những vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam

21 1.4K 0
những vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo về những vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam

Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trường cao đẳng giao thông vận tải Khoa CNTT ---------***--------- Báo cáo môn bảo vệ môi trường Đề bài: Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết Việt Nam Nhóm sv thực hiện: Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Văn Hồng Lê Xuân Mạnh Phạm Khánh Tùng Nghiêm Hoàng Việt Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 1 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Mục lục trang I. lời nói đầu 3 II.Tổng quan về môi trường .4 III.Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết Việt Nam 1.Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia. .5 2.Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn .6 2.1 Sự suy thoái của chất lượng đất 6 2.2 Diện tích đất canh tác theo đầu người 7 2.3 Sử dụng tài nguyên đất .7 3. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ .7 3.1 Ảnh hưởng của khai thác dầu mỏ .7 3.2 Tài nguyên sinh vật biển suy giảm đáng kể 8 3.3 Ô nhiễm môi trường biển 8 4. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v . đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên 8 4.1 Tài nguyên khoáng sản .8 4.2 Tài nguyên nước .9 4.3 Hệ sinh thái: 9 5. Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh các khu vực thành thị, nông thôn 10 5.1 Ô nhiễm môi trường nước .10 5.2 Ô nhiễm không khí .11 5.3 Vệ sinh môi trường các khu vưc thành thị và nông thôn .12 6. Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam .13 7. Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường .15 8. Thiếu nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp 18 IV. Kết luận .19 Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 2 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ I. Lời nói đầu Một thiên niên kỷ mới bắt đầu sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thiên niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, môi trường sống Những biến đổi này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt cho tất cả các nước. Trong phạm vi bài này,chúng tôi chỉ nói đến một thách thức to lớn – đó là khủng sinh thái trên phạm vi toàn cầu. Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng. Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 3 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ II. Tổng quan về môi trường. 1.khái niệm chung. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. môi trường gồm 3 thực thể liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con người, đó là: ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước . - Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ người với người, đó là: Những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định . các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, làng xã, cơ quan, họ tộc, gia đình, các tổ chức tôn giáo, đoàn thể . Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định. tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. - Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Các hoạt động này thường được nhóm họp thành các hợp phần sau: Sử dụng đất ( đất và các mục đích thương mại, cơ quan, công nghiệp ) quy hoạch lãnh thổ nông nghiệp, lâm nghiệp, hoạt động du lịch giải trí, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, âm thanh, phong cảnh, khảo cổ, di sản . Ba loại môi trường trên tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Ơ đây chúng ta tập trung xem xét chủ yếu đến những vấn đề và tầm quan trọng của môi trường tự nhiên. 2.Ô nhiễm môi trường "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 4 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ III.Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết Việt Nam Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết. 1. Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia. Hệ sinh thái rừng Việt Nam suy thoái trầm trọng Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch.Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực. - Tốc độ kinh tế tăng nhanh tương ứng với tốc độ phá rừng, mỗi năm rừng nước ta mất đi 13-15 nghìn ha chủ yếu do nạn du canh du cư, lấy gỗ, đốt rừng lấy đất trồng cây công nghiệp xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu giao thông, khai thác mỏ, xây dựng đô thị . - Hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ đã làm mất đi ¼ diện tích rừng nguyên sinh Việt Nam. - Rừng bị tàn phá, bị khai thác quá mức trở nên nghèo kiệt, các hệ sinh thái rừng bị phá huỷ, nhiều loại thực vật rừng quý đang bị chặt hạ, thu hái không có kế hoạch nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. *Mất rừng Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy thoái môi trường, lũ lụt và hạn hán,hoang mạc hoá. Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Nên khi mất rừng nước mưa sẽ rửa trôi, không còn chức năng giữ nước nên tạo ra lũ quét. Và hạn hán do ánh nắng mặt trời đốt cháy. Rừng ngập mặn bị phá còn là tác nhân đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Một thực tế là những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, không khí nóng bức hơn, bầu không khí bị ô nhiễm do lượng khí CO2 tăng. Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc cục bộ. Trong tổng số khoảng 9,34 triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000ha đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước tính quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm. Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 5 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2. Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn. 2.1 sự suy thoái của chất lượng đất Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người. Suy thoái đất thường liên quan đến: Quá trình sói mòn, rửa trôi đất và hệ quả làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của đất hoặc làm gia tăng các chất bất lợi: keo nhôm, keo sắt, quá trình laterit hóa; Sự xáo trộn cấu trúc đất làm tăng quá trình phèn hóa, axit hóa, giảm pH của đất, không thuận lợi cho sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp; Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thành phố gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất: xói mòn, nén chặt, phá hủy cấu trúc đất do hoạt động xây dựng. Về mặt hóa học: các chất thải khí, nước, chất thải rắn đều có tác động đến đất. Bên cạnh đó, trong các hoạt động công nghiệp hiện nay có chứa nhiều các chất nguy hại, độc tính cao, khó phân hủy sinh học có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường 2.1.1 Quá trình Mặn hóa, xâm nhập mặn Diện tích đất mặn ĐBSCL hiện nay là 0.75 triệu ha. Diện tích đất bị nhiễm mặn đang biến đổi rất lớn do phát triển thủy lợi và chuyển đổi hệ thống canh tác. Đường ranh giới xâm nhập mặn ngày càng lùi sâu vào trong đất liền 2.1.2 Quá trình chua hóa, phèn hóa Có hai nhóm đất phèn chính: Đất phèn tiềm tàng là loại đất có chứa pyrite dạng khử, độ axit không quá thấp (pH 5 - 6) vẫn còn có khả năng phát triển cây trồng, nguồn nước trong vùng chưa bị axit hóa, thủy sinh còn có điều kiện phát triển. và đất phèn hoạt động là loại đất có tầng pyrite đã bị oxy hóa tạo tầng jarosite có khả năng gây axit hóa, độ axit cao (pH thấp hơn 5) không phù hợp cho cây trồng, đồng thời còn gây axit hóa nước sông rạch do mưa chảy tràn dẫn tới tác động tiêu cực đến cấp nước, cây trồng và cây thủy sinh. Quá trình phèn hóa môi trường đất diễn ra trong mùa khô do xảy ra hiện tượng phèn hóa tầng phèn tiềm tàng (pyrite) thành phèn hoạt động (Jarosite) làm xuất hiện nhiều Al 3+ , Fe 2+ , S0 4 2- và pH thấp. Nhiễm phèn do nước phèn từ các vùng khác đưa đến và do đắp bờ, làm vuông tôm tạo nên quá trình ôxy hóa phèn từ bờ bao ra kinh rạch đầm ruộng. 2.1.3Đất bị xói mòn, sạt lở đất: mùa mưa với lượng mưa lớn đã gây ra lũ quét làm mất đi lớp đất mặt màu mỡ. Nước từ những trận mưa lớn đầu mùa đang khoét sâu các vết nứt ven sông, liên tiếp gây nên các vụ sạt lở nghiêm trọng. 2.1.4 Rửa trôi và bạc màu: Do hàm lượng muối dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi vào môi trường nước gây sự biến đổi về tính chất của đất, cấu trúc đất, đất trở nên nhẹ, chua, nghèo chất dinh dưỡng. Đất bị rửa trôi mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng tầng canh tác bị trực vi xuống sâu, tầng rửa trôi dầy trong phẩu diện đất, làm các tầng đất mặt ngày càng kiệt màu, sa cấu thô dần, hàm lượng nước hữu dụng cung cấp cho cây trồng thấp. 2.1.5 Đất có độ phì nhiêu thấp, mất cân bằng dinh dưỡng: Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 6 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Sự thâm canh quá độ làm cạn kiệt dinh dưỡng đất. Nguyên nhân là do canh tác lúa 3 vụ liên tục trong năm, đất bị ngập nước từ 8-10 tháng, dẫn đến giảm sự phân hủy chất hữu cơ, giảm khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất, giảm hoạt động của vi sinh vật có lợi . 2.2 diện tích đất canh tác theo đầu người Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Đất canh tác chỉ khoảng 0,12% Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng hiện chúng đều bị chia nhỏ, manh mún khiến một số công trình thủy nông không còn tác dụng. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện (phần đất canh tác bị chuyển đổi lại là những vùng đất tốt). - Diện tích đất nông nghiệp bị mất là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. - Đất canh tác bị mất còn do các công trình thủy điện. Hồ tích nước của các công trình này làm ngập các thung lũng. 2.3 sử dụng tài nguyên đất Số liệu mới nhất cho thấy, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ đất hoang hóa, lãng phí là khá nghiêm trọng. Theo Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức được giao, thuê cũng lên tới trên 299.719 ha. Trong đó, diện tích còn để hoang hóa xấp xỉ 250.862 ha do 2.455 tổ chức quản lý. Diện tích đầu tư, xây dựng chậm (dự án “treo”) cũng lên tới 48.888 ha, tập trung chủ yếu là các trường học và những dự án phát triển đô thị mới, dự án xây dựng khu công nghiệp . Số dự án “treo” tập trung chủ yếu tại Bắc Trung Bộ, chiếm tới 56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng. 3. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ. 3.1 ảnh hưởng của khai thác dầu mỏ Những hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Từ năm 1986 đến năm 2000 sản lượng dầu thô khai thác hàng năm của Việt Nam đã tăng từ 40.000 tấn lên 16.500.000 tấn. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu. Quan trắc chất lượng nước các khu công nghiệp dầu khí miền Nam Việt Nam được thực hiện tại sáu trạm chính. Người ta đánh giá rằng lượng dầu thất thoát từ các giàn khoan vào biển là 270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm 2000. Từ năm 1990 đến 1995 đã có 12 vụ tràn dầu (từ 2-3 m 3 đến 15 m 3 ) được ghi nhận. Từ năm 1995 đến 2000 đã có 91.497 tấn từ 31 vụ tràn xảy ra biển Việt Nam. Nhằm giảm thiểu tác hại của các sự cố ô nhiễm dầu trên biển gây bởi các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí, các quốc gia ven biển đều có các chiến lược quan trắc và giám sát ô nhiễm dầu trên biển, trong đó hệ thống cảnh báo sớm dựa trên ứng dụng công nghệ viễn thám là một trong các hợp phần quan trọng. Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 7 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 3.2 tài nguyên sinh vật biển suy giảm đáng kể. Đánh bắt cá bất hợp pháp là hành động nhanh chóng dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và các quần thể sinh vật biển. 3.3 ô nhiễm môi trường biển Hàng năm, các vùng ven biển dọc theo chiều dài đất nước thường tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa để tôn vinh biển nhưng tin tức báo động ô nhiễm biển liên tiếp gần đây, hay việc nhiều bãi tắm đang bị xâm hại chính là lỗi lo mơ hồ về tiềm năng “biển Việt Nam”. hiện tượng sạt lở bờ biển cửa Tùng khiến một tài sản vô gía đang đứng trước nguy cơ biến mất. Tại một số vùng biển của Bình Định, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, nước thải chưa qua xử lý và rác thải các khu dân cư, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch đổ trực tiếp ra biển. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM thì biển nước ta đang bị “đục hóa”. Hiện tại, vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò), hàm lượng bùn đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ, gây chết các rạn san hô. Như vậy, biển Việt Nam sẽ ra sao khi thiếu vắng dần các hệ san hô, hệ động thực vật biển và nguồn lợi hải sản cũng có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng. Để “cứu” biển cần phải có giải pháp toàn diện và những sách lược đúng đắn nhằm bảo đảm sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong đa dạng sinh thái biển. Tuy nhiên, nhận thức cộng đồng là vấn đề không đơn giản khi sự hiểu biết của người dân về những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hiện còn hạn chế. Trên thực tế, nguyên nhân của xói lở hay ô nhiễm biển… phần lớn do lỗi của con người. 4. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v . đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên. 4.1 tài nguyên khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trước .Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhưng ngành này cũng gắn liền với những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng suy thoái tài nguyên rừng và nguồn nước. Hầu hết các mỏ quặng đều nằm dưới những cánh rừng và thủy vực có chức năng tạo sinh kế cho người dân. việc khai thác trái phép gây lãng phí và thất thoát tài nguyên, cũng như phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Lượng bùn thải, Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ. Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước, những tác động hoá học đối với nguồn nước cũng rất đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 8 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên, . là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. Nước các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ . cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than. Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng. Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN- .; ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. 4.2 Nước là tài nguyên rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Tài nguyên nước của Việt Nam, bao gồm nước mặt và nước ngầm, trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước cần thấy sự dư thừa và phân bố không đều trong năm của lượng mưa đã gây ra nhiều tai hoạ cho đời sống như lũ lụt, úng ngập về mùa mưa và hạn hán khan hiếm nước về mùa khô, chất lượng nước sông thay đổi do sự xâm nhập nước mặn vùng hạ du, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và do sản xuất. Đây chính là một khía cạnh môi trường cần quan tâm của tài nguyên nước ta. 4.3 hệ sinh thái: Con người phụ thuộc rất nhiều vào các hệ sinh thái và những lợi ích mà chúng đem lại như thức ăn và nguồn nước uống, nguyên vật liệu… Tuy nhiên, trong những thập kỷ qua loài người đã tác động quá nhiều đến môi trường sinh thái. Dưới bàn tay can thiệp của con người, hầu như tất cả các hệ sinh thái trên trái đất đều đã biến đổi. Đặc biệt, trong vòng 50 năm qua, các hệ sinh thái đã thay đổi với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ngày nay, sự thay đổi chóng mặt đó đang diễn ra rõ rệt các nước đang phát triển như Việt Nam. Chẳng hạn như việc khai thác kiệt quệ nguồn thủy sản trên diện rộng hay sự lạm dụng tài nguyên nước vào sản xuất nông nghiệp đã làm các hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Các hệ sinh thái phụ thuộc vào những vòng tuần hoàn cơ bản của sự sống như các chu trình nước, các-bon, và các chất dinh dưỡng. Các hoạt động của con người đã làm thay đổi những chu trình này thông qua việc sử dụng ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngọt, thải khí CO 2 , và dùng quá nhiều phân bón. Điều này không những làm tổn thương chính các hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng đến nguồn lợi mà các hệ sinh thái đó mang lại cho con người. Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 9 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Các quần thể động thực vật đã giảm về số lượng, diện tích vùng cư trú của chúng cũng thu hẹp. Có nhiều loài động vật có vú đang bị đe dọa tuyệt chủng. Một số loài quý hiếm đã biến mất và những loài phổ biến lan tràn đến các khu vực mới, tính đặc thù về di truyền của các loài cũng đã giảm đi, cụ thể là các cây trồng và vật nuôi. Kéo theo sự suy giảm dịch vụ hệ sinh thái. Khi tính đa dạng của tự nhiên bị phá vỡ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ của hệ sinh thái và sự phục hồi của chúng sau những xáo trộn. Dịch vụ sinh thái, cụ thể là sản xuất lương thực, gỗ và ngư nghiệp, có tầm quan trọng đối với công ăn việc làm và hoạt động kinh tế. Việc sử dụng tập trung các hệ sinh thái thường đem lại lợi ích ngắn hạn hiệu quả nhất, nhưng thường rơi vào tình trạng quá tải và dẫn tới những tổn thất ghê gớm về lâu dài. Nếu giá trị kinh tế đầy đủ của các hệ sinh thái được xem xét trong việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý thì sự suy thoái sẽ giảm xuống rõ rệt, và thậm chí còn được đẩy lùi. Những thay đổi trong chính sách có thể làm giảm đi nhiều hệ quả tiêu cực của áp lực gia tăng đối với hệ sinh thái. 5. Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh các khu vực thành thị, nông thôn. 5.1 Ô nhiễm môi trường nước. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. các thành phố lớn, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ một số vùng ven biển Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 10 [...]... luận số 3 1999 4 Phạm Thị Ngọc Trâm – Môi trường sinh thái - Vấn đềgiải pháp Nxb CTQG Hà Nội 1997 5 Việt Nam kế hoạch hoá Quốc gia về phát triển môi trường và phát triển lâu bền Nxb KHXH Hà Nội 1991 6 Bộ thương mại – Thương mại – Môi trường và phát triển bền vững Việt Nam Nxb CTQG Hà NộI 1998 7 Tạp chí Giáo dục Lý luận Học viện CTQG Hồ Chí Minh số 3.1999 8 Nghị quyết TW II khoá VIII Nxb CTQG Hà NộI... nguy hại được xử lý an toàn *Một số giải pháp cho các vấn đề đô thị hóa: Để khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa các đô thị, còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng trước mắt cần xem xét một số mặt sau đây: - Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bổ đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị... quốc tế về bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động của khu vực, xem xét và phê chuẩn các công ước quốc tế nhằm bảo vệ môi trường 8 Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn... Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. .. trạm trung chuyển để giải quyết lượng rác thải hằng ngày, dẫn đến các điểm hẹn tập kết rác trên đường phố hoặc tại các khu đất trống +Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường còn quá ít Việt Nam đang rất thiếu các kỹ sư, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật môi trường để đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững (Hiện nay Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/ 1 triệu dân) Điều...Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang -vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô... về môi trường đến nay, khái niệm về tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hóa, mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu Những vụ sai phạm rất điển Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 18 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang -hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, vụ Công ty Hyundai - Vinashin, vụ Nhà máy Miwon Phú Thọ đều... làm việc tại các tỉnh hay huyện sau khi ra trường Nhiều công ty và địa phương không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và có rất ít cơ chế ưu đãi, khuyến khích cán bộ giỏi *luật pháp môi trường Theo nghiên cứu của Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam, thì luật pháp về môi trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, một số quan điểm về tội phạm môi trường còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn... là bước mở đầu cho sự phát triển xã hội bền vững trong tương lai Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 20 Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Mác – Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG Hà Nội 1994 2 Nguyễn Trần Quế - Những vấn đề toàn cầu ngày nay Nxb KHXH Hà Nội 1999 3 Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi... tiêu kinh tế và sinh thái Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kỳ điều kiện nào Phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại môi trường cũng đồng nghĩa với sự kết án tương lai của mình Do vậy mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái *Thứ ba, nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức . III .Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trường cao đẳng giao thông vận tải Khoa CNTT ---------***--------- Báo cáo môn bảo vệ môi trường Đề bài: Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết

Ngày đăng: 10/04/2013, 21:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan