bai thu hoach du an

6 290 0
bai thu hoach du an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔ CHỨC CỨU TRỢ TRẺ EM PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN YÊN BẢN THU HOẠCH THAM QUAN HỌC TẬP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TỈNH LÀO CAI Họ và tên: Trần Thị Nhung Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tiên Lãng. Tiên Yên, tháng 4 năm 2011 TỔ CHỨC CỨU TRỢ TRẺ EM PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN YÊN BẢN THU HOẠCH THAM QUAN HỌC TẬP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TỈNH LÀO CAI Họ và tên: Trần Thị Nhung Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tiên Lãng. 1. Mục đích của chương trình tham quan học tập tại tỉnh Lào Cai: - Học tập kinh nghiệm về xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, cách trang trí phòng học, bố trí lớp học, bố trí các góc học tập, cách ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong từng môn học. - Cách huy động nguồn lực tại các địa phương, sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng trong công tác giáo dục, huy động trẻ đến lớp, theo dõi tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Những địa điểm đã tham quan: - Tham quan trường TH Lao Chải ( SaPa)-Dân tộc Hmong, Dao… - Tham Quan trường TH Mường Vi, Bát Xát(Lào Cai) 3. Những hoạt động đã thực hiện. - Dự các hoạt động ngoại khóa. - Dự giờ các tiết dạy lớp 4, 5, 2 môn Toán, Khoa học và Toán. - Tham quan các phòng chức năng (Thư viện, phòng Đội, phòng Truyền Thống, phòng Nghệ thuật.) 4. Nhận xét so sánh các hoạt động của chương trình giáo dục tại địa phương đoàn tham quan và các hoạt động hỗ trợ của dự án IKEA: Sau khi được tham quan học tập qua các hoạt động ngoài giờ và dự giờ các tiết dạy tại 3 điểm trường ở Lào Cai tôi có những nhận xét và so sánh như sau: a) Ưu điểm: *Các tiết dạy(tại nơi tham quan và tại địa phương) : - Phương pháp và các hình thức dạy học rất linh hoạt, phù hợp với đặc điểmtâm lí của học sinh và đặc điểm vùng miền mỗi địa phương. - Giáo viên tự tin, nhẹ nhàng truyền đạt đầy đủ kiến thức bài học và đã mở rộng việc giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của học sinh. -Trong một tiết học có rất nhiều các hoạt động được tổ chức nhằm tìm hiểu và phát hiện kiến thức bài học. - Học sinh tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức mới và làm chủ các hoạt động học tập. Học sinh thường xuyên được thay đổi các hoạt động và thực sự được làm chủ các hoạt động đó. - Giáo viên và học sinh kết phối hợp với nhau nhịp nhàng trong các hoạt động dạy và học. => KL: Các tiết học đạt kết quả tốt. * Các hoạt động ngoài giờ (Tại nơi tham quan). - Nhà trường tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi cho học sinh trong đó chú trọng vào kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong thời kì hội nhập. - Các hoạt động phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương đặc biệt là hoạt động chơi các trò chơi dân gian (Múa sạp, kéo co, ). *Các hoạt động ngoài giờ (Tại địa phương): - Nhà trường tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi cho học sinh trong đó chú trọng vào kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh tuy nhiên học sinh còn nhút nhát kỹ năng giao tiếp chưa tốt. - Có chơi các trò chơi dân gian tuy nhiên chưa thể hiện được các trò chơi dân gian của địa phương. b) Nhược điểm: * Tiết1: Môn Toán- Lớp 4A Trường Tiểu học Lao Chải huyện Sa Pa. GVCN: Phạm Thị Oanh. Bài: Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo). - Giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng viết số cho học sinh ( Bài tập 2,3). - Là vùng khó mà chưa giáo dục cho học sinh biết tiết kiệm và tận dụng sách giáo khoa để dùng trong nhiều năm mà cho học sinh làm bài tập vào sách giáo khoa. * Tiết 2: Môn Khoa học- lớp 5 Trường tiểu học Mường Vi huyện Bát xát. GVCN: Trần Thị Thuyết. Bài 64: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người. (Trình chiếu) - Hệ thống câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần chưa phát huy được tính tích cức của học sinh. - Hình thức tổ chức các hoạt động học tập chưa linh hoạt. - Cho học sinh làm bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa. - Giáo viên chưa chú ý sửa sai cho học sinh khi báo cáo trả lời câu hỏi. - Sử dụng biểu tượng cho mỗi hoạt động chưa phù hợp - Tổ chức trò chơi chưa sáng tạo, ít học sinh được tham gia. * Tiết 3: Môn toán – lớp 2B Trường tiểu học thị trấn Bát Xát huyện Bát Xát. Bài: Ôn luyện( Sử dụng bảng tương tác) GVCN: Phạm Thị Phương. - Giáo viên còn quá ôm đồm các kiến thức. - Phần nâng cao quá nặng so với chương trình học. 5. Những bài học kinh nghiệm sau chuyến tham quan và giúp gì cho anh chị trong quá trình giảng dạy hoăc trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động của dự án tại địa phương: Sau đợt tham quan học tập này tôi đã nhận thấy những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình như sau: - Giáo viên không nên quá căng thẳng với thời gian quy định của một tiết học, cần linh hoạt chủ động để đảm bảo kiến thức cũng như hoạt động hiệu quả. - Linh hoạt và tạo sự tự tin cho trẻ ngay từ khi bắt đầu chia nhóm( Học sinh được tự chọn một biểu tượng nhóm mà mình yêu thích, không gây sự nhốn nháo khi về một nhóm mới). - Tạo sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. - Tích cực giáo dục kĩ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Nên có hoạt động “Điều em mong muốn” cho học sinh nói nên điều mà các em mong muốn trong năm học ngay từ đầu năm học. -Treo bảng theo dõi chuyên cần của học sinh từng tháng để các em tự theo dõi chuyên cần của chính mình (Học sinh tự đánh dấu vào bảng những ngày mà các em đến lớp) 6. Kế hoạch áp dụng của anh chị tại trường lớp mình trong năm học 2011 (Áp dụng cái gì? Áp dụng như thế nào? Cần sự hỗ trợ gì từ phía Sở; Phòng giáo dục đào tạo; Nhà trường; Dự án: Với những ưu nhược điểm những bài học kinh nghiệm mà tôi nhận thấy trong đợt tham quan học tập này đã bổ sung cho tôi thêm một số vốn kiến thức về phương pháp cũng như cách tổ chức các hoạt động dạy học nên tôi tự lập cho mình một kế hoạch áp dụng như sau: a)Với những ưu điểm: Tôi sẽ học tập và vận dụng ngay vào các tiết dạy hàng ngày sao cho phù hợp với môn học cũng như với đối tượng học snh của mình VD:- Cách chia nhóm cho các hoạt động (Dùng các biểu tượng và hát khi học sinh chọn biểu tượng để chia nhóm). - Trong các tiết dạy chú ý giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Vì đây là kĩ năng không thể thiếu trong môi trường học tập thân thiện. - Khuyến khích học sinh tích cực chủ động tham gia mọi hoạt động của trường của lớp. b)Với những nhược điểm: VD: Tiết Toán ở lớp 4A Trường Tiểu học Lao Chải huyện Sa Pa. - Đối với học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng thì cần phải chú trọng phải chú trọng tới cả hai kỹ năng nói và kỹ năng viết chứ không coi nhẹ một kỹ năng nào. - Cần giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm và biết quan tâm chia sẻ với những người khó hơn mình( Không làm bài tập vào sách giáo khoa mà làm bài vào vở bài tập ô li hay phiếu bài tập, bảng nhóm. Nhằm để sách lại cho em hoặc ủng hộ cho những bạn còn khó hơn mình.) VD: Tiết Khoa học –lớp5 Trường Tiểu học Mường Vi huyện Bát Xát. - Giáo nên áp dụng kỹ thuật đặt câu hỏi theo 6 mức độ để phát huy sự hiểu biết cũng như nâng cao kiến thức dần dần, Tránh đặt câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần. - Lựa chọn các biểu tượng cho các hoạt động căn cứ vào nội dung bài học đó. - Khi tổ chức trò chơi cần cho nhiều học sinh được tham gia. - Khi chia nhóm hoạt động nên áp dụng “kỹ thuật khăn phủ bàn” tránh một số học sinh không hoạt động mà chỉ một số học sinh hoạt động. VD: tiết Toán- lớp 2B Trường Tiểu học Thị Trấn Bát Xát. - Giáo viên không nên quá ôm đồm và đòi hỏi hay hy vọng quá nhiều vào học sinh tránh áp lực cho học sinh khi học mà căn cứ vào mức độ nhận thức của lớp mình để lựa chọn kiến thức nâng cao cho phù hợp. * Đối vơi các hoạt động khác: Tôi thấy học tập ở trường bạn như: - Tổ chức hoạt động “Điều em mong muốn” cho học sinh nói nên điều mà các em mong muốn trong năm học ngay từ đầu năm học. - Treo bảng theo dõi chuyên cần từng tháng để học sinh tự theo dõi chuyên cần của chính mình. - Tuy nhiên để thực hiện tốt các hoạt động đó điều cần có sự hỗ trợ của nhà trường và đặc biệt là dự án hỗ trợ kinh phí để trang trí tổ chức các hoạt động. 7. Nhận xét/ đề xuất/ kiến nghị: Tiên Yên, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Người viết thu hoạch Trần Thị Nhung . nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Những địa điểm đã tham quan: - Tham quan trường TH Lao Chải ( SaPa)-Dân tộc Hmong, Dao… - Tham Quan trường TH Mường Vi, Bát Xát(Lào Cai) 3. Những hoạt động đã. Toán. - Tham quan các phòng chức năng (Thư viện, phòng Đội, phòng Truyền Thống, phòng Nghệ thu t.) 4. Nhận xét so sánh các hoạt động của chương trình giáo dục tại địa phương đoàn tham quan và các. trò chơi dân gian tuy nhiên chưa thể hiện được các trò chơi dân gian của địa phương. b) Nhược điểm: * Tiết1: Môn Toán- Lớp 4A Trường Tiểu học Lao Chải huyện Sa Pa. GVCN: Phạm Thị Oanh. Bài: Ôn

Ngày đăng: 27/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan