Luyện thi đại học môn lý chuyên đề ôn tập học ki 2 thầy hòa

8 464 0
Luyện thi đại học môn lý chuyên đề ôn tập học ki 2  thầy hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ LTĐH :ÔN TẬP HỌC KÌ II 1: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Gọi U 0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện; u và I là điện áp giữa hai bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là A. 2 2 2 0 i LC(U u )= − . B. 2 2 2 0 C i (U u ) L = − . C. 2 2 2 0 i LC(U u )= − . D. 2 2 2 0 L i (U u ) C = − 2: Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây? A. Mang năng lượng B. Tuân theo quy luật giao thoa C. Tuân theo quy luật phản xạ D. Truyền được trong chân không 3: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q 0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I 0 . Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là A. 0 0 4 Q T I π = B. 0 0 Q T 2I π = C. 0 0 2 Q T I π = D. 0 0 3 Q T I π = 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian A.luôn ngược pha nhau B. luôn cùng pha nhau C. với cùng biên độ D. với cùng tần số 5: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai? A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. D. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất. 6: Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là A. Tia hồng ngoại. B. Tia đơn sắc lục. C. Tia X. D. Tia tử ngoại. 7: Tia X A. Có bản chất là sóng điện từ. B. Có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia γ. C. Có tần số lớn hơn tần số của tia γ. D. Mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường. 8: Khi chiếu ánh sáng trắng vào khe hẹp F của ống chuẩn trực của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh của buồng ảnh thu được A. Các vạch sáng, tối xen kẽ nhau. B. Một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. C. Bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. D. Một dải ánh sáng trắng. 9: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính B. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau C. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng D. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau. 10:Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10 -19 J. Bức xạ này thuộc miền A. Sóng vô tuyến B. Hồng ngoại C. Tử ngoại D. Ánh sáng nhìn thấy 11:Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa trên màn là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 (cùng một phía so với vân trung tâm) là A. 6i B. 3i C. 5i D. 4i 12:Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại. B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí. D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại. 13:Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng A. 546 mm B. 546 m µ C. 546 pm D. 546 nm 14:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 m µ . Khoảng vân giao thoa trên màn bằng A. 0,2 mm B. 0,9 mm C. 0,5 mm D. 0,6 mm 15:Gọi n đ , n t và n v lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng? A. n đ < n v < n t B. n v >n đ > n t C. n đ >n t > n v D. n t >n đ > n v 16:Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng A. phản xạ toàn phần. B. phản xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng. 17:Tia X A. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường. B. cùng bản chất với sóng âm C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại D. cùng bản chất với tia tử ngoại 1 18:Khi êlectron ở quỹ đạo dừng K thì năng lượng của nguyên tử hiđrô là -13,6eV còn khi ở quỹ đạo dừng M thì năng lượng đó là -1,5eV. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng A. 102,7 pm. B. 102,7 mm. C. 102,7 µm. D. 102,7 nm. 19:Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích A. Hiện tượng quang điện B. Hiện tượng quang – phát quang C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng D. Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện 20:Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỷ đạo dừng K là r 0 . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì bán kính quỹ đạo giảm A. 4r 0 B. 2r 0 C. 12r 0 D. 3r 0 21:Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này là A. 0,21 eV B. 2,11 eV C. 4,22 eV D. 0,42 eV 22:Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N, lực này sẽ là A. F 16 . B. F 9 . C. F 4 . D. F 25 . 23:Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 µm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng A. 4,07 eV. B. 5,14 eV. C. 3,34 eV. D. 2,07 eV. 24:Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng A. trong truyền tin bằng cáp quang. B. làm dao mổ trong y học . C. làm nguồn phát siêu âm. D. trong đầu đọc đĩa CD. 25:Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,6 m µ B. 0,3 m µ C. 0,4 m µ D. 0,2 m µ 26:Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân được tính bằng A. Tích của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy. B. Tích của độ hụt khối của hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không. C. Thương số của khối lượng hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không. D. Thương số của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy. 27:Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm t 0 = 0, có N 0 hạt nhân X. Tính từ t 0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là A. N 0 e - λ t . B. N 0 (1 – e λ t ). C. N 0 (1 – e - λ t ). D. N 0 (1 - λt). 28:Cho các khối lượng: hạt nhân ; nơtron, prôtôn lần lượt là 36,9566u; 1,0087u; 1,0073u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân (tính bằng MeV/nuclôn) là A. 8,2532. B. 9,2782. C. 8,5975. D. 7,3680. 29:Hạt nhân (đứng yên) phóng xạ α tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ γ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α A. Nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con B. Nhỏ hơn động năng của hạt nhân con C. Lớn hơn động năng của hạt nhân con D. Bằng động năng của hạt nhân con 30:Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là A. 55 và 82 B. 82 và 55 C. 55 và 137 D. 82 và 137 31:Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn A. năng lượng toàn phần. B. số nuclôn. C. động lượng. D. số nơtron. 32:Tia α A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không. B.là dòng các hạt nhân 4 2 He . C. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường. D. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô. 33:Số nuclôn của hạt nhân 230 90 Th nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân 210 84 Po là A. 6 B. 126 C. 20 D. 14 34:Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10 -19 J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10 -34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.10 8 m/s. Giới hạn quang điện của đồng là A. 0,60µm. B. 0,3µm. C. 0,90µm. D. 0,40µm. 35:Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là A. 26,5.10 -19 J. B. 26,5.10 -32 J. C. 2,65.10 -19 J. D. 2,65.10 -32 J. 36:Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng A. màu đỏ. B. màu lam. C. màu chàm. D. màu tím. 37:Cho phản ứng hạt nhân A Z X + 9 4 B e → 12 6 C + 0 n. Trong phản ứng này A Z X là A. prôtôn. B. hạt α. C. êlectron. D. pôzitron. 38:Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng: 2 A. các êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các êlectrôn dẫn B. các êlectrôn thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng C. các êlectrôn tự do trong kim loại được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn D. các êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn 39:Tia tử ngoại A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma. B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước. C. không truyền được trong chân không. D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn. 40:Hạt nhân X A Z 1 1 và hạt nhân Y A Z 2 2 có độ hụt khối lần lượt là Δm 1 và Δm 2 Biết hạt nhân X A Z 1 1 bền vững hơn hạt nhân Y A Z 2 2 . Hệ thức đúng là : A. A 1 > A 2 . B. 1 1 A m ∆ > 2 2 A m ∆ . C. 2 2 A m ∆ > 1 1 A m ∆ . D. Δm 1 > Δm 2 . 41:Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. khoảng vân là A. i = 4,0 mm. B. i = 0,4 mm. C. i = 6,0 mm. D. i = 0,6 mm. 42:So với hạt nhân 40 20 Ca , hạt nhân 56 27 Co có nhiều hơn A. 7 nơtron và 9 prôtôn.B. 11 nơtron và 16 prôtôn.C. 9 nơtron và 7 prôtôn. D. 16 nơtron và 11 prôtôn. 43:Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa vào hiện tượng: A. nhiễu xạ ánh sáng.B. phản xạ ánh sáng.C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. 44:Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 mH và tụ điện có điện dung 0,1µF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là A. 10 5 rad/s. B. 3.10 5 rad/s. C. 4.10 5 rad/s. D. 2.10 5 rad/s. 45:Trong phản ứng hạt nhân: H 1 1 + X → Na 22 11 + α , hạt nhân X có: A. 12 prôtôn và 13 nơ trôn.B. 25 prôtôn và 12 nơ trôn. .C. 12 prôtôn và 25 nơ trôn. D. 13 prôtôn và 12 nơ trôn 46:Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều: A. có thể kích thích phát quang một số chất. B. không có tác dụng nhiệt. C. bị lệch trong điện trường. D. là các tia không nhìn thấy. 47:Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3mm, khỏang cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ ( λ đ = 0,76μm) đến vân sáng bậc 1 màu tím ( λ t = 0,4μm ) cùng một phía của vân trung tâm là A. 2,7mm B. 2,4mm C. 1,8mm D. 1,5mm 48:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là 2,5m, bề rộng của miền giao thoa là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là: A. 21 vân B. 15 vân C. 17 vân D. 19 vân 49:Cho các phát biểu sau về tia tử ngoại (a). Là bức xạ mắt người không thể nhìn thấy được. (b). Bị nước và thủy tinh hấp thu. (c). Đi qua thạch anh và bị hấp thu. (d). Nung nóng vật trên 2000C thì phát ra tử ngoại. (e). Không bị lệch trong điện trường và từ trường. (f). Kích thích sự phát quang nhiều chất. (g). Có bản chất là sóng điện từ. (h). Có tác dụng lên kính ảnh. (i). Nguồn phát sinh là đèn hơi thủy ngân. (j). Dùng để chữa bệnh còi xương. Số phát biểu đúng là A. 10 B. 9 C. 8 D. 7 50:Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 1mm. Giao thoa thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ thì tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 1,2 mm là vị trí vân sáng bậc 4. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 25 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân sáng bậc 3. Bước sóng λ có giá trị bằng: A. 400 nm. B. 480 nm. C. 450 nm. D. 440 nm. 51:Nguyên tử Hydro đang ở trạng thái dừng thứ n thì nhận một photon có năng lượng hf làm cho nguyên tử nhảy lên mức năng lượng kế tiếp và bán kính nguyên tử Hydro thay đổi một lượng 44%. Số vạch mà nguyên tử Hydro có thể phát ra trong dãy Banme là: A. 3 vạch B. 4 vạch C. 5 vạch D. 6 vạch. 52:Cho một nguồn phát bức xạ điện từ chủ yếu (xem mỗi dụng cụ phát một bức xạ) gồm: (I). Remote điều khiển từ xa. (II). Đèn hơi thủy ngân. (III). Máy chụp kiểm tra tổn thương xương ở cơ thể người.(IV). Điện thoại di động. Các bức xạ do các nguồn trên phát ra sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là: 3 A. (IV), (I), (III), (II). B. (IV), (II), (I), (III). C. (III), (IV), (I), (II). D. (III), (II), (I),(IV). 53:Cho khối lượng proton, notron, Ar, Li lần lượt là 1,0072u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Ar: A. lớn hơn 3,42 MeV B. nhỏ hơn 5,20 MeV C. lớn hơn 5,20 MeV D. nhỏ hơn 3,42 MeV 54:Cho các hiện tượng sau đây : (a). Sự phát sáng của bóng đèn điện dây tóc. (b). Sự phát sáng của hơi natri ở áp suất thấp khi phóng điện qua nó. (c). Sự phát sáng của photpho bị oxi hóa trong không khí.(d). Sự phát sáng của đom đóm. (e). Sự phát sáng của tinh thể kẽm sunfua khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại. Số hiện tượng quang phát quang là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 55:Cho các phát biểu sau: (a). Trong các loại sóng vô tuyến thì sóng cực ngắn bị tầng điện li hấp thụ mạnh. (b). Chất rắn, chất lỏng, chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích bởi nhiệt đều cho quang phổ liên tục. (c). Quang phổ Mặt Trời thu được trên Trái Đất là quang phổ liên tục. (d). Các tia trong thang sóng điện từ đều là sóng ngang có bước sóng khác nhau. (e). Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn. (f). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa gia tốc và lực kéo về là một đường elip. (g). Biến điệu sóng điện từ là tạo ra dao động điện từ có tần số cao theo sóng mang truyền đi. Số phát biểu sai là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 56:Thực hiện thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với bức xạ đơn sắc λ, khoảng cách giữa hai khe là 1mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25 mm, người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe đến khi thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì dừng lại hẳn. Khi đó người ta thấy tại vị trí này cách vị trí ban đầu một đoạn 0,75 m. Bước sóng λ có giá trị là: A. 600 nm. B. 400 nm. C. 640 nm. D. 500 nm. 57:Cho các phát biểu sau: (a). Sóng điện từ, âm nghe được và sóng siêu âm đều có thể truyền trong nước. (b). Tia hồng ngoại và tia tử ngoại là sóng ngang. (c). Năng lượng điện từ trong mạch dao động biến thiên với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của điện tích (d). Hiện tượng những váng dầu mỡ hay bong bóng xà phòng có màu cầu vồng dựa trên tán sắc ánh sáng. (e). Biên độ và tần số của dao động cưỡng bức bằng biên độ và tần số của lực cưỡng bức. (f). Thí nghiệm dùng để đo bước sóng ánh sáng là thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young (g). Sóng dừng là sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ. Số phát biểu không đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 58:Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 1mm, khoảng cách từ màn đến hai khe là 50cm. Nguồn phát ra đồng thời bốn bức xạ λ = 640 nm, λ = 600 nm, λ = 540 nm, λ = 480 nm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm là: A. 4,8 cm. B. 4,32 mm. C. 4,8 mm. D. 4,32 cm. 59:Tại thành phố Hồ Chí Minh, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véctơ cường độ điện trường đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Đông Bắc. Khi đó véctơ cảm ứng từ có: A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây Nam. B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông Nam. C. Độ lớn bằng không. D. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây Bắc. 60: Cho các phát biểu sau: (1)- Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của lực cưỡng bức. (2)- Sóng ngang cơ học và sóng dọc cơ học đều có thể truyền trong chất rắn. (3)- Sơ đồ hệ thống thu thành gồm có anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần và loa. (4)- Về cấu tạo thì máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha đều có phần ứng là stato, phần cảm là rôto. (5)- Trong dao động điện từ, đại lượng tương ứng với lực kéo về của dao động cơ là điện tích q. (6)- Dao động điều hòa của con lắc lò xo đổi chiều khi lực tác dụng cực đại. (7)- Con lắc đồng hồ chạy đúng trên mặt đất. Khi đưa lên cao, để đồng hồ vẫn chạy đúng thì cần giảm nhiệt độ. Số phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 61:Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 6 µH và tụ điện có điện dung 2,8 nF. Lấy π = 3,14. Tốc độ truyền sóng điện từ c = 3.10 m/s. Mạch dao động này có thể bắt được loại sóng điện từ là: A. sóng trung. B. sóng ngắn. C. sóng dài. D. sóng cực ngắn. 4 62:Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ là vec tơ B. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15 T. Cảm ứng từ vec tơ B có hướng và độ lớn là: A. Xuống; 0,06 T B. Lên; 0,06 T C. Xuống; 0,075 T D. Lên; 0,075 T 63:ĐH 2014 :Một tụ điện có điện dung C tích điện Q 0 . Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L 1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L 2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L 3 =(9L 1 +4L 2 ) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là A. 9 mA. B. 4 mA. C. 10 mA. D. 5 mA. 64:Chuyên Vinh 2013: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: m µλ 42,0 1 = (màu tím); m µλ 56,0 2 = (màu lục); m µλ 70,0 3 = (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm sẽ quan sát thấy tổng cộng có bao nhiêu vân sáng đơn sắc riêng lẻ của ba màu trên? A. 26 vân. B. 29 vân. C. 44 vân. D. 35 vân. 65:Chuyên Vinh 2013: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu hai nguồn kết hợp lệch pha nhau thì vân sáng trung tâm sẽ A. không còn vì không có giao thoa. B. dịch về phía nguồn sớm pha. C. không thay đổi vị trí. D. dịch về phía nguồn trễ pha. 66:Chuyên Vinh 2013: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng trắng có bước sóng .76,038,0 mm µλµ ≤≤ Tại vị trí vân sáng bậc 12 của ánh sáng tím m µλ 4,0= có thêm bao nhiêu vân sáng của các bức xạ khác và có vân sáng bậc mấy của ánh sáng lục? A. 6, bậc 9. B. 5, bậc 9. C. 5, bậc 8. D. 6, bậc 8. 67:Chuyên Vinh 2013: Một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ với chu kỳ .10 4 sT − = Nếu mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện và một cuộn cảm giống hệt tụ điện và cuộn cảm trên thì mạch sẽ dao động điện từ với chu kỳ A. 0,5.10 -4 s. B. .2 10 - 4 s. C. 10 -4 s. D. 2.10 -4 s. 68:Chuyên Vinh 2013: Chiếu đồng thời hai bức xạ nhìn thấy có bước sóng m µλ 72,0 1 = và 2 λ vào khe Y-âng thì trên đoạn AB ở trên màn quan sát thấy tổng cộng 19 vân sáng, trong đó có 6 vân sáng của riêng bức xạ λ 1 , 9 vân sáng của riêng bức xạ λ 2 . Ngoài ra, hai vân sáng ngoài cùng (trùng A, B) khác màu với hai loại vân sáng đơn sắc trên. Bước sóng 2 λ bằng A. .48,0 m µ B. .576,0 m µ C. .54,0 m µ D. .42,0 m µ 69:Chuyên Vinh 2013: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khi chiếu hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng m µλ 5,0 = thì khoảng cách lớn nhất giữa vân tối thứ tư và vân sáng bậc năm bằng .5mm Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát bằng .2m Khoảng cách giữa hai khe bằng A. .2,1 mm B. .7,1 mm C. .5,1 mm D. .3,0 mm 70:Chuyên Vinh 2011: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t 1 đã có 80% số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã. Đến thời điểm 2 1 100 ( )t t s= + , thì số hạt nhân chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất đó là: A. 50 s. B. 400 s. C. 25 s. D. 200 s. 71:Chuyên Vinh 2011: Phần lớn năng lượng giải phóng trong phản ứng phân hạch là A. động năng của các mảnh. B. động năng của các nơtrôn phát ra. C. năng lượng các phôtôn của tia gama. D. năng lượng tỏa ra do phóng xạ của các mảnh. 72:Chuyên Vinh 2011: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm 1 t tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm 2 1 2t t T = + thì tỉ lệ đó là A. k + 4. B. 4k/3. C. 4k+3. D. 4k. 73:Chuyên Vinh 2011: Mạch dao động LC thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại trên tụ là 12V . Tại thời điểm điện tích trên tụ có giá trị 9 6.10q C − = thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 3 3i mA = . Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH . Tần số góc của mạch là: A. 25.10 5 rad/s. B. 5.10 4 rad/s. C. 5.10 5 rad/s. D. 25.10 4 rad/s. 74:Chuyên Vinh 2014: Trong thí nghiệm Y-âng giao thoa ánh sáng đơn sắc với D không đổi, a có thể thay đổi được. Ban đầu tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 6. Nếu lần lượt tăng hoặc giảm khoảng cách giữa hai khe một lượng a∆ thì tại M là vân sáng bậc 3k hoặc k; bây giờ nếu tăng khoảng cách giữa hai khe thêm một lượng 3/a ∆ (nguồn S luôn cách đều hai khe) thì tại M là vân sáng bậc A. 9. B. 7. C. 8. D. 10. 75:Chuyên Vinh 2014: Chọn kết luận sai khi nói về hiện tượng phóng xạ? A. Trong các phân rã , + β phải đi kèm hạt nơtrinô. B. Quá trình phân rã phóng xạ tỏa năng lượng. C. Một chất phóng xạ có thể chỉ phóng ra tia gamma. D. Quá trình phân rã phóng xạ không phụ thuộc bên ngoài. 76:Chuyên Vinh 2014: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nếu chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng m72,0 µ=λ thì trên màn trong một đoạn L thấy chứa 9 vân sáng (hai vân sáng ở 2 mép ngoài của đoạn L, vân trung tâm ở chính giữa). Còn nếu dùng ánh sáng tạp sắc gồm hai bước sóng m48,0 1 µ=λ và m64,0 2 µ=λ thì trên đoạn L số vân sáng quan sát được là A. 18. B. 16. C. 17. D. 19. 77:Chuyên Vinh 2014: Chọn kết luận sai khi nói về phản ứng hạt nhân? A. Thường được chia làm hai loại. B. Với khối lượng bất kỳ của nguyên liệu đều có thể xảy ra phản ứng nhiệt hạch. C. Phản ứng tạo ra các hạt nhân bền vững hơn là phản ứng tỏa năng lượng. D. Để có phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra cần phải có hệ số nhân nơtron .1k ≥ 5 78:Chuyên Vinh 2014: Mạch dao động LC lí tưởng tụ có điện dung nF5C = và cuộn thuần cảm .mH5L = Điện tích cực đại trên tụ .nC20Q 0 = Lấy gốc thời gian khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ V2u = và tụ đang phóng điện. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch A. ).A()65t10.2cos(4i 5 π−= B. ).A()3t10.2cos(4i 5 π−= C. ).mA()65t10.2cos(4i 5 π+= D. ).mA()3t10.2cos(4i 5 π+= 79:Chuyên Vinh 2014: Hiện tượng quang điện trong xảy ra A. với ánh sáng có bước sóng bất kỳ. B. khi ánh sáng kích thích có tần số lớn hơn một tần số giới hạn. C. thì êlectron sẽ bị bứt ra khỏi khối chất bán dẫn. D. khi ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn một bước sóng giới hạn. 80:Chuyên Vinh 2014: Chất phóng xạ X có chu kỳ bán rã T 1 , chất phóng xạ Y có chu kỳ bán rã T 2 với .T4T 12 = Ban đầu hai mẫu nguyên chất. Sau một khoảng thời gian, nếu chất phóng xạ Y có số hạt nhân còn lại bằng 25,0 lần số hạt nhân Y ban đầu thì tỉ số giữa số hạt nhân X bị phân rã so với số hạt nhân X ban đầu là A. .64/1 B. .256/1 C. .256/255 D. .64/63 81:Chuyên Vinh 2014: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là .m6625,0 µ Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có năng lượng ,J10.5,0 19 1 − =ε ,J10.5,1 19 2 − =ε ,J10.5,3 19 3 − =ε .J10.5,2 19 4 − =ε Hiện tượng quang dẫn xảy ra với chùm bức xạ A. . 2 ε B. . 3 ε C. . 4 ε D. . 1 ε 82:Chuyên Vinh 2014: Cho phản ứng hạt nhân: 3 2 4 1 1 2 .T D He X + → + Biết độ hụt khối của các hạt nhân T, D và He lần lượt là 0,009106u; 0,002491u; 0,030382u và 1u = 931,5 MeV/c 2 . Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng A. 17,499 MeV. B. 21,076 MeV. C. 200,025 MeV. D. 15,017 MeV. 83:Chuyên Vinh 2014: Chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang A một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng dưới góc tới i khác không. Biết góc lệch của tia màu lục đạt giá trị cực tiểu, khi đó: A. tia ló màu tím đối xứng với tia tới qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. B. tia ló màu lục đối xứng với tia tới qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. C. góc lệch của tia màu lục nhỏ hơn góc lệch của tia màu đỏ. D. tia màu đỏ bị phản xạ toàn phần. 84:Chuyên Vinh 2014: Hạt Pôlôni 210 84 0 ( )P đứng yên phóng xạ hạt α tạo thành chì 206 82 ( ).Pb Hạt α sinh ra có động năng 5,768 .K MeV α = Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Năng lượng mà mỗi phân rã toả ra bằng A. 9,255 MeV. B. 6,659 MeV. C. 5,880 MeV. D. 4,275 MeV. 85:Chuyên Vinh 2014: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, các vạch nằm trong vùng tử ngoại thuộc các dãy: A. Lai-man và Pa-sen. B. Ban-me và Lai-man. C. Lai-man, Ban-me và Pa-sen. D. Ban-me và Pa-sen. 86:Chuyên Vinh 2014: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất? A. Tia . γ B. Tia . β + C. Tia . α D. Tia . β − 87:Chuyên Vinh 2014: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ mang năng lượng. B. Sóng điện từ tuân theo quy luật giao thoa, nhiễu xạ. C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. D. Sóng điện từ là sóng ngang. 88:Chuyên Vinh 2015: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với ánh sáng trắng có λ biến thiên từ λ đ = 0,76 μm đến λ t = 0,38 μm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn gáp 1500 lần khoảng cách giữa hai khe. Phần chồng chất lên nhau giữa quang phổ bậc hai và quang phổ bậc ba ở trên màn có bề rộng bằng A. 0,35mm B. 0,57mm C. 0,65mm D. 0,42mm 89:Chuyên Vinh 2015: Trong sự phóng xạ ThU 230 90 234 92 +α→ tỏa ra năng lượng 14MeV. Cho biết năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,1MeV, của hạt U 234 92 là 7,63MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt Th 230 90 xấp xỉ bằng A. 7,7MeV B. 7,5MeV C. 8,2 MeV D. 7,2MeV 90:Chuyên Vinh 2015: Một sóng điện từ truyền trong chân không với bước sóng λ = 360 m, cường độ điện trường cực đại và cảm ứng từ cực đại của sóng là E 0 và B 0 . Ở một thời điểm nào đó, tại một điểm trên phương truyền sóng cường độ điện trường có giá trị 2 3E 0 và đang tăng. Sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu cảm ứng từ tại đó bằng 2 B 0 A. 400ns B. 100ns C. 200ns D. 300ns 91:Chuyên Vinh 2015: Một dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm có L = 5μH và tụ điện có hai bản A,B với C = 8nF. Tại thời điểm t 1 (s), bản A của tụ có q = 24nC. Đến thời t 2 = (t 1 + 0,6.10 -6 .π) s, hiệu điện thế giữa hai bản A,B là A. – 3 V B. 3 2 V C. - 3 2 V D. 3 V 92:Chuyên Vinh 2015: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa sánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 3mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là 2m. Giữa hai điểm M,N đối xứng nhau qua vân trung tâm có 13 vân sáng( tại M và N là 2 vân tối) và MN = 3,9 mm. Bước sóng của ánh sáng chiều đến hai khe là A. 0,55 μm B. 0,52 μm C. 0,49 μm D. 0,45 μm 93:Chuyên Vinh 2015: Hiện tượng quang dẫn có thể xảy ra khi chất nào sau đây được chiếu sáng thích hợp A. Cs B. Cu C. Zn D. Ge 94:Chuyên Vinh 2015: Tỉ số hạt nhân C14 và C12 trong một mẫu gỗ cổ đại tìm thấy bằng một nửa tỉ số hạt nhân C14 và C12 có trong không khí hiện tại. Biết C14 phóng xạ β - có chu kì bán rã 5730 năm. Tuổi của mẫu gỗ cổ đại là A. 5730 năm B. 11640 năm C. 2865 năm D. 8595 năm 6 95:Chuyên Vinh 2015: Trong các hạt nhân Pb 206 82 ; Ra 226 88 ; Po 210 84 ; U 238 92 hạt nhân nào có nhiều proton nhất A. U 238 92 B. Ra 226 88 C. Po 210 84 D. Pb 206 82 96:Chuyên Vinh 2015: Trong nguyên tử Hidro, xét các mức năng lượng từ K đến P, có bao nhiêu khả năng kích thích electron tăng bán kính quỹ đạo lên 4 lần A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 97:Chuyên Vinh 2015: Dùng hạt α có động năng 4 MeV bắn phá hạt nhân 14 7 N đang đứng yên tạo ra hạt proton và hạt X. Biết góc giữa vecto vận tốc hạt proton và hạt α là 60 0 . Cho biết khối lượng các hạt nhân m α = 4,0015u; m N = 13,9992 u, m p = 1,0073, m X = 16,9947 u. Động năng của hạt proton bằng A. 2,07MeV B. 0,72MeV C. 2,29MeV D. 1,88MeV 98:Chuyên Vinh 2015: Trong phản ứng tổng hợp Heli ( ) nHe2HLi 1 0 4 2 2 1 7 3 +→+ + 15,1 MeV, nếu có 2g He được tổng hợp thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước từ 0 0 C? Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200 K.kg J A. 9,95.10 5 kg B. 27,6.10 6 kg C. 86,6.10 6 kg D. 7,75.10 5 kg 99:Chuyên Vinh 2015: Đặc trưng của một phản ứng nhiệt hạch là A. Cần một nhiệt độ rât cao mới có thể xảy ra. B. Tỏa một nhiệt lượng lớn C. giải phóng đủ các loại tia phóng xạ D. chỉ xảy ra giữa các hạt nhân có số khối A lớn 100: Chuyên Vinh 2015: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng khe Y-âng. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,6 μm thì trên mà quan sát, ta thấy 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9mm. Nếu dùng ánh sáng hỗn tạp gồm hai bước bức xạ có bước sóng λ 1 và λ 2 thì thấy từ một điểm M trên màn đến vân sáng trung tâm có ba vân sáng cùng màu với vân trung tâm và tại M là một trong ba vân đó. Biết M cách vân trung tâm 16,2mm. Bước sóng λ 2 bằng A. 0,38 μm B. 0,65μm C. 0,75μm D. 0,45μm 101: Chuyên KHTN 2015 :Sau 8 phân rã α và 6 phân rã β - . Hạt nhân 238 U biến thành hạt nhân gì ? A. 226 88 Ra . B. 206 82 Pb . C. 210 83 Bi . D. 210 84 Po . 102: Chuyên KHTN 2015 :Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ? A. Tia β + . B. Tia α. C. Tia γ. D. Tia X. 103: Chuyên KHTN 2015 :Chiếu tia sáng trắng từ không khí vào môi trường nước. Khi tăng dần góc tới từ 0 đến 90 0 thì góc lệch giữa tia khúc xạ màu tím và tia khúc xạ màu đỏ sẽ: A. tăng dần. B. giảm dần. C. lúc đầu tăng, sau đó giảm dần. D. lúc đầu giảm, sau đó tăng dần. 104: Chuyên KHTN 2015 :Một mạch dao động LC lý tưởng có chu kỳ dao động là T. Thời gian ngắn nhất giữa thời điểm năng lượng từ trường bằng 3 lần năng lượng điện trường và thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường là: A. T/24. B. T/12. C. T/3. D. T/6. 105: Chuyên KHTN 2015 :Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô cũng có thể giải thích bằng thuyết sóng ánh sáng. B. Hiện tượng điện trở chất bán dẫn giảm mạnh khi có ánh sáng chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn. C. Thuyết lượng tử ánh sáng giải thích được sự hình thành quang phổ vạch của các chất khí. D. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang dẫn dài hơn của hiện tượng quang điện ngoài. 106: Chuyên KHTN 2015 :Trong chân không, theo thứ tự tăng dần của tần số là: A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma. B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia gamma, tia X. C. Tia gamma, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X. D. Tia gamma, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. 107: Chuyên KHTN 2015 :Trong nguyên tử hiđrô bán kính quỹ đạo dừng xác định theo công thức r n =n 2 r 0 với n là số tự nhiên và r 0 là bán kính Bo. Khi bị kích thích, electron chuyển lên quỹ đạo dừng thứ n (n>1). Số bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là A. n(n-1). B. 2 n C . C. 2 n . D. n 2 . 108: Chuyên KHTN 2015 :Một mạch dao động LC lý tưởng có điện dung C của tụ điện biến thiên từ 10pF đến 500pF và hệ số tự cảm L của cuộn dây biến thiên từ 0,5μF đến 10μF. Mạch có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng A. 2,1 m đến 66,5 m. B. 6,3 m đến 66,5 m. C. 4,2 m đến 133 m. D. 18,8 m đến 133 m 109: Chuyên KHTN 2015 :Trong sơ đồ khối của máy phát và máy thu vô tuyến, bộ phận khuếch đại A. trong máy phát và máy thu đều là khuếch đại âm tần. B. trong máy phát là khuếch đại âm tần, còn trong máy thu là khuếch đại cao tần. C. trong máy phát và máy thu đều là khuếch đại cao tần. D. trong máy phát là khuếch đại cao tần, còn trong máy thu là khuếch đại âm tần. 110: Chuyên KHTN 2015 :Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về quang điện trở? A. Quang điện trở có điện trở thay đổi khi cường độ chùm sáng chiếu vào nó thay đổi. B. Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiện ứng quang điện trong. C. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn. D. Quang điện trở là thiết bị biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng 111: Chuyên KHTN 2015 :Cho khối chất phóng xạ gồm hai chất phóng xạ có chu kỳ bán rã lần lượt là T 1 =1h và T 2 =2h. Sau 2h, độ phóng xạ của khối chất giảm đi 62,5%. Tìm tỉ số hạt của hai chất phóng xạ 1 2 N N lúc đầu. A. 1 . B. 4 . C. 0,5 . D. 2 . 112: Trong chân không, ánh sáng có tốc độ lớn nhất trong số các ánh sáng đỏ, vàng, đỏ, tím là: 7 A. như nhau. B. ánh sáng tím. C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng đỏ 113: Chuyên SPHN 2015 : Một tụ điện có điện dung C = 10 -4 F được mắc vào nguồn điện có điện áp u = 100cos(100πt - π/6) V. Ở thời điểm mà điện tích trên một bản tụ là 5.10 -3 C và đang giảm thì cường độ dòng điện tức thời chạy qua tụ điện có giá trị bằng A. 2,72A. B. 1,57A C. 2,22A D. 3,85A. 114: Chuyên SPHN 2015 : Công suất phát xạ của Mặt Trời là 3,9.10 26 W. Cho c = 3.10 8 m/s. Trong một giờ khối lượng Mặt Trời giảm mất A. 3,12.10 13 kg. B. 0,78.10 13 kg. C. 4,68.10 13 kg. D. 1,56.10 13 kg. 115: Chuyên SPHN 2015 : Quang phổ phát xạ của Natri chứa vạch màu vàng ứng với bước sóng 598 nm và 598,6 nm. Trong quang phổ hấp thụ của Natri sẽ: A. thiếu vắng mọi ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 598 nm. B. thiếu vắng mọi ánh sáng có bước sóng lớn hơn 598,6 nm. C. thiếu vắng mọi ánh sáng có bước sóng 598 nm và 589,6 nm. D. thiếu vắng mọi ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 598 nm và 589,6 nm. 116: Chuyên SPHN 2015 : Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến có điện dung C thay đổi trong phạm vi từ 1 pF đến 1600 pF. Khi điều chỉnh điện dung C đến giá trị 9 pF thì máy thu được sóng có bước sóng 18 m. Máy thu này thu được dải sóng có bước sóng A. từ 6 m đến 240 m. B. từ 6 m đến 180 m. C. từ 12 m đến 1600 m. D. từ 6 m đến 3200 m. 117: Chuyên SPHN 2015 : Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây? A. Hình dạng quỹ đạo của các electron. B. Trạng thái có năng lượng ổn định. C. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. D. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử. 118: Chuyên SPHN 2015 : Tính chất nào sau đây sai? Tia hồng ngoại và tử ngoại? A. đều có bản chất là sóng điện từ. B. đều có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ngoài. C. đều là các bức xạ không nhìn thấy. D. đều có tác dụng nhiệt. 119: Chuyên SPHN 2015 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, từ hai khe đến màn hứng là D = 2m, nguồn sáng gồm hai bức xạ đơn sắc λ 1 = 0,6 µm và λ 2 = 0,5 µm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng quan sát được trên màn là: A. 0,2 mm. B. 6 mm. C. 1 mm. D. 1,2 mm. 120: Chuyên SPHN 2015 : Giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Khi chiếu bức xạ λ 1 thì đoạn MN trên màn hứng vân đếm được 10 vân tối với M, N đều là vân sáng. Khi chiếu bức xạ 3λ 2 = 5λ 1 thì A. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 6. B. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 5. C. M là vị trí của vân tối và số vân sáng trên khoảng MN là 6. D. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân sáng trên khoảng MN là 6. 121: Chuyên SPHN 2015 : Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung 2nF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Tại thời điểm t 1 , cường độ dòng điện trong mạch là 5 mA. Sau một khoảng thời gian Δt = T/4, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 10 V. Độ tự cảm của cuộn dây là A. 8 mH. B. 1 mH. C. 0,04 mH. D. 2,5 mH. 122: Chuyên SPHN 2015 : Theo mẫu nguyên tử Bo, năng lượng các trạng thái dứng của nguyên tử hidro có biểu thức E n = - 2 n 6,13 (trong đó n = 1, 2, 3, …). Có một khối khí hidro nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí đó bằng ánh sáng. Trong số các photon có năng lượng 10,20 eV; 10,50 eV; 12,09 eV; 12,75 eV; photon không bị khối khí hấp thụ là photon có năng lượng A. 12,75 eV. B. 10,20 eV. C. 10,50 eV. D. 12,09 eV. 123: Chuyên SPHN 2015 : Cho năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân Aα là 7,1MeV/nuclon, của U 234 92 là 7,63 MeV/nuclon, của 230 90 Th là 7,7MeV/nuclon. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân U 234 92 phóng xạ α và biến đổi thành 230 90 Th là A. 7,17 MeV. B. 14,65 MeV. C. 7,65 MeV. D. 13,98 MeV. 124: Chuyên SPHN 2015 : Chọn phát biểu đúng? A. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số notron nhưng khác nhau về số proton gọi là các đồng vị. A. Lực hạt nhân là lực liên kết các nuclon, nó chỉ có tác dụng ở khoảng cách rất ngắn vào cỡ 10 -10 m. C. Độ hụt khối của hạt nhân là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng của các nuclon tạo thành hạt nhân và khối lượng hạt nhân. D. Năng lượng liên kết của hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần cung cấp để các nuclon ( đang đứng riêng rẽ ) liên kết với nhau tạo thành hạt nhân. 125: Chuyên SPHN 2015 : Ban đầu có một mẫu 210 84 Po nguyên chất. Hạt nhân này phân rã, phóng ra hạt α và chuyển thành hạt nhân X với chu kì bán rã là 138 ngày. Ở thời điểm khảo sát tỉ lệ khối lượng X và Po trong mẫu là 103:15. Tuổi của mẫu chất là A. 414 ngày. B. 138 ngày. C. 552 ngày. D. 276 ngày. 8 . , hạt nhân X có: A. 12 prôtôn và 13 nơ trôn.B. 25 prôtôn và 12 nơ trôn. .C. 12 prôtôn và 25 nơ trôn. D. 13 prôtôn và 12 nơ trôn 46:Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều: A. có thể kích thích phát. êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các êlectrôn dẫn B. các êlectrôn thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng C. các êlectrôn tự do trong kim loại. cực đại và hướng về phía Đông Bắc. Khi đó véctơ cảm ứng từ có: A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây Nam. B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông Nam. C. Độ lớn bằng không. D. Độ lớn cực đại

Ngày đăng: 28/06/2015, 12:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan