tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô

21 777 4
tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ************************ BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 Thời gian: 16h00 ngày 31/5/2015 Phạm Thị Kim Oanh, Nguyễn Xuân Hải, Trần Ngọc Hưng, Trần Thị Phương Bình, Hoàng Xuân Hùng, Nguyễn Đức Anh, Giang Thị Thu Hằng, Vũ Thị Thanh Hiền, Phạm Văn Lợi.Nội dung họp: - Chọn nhóm trưởng, thư ký: nhóm thống nhất ý kiến chọn Oanh làm nhóm trưởng, Hằng làm thư ký - Đề tài nghiên cứu: Nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô như thế nào? Biện pháp, chính sách mà Chính phủ cần thực hiện để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng - Yêu cầu các thành viên trong nhóm tìm kiếm, thu thập tài liệu có liên quan - Lập Facebook của nhóm để các thành viên trao đổi các vấn đề nghiên cứu. Ngày 31 tháng 5 năm 2015 Trưởng nhóm Thư ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ************************ BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 Chủ trì: Phạm Thị Kim Oanh – Trưởng nhóm Thời gian: 19h30 ngày 2/6/2015 Phạm Thị Kim Oanh, Nguyễn Xuân Hải, Trần Ngọc Hưng, Trần Thị Phương Bình, Hoàng Xuân Hùng, Nguyễn Đức Anh, Giang Thị Thu Hằng, Vũ Thị Thanh Hiền, Phạm Văn Lợi. Nội dung họp: - Các thành viên trình bày các ý kiến góp ý về đề tài thông qua tài liệu nghiên cứu được. - Các thành viên góp ý về các phần nội dung tiểu luận - Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm - Thời hạn nộp bài: 4/6/2015 Ngày 2 tháng 6 năm 2015 Trưởng nhóm Thư ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ************************ BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3 Thời gian: 17h00 ngày 5/6/2015 Thành phần tham gia: Phạm Thị Kim Oanh, Nguyễn Xuân Hải, Trần Ngọc Hưng, Trần Thị Phương Bình, Hoàng Xuân Hùng, Nguyễn Đức Anh, Giang Thị Thu Hằng, Vũ Thị Thanh Hiền, Phạm Văn Lợi. Nội dung họp: - Tổng hợp phần nội dung của tiểu luận - Hoàn tất các mẫu giấy tờ liên quan - Đánh giá thành viên trong nhóm Ngày 5 tháng 6 năm 2015 Trưởng nhóm Thư ký LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay là một vấn đề nan giải với tất cả các quốc gia. Khủng hoảng gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với các nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến năm 2010 tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng do hội nhập ngày càng sâu và rộng nên cũng đã có những tác động nhất định. Nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra tại Việt Nam thì nền kinh tế nước ta sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào? Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là nhằm tìm hiểu những tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đồng thời, bài học mà Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế và các giải pháp mà Nhà nước, Chính phủ sẽ sử dụng để khôi phục kinh tế một cách tối ưu nhất. Nội dung tiểu luận: Phần I: Tổng quan về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế Phần II: Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô Phần III- Các biện pháp Nhà nước, Chính phủ sử dụng để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHU KỲ KINH TẾ, KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1.1. Chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự lần lượt là giai đoạn suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Chu kỳ kinh tế - Suy thoái là giai đoạn trong đó GDP thực tế giảm đi. - Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. - Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh. Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang giai đoạn tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. 1.2. Khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được trong nền kinh tế, gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã xảy ra không ít các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ (1929-1933), Khủng hoảng dầu mỏ (1970), Khủng hoảng kinh tế thế giới (2008-2010). Khủng hoảng là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế. Xuất hiện trước hết là khủng hoảng tiêu thu, dự trữ hàng hóa trong kho của các xí nghiệp tăng lên, giá cả hàng hóa giảm xuống do cung lớn hơn cầu cuộc cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa trở lên gay gắt. Khủng hoảng kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Một số đặc điểm thường gặp trong thời kỳ khủng hoảng là: • Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. • Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. • Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ khủng hoảng. PHẦN II TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ 2.1 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Công thức xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế g = x 100% Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế , tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Theo số liệu thống kê tăng trưởng GDP năm 2008 dự kiến đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng, thực tế năm 2008 tốc độ này chỉ đạt 6,18% và trong những năm tiếp theo tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống. Năm 2007 2008 2009 2010 2011 g 8,48 6,18 5,32 6,78 5,89 Nguồn: Tổng cục thống kê – Đơn vị tính: % 2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến đầu tư (I) Khủng hoảng sẽ làm cho đầu tư giảm vì các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường.Mặt khác, hàm đầu tư phụ thuộc vào lãi suất: I = I (r) Do đó, khi lãi suất trong giai đoạn này ở mức cao sẽ hạn chế đầu tư. Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm khủng hoảng kinh tế giảm sút rõ rệt. Việt Nam đã từng là điểm đầu tư hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên từ năm 2009 đầu tư đã suy giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguồn: Tổng cục thống kê – Đơn vị tính: tỷ USD 2.3. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu, đến nhập khẩu, cán cân thương mại: Nền kinh tế suy thoái sẽ khiến xuất khẩu giảm vì sản lượng mà nền sản xuất sản xuất ra giảm. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào các thị trường chính. Do đó, khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu thì nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính cũng giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 24% năm 2007 xuống còn 17,7% năm 2008. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm chỉ còn 16,5% trong khi năm 2007 là 18%. Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập, tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thu nhập giảm, tỷ giá hối đoái giảm do đó nhập khẩu (IM) sẽ giảm. Số liệu nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 cho thấy trong quý I đạt 7,7 tỷ giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do giá các mặt hàng trên thế giới giảm mạnh. Trong tình hình khủng hoảng, nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm nhưng xuất khẩu giảm mạnh hơn và Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu nên cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao hơn. 2.4. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến chi tiêu hộ gia đình, tiết kiệm, thu nhập, thuế, chi tiêu của chính phủ , chính sách tài khóa. Hàm chi tiêu: C = C + MPC. Y Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, thu nhập giảm do đó sức mua của thị trường giảm sút, chi tiêu của hộ gia đình (C) giảm và các hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Khủng hoảng tác động làm cho thu nhập giảm. Thu nhập giảm là do GDP giảm, giá đồng nội tệ mất giá, sức mua giảm. Thu nhập có thể được xác định thông qua chỉ tiêu GDP hoặc GNP. Tính theo chỉ tiêu GDP thì Y= GDP = C+I+G+NX. Khủng hoảng làm cho C giảm, I giảm và NX giảm do đó thu nhập sẽ giảm. [...]... ra khủng hoảng và chấm dứt khủng hoảng hiện nay vẫn chưa dự đoán được Khủng hoảng kinh tế tồn tại một cách khách quan và tác động sâu rộng vào mọi mặt của nền kinh tế Nhiều quốc gia đã và đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng này gây ra: suy giảm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân của khủng hoảng, đánh giá tác động của khủng hoảng đến. .. thực hiện các gói kích cầu với nền kinh tế Gói kích cầu này tác động vào tiêu dùng (C, G), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) Năm 2009, để đưa kinh tế ra khỏi khủng hoảng, tại Việt NamChính phủ cũng đã sử dụng gói kích cầu 8 tỷ USD 2.5 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến lạm phát, giá cả, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán Khủng hoảng kinh tế làm cho lạm phát bùng nổ do giá cả các mặt hàng... cầu của cộng đồng, đồng thời giải tỏa một phần hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho cho DN Các biện pháp kích cầu đã phát huy tác dụng, kịp thời ngăn chặn đà suy giảm, bảo đảm các mục tiêu vĩ mô như an sinh xã hội KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không loại trừ một quốc gia nào Nền kinh tế càng phát triển thì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. .. với quốc gia, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của khủng hoảng, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì năm 2008 đã có khoảng 30.000 lao động mất việc làm Trong nền kinh tế mở, khi đánh giá tác động của khủng hoảng phải đánh giá ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán Khủng hoảng dẫn đến luồng vốn ra làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm Đồng nội tệ sẽ mất... toán bị hạn chế, một số doanh nghiệp ứ đọng hàng hóa, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan Bên cạnh đó tín dụng bất động sản luân chuyển chậm do thị trường bất động sản có sự biến động, giá bất động sản giảm và khó bán, dó là các yếu tố tác động trực tiếp đến người vay, đến các khoản nợ cho vay bất động sản, đặc biệt là khoản nợ cho vay kinh doanh bất động sản Chính sách lưu... cần phải có các giải pháp sau: 1- Nhà nước cần có những đánh giá thực chất sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu giai đọan này với nền kinh tế Việt Nam Đẩy mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và các hệ thống điều tiết là điều kiện cần thiết để nền kinh tế thị trường vận hành có hiệu quả Cải cách hành chính, ngân sách và thuế đóng vai trò quan trọng 2- Định lượng về khả năng GDP... khủng hoảng, đánh giá tác động của khủng hoảng đến nền kinh tế là rất cần thiết Đồng thời, Chính phủ, Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp, chính sách để đề phòng khủng hoảng và nếu xảy ra khủng hoảng thì nhanh chóng đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng này Danh mục tài liệu tham khảo - Tài liệu kinh tế vĩ mô – TS Phan Thế Công - Tạp chí kinh tế - Trang web: http://www.gso.gov.vn (Tổng cục thống... Tác động của khủng hoảng kinh tế đến lãi suất, chính sách tiền tệ Lãi suất thực tế được xác định thông qua lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát (r = I- ) Lãi suất danh nghĩa thường được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.Vì thế, trong giai đoạn khủng hoảng, khi tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao thì lãi suất cũng phải được nâng lên Hơn nữa, khủng hoảng làm cho doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các. .. policy) là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế Chính sách tài khóa là chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, để vực dậy nền kinh tế Chính phủ sẽ thực hiện kích cầu bằng cách thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng Chính phủ sẽ giảm thu thông qua việc giảm thuế (T) và tăng chi tiêu chính phủ... do các ngân hàng thận trọng trong cho vay vì thị trường biến động mạnh, mặt khác chính các doanh nghiệp hạn chế sản xuất kinh doanh do khó khăn thị trường, do khó khăn trong hoạt động tiêu thụ và ký hợp đồng Chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng: nguyên nhân khách quan từ quá trình luân chuyển vốn chậm của nền kinh tế, các doanh nghiệp do sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, hàng hóa khó tiêu thụ dẫn đến . khôi phục kinh tế một cách tối ưu nhất. Nội dung tiểu luận: Phần I: Tổng quan về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế Phần II: Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô Phần. ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ 2.1 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc. hiểu những tác động của khủng hoảng kinh tế đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đồng thời, bài học mà Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế và các giải pháp mà Nhà nước, Chính

Ngày đăng: 28/06/2015, 17:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan