tóm tắt luận văn các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (qua nghiên cứu tại tỉnh bến tre)

10 1K 6
tóm tắt luận văn  các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (qua nghiên cứu tại tỉnh bến tre)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (Qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre) Trần Thị Lan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Xã hội học; Bảo vệ môi trường; Cơ sở bảo trợ xã hội; Ô nhiễm môi trường Content 1. Lý do chọn đề tài Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay, cả nước có gần 600 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý, gồm hơn 400 cơ sở bảo trợ xã hội, 121 cơ sở 05,06 và có khoảng 42 trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công (Báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2010-2013). Các cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân thành lập, hoạt động với mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận; thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh éo le, đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình, đó là các đối tượng gồm người cao tuổi, người tâm thần, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người lang thang, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo, đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi chung là đối tượng). Môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ngành, nhiều cấp, đối với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác môi trường và bảo vệ môi trường trong các cơ sở BTXH hiện đang bỏ trống và không kiểm soát được sự ô nhiễm. Nhiều kiến nghị của chính quyền địa phương và của người dân ở khu vực xung quanh các trung tâm này về tình trạng gây ô nhiễm môi trường đã được phản ánh tới các cơ quan quản lý Nhà nước và Quốc hội. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Với đặc trưng, tính chất hoạt động của các cơ sở nói trên, các chất thải lỏng, chất thải rắn, khí thải phát sinh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội đang trở thành mối bức xúc đối với môi trường xung quanh và khu vực dân cư lân cận. Đặc biệt, đối với đối tượng đang sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội không những phải chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn luôn trong tình trạng căng thẳng về tinh thần và nguy cơ rủi ro lây nhiễm các loại bệnh tật; ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. Các Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bến Tre đang trong tình trạng thiếu hoặc các công trình phụ bị hư hỏng, xuống cấp (nhà vệ sinh, nhà tắm, lò xử lý rác thải, bể chứa nước sạch…), vấn đề môi trường đang là vấn đề cấp thiết hiện nay tại các trung tâm của tỉnh Bến Tre, cần phải giải quyết, để đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội. Các trung tâm hiện nay nước thải chủ yếu là xả tự do gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cán bộ, nhân viên cũng như người dân xung quanh. Chất lượng nuôi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất và môi trường tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu, đánh giá về các yếu tố tác động đến môi trường và hiện trạng môi trường tại các cơ sở bảo trợ xã hội là chưa nhiều. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có các thông tin đầy đủ về các yếu tố và hiện trạng môi trường của từng cơ sở bảo trợ xã hội cũng như mức độ quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường tại các cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội” qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre, với mong muốn đóng góp thêm nghiên cứu của mình dưới góc độ xã hội học cho vấn đề bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội. 2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Con người và xã hội đều xuất thân từ tự nhiên và là một bộ phận của tự nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bồi đắp cho thiên nhiên, cũng thông qua quá trình đó con người và xã hội cũng có sự đối lập với thiên nhiên. Con người ngày nay khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, bất chấp quy luật của tự nhiên. Chính sự vô tình hay hữu ý mà con người đã phá hủy môi trường sống của mình một cách nghiêm trọng. Ở Việt Nam hiện nay vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là một vấn đề được các nhà khoa học nghiên cứu khá nhiều trong những năm qua. Đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc và luôn cần thiết được tìm tòi khám phá. Có một số những công trình nghiên cứu của các cơ quan, nhà nghiên cứu khác nhau mới được thực hiện trong những thời gian gần đây có thể kể đến: Sách “Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, tác giả Hà Huy Thành [23]. Dựa vào việc phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua các thời kỳ, cuốn sách đã liên hệ về thực trạng và một số vấn đề xã hội tác động đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Cụ thể thông qua việc phân tích bản chất mối quan hệ giữa xã hội và môi trường trong quá trình phát triển, tác giả đã dự báo những khả năng xung đột trong quá trình phát triển và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, tính xã hội và nhân văn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng như trước những vấn đề cấp bách của thiên nhiên như: Suy thoái và ô nhiễm không khí, đất, nước…Đồng thời, cuốn sách cũng tập trung nêu thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng như đi sâu phân tích việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế ở Việt Nam theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, xoay quanh việc phân tích tiến trình dân số và việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo của các nhóm dân cư dựa trên các đặc điểm về hiện trạng dân cư, đặc thù dân cư, văn hóa theo vùng miền, khu vực ở Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách cũng phân tích về những phong tục tập quán trong đời sống xã hội, luật pháp, đạo đức và văn hóa trong việc, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng như các kiến nghị trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Bài viết: “Con người và môi trường trong sự phát triển của nước ta” - Tương Lai [13] dựa trên những triết lý sống của người Việt Nam, cách tiếp cận văn hóa, một số quan điểm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Mác, Max Weber…để phân tích các vấn đề về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục ý thức con người dựa trên cơ sở đặc điểm văn hóa, xã hội, tự nhiên về bảo v ệ m ô i t r ư ờ ng trong bối cảnh sự phát triển công nghiệp hóa đã làm phá vỡ triết lý sống hòa mình với thiên nhiên của người Việt Nam gây ra những mối nguy cơ đang đe dọa môi trường. Điển hình như: do sự tàn phá của bom đạn thời chiến tranh, sự quá tải về dân số đã làm tỷ lệ đất canh tác tính theo đầu người ở Việt Nam thấp nhất thế giới, chất lượng đất ngày càng bị ô nhiễm, xói mòn, rừng bị tàn phá nặng nề, tốc độ phá rừng tăng gấp nhiều lần so với trồng rừng. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng, tỷ lệ người sử dụng nước sạch còn rất ít, sự đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm và bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là một bài viết khá hay về chủ đề tầm quan trọng của ý thức và vai trò của việc giáo dục ý thức về việc bảo vệ môi trường trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện nay. Đề tài: “Văn hóa môi trường ở Việt Nam ngày nay: thực trạng và xu hướng biến đổi” - Tô Duy Hợp & Đặng Đình Long, tạp chí xã hội học số 1 [20]. Đây là một bài viết phân tích về vai trò của văn hóa môi trường trong nhà trường của con người để điều chỉnh hành vi môi trường dựa trên vai trò và kinh nghiệm của tri thức, giá trị, chuẩn mực, biểu trưng trong hoạt động khai thác và ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ba vấn đề chính liên quan đến môi trường mà bài viết phân tích là: Vấn đề hiện đại hóa môi trường (những đặc trưng, điểm tích cực và hạn chế của văn hóa môi trường Việt Nam truyền thống và hiện đại), vấn đề xã hội hóa văn hóa môi trường (giáo dục văn hóa môi trường cho thế hệ trẻ, tăng cường sự tham gia của các nhóm dân cư đối với việc xã hội hóa văn hóa môi trường), vấn đề thể chế hóa và hiệu lực hóa văn hóa môi trường ). Bài viết: “Môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam”, Phạm Khôi Nguyên [17]. Đây là một trong những bài viết đề cập đến vấn đề môi trường với hai phần chính. Phần một, tác giả đề cập đến hiện trạng xuống cấp của môi trường và các nguyên nhân gây ra dưới góc độ vĩ mô. Phần hai nói về các quy định, văn bản, chính sách có liên quan đến môi trường đã thực hiện được tại Việt Nam theo tinh thần tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi của Liên Hiệp Quốc. Bài viết giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới từ cái nhìn vĩ mô cũng như các chính sách, đường lối về môi trường của Việt Nam. Bài viết: “Cần phải coi trọng Xã hội học Môi trường”, của tác giả Mã Nhung, người dịch Nguyễn An Tâm, Tạp chí XHH [19]. Theo bài viết, sự biến đổi của môi trường trên phạm vi toàn cầu gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của trái đất do con người sử dụng quá mức các nguồn lực tự nhiên, sự gia tăng dân số, sự phát triển của đô thị hóa – công nghiệp hóa. Đồng thời, sự tác động của các yếu tố: chính trị quốc tế, thể chế xã hội, lợi ích kinh tế, tập tục truyền thống… là những nguyên nhân chính gây nên sự tác động nghiêm trọng này. Vì vậy, bài viết cho rằng khi nghiên cứu về loài người một mặt cần phải xem xét về yếu tố môi trường tự nhiên, mặt khác phải nghiên cứu về sự tác động của xã hội loài người đối mới môi trường cũng như những nghiên cứu kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Và Xã hội học Môi trường sẽ nghiên cứu những ảnh hưởng của hành vi con người đối với môi trường tự nhiên trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một bài viết hay mang tính lý luận về nghiên cứu môi trường tại Trung Quốc dưới góc độ Xã hội học. Dựa trên các đặc điểm vốn có của Trung Quốc về điều kiện địa lý, dân số, kinh tế, chính trị, xã hội, thể chế…Cụ thể, tác giả đã chia các lĩnh vực nghiên cứu về XHH MT ở Trung Quốc thành các nhóm như: ảnh hưởng của tập tục văn hóa truyền thống về những quy phạm hành vi của khu xã đối với moi trường, việc nâng cao trình độ của sức sản xuất, việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và lối sống đã ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng của sự thay đổi về thể chế xã hội, chính sách và những quy định của nhà nước về môi trường. Bài viết đã giúp cho người đọc một cái nhìn bao quát về những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu môi trường dưới góc độ xã hội học tại nước này. Bài viết:“Nghèo khổ đô thị: các nguyên nhân và yếu tố tác động”, Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí XHH [24]. Theo bài viết các yếu tố tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch và được nối với hệ thống cống thoát nước công cộng, tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thường xuyên, mức độ ô nhiễm môi trường sống là những chỉ báo liên quan đến sức khỏe - một trong số các khía cạnh của nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến điều này bao gồm: thu nhập thấp và không ổn định, nghèo vốn con người (sức khỏe và trình độ học vấn), nghèo vốn xã hội (các mối quan hệ gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội), những thay đổi về chính sách, thiếu năng lực quản lý đô thị, đô thị hóa nhanh (mất cân bằng về dân số, con người, chính sách và năng lực quản lý đô thị không theo kịp tốc độ phát triển), tự do hóa và toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế. Dự án: "Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng” của tác giả Dương Thị Tơ và Tô Kim Oanh trong khuôn khổ dự án: “Tăng cường năng lực thể chế quản lý thông tin môi trường” do WB tài trợ 2000-2002 [22]. Trong báo cáo này các tác giả chỉ ra tầm quan trọng của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó giải pháp tối ưu để huy động sự tham gia của người dân dựa trên các biện pháp phổ biến thông tin. Ngoài việc nêu và phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới các tác giả cũng đã đánh giá các hiệu quả của các hoạt động triển khai công tác huy động cộng đồng và phổ biến thông tin môi trường ở một số các tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng." Dự án: “Xây dựng môi hình xã hội hoá để giải quyết những vấn đề chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái và PGS.TS Nguyễn Thị Loan thực hiện cho thấy tính cấp thiết của việc xây dựng và đẩy mạnh các mô hình xã hội hoá bảo vệ môi trường khi mà những tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (chủ yếu rác thải) ngày càng hiển hiện rõ rệt trong khi tính đồng thuận của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường và sự quyết liệt của chính quyền địa phương chưa được thể hiện rõ [25]. Luận văn “Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn-huyện Anh Sơn- tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý thích hợp” của tác giả Nguyễn Duy cũng đã phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt đang tồn tại ở thị trấn Anh Sơn; các thành phần rác thải; nguồn gốc phát sinh các loại chất thải sinh hoạt; các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại Anh Sơn và đưa ra được một số đề xuất giải pháp quản lý thích hợp về công tác thu gom rác thải sinh hoạt, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở cấp độ các đô thị, thị trấn chưa bao quát chung đến cả các vùng nông thôn.[8] Đề tài cấp bộ: “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên” do đại học Nông lâm thực hiện; Nguyễn Ngọc Nông là chủ nhiệm đề tài đã phân tích các loại rác thải sinh hoạt hiện nay. Tác giả chỉ ra các nguồn chất thải rắn chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thương mại, khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích sự ảnh hưởng của các chất thải rắn đến sức khỏe của cộng đồng, trong đó chủ yếu là các chất thải hữu hữu cơ bền. Các chất hữu cơ này được tận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày chủ yếu ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện của gia đình,các tụ điện Theo đánh gía của các chuyên gia các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến nguy hại sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với các khu dân cư làng nghể, gần công nghiệp, bãi chôn lấp rác thải, vùng nông thôn bị ô nhiễm. Chất thải rắn còn ảnh hưởng rất nặng đến môi trường đất, nước, môi trường không khí, mỹ quan đô thị [15]. Đề tài: “Khảo sát vai trò của người dân trong việc tham gia quản lý và cải thiện môi trường sống tại các cộng đồng nghèo đô thị” - Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, trung tâm Xã hội học, chủ nhiệm đề tài ThS. Trần Đan Tâm. Đề tài này quan tâm đến việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và cải tạo môi trường sống của người nghèo đô thị. Đồng thời cũng tìm hiểu về ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý cải thiện môi trường. Các yếu tố về thái độ và hành vi cũng chưa được tác giả đề cập đến trong bài viết này. Luận văn thạc sĩ xã hội học: "Kiến thức, thái độ và hành vi người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường" của Nguyễn Lê Hoài Anh đã nghiên cứu trường hợp 3 xã thuộc Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam đã cho thấy người dân bắt đầu có nhận thức, hiểu biết về những vấn đề liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhưng chủ yếu dựa vào giác quan của mình để nhận biết về các nguồn nước sạch chứ chưa dựa vào tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Nguồn nước mà người dân ba xã này sử dụng trong sinh hoạt chủ yếu vẫn là nguồn nước giếng khoan và giếng đào, chưa qua kiểm định chất lượng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người đân ở ba xã trên. Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá, phân tích nhận thức của người dân về nguồn nước đang sinh hoạt. Tuy nhiên nhận thức của người dân vẫn chưa tỷ lệ thuận với thực hành về nước sạch và vệ sinh môi trường hiện nay [01] Luận văn thạc sĩ xã hội học: "Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái" của tác giả Nguyễn Thị Nga, nghiên cứu tại khu du lịch Tràng An, Ninh Bình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người dân đều đồng tình với việc xử phạt tài chính đối với những người cố tình gây ô nhiễm môi trường tại khu du lịch này. Đồng thời các khu du lịch cần có hệ thống xử lý môi trường tại chỗ, cũng như đội ngũ cán bộ công nhân thường xuyên thu dọn rác thải, nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp đảm bảo cho khách du lịch thăm quan.[16] Luận văn nghiên cứu về: “Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”: của ThS.Vũ Quốc Chính - Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: Nội dung chính của nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, những vấn đề bất cập và nhu cầu bức thiết trong quản lý rác thải ở thị trấn Hồ [6]. Đồng thời Luận văn cũng nêu lên vấn đề cần phải giải quyết đối với mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đó là có các cách quản lý như sự tham gia của chính quyền địa phương, người dân sống xung quanh hồ Ngoài ra luận văn cũng đã xây dựng mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và chính sách của Nhà nước. Trong Báo cáo chuyên đề: "Bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội" (2009- 2010) của Viện Khoa học Lao động xã hội, khảo sát nghiên cứu 125 cơ sở bảo trợ xã hội trong toàn quốc. Kết quả cho thấy cơ sở vật chất, chất lượng nước sinh hoạt, vấn đề rác thải và công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của người được đưa vào trung tâm. Hầu hết, điều kiện các cơ sở Bảo trợ xã hội mặc dù đã được đầu tư và cải thiện rất nhiều, song chưa đáp ứng được điều kiện thực tiễn của các đối tượng được thụ hưởng tại trung tâm bảo trợ hiện nay, vì đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội quá đông và có nhiều dạng đối tượng khác nhau chẳng hạn như đối tượng tâm thần, người khuyết tật họ không ý thức được vấn đề môi trường xung quanh của mình ngày càng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trên cơ sở đó, hàng năm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ một số cơ sở bảo trợ xã hội xử lý nguồn nước, rác thải y tế, sinh hoạt nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho các cơ sở bảo trợ xã hội . Nhìn chung, những nghiên cứu về đề tài môi trường tại Việt Nam mà tác giả luận văn thu thập được, chủ yếu bàn về các vấn đề như: Vai trò của văn hóa môi trường trong nhận thức của con người trong việc điều chỉnh hành vi mô trường. Vai trò của các yếu tố hệ thống hạ tầng xã hội (cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, các yếu tố văn hóa) trong hành vi của người dân đối với môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và cải tạo môi trường sống của người nghèo đô thị, ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý cải thiện môi trường. Phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa, vai trò của giáo dục ý thức con người dựa trên đặc điểm văn hóa, xã hội, tự nhiên về bảo vệ môi trường, nhận thức và hành vi của người dân Hà Nội với vấn đề sử dụng nước sinh hoạt, vấn đề xử lý rác thải, nguyên nhân và ảnh hưởng đến người dân. Hiện trạng xuống cấp của môi trường và các nguyên nhân gây ra dưới góc độ vĩ mô, các quy định, văn bản, chính sách có liên quan đến môi trường đã thực hiện được tại Việt Nam. Thực trạng và những vấn đề xã hội tác động đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam như: khả năng xung đột trong quá trình phát triển và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, tính xã hội và nhân văn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ô nhiễm không khí, đất, nước…Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng của những phong tục tập quán, luật pháp, đạo đức và văn hóa trong việc, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Vai trò của phát triển bền vững trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tái thiết lập sự cân bằng giữa môi trường, xã hội và con người trong quá trình phát triển. Sự cần thiết của việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và môi trường gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam. Những chỉ báo quan trọng trong việc đánh giá nghèo khổ và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít bài viết đề cập đến vấn đề về nhận thức, thái độ và hành vi của con người với môi trường cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố này với nhau và hầu như chưa có bài viết nào tìm hiểu về vấn đề này ở nhóm đối tượng ở các Trung tâm Bảo trợ xã hội.Tất cả các nghiên cứu của các tác giả đều có ý nghĩa rất lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài: "Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre)". 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận và kết hợp tổng thể các phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay. Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa lý luận quan trọng, khẳng định tính hợp lý của việc vận dụng lý thuyết chọn lựa hợp lý và lý thuyết trao đổi trong nghiên cứu xã hội học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Dưới góc độ tiếp cận xã hội học, đề tài nghiên cứu không những có ý nghĩa thuần tuý về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thêm trong bức tranh toàn cảnh về bảo vệ môi trường hiện nay. Đồng thời cũng làm rõ hơn vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong hệ thống an sinh xã hội. Qua Đề tài này cũng là cơ sở để ngành Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hoặc xây dựng tiêu chuẩn, mô hình bảo vệ môi trường tại các cơ sở, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường khu vực nơi cơ sở trú đóng và đảm bảo hiệu quả của công tác nuôi dưỡng đối tượng tại các trung tâm hiện nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường và các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội ở tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề môi trường. Trình bày các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích thực trạng bảo vệ môi trường của cán bộ và đối tượng trong các các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh Bến Tre. Phân tích một số nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường ở các cơ sở bảo trợ xã hội tỉnh Bến Tre. Phân tích hiện trạng cơ sở hạ tầng/ vật chất liên quan đến môi trường của các cơ sở bảo trợ xã hội: Nhu cầu đầu tư xử lý nước sinh hoạt, nước thải, chất thải, không khí, ánh sáng…Nhu cầu về việc gia tăng các giá trị sử dụng (chất lượng dịch vụ). Đề xuất một số khuyến nghị về chính sách bảo vệ môi trường tại các cơ sở bảo trợ xã hội nói riêng và cộng đồng nói chung. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ và đối tượng tại Trung tâm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre. 5.3. Phạm vi nghiên cứu:  Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm bảo trợ trẻ em, tỉnh Bến tre.  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 - 2012. 6. Câu hỏi nghiên cứu Hiện trạng môi trường ở cơ sở bảo trợ ở tỉnh Bến Tre hiện nay như thế nào? Nhận thức, thái độ, hành động của cán bộ, đối tượng tại trung tâm diễn ra sao? Các yếu tố nào tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường ở hai cơ sở bảo trợ?. Đâu là yếu tố chính? đâu là yếu tố xúc tác? Trong các giải pháp để nâng cao hoạt động môi trường giải pháp nào là quan trọng nhất? 7. Giả thuyết nghiên cứu Cán bộ, nhân viên đã nhận thức được mục đích và ý nghĩa của bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Các nhóm đối tượng sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhận thức về bảo vệ môi trường với mức độ khác nhau. Mức độ tham gia bảo vệ môi trường của cán bộ, nhân viên bị tác động từ rất nhiều nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, song dịch vụ chăm sóc đối tượng và bảo vệ môi trường chưa tốt là nhân tố có tác động trực tiếp và mạnh nhất đến các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay. Đầu tư cở sở vật chất hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm thay đổi hoạt động của trung tâm cũng như vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ tại hai Trung tâm bảo trợ xã hội. 8. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin cơ bản của xã hội học sau đây: 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích các văn bản pháp luật, các tư liệu của các cơ quan ban ngành, các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học - Lao động Xã hội về các yếu tố tác động đến môi trường. Phân tích số liệu thứ cấp hiện trạng môi trường của 125 trung tâm Bảo trợ xã hội[31]. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước.Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của cán bộ và đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Số mẫu để khảo sát cụ thể như sau: Thu thập thông tin qua ý kiến lãnh đạo 125 cơ sở chiếm khoảng 30% số cơ sở bảo trợ xã hội trong cả nước. Khảo sát đo đạc các yếu tố môi trường bằng thiết bị chuyên dụng ở 3 cơ sở để kiểm chứng. Khảo sát trực tiếp tại 08 trung tâm đại diện (phỏng vấn cán bộ và đối tượng về kiến thức, thái độ, thực hành bảo vệ môi trường). Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn: Đại diện các nhóm cán bộ, thâm niên công tác, độ tuổi, trình độ chuyên môn và giới tính. 8.2 Phương pháp quan sát trực tiếp Quan sát hiện trạng cơ sở vật chất, đánh giá nhận thức và hành vi của cán bộ và người được hưởng thụ tại 2 trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Bến Tre. 8.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Cụ thể do mỗi nhóm tuổi có nhận thức cũng như nhu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường, do vậy đề tài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu 2 nhóm đối tượng (130 người) trong các độ tuổi như sau: đối tượng sống trong các trung tâm từ 12- 60 tuổi và cán bộ, nhân viên từ 18-60 tuổi. Cụ thể đối tượng: Nhóm 12 - 18 tuổi: 10 người Nhóm 19 - 35 tuổi: 10 người Nhóm 36 - 60 tuổi: 10 người Tổng : 30 người Cụ thể cán bộ: Nhóm 18 - 30 tuổi: 50 người Nhóm 31 - 60 tuổi: 50 người Tổng : 130 người Tác giả chọn 130 người để phỏng vấn về các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường (nhận thức, thái độ, hành vi )của cán bộ, nhân viên và đối tượng; Trong quá trình phỏng vấn, tác giả phỏng vấn trực tiếp 100 cán bộ, nhân viên và 30 đối tượng sống tại 02 Trung tâm, trung tâm bảo trợ xã hội và trung tâm trẻ em thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong các trung tâm; định biên biên chế và hợp đồng của mỗi trung tâm trung bình 60-70 cán bộ, nhân viên ( Số lượng cán bộ, nhân viên tại 02 trung tâm này được thực hiện theo Điều 13,14,15 Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chỉnh phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội); đối tượng được phỏng vấn là trẻ em và người già. 8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi tiến hành 10 phỏng vấn sâu. (Mỗi trung tâm tiến hành phỏng vấn sâu 3 người thụ hưởng các dịch vụ của trung tâm và 2 cán bộ của mỗi trung tâm). Đối tượng được phỏng vấn sâu tác giả chọn những đối tượng là người thụ hưởng các dịch vụ chính sách của nhà nước được thể hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của chỉnh phủ về chính sách trợ giúp xã hội các đối tượng bảo trợ xã hội và phỏng vấn sâu một số cán bộ, nhân viên được thực hiện theo Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả thu thập được những thông tin liên quan đến nội dung luận văn của mình đó là các vấn đề gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại trung tâm như là nước thải sinh hoạt, rác thải, không khí…thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên và đối tượng trong các trung tâm về vấn đề bảo vệ môi trường. 8.5 Về xử lý số liệu Số liệu bảng hỏi sau khi hoàn tất được xử lý bằng chương trình SPSS 13.0 References 1. Nguyễn Lê Hoài Anh (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường (Nghiên cứu trường hợp 3 xã huyện Mỹ Lộc, Tỉnh Nam Định), Luận văn Thạc sỹ xã hội học. 2. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, 2006. 3. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (2009), Hiện trạng môi trường Việt Nam. 4. Cục môi trường (2002), Từ điển môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 5. Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức bảo vệ môi trường tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, Nxb LĐXH. 6. Vũ Quốc Chính (2011), Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường. 7. Vũ Cao Đàm (1999), Nghiên cứu xã hội học trong sự phát triển của tư tưởng môi trường, tạp chí Xã hội học số 3&4, tr.17-22. 8. Nguyễn Duy, Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn- huyện Anh Sơn-tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý thích hợp. 9. Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), “Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân”, Đề tài Xã hội học, ĐHQGHN 10. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 13. Tương Lai (1995), Con người và môi trường trong sự phát triển của nước ta, tạp chí XHH, 02,50. 14. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Nông, Đề tài cấp bộ: “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên”, Đại học Nông lâm, Thái Nguyên. 16. Nguyễn Thị Nga (2012), "Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái" (nghiên cứu tại khu du lịch Tràng An, Ninh Bình), Luận văn thạc sỹ xã hội học. 17. Phạm Khôi Nguyên (2004), Môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững - cam kết của Việt Nam, t ạ p chí xã h ộ i họ c,04, 88. 18. Đỗ Hoài Nam, (2003), Phát triển kinh tế xã hội và môi trường các tỉnh ven biển miền Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Mã Nhung, người dịch Nguyễn An (2000), Cần phải coi trọng Xã hội học Môi trường Tâm, tạp chí XHH, 02, 70. 20. Tô Duy Hợp & Đặng Đình Long (2003), Văn hóa môi trường ở Việt Nam ngày nay: thực trạng và xu hướng biến đổi, tạp chí xã hội học số 1. 21. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb ĐHQGHN. 22. Dương Thị Tơ và Tô Kim Oanh (2002), dự án“Tăng cường năng lực thể chế quản lý thông tin môi trường” do WB tài trợ 2000-2002. 23. Hà Huy Thành (2001), Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 24. Nguyễn Duy Thắng (2003), Nghèo khổ đô thị: các nguyên nhân và yếu tố tác động Tạp chí XHH số 1,81. 25. Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn Thị Loan (2008), xây dựng mô hình xã hội hóa để giải quyết những vấn đề chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 26. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 27.Từ điển môi trường và phát triển bền vững, (2001), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 28. Từ điển Tiếng Việt Phổ thông - Viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM. 29. Trần Hữu Trung, Nguyễn Văn Hồi, “Hệ thống văn bản và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội", Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. 30. Võ Quý, (1997), Tổng quan về những vấn đề môi trường ở Việt Nam, In trong tập: Chính sách và công tác môi trường ở Việt Nam, Hà Nội. 31. Viện Khoa học LĐXH, Báo cáo chuyên đề “Bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội” Điều tra năm 2009, Bộ Lao động TBXH. . Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (Qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre) Trần Thị Lan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận. rất lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài: " ;Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội (qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre)& quot;. 3 động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội ở tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội. 4.2.

Ngày đăng: 28/06/2015, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan