỗi người. Bài học rút ra cho bản thân. 3/ Củng cố: - Thu bài, kiểm tra số lượng - Nhận xét giờ kiểm tra. 4/ Dặn dò: - Học bài cũ: Xem lại kiến thức đã học. . Trường THCS Cổ Loa Năm học 2010 - 2011 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Đề 1 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút ) Phần I (5đ) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu. bài thơ “Nói với con” ( Y Phương). Trường THCS Cổ Loa Năm học 2010 - 2011 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Đề 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút ) Phần I (5đ) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu. và một câu văn có thành phần biệt lập phụ chú. ( Chú ý: Gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối và thành phần phụ chú) Phần II (5đ) HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tinh thần tự học. Đề 2: Phân

Ngày đăng: 29/06/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan