tiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục

10 3.7K 29
tiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dụctiểu luận môn học tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Học viên: HÀ NỘI – 2014 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 23 tháng 5 năm 2014 Thời gian nộp bài: ngày 23 tháng 5 năm 2014 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): Đề bài: 2 Đồng chí hãy rút ra 3 bài học tâm đắc nhất sau khi khi học xong học phần Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Liên hệ những bài học đó vào thực tiễn? Bài làm 3 Tâm lý học lãnh đạo quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học xã hội, là sự ứng dụng của tâm lý học nói chung, nó là một khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tâm lý xảy ra trong quá trình hoạt động lãnh đạo quản lý. Sau quá trình học tập, trao đổi, chia sẻ và trải nghiệm những kiến thức của học phần Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục bản thân tôi đã tự rút ra cho mình một số bài học sâu sắc và ý nghĩa. Nội dung cụ thể như sau: 1. Bài học thứ nhất: Trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo cần hiểu được khí chất của những người dưới quyền. Đây là việc không đơn giản, vì không dễ dàng người lãnh đạo xác định được những người thừa hành của mình thuộc loại khí chất gì một cách chính xác. Song, những biểu hiện của ứng xử và cách thức làm việc người lãnh đạo có thể xác định một cách cơ bản cá nhân đó thuộc loại khí chất nào, người sôi nổi, người linh hoạt, người điềm tĩnh hay người ưu tư. Điều này rất quan trọng. Vì khi người lãnh đạo hiểu 4 được khí chất của họ thì sẽ sử dụng những người dưới quyền một cách phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Người lãnh đạo khi hiểu về khí chất của những người thừa hành thì cần biết được những mặt mạnh và những mặt hạn chế của mỗi loại khí chất để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt hạn chế của họ. Với người lãnh đạo không nên đặt ra câu hỏi, tính khí nào là tốt nhất? Đặt vấn đề như vậy là không hợp lí, không nên khẳng định tính khí nào tốt, tính khí nào xấu và hơn nữa, không nên dựa trên cơ sở đó mà rút ra kết luận về con người, về khả năng của họ trong hoạt động. Tính khí không xác định đạo đức xã hội của con người. Điều quan trọng là người lãnh đạo phải biết sử dụng các ưu điểm, khắc phục hạn chế của mỗi loại khí chất của những người dưới quyền trong việc sử dụng họ. Để làm được điều này, đòi hỏi người lãnh đạo phải sâu sát, quan tâm và lắng nghe những người bị lãnh đạo. Phong cách quan liêu, mệnh lệnh trong quản lí sẽ làm cho người lãnh đạo không hiểu và không sử dụng được các khí chất của 5 những người thừa hành trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Có thể nói việc hiểu biết và quan tâm đến tính khí của các thành viên tập thể trong quá trình tổ chức hoạt động tập thể và giáo dục là một yêu cầu đối với những người làm công tác quản lí. 2. Bài học thứ hai: Là một người cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay cần phải biết quản lý xung đột của tổ chức. Chúng ta thường nghe thấy một số cán bộ quản lí ở cơ quan này hay cơ quan nọ nói rằng, chúng tôi có một tập thể luôn luôn nhất trí, đoàn kết cao. Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Không có một tập thể nào trong đó không có sự xung đột, chỉ có điều các xung đột đó biểu hiện ở mức độ nào. Sự cân bằng trong cấu trúc và sự phẳng lặng trong đời sống của tổ chức chỉ là tạm thời, nhóm luôn luôn có xu hướng phá vỡ trạng thái cân bằng đó. Phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lê nin đã chỉ rõ: "Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong 6 mọi sự vật, hiện tượng, trong suốt quá trình phát triển của mỗi sự vật và hiện tượng. Không có sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn". Ở nhiều cơ quan, những người lãnh đạo rất sợ mâu thuẫn, xung đột, rất ngại bàn đến những vấn đề này trong sinh hoạt tổ chức. Thực ra, nhiều khi chúng ta đã hiểu chưa đúng về khái niệm xung đột và bản chất của hiện tượng này. Nếu vấn đề có tính lí luận này được giải quyết thì chúng ta sẽ có một cách nhìn nhận khác về xung đột trong tổ chức. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vấn đề mâu thuẫn, xung đột, người quản lí biết khi nào sử dụng nó như động lực nội tại để phát triển tổ chức và ở mức độ nào của mâu thuẫn thì cần phải giải quyết để nó không trở thành lực cản cho hoạt động của tập thể. 3. Bài học thứ ba: Phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lí của tổ chức. 7 Khi người lãnh đạo biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt khách quan và đúng mức với các thành viên thì anh ta sẽ khích lệ được mọi người hăng hái làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Lee Iacosa, khi làm tổng giám đốc công ti ô tô Ford, ông đã rất thành công trong việc động viên, khuyến khích mọi người làm việc. Bởi vì, ông rất thấu hiểu tâm trạng, nguyện vọng của họ, biết phân công công việc hợp lí và động viên họ làm việc. Bà R.M. Tamora, giám đốc công ti xuất khẩu khăn trải bàn và khăn trang trí lớn nhất ở Philippin nói: "Muốn thành công thì bạn phải là một công nhân trong số các công nhân của bạn và nhất thiết phải luôn luôn khích lệ họ để họ tăng năng suất lao động". Quan tâm, gần gũi, khích lệ người lao động là rất cần thiết, nhưng chưa đủ, người quản lí cần phải tạo ra cho người lao động có cảm giác là họ đang làm việc cho tổ chức như cho chính bản thân mình. Các nhà quản lí Nhật Bản đã rất thành công về vấn đề này. Người công nhân Nhật rất tự hào khi nói 8 về bạn bè là họ đang làm việc tại công ti này hay hãng nọ. Họ thường nói về công ti mà mình đang làm việc với các từ thân thiết "Công ti của chúng tôi, ở đây tâm lí cá nhân, tình cảm cá nhân đã hoà nhập và tạo nên tâm lí chung của nhóm và "tình cảm chúng tôi" - tình cảm chung của tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng, ở đâu, khi nào những người quản lí biết tôn trọng nhân cách của người lao động, biết khơi dậy tính tích cực, sáng tạo, lòng nhiệt tình lao động trên cơ sở dân chủ và bảo đảm lợi ích cho người lao động thì ở đó, khi ấy họ sẽ thành công. Như vậy, sự khen chê, đánh giá và xử phạt của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và hành động của người lao động, sẽ góp phần tạo nên bầu không khí tâm lí hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực. Tóm lại, Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục cung cấp những tri thức về tâm lý con người trong hệ thống lãnh đạo quản lý, giúp người lãnh đạo quản lý tiến hành công việc có hiệu qủa, 9 tránh được sai lầm, nâng cao hiệu quả, quản lý kinh tế XH. 10 . 3 bài học tâm đắc nhất sau khi khi học xong học phần Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Liên hệ những bài học đó vào thực tiễn? Bài làm 3 Tâm lý học lãnh đạo quản lý là. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Học viên: HÀ. trao đổi, chia sẻ và trải nghiệm những kiến thức của học phần Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục bản thân tôi đã tự rút ra cho mình một số bài học sâu sắc và ý nghĩa. Nội

Ngày đăng: 29/06/2015, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan