TÀI NGUYÊN THAN Ở QUẢNG NINH

7 464 0
TÀI NGUYÊN THAN Ở QUẢNG NINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI NGUYÊN THAN Ở QUẢNG NINH I- Ngành công nghiệp than Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch. Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại; trong đó, riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lò; bóc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến 2001). Mỏ than Quảng Ninh- mỏ than tự nhiên lớn nhất cả nước. Hiện nay, hàng năm ngành than khai thác mỗi năm trên13-14 triệu tấn than sạch, đào bình quân trên 100km đường lò, bóc và đổ thải trên 50 triệu m3 đất đá, sử dụng trên 160 ngàn m3 gỗ, khoảng 15 ngàn tấn thuốc nổ và hàng chục ngàn tấn nhiên liệu các loại. Công nghệ, thiết bị khai thác và sàng tuyển than ở hầu hết các đơn vị đều rất lạc hậu, thậm chí quá cũ, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên, vật liệu và có lượng chất thải cao; đòi hỏi phải được đầu tư đổi mới không những để tăng năng suất, hiệu quả mà còn để giảm ô nhiễm môi trường; trong khi đó sản xuất than có hiệu quả thấp, chủ yếu do trên thị trường trong nước giá than còn được chấp nhận thấp, lượng tiêu thụ chưa cao. Các cơ sở sản xuất than hiện có tập trung chủ yếu ở ven bờ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long và số còn lại tập trung ở vùng rừng núi. Các khu dân cư của công nhân mỏ phần lớn ở gần các mỏ, các nhà máy sàng tuyển và các cơ sở phục vụ sản xuất than. Việc khai thác than ảnh hưởng rất lớn đến sông, suối, hồ chứa nước, biển (2 vịnh nói trên), rừng, các khu dân cư và một số thành, thị vùng mỏ. II- Vài nét về hiện trạng môi trường ngành than. Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than.Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m3/năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha). Khói bụi than làm ô nhiễm môi trường không khí. Mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn ít. Điều đó vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, vừa làm tăng tác động môi trường. Hàng năm ngành than tiêu hao một khối lượng vật tư rất lớn, nhất là gỗ lò, thuốc nổ công nghiệp, xăng, dầu, điện năng, vvv. Một số loại vật tư, nhiên liệu, đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiến tiến, gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường. Chi phí vật liệu, nhiên liệu và động lực trong giá thành than sạch rất cao, chiếm gần 40% tổng giá thành than.Trong tương lai với quy mô sản lượng than ngày càng tăng cao trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn thì khối lượng tiêu hao vật tư ngày càng lớn, kéo theo khối lượng các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng trầm trọng hơn và chi phí sản xuất than ngày càng cao hơn. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên là do: - Đa phần công nghệ, thiết bị ở tất cả các khâu đều thuộc loại nhỏ, lạc hậu, và quá cũ. - Điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn và khối lượng công tác mỏ ngày càng lớn. - Một số tồn tại trong khâu quản lý các yếu tố đầu vào của sản xuất than. - Bản thân một số loại vật tư chưa tiên tiến. Theo tính toán của các chuyên gia nêu trong báo cáo nghiên cứu của Chương trình Kinh tế & Môi trường Đông Nam Á số 2001 thì chi phí thiệt hại môi trường trong khai thác than năm 1998 lên tới 140 tỷ đồng/năm, bằng 5% giá thành than. Về môi trường đất Thoái hoá đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ đồng bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá v.v. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá. Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm; Crom tầng đất mặt đạt 23 - 59 mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ (NH4 dao động từ 30,29 - 102,2 mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7 mgN/kg). ở gần Nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt. III- Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay. Trước đây, trong một thời gian dài ở Việt Nam nói chung và ngành than nói riêng vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Từ năm 1995 sau khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, cũng là lúc TCT Than Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, TCT đã từng bước thực hiện các công việc cải thiện môi trường vùng mỏ theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và các vùng than và đã thu được một số kết quả như sau: - Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất kinh doanh than đã thành lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiếm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Năm 1998, TCT đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty Than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh. - Các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã, đang lập và thực hiện các dự án xây dựng các công trình chống bụi, thoát nước, xử lý nước thải, phục hồi đất đai, nạo vét sông, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá, phủ xanh đất đồi trọc (tổng cộng đã trồng được 1.345 ha, chăm sóc 931 ha), khôi phục một số hồ nước ở Quảng Ninh. Riêng tại khu vực Yên Tử đã ngừng khai thác ở 2 đường lò mức +370; +320 mỏ Yên Tử; ngừng khai thác lộ thiên ở mỏ Than Thùng từ 31/12/1998; đã nạo vét, xây đập, kè chắn ở suối, đã và đang phục hồi đất, trồng cây xanh trong ranh giới mỏ Yên Tử và mỏ Than Thùng. - Đã mua sắm và chuyển giao 4 xe tưới nước, 5 xe gom rác và xử lý rác cho thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí. Trong 4 năm từ 1997-2000 TCT đã ứng trước cho 8 lâm trường tại Quảng Ninh 11.352 triệu đồng để trồng mới 2.176 ha, chăm sóc rừng trồng 2175 ha và tu bổ rừng tự nhiên 687 ha để lấy gỗ trụ mỏ. - Tại hầu hết các mỏ và doanh nghiệp đã thường xuyên tiến hành quan trắc môi trường theo quy định. Công tác này chủ yếu do Viện KHCN mỏ thực hiện, ngoài ra còn do một vài đơn vị khác làm như công ty Phát triển CN-TH&MT (TVN), Trung tâm y tế dự phòng của Quảng Ninh, Trung tâm môi trường của Đại học Mỏ- Địa chất. - Ngành than đã và đang ứng dụng công nghệ tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, quản trị tài nguyên môi trường. - Với sự tài trợ của UNDP đã thực hiện dự án VIE/95/2003 về bảo vệ môi trường trong khai thác lộ thiên ở các mỏ than vùng Quảng Ninh. Ngoài ra, đã và đang xây dựng hoặc thực hiện các dự án bảo vệ môi trường khác do SIDA, JICA, tài trợ. Từ năm 1996- 1998, TCT đã chủ động trích kinh phí từ giá thành (khoảng 1%) để chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đã qui định kế hoạch bảo vệ môi trường là một nôi dung, một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các doanh nghiệp. - Đặc biệt, từ năm 1999 đã thành lập Quỹ môi trường than Việt Nam. Đây là một trong số ít Quĩ môi trường đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Nguồn vốn hình thành Quĩ môi trường than gồm có vốn do ngân sách cấp, vốn trích 1% giá thành than và các sản phẩm có liên quan, vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác; vốn tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; vốn thu được từ các loại phí và tiền phạt môi trường; tiền lãi thu được từ các dự án môi trường; vốn tín dụng và vốn hoàn trả từ nguồn vốn bảo vệ môi trường và các nguồn vốn khác, TCT dùng Quĩ môi trường để thực hiện các chương tình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác than thuộc TCT. - Trong TCT bước đầu đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp; ở cấp TCT có kỹ sư trưởng môi trường và phòng môi trường trực thuộc Ban Đầu tư- Phát triển; ở cấp doanh nghiệp có kỹ sư phụ trách công tác môi trường trực thuộc phòng kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, đã xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quan trắc và xử lý môi trường phục vụ cho ngành. Ngoài việc tuân thủ các qui định chung của Nhà nước, đến nay, TCT Than Việt Nam đã ban hành " Qui định về công tác bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi trường trong TCT "; Ngoài ra, TCT đã phối hợp với các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong việc đề ra các chính sách, công cụ cũng như thực hiện các dự án, giải quyết khắc phục ô nhiễm và BVMT trên toàn vùng và tại các khu đô thị, dân cư. pho, các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép. IV- Đề xuất một số giải pháp chiến lược khắc phục. Trước hiện trạng môi trường của ngành như vậy, ngành than Việt Nam cần có chủ trương và xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn trong toàn ngành và có thể coi đây là chiến lược quan trọng phát triển ngành than bền vững trong lâu dài. Nội dung của chiến lược bao gồm các vấn đề sau: (1).Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu và tổn thất than trong quá trình sản xuất, tàng trữ than và giảm thiểu chất thải vào môi trường với các vấn đề chính như: Tiến hành kiểm toán việc sử dụng các loại đầu vào và rà soát các định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, động lực. Gắn liền công tác khoán chi phí và quản lý vật tư trên cơ sở hệ thống các định mức kỹ thuật (KT) - KT và tiêu hao vật tư đã được hoàn thiện với công tác BVMT. Trang bị hệ thống cân, đo, đong, đếm hiện đại có độ chính xác và an toàn cao cho các khâu cung ứng vật tư, nhiên liệu, động lực Phát động phòng trào CNVC giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và bảo vệ môi trường. Có biện pháp bao che các bãi than thành phẩm đồng thời có biện pháp điều hành sản xuất và tiêu thụ hợp lý để giảm tồn kho than. Qui hoạch công tác đổ thải đất đá hợp lý, nhất là ở vùng Cẩm Phả và Hòn Gai sao cho diện tích đổ thải và chi phí là tối ưu.Trồng cây xanh ở các khu đất trống để hạn chế tác hại của mưa gió. Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện nhiêm vụ bảo vệ môi trường ở các đơn vị sản xuất than. Tiến tới phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 cho tất cả các doanh nghiệp than. (2). Triển khai nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thay thế hoặc giảm thiểu tiêu hao các loại vật liệu theo định hướng sau: thay thế các loại thuốc nổ truyền thống bằng các loại thuốc nổ tiên tiến, sạch an toàn và hiệu quả hơn. Thay thế gỗ chống lò, vì sắt và các loại lưới sắt dùng trỏng mỏ hầm lò bằng các loại vật liệu khác có hiệu quả kinh tế và ít gây tác động môi trường hơn. Nghiên cứu đưa vào sử dụng các loại vật liệu có chất lượng cao hơn, bền hơn nhằm giảm tiêu hao, chi phí và chất thải. (3). Tăng cường các giải pháp kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh than tốt hơn từ góc độ hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường như kiểm soát quá trình đổ thải đất đá ra bãi thải ở các mỏ lộ thiên, hầm lò và các nhà máy tuyển theo qui hoạch đổ thải hợp lý đã đựợc duyệt. Tăng cường kiểm tra, giảm sát chất lượng sản phẩm đầu ra và các loại đầu vào. Xác lập các thông số tối ưu cho các dây chuyền sản xuất và các khâu công nghệ khoan, xúc gạt, vận tải, đổ thải, sàng tuyển, sửa chữa cơ khí (4). Nghiên cứu cải tiến, thay thế và đổi mới thiết bị. Trong khâu khai thác than cần nghiên cứu đồng bộ hoá thiết bị với quy mô công suất hợp lý. Thay thế các thiết bị thông gió theo hướng tăng quy mô công suất. Ấp dụng máy khai thác than liên hợp ở những mỏ có điều kiện thích hợp. Trong khâu vận tải than, đất ở các mỏ và vận tải than về các nhà máy tuyển cần điện khí hoá vận tải đường sắt chở than. Áp dụng băng tải hoặc tời trục thay thế một số khâu vận tải ô tô ở các mỏ lộ thiên hoặc băng tải, máng cào thay cho goong ở các hầm lò. Sử dụng ô tô khung mềm thay cho ô tô khung cứng khi khai thác xuống sâu, đường xấu, trơn lầy vừa đảm bảo an toàn và hiệu quả cao hơn. Sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu sạch, ít độc hại. Trong khâu xúc bốc than, đất sử dụng máy xúc tải bánh lốp thay thế cho máy xúc EKG làm các công việc phụ trợ. (5). Nghiên cứu hiện đại hoá và đổi mới công nghệ như nghiên cứu áp dụng công nghệ khoan, nổ mìn tiên tiến ít gây bụi và an toàn (6). Nghiên cứu cải tiến hoặc chế tạo các sản phẩm mới như nghiên cứu chế biến từ than cám thành cục dùng cho một số ngành công nghiệp, chế tạo các loại viên than sạch dùng làm chất đốt sinh hoạt thay củi để hạn chế ô nhiễm và nạn phá rừng, chế biến khí hoá lỏng than. Nghiên cứu sử dụng than làm nguyên liệu cho một số ngành sản xuất công nghiệp có giá trị và hiệu quả cao hơn, đồng thời ít gây ô nhiễm hơn. (7). Nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn như cải tạo hệ thống lưới điện và nâng cao cấp điện áp, nhất là trong các mỏ hầm lò. Có giải pháp kỹ thuật nâng cao và ổn định hệ số công suất. Hoàn thiện các hệ điều khiển truyền động điện bằng cách áp dụng các hệ truyền động tiết kiệm năng lượng. (8). Nghiên cứu các giải pháp thu hồi, tái chế và tái sử dụng tại chỗ các loại phế liệu, phế thải trong quá trình sản xuất than. (9). Tổ chức tuyền truyền, tập huấn về sản xuất sạch hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý tất cả các doanh ghiệp trong toàn TCT. Trên cơ sở chiến lược sản xuất sạch hơn của ngành từng đơn vị xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn cho đơn vị mình. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tập huấn về sản xuất sạch hơn cho đội ngũ cán bộ, công nhân trong đơn vị. (10). Đề nghị các Bộ, ngành liên quan cần có chính sách thích hợp hỗ trợ ngành than thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn. Cụ thể là hỗ trợ vốn cho việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ và đổi mới, hiện đại hoá thiết bị; thu hồi, tái chế các loại phế thải, phế liệu trong các khâu khai thác, chế biến và sử dụng than theo hướng sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ vốn cho việc triển khai các dự án thử nghiệm các giải pháp sản xuất sạch hơn được nêu trên trước khi áp dụng rộng rãi vào thực tế. . TÀI NGUYÊN THAN Ở QUẢNG NINH I- Ngành công nghiệp than Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch Quảng Ninh, Trung tâm môi trường của Đại học Mỏ- Địa chất. - Ngành than đã và đang ứng dụng công nghệ tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, quản trị tài nguyên môi trường. - Với sự tài. còn lại tập trung ở vùng rừng núi. Các khu dân cư của công nhân mỏ phần lớn ở gần các mỏ, các nhà máy sàng tuyển và các cơ sở phục vụ sản xuất than. Việc khai thác than ảnh hưởng rất lớn đến

Ngày đăng: 28/06/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan