Nâng cao chất lượng giảng dạy học tập môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở tỉnh A Thực trạng và giải pháp.

13 721 2
Nâng cao chất lượng giảng dạy  học tập môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở tỉnh A Thực trạng và giải pháp.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử gần đúng như đã từng tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích và chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đảng và Nhà nước luôn cho rằng bộ môn Lịch sử giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người. Thông qua quá trình tiếp thu những tri thức lịch sử, học sinh có khả năng hình dung lại những chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại; có tác dụng động viên, hướng dẫn, điểu chỉnh mạnh mẽ những suy nghĩ, hành động của mỗi con người. Thông qua việc dạy học lịch sử có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc…. Để qua đó các em có thể tự hoàn thiện nhân cách và nhận thức nghĩa vụ của mình đối với đất nước, đối với xã hội. Trong thời gian qua, ngành giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Tuy nhiên, dựa vào kết quả dạy học bộ môn Lịch sử, xã hội vẫn chưa hài lòng. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã xuất hiện những hiện tượng có tính báo động khi kết quả học tập cũng như các kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp PTTH hoặc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có những con số đáng buồn. Lý do nằm ở sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, phương pháp học thụ động ... Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu, khảo sát, phân tích tìm ra nguyên nhân để có cái nhìn toàn diện về thực trạng giáo dục nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng đổi mới. Đây chính là lý do khiến tập thể giáo viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương (Nay là Trường Đại học Thủ Dầu Một) tiến hành nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH ATHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS, giúp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan kết quả dạy học bộ môn Lịch sử ở các trường THCS trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, tìm ra các giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử trong toàn tỉnh. 2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Khảo sát, phát hiện, phục dựng có hệ thống và cơ bản thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các biện pháp có tính chất đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trong Tỉnh; Điều chỉnh nội dung đào tạo sinh viên chuyên ngành Sử của Trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT TÓM TẮT ĐỀ TÀI Thông tin chung đề tài: -Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy & học tập môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở tỉnh A- Thực trạng và giải pháp. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử gần đúng như đã từng tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích và chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đảng và Nhà nước luôn cho rằng bộ môn Lịch sử giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người. Thông qua quá trình tiếp thu những tri thức lịch sử, học sinh có khả năng hình dung lại những chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại; có tác dụng động viên, hướng dẫn, điểu chỉnh mạnh mẽ những suy nghĩ, hành động của mỗi con người. Thông qua việc dạy học lịch sử có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc…. Để qua đó các em có thể tự hoàn thiện nhân cách và nhận thức nghĩa vụ của mình đối với đất nước, đối với xã hội. Trong thời gian qua, ngành giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Tuy nhiên, dựa vào kết quả dạy học bộ môn Lịch sử, xã hội vẫn chưa hài lòng. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã xuất hiện những hiện tượng có tính báo động khi kết quả học tập cũng như các kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp PTTH hoặc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có những con số đáng buồn. Lý do nằm ở sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, phương pháp học thụ động Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu, khảo sát, phân tích tìm ra nguyên nhân để có cái nhìn toàn diện về thực trạng giáo dục nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng đổi mới. Đây chính là lý do khiến tập thể giáo viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương (Nay là Trường Đại học Thủ Dầu Một) tiến hành nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH A-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS, giúp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan kết quả dạy - học bộ môn Lịch sử ở các trường THCS trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, tìm ra các giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử trong toàn tỉnh. 2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 2 - Khảo sát, phát hiện, phục dựng có hệ thống và cơ bản thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh; - Đề xuất các biện pháp có tính chất đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở các trường THCS trong Tỉnh; - Điều chỉnh nội dung đào tạo sinh viên chuyên ngành Sử của Trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đây là đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi địa phương về vấn đề giáo dục. Số lượng công trình nghiên cứu phục vụ cho riêng việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS là rất ít. Đây là những khó khăn của đề tài nghiên cứu trong kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan. Tài liệu tham khảo: 1. Những sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Lịch sử bậc THCS của tác giả Kim Hồng - Ninh Thuận. 2. Tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trung học (cấp 2 và cấp 3) thành phố Hồ Chí Minh tác giả Lê Vinh Quốc – Liên Hiệp các Hội khoa học & kĩ thuật Tp. HCM, 1995. 3. Vai trò người Giáo viên lịch sử trong việc giáo dục con người phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của tác giả Nguyễn Thị Côi năm 1996. 4. Đổi mới việc dạy học môn Lịch sử - một yêu cầu bức thiết của tác giả Quân Hồng – Báo Sài Gòn giải phóng ngày 28 tháng 4 năm 1999 5. Kỷ yếu hội thảo khoa học Thực trạng – giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy – học do Viện NC Giáo dục, Khoa Lịch sử Trường ĐHSP TPHCM, năm 2005. Kỷ yếu có 25 bản báo cáo chia là 3 mảng lớn. 6. Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường Phổ thông. Nguyên nhân và giải pháp. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Trường ĐH KHXH & NV (ĐH QG Tp. HCM và Trường ĐH Hồng Bàng tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2008 tại Tp. Hồ Chí Minh. 7. Bài viết của GS.TS. Ngô Văn Lệ trên tạp chí Hà Nội ngàn năm. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Môn Lịch sử ở trường phổ thông là một trong những môn trụ cột của ngành KHXH, liên quan đến nhiều môn học khác như văn học, địa lý, các môn thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nếu học sinh học tốt môn Sử thì sẽ giúp nhận thức được cái hay, cái đẹp và giá trị cuộc sống của con người. - Kiến thức môn Sử được giảng dạy tốt sẽ giúp thế hệ mai sau biết tự hào về cội nguồn dân tộc. - Phát hiện, phân tích đúng nguyên nhân của thực trạng dạy học Lịch sử ở trường THCS tỉnh Bình Dương và đề ra giải pháp thích hợp sẽ đổi mới và nâng cao 3 được chất lượng dạy – học lịch sử ở trường THCS, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh nhà. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra, đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử ở trường THCS tại Bình Dương. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên Lịch sử và việc học tập của học sinh lớp 6,7,8,9 trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. - Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp. 6. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6.1.Đề tài được nghiên cứu, thực hiện từ hướng tiếp cận sau: - Từ điều tra xã hội học kết hợp thống kê, phân tích số liệu theo tiêu chí tự xác lập. - Từ góc nhìn giáo dục học xem xét những vấn đề liên quan đến khoa học giáo dục. - Từ giáo học pháp bộ môn, tìm nội dung đổi mới phương pháp dạy – học Lịch sử cấp THCS. - Từ góc nhìn lịch sử xem xét trong bối cảnh chung của cả nước và riêng của Bình Dương - Từ góc độ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử 6.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên một tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp các tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài như: về lý luận dạy – học lịch sử, khoa học lịch sử; sách, bài báo khoa học, tài liệu, để sử dụng dạy – học lịch sử; tài liệu về định hướng đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử; văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Chính Phủ, Bộ GD&ĐT, các cấp quản lý chuyên môn của Tỉnh. - Đây là đề tài nghiên cứu thực tiễn vì nên có sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp thu thập thông tin trên diện rộng nhằm khảo sát thực trạng dạy và học bộ môn lịch sử ở cấp THCS tỉnh Bình Dương. - Phương pháp chuyên gia: gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực đang nghiên cứu, tiếp thu tư vấn của các chuyên gia để định hướng triển khai đề tài. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: thu thập một số tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giảng dạy như: Dự giờ của giáo viên; tham khảo hồ sơ giáo án của giáo viên; thống kê kết quả học tập của học sinh; tổ chức kiểm tra, kiểm chứng - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows (tính toán tỉ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định phân phối mẫu độc lập) và dùng phương pháp kiểm định T-test cho các 4 mẫu độc lập, so sánh giữa trung bình mẫu giá trị ở các nhóm nam, nữ, địa phương nhằm bước đầu đánh giá khách quan, chính xác nội dung nghiên cứu. 7. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Khách thể nghiên cứu của đề tài: - Nội dung chương trình thể hiện qua SGK môn Lịch sử cấp THCS. - Chất lượng giáo viên, học sinh học môn Lịch sử ở các trường THCS. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS. - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử bậc THCS. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Dương hiện nay - Thời gian nghiên cứu: giới hạn 3 năm gần đây (tính từ năm 2010 trở về trước) - Bậc học: THCS bao gồm lớp 6,7,8,9 - Môn học: Lịch sử 8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 5 phần chính: 1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài. 2. Tình hình dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS ở tỉnh Bình Dương. 3. Nhận định, đánh giá thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS tại Bình Dương. 4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS của Tỉnh. 5. Tổ chức thực nghiệm và đề xuất một số kiến nghị. 9. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 9.1. Sản phẩm Đề tài hoàn thành dưới dạng một công trình khoa học mới đáp ứng, giải quyết và đề xuất các yêu cầu do nội dung chính của đề tài đặt ra. 9.1. Tác động của kết quả nghiên cứu Để nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Lịch sử THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương: - Giúp CB QLGD của Tỉnh có cái nhìn cụ thể về việc dạy và học lịch sử của Tỉnh. Từ đó, có hướng quan tâm, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch khả thi ngắn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này ở trường THCS ở tỉnh nhà. - Kết quả đề tài có thể triển khai trong tỉnh, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng, BGH, giáo viên giảng dạy lịch sử có thêm thông tin tự khắc phục, điều chỉnh hạn chế; xây dựng kế hoạch mới. 5 PHẦN KẾT LUẬN Bước đầu đề tài đi đến những kết luận và kiến nghị như sau: 1.Thực trạng dạy – học lịch sử chưa đạt hiệu quả mong muốn thời gian qua ở trường THCS tỉnh Bình Dương có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan 1.1.Nguyên nhân chủ quan: - Về phía thầy, cô giáo. một bộ phận trong đội ngũ giáo viên dạy Sử ở trường THCS còn: + Hạn chế về phương pháp giảng dạy bộ môn, đặc biệt là phương pháp theo hướng đổi mới. + Chưa đáp ứng về kiến thức chuyên môn, chưa cập nhật tình hình biến động của xã hội. + Chưa có kỹ năng sử dụng, vận dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy. + Chưa đầu tư đúng mức vào bài giảng, vì vậy không tạo nên hiệu quả tích cực khi đứng lớp. - Về phía Tỉnh Bình Dương: + Chưa có điều kiện nhận định, đánh giá tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục. + Chưa đáp ứng về cơ sở vật chất, nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên kịp thời. + Trường sư phạm chưa điều chỉnh để thích nghi với yêu cầu đào tạo mới hiện nay. 1.2. Nguyên nhân khách quan - Về phía Nhà nước, đặc biệt là với Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có những động thái chấn chỉnh kịp thời, dứt khoát, quyết liệt trước một số vấn đề lâu nay còn tồn đọng như: + Chương trình, SGK Lịch sử bậc THCS còn nặng nề về nội dung, chưa đẹp về hình thức. + Tài liệu đọc thêm hạn chế, sách tham khảo chưa phong phú, sách thực hành khô khan. + Lương giáo viên không đủ sống làm ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. - Về phía xã hội, sự quan tâm của xã hội đối với bộ môn này chưa đúng mức. Tâm lý này đã tạo áp lực không nhỏ cho nhà trường THCS. - Về phía gia đình, do bị chi phối bởi hiệu ứng tâm lý xã hội nêu trên hoặc do chưa có nhận thức thức đầy đủ về môn học nên nhiều phụ huynh đã không có ý thức quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích hoặc tạo điều kiện giúp đỡ, động viên con em mình học tập tốt môn Sử. 2.Nguyên nhân chủ quan. Phải tập trung giải quyết các nội dung thuộc về nguyên nhân chủ quan - trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất, mà khâu đột phá đầu tiên phải là từ đội ngũ giáo viên. Lý do: 6 - Là đối tượng giữ vai trò chủ đạo duy nhất trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh. - Đầu tư, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên chỉ phục vụ một đối tượng là học sinh. - Trong trường hợp, mọi vấn đề đặt ra để giải quyết chưa được triển khai đồng bộ và kịp thời, giáo viên sẽ là người duy nhất biết điều chỉnh tốt nhất và hiệu quả nhất phục vụ dạy và học. 3.Những kiến nghị và đề xuất cụ thể: 3.1. Những kiến nghị: Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đề nghị Bộ xem xét chương trình & SGK ở những điểm sau: - Nghiên cứu giảm tải về nội dung để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh cấp THCS. - Điều chỉnh nội dung hướng vào phần trọng tâm của từng khối lớp, cân đối lại kiến thức lịch sử. - Hạn chế học phần Lịch sử thế giới do quá dài, nhiều kiến thức, quá tải đối với học sinh. - Có hướng điều chỉnh phân phối chương trình cho hợp lý (tăng tiết cho khối lớp 8 và lớp 9). - Tăng cường biên soạn sách tham khảo, tài liệu đọc thêm cho giáo viên và học sinh. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục Cần tăng cường kiểm tra chuyên môn, tổ chức nhiều hơn và thường xuyên hơn các hội thi về lịch sử, nhất là lịch sử danh nhân và lịch sử đấu tranh xây dựng, bảo vệ đất nước của ông cha. Nhóm nghiên cứu nhận thấy tỉnh đã có những đề xuất tập trung vào vấn đề liên quan đến chuyên môn như: - Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng giáo viên để đổi mới phương pháp dạy học; cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. - Tổ chức các tiết dạy mẫu, dự giờ, thăm lớp để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau. - Có kế hoạch cho giáo viên tham quan thực tế với lộ trình cụ thể để mở rộng tầm hiểu biết. - Quan tâm đến học phần Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương nhiều hơn nữa. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học lịch sử theo hướng đổi mới. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo phân phối chương trình, định kỳ, thường xuyên. Đối với Giáo viên trực tiếp giảng dạy: Đây là lực lượng chủ yếu quyết định trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng dạy – học môn Lịch sử của tỉnh. Chất lượng đội ngũ giáo viên được hình thành bằng nhiều con đường và do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đội ngũ thầy cô giáo cần có ý thức tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ, luôn cải tiến phương pháp dạy để môn Lịch sử trở thành một môn học sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Đối với các Ban giám hiệu của các trường THCS: 7 Ban giám hiệu cần coi trọng kế hoạch phát triển nghiệp vụ và sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên; cần thay đổi nhận thức: quản lý công việc chứ không quản lý con người. Trường cần có kế hoạch đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất, tổ chức sinh hoạt ngoại khoá giúp giáo viên và học sinh tiếp cận thực tế, nâng cao nhận thức để rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống. Đối với Trường Cao đẳng sư phạm nay là trường Đại học Thủ Dầu Một. Về nội dung đào tạo: - Cần được trang bị thêm lý luận nhận thức về giảng dạy Lịch sử. - Sinh viên sư phạm cần được tập trung nhiều vào những tiết giảng mẫu để cùng nhau rút kinh nghiệm. Mặt khác, cần tập trung định hướng rõ về việc đổi mới phương pháp. Về nội dung kiến thức, cần chú ý tính hệ thống trong chương trình lịch sử lớp 8 và lớp 9, nhà trường cần cho sinh viên học kỹ về các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc. Về phương pháp đào tạo: - Cần tăng cường thực hành về kỹ năng giảng dạy; phương pháp nghiên cứu thực địa, thức tế; khả năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại. - Hướng dẫn thực hiện hoạt động tổ, nhóm; hình thức học tập theo nhóm của học sinh THCS. Về hình thức thực hiện: - Trường, khoa cần tổ chức theo khối lớp đang đào tạo để sinh viên dễ dàng học tập, thực hành. - Trường và khoa nên tạo điều kiện để mỗi sinh viên khi ra tốt nghiệp phải viết được tiểu luận liên quan đến phương pháp giảng dạy có minh họa bằng một bài học lịch sử, một bài giảng cụ thể. b. Những đề xuất cụ thể trước mắt. Ngành giáo dục – đào tạo Tỉnh nhà cần nhanh chóng: - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy của tính tích cực, chủ động của học sinh. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tổ chức hội thi thiết kế giáo án điện tử. - Xây dựng và tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên thông qua thao giảng, dự giờ trong đơn vị trường, cụm trường và huyện. - Kết hợp: dạy trên lớp với ngoại khóa, giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học môn Sử trong giáo viên và học sinh. - Tổ chức các phong trào vui học liên quan đến kiến thức lịch sử. - Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tóm lại: Nâng cao chất lượng dạy – học lịch sử đòi hỏi phải có một giải pháp khoa học, phù hợp thực tiễn địa phương và xu thế chung của cả nước. Các giải pháp mang tính chất kỹ thuật chỉ có thể phát huy tác dụng khi được thực hiện đồng bộ, lấy yếu tố con người làm động lực chính của sự phát triển. 8 TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Trung học cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… NXB Giáo dục, HN. 2. CHỈ THỊ Số: 14/2001/CT-TTg VỀ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ngày 11 tháng 6 năm 2001 3 Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 4. Nguyễn Thị Côi (2005), Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông: Thực trạng và giải pháp, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy học”, Viện Nghiên cứu giáo dục – Khoa Lịch sử, Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học QG Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu tịan quốc lần thứ IX, NXBCTQG,HN,2001. 7. N.G. Đai-ri (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, HN. 8. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục. 9. Gây hứng thú học tập lịch sử (1983), NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. I. Ia. Lecner (1973), Dạy học nêu vấn đề, Phan Tất Đắc dịch, NXB Giáo dục 11. I. Ia. Lecner (1973), Bài tập nhận thức, Văn Thu và Cao Luỹ dịch, Viện chương trình và phương pháp, Bộ Giáo dục. 12. Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác ( Bộ ba : Người dạy - Người học - Môi trường), NXB Thanh niên - Tạp chí Tri thức & Công nghệ, HN. 13. Hội Giáo dục Lịch sử – Khoa Lịch sử ĐHSP – Trung tâm ND – PP, Viện KHGD (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh là trung tâm”, NXB Giáo dục, HN. 14. Hội Giáo dục Lịch sử – Khoa Lịch sử, ĐHSP Vinh (1996), Để dạy tốt môn lịch sử ở trường trung học chuyên ban, NXB Giáo dục, HN. 15. I. Kharlamov (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, HN. 16. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, HN. 17. Phan Ngọc Liên (Chủ biên, 2002), Phương pháp dạy học lịch sử Tập I, II, NXB Đại học Sư Phạm, HN. 18. Phan Ngọc Liên ( Chủ biên, 1999), Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học quốc gia, HN. 9 19. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng (Chủ biên, 1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục, HN. 20. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường ( Đồng Chủ biên, 2002), Một số chuyên để phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học QG HN. 21. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, HN. 22. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên, 2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, Tập I, NXB Đại học quốc gia, HN. 23. Ngô Minh Oanh (2005), Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán, Dự án phát triển THPT Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐHSP TP. HCM. 24. Ngô Minh Oanh (2006), Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở Trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, Trường ĐHSP TP. HCM. 25. Ngô Minh Oanh (2004), Kiểm tra, đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan (phương pháp thực hành), Ban Ấn bản Trường ĐHSP TP. HCM. 26. V. Ôkôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, HN. 27. Trường ĐHSP thành phố HCM (2005), Kỉ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học. 28. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (1998), Quá trình dạy học tự học, NXB Giáo dục. 29. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành), Trường ĐH Tổng hợp thành phố HCM. 30. Dương Thiệu Tống (1998), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, trắc nghiệm tiêu chí, NXB Giáo dục. 31. Trần Vĩnh Tường – Đặng Văn Hồ (1999), Một số vấn đề phương pháp dạy học lịch sử, Đại học sư phạm Huế. 32. Viện NCGD – Khoa Lịch sử, ĐHSP thành phố HCM (2005), Kỉ yếu Hội thảo khoa học Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. 10 [...]... sử trung học cơ sở ở Bình Dương 15 2.2 Thực trạng dạy – học Lịch sử ở trường trung học cơ sở tỉnh Bình Dương qua kết quả 17 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ C A TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1 Những căn cứ để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học .32 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn .33 Chương... PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC .12 1.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN LịCH SỬ 14 1 1.5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC LỊCH SỬ 14 Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Cách thức tổ chức điều tra, nghiên cứu nhằm phục dựng thực trạng dạy học lịch sử trung học. .. 9 KẾT QUẢ C A ĐỀ TÀI 9 PHẦN NỘI DUNG .7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN C A ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về đổi mới chương trình và SGK THCS 7 1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ 8 1 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ...MỤC LỤC BÁO CÁO KHOA HỌC TÓM TẮT TỔNG KẾT ĐỀ TÀI .1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3 2.MỤC TIÊU C A ĐỀ TÀI .4 3.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4 4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 6 HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 7 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... Chương 4 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM KHẢO CHỨNG MỨC ĐỘ KHẢ THI C A NHÓM GIẢI PHÁP CỤ THỂ 11 4.1 Công tác chuẩn bị thực nghiệm 44 4.2 Tổ chức triển khai thực nghiệm .45 4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm .45 4.4 Nhận xét chung kết quả thực nghiệm 46 PHẦN KẾT LUẬN .47 12 Photo hảo hảo-chuyên làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, đề tài khoa học 60 trần văn ơn, . Liên Hiệp các Hội khoa học & kĩ thuật Tp. HCM, 1995. 3. Vai trò người Gi o viên lịch sử trong việc gi o dục con người phục vụ công nghiệp h a hiện đại h a đất nước c a tác giả Nguyễn Thị. Phan Tất Đắc dịch, NXB Gi o dục 11. I. Ia. Lecner (1973), Bài tập nhận thức, Văn Thu và Cao Luỹ dịch, Viện chương trình và phương pháp, Bộ Gi o dục. 12. Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy. lớp với ngoại kh a, gi o dục gi a gia đình, nhà trường và xã hội. - Đẩy mạnh phong tr o tự làm đồ dùng dạy học môn Sử trong gi o viên và học sinh. - Tổ chức các phong tr o vui học liên quan đến

Ngày đăng: 27/06/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan