BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN HỌC HỌC PHẦN QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

10 2.6K 8
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN HỌC HỌC PHẦN QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN & TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Giảng viên phụ trách: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Học viên: HÀ NỘI – 2015 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 09 tháng 04 năm 2015 Thời gian nộp bài: ngày 09 tháng 04 năm 2015 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): 2 BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN HỌC HỌC PHẦN QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐỀ BÀI Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Điều gì tạo nên (chi phối) một ngày làm việc hiệu quả? 2. Điều gì tạo nên (chi phối) một tuần làm việc hiệu quả? 3. Điều gì tạo nên (chi phối) một năm làm việc hiệu quả? BÀI LÀM 3 BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC HỌC PHẦN QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐỀ BÀI 1. Hãy giải thích tại sao phải quản lý văn hóa nhà trường? 2. Đồng chí hãy chứng minh văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường? BÀI LÀM 1. Khái niệm văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường 1.1. Khái niệm văn hóa Khi đề cập tới khái niệm văn hóa có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa với những phương diện khác nhau, nhưng định nghĩa được thừa nhận rộng rãi hiện này là: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra”. 1.2. Khái niệm văn hóa tổ chức Văn hóa tổ chức cũng có nhiều định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau. Trong đó có hai định nghĩa có cách tiếp cận khá giống nhau là: Greert Hofstede, (1991):“Đó là một tập hợp các giá trị, niềm tin và hành vi trí tuệ của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác” M. Amiel, F. Bonnet, J.Jacobs, (1993): “Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian”. 1.3. Khái niệm văn hóa nhà trường Nhà trường cũng là một tổ chức, nhưng mang trong mình những đặc thù của tổ chức hành chính sư phạm. Có thể kể đến một số định nghĩa của các học giả dưới đây: 4 Phillips, (1996): “Văn hóa nhà trường chứa đựng các niềm tin, thái độ và các hành vi điển hình cho nhà trường” G.C. Urben, L.W.Hugies, C.J. Noris, 2004: “Một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kỳ vọng cao đối với học sinh, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có văn hóa nhà trường tốt” Có một cách định nghĩa khác khá tường minh, văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. 2. Tại sao phải quản lý văn hóa nhà trường? Nhà trường cần phải quản lý văn hóa vì những lý do cụ thể như sau: - Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên; môi trường văn hoá trường học thuận lợi giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển; môi trường này không thuận lợi (thù nghịch) làm thui chột sự phát triển; - Văn hóa nhà trường lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh; - Văn hóa nhà trường tích cực sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi; - Văn hóa nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học. 3. Chứng minh văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường? 3.1. Biểu hiện văn hóa tích cực trong một nhà trường Mỗi nhà trường sẽ có những quy định (ngầm) những giá trị văn hóa mạnh, văn hóa tích cực riêng phù hợp với định hướng, giá trị riêng mang bản sắc của nhà trường. Dựa trên đặc điểm của một nhà trường thành công, có thể liệt kê những biểu hiện của văn hóa mạnh, văn hóa tích cực dưới đây: - Lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn; 5 - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; - Mỗi giáo viên luôn ý thức được việc - Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học; - Coi trọng con người, cỗ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; - Có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; - Tôn trọng sự sáng tạo và đổi mới; - Coi trọng việc bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên - Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy học; lấy người học làm trung tâm trong hoạt động dạy học; - Khuyến khích đối thọai, cổ vũ tinh thần hợp tác, làm việc nhóm; - Khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; - Chia sẻ vai trò lãnh đạo (hiệu trưởng và các giáo viên phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác) - Luôn quan tâm, giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục… 3.2. “Văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường” 3.2.1. Văn hóa góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường Văn hóa nhà trường được coi là chương trình đào tạo ẩn. “Cùng với những vấn đề quan trọng được giảng dạy trên lớp, chúng ta còn có chương trình đào tạo ẩn. Chương trình đào tạo ẩn góp phần tạo dựng các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và hình thành nên những đặc điểm, tính cách của người học” (John Capozzi). “Chương trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua nhà trường, chứ không phải thông qua bất cứ một giáo viên nào. Nó là những gì thâm nhập vào học sinh, nhưng có thể là những điều không bao giờ được giảng dạy trên lớp. 6 Nó hình thành nên định hướng cuộc sống và thái độ đối với việc học tập cho người học” Roland Meighan. Cùng với chương trình đào tạo chính thức, mỗi nhà trường còn cần xây dựng và chuyển tải chương trình đào tạo ẩn tới mỗi người học. Chương trình đào tạo ẩn trong mỗi nhà trường chính là văn hóa nhà trường. Nếu thực hiện tốt chương trình đào tạo ẩn, nghĩa là nhà trường đã thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy học. 3.2.2. Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể: - Văn hoá nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm; - Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người; - Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng. 7 3.2.3. Văn hóa nhà trường kiểm soát, điều chỉnh hành vi Văn hóa nhà trường kiểm soát hành vi của các cá nhân trong trường thông qua các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. Đó là những luật lệ thành văn và bất thành văn được lưu truyền qua các thế hệ trong nhà trường. Việc kiểm soát hành vi bằng văn hóa sẽ giúp các thành viên điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với văn hóa chung, hướng tới những chuẩn mực chung. 3.2.4. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Văn hóa nhà trường gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Vì vậy, văn hoá nhà trường hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là, văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường 3.2.5. Văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên - Đối với giáo viên, văn hóa nhà trường có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. Giáo viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường… 8 - Đối với học sinh, văn hóa nhà trường có tác động tạo ra một bầu không khí học tập tích cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị. Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, tạo ra môi trường thân thiện an toàn, cởi mở, tôn trọng và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh… Lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà chưa thực sự chú ý việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng… Điều đó đã dẫn đến một thực tế là ngày càng xuất hiện những biểu hiện lệch chuẩn trong giới học đường. Học sinh đánh nhau, xử lý nhau theo kiểu “xã hội đen”, thiếu tôn trọng thầy, sa đà vào các loại “ma túy” như game, chat; trang phục không phù hợp; bộc lộ tình cảm khác giới trước tuổi để dẫn đến việc “giải quyết nhau” rất bạo lực và tiêu cực như học sinh nữ lột quần áo của nhau giữa đường trước con mắt dửng dưng hoặc cổ vũ của bạn bè, nhục mạ nhau, tung clip xấu lên mạng; tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử… Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến dạng. Sự hình thành văn hóa của học sinh chịu sự giáo dục từ gia đình - nhà trường - xã hội và luôn luôn cần sự hỗ trợ, kết hợp của 3 nhân tố này. Hiện nay, quan niệm sống “hiện đại” đã làm thay đổi giá trị gia đình cùng tác động trực tiếp từ môi trường xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ khiến những ứng xử văn hóa của một bộ phận học sinh ngày càng xuống cấp. Trong việc hình thành “phông văn hóa” của học sinh, vai trò của người thầy là trung tâm, quan trọng nhất. Nhiều học sinh "ấn tượng" đối với những hành vi ứng xử tiêu cực của thầy cô giáo như chửi mắng, trừng phạt khiến các em bị đau khổ về thể xác, tinh thần Trong nhiều trường hợp, thầy cô giáo đã "cậy" vào sức mạnh của kỷ luật, quyền lực, thậm chí là bạo lực khiến học sinh thiếu tự tin, bất an… dẫn đến khả năng hòa nhập cộng đồng và tiếp thu kiến thức bị hạn chế. Nghiêm trọng hơn, những hình thức kỷ luật tiêu cực đã dẫn đến những rối loạn tâm lý cho học sinh, thậm 9 chí là hủy hoại bản thân mình. Như vậy, có lúc, có nơi, chính giáo viên đã “dạy” cho học sinh cách ứng xử theo kiểu hễ sai là chửi, mắng, đánh. 10 . quả? 3. Điều gì tạo nên (chi phối) một năm làm việc hiệu quả? BÀI LÀM 3 BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC HỌC PHẦN QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐỀ BÀI 1. Hãy giải thích tại sao phải quản lý văn hóa nhà trường? 2 minh văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường? BÀI LÀM 1. Khái niệm văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường 1.1. Khái niệm văn hóa Khi đề cập tới khái niệm văn hóa. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN & TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Giảng viên phụ trách: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Học viên:

Ngày đăng: 29/06/2015, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan