MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC

8 3.7K 45
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I.ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC II.ĐẶT VẤN ĐỀ: Trẻ em mới sinh ra tuy có hình hài một con người nhưng còn non nớt như một sinh vật nhỏ bé. Trẻ cần được sống trong xã hội loài người được con người chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để trưởng thành. Trẻ nhận sự giáo dục, được trực tiếp hoạt động thì mới có thể trở thành một con người hoàn thiện, nhưng để trẻ hoàn thiện được thì phải hình thành và phát triển ở trẻ năng lục cảm thụ và nhận thức đúng cái đẹp, cái xấu trong xã hội cũng như trong nghệ thuật từ đó có thể thấy rằng phát triển thẩm mỹ cho trẻ là rất quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là trong hoạt động âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt động: ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Ca hát là hoạt động trung tâm của giáo dục âm nhạc. Nhạc và lời của các bài hát gắn quyện với nhau tạo thành tác phẩm âm nhạc. Nội dung lời ca phản ánh các khía cạnh giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, giai điệu âm nhạc mô phỏng nội dung lời ca mang tính nghệ thuật. Nội dung các bài hát sẽ có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, giúp trẻ nhận biết tình yêu người, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống: ca ngợi những hành vi đẹp phê phán những thói hư tật xấu. Trẻ được hát giai điệu âm nhạc trầm bỗng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc. Những hình thức sinh động đó sẽ giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ. Trong khi tập hát, nghe hát, hoặc đàm thoại trẻ tự cảm nhận âm thanh, tiết tấu để biểu diễn thể hiện tính chất sắc thái của bài hát. Khi nhảy múa, vận động theo nhạc, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, các hoạt động này sẽ có tác dụng góp phần vào sự phát triển trí tuệ và thể chất. Trẻ được sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát, chơi các trò chơi làm quen với cao độ âm hoặc các tiết tấu âm nhạc, các trò chơi theo nội dung bài hát, các trò chơi phản xạ nhanh… sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, qua đó tư duy âm nhạc của trẻ sẽ trở nên phong phú. Do hiểu biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non. Và tất cả những lí do này, tôi luôn mong muốn làm thế nào để trẻ học tốt môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ… 1 Nên tôi đã đi sâu nghiên cứu vận dụng thực tiễn và đã tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm Nhạc”. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Mục đích của chương trình giáo dục mầm non mới là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi nghe hát, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy vận động cơ thể sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp, tạo cho trẻ một tâm hồn vui tươi, sảng khoái, giúp trẻ yêu đời hơn trong cuộc sống. Giáo dục âm nhạc là một hoạt động giáo dục phát triển trí tuệ và có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong qua trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Như đại văn hào NiGooKi nhận xét: “Âm nhạc có tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao nhất của con người chính vì vậy người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt.” “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để có một thế giới ngày mai tươi đẹp thì ngay bây giờ mỗi chúng ta phải đầu tư nhiều hơn nữa cho trẻ để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN. Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Hoa Hồng, gồm có 36 cháu. Vào đầu năm học tôi nhận thấy đa số các cháu lớp tôi còn rất nhỏ, cháu nói chưa rõ lời, khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều, đa số các cháu chỉ hát theo cảm tính mà chưa chú ý đến lời bài hát, trẻ hát còn sai lời và hát chưa đúng nhạc, còn một số trẻ chưa tập trung vào hoạt động âm nhạc, chưa muốn tham gia thật sự mà chỉ làm theo lời đề nghị của Cô mà không cần có kết quả. Vậy làm thế nào đẻ giúp trẻ học tốt môn âm nhạc là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình thực hiện bộ môn này. Chính vì vậy tôi quyết định tập trung nghiên cứu từ bản thân, từ thực tế để tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm Nhạc”. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Để thực hiện đúng phương pháp và có cách dạy đảm bảo phù hợp với đặc thù của bộ môn nghệ thuật cho lứa tuổi mầm non, đồng thời có thể tiến hành cách dạy có hiệu quả tốt nhất tôi đặt ra một số biện pháp sau: * Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. Để tổ chức hoạt động “Ca hát” một cách có hiệu quả, tôi phân biệt việc dạy “Ca hát” khác với “Tập hát”. Tập hát mới chỉ là dạy trẻ thuộc bài hát, hát 2 đúng nhạc. Dạy “Ca hát” là tập trẻ hát và khai thác nội dung, nhằm giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật vì vậy khi thực hiện hoạt động dạy hát cho trẻ tôi thường dựa vào nội dung lời ca và tính chất, sắc thái âm nhạc, tôi trò chuyện với trẻ giảng giải cho trẻ hiểu hoặc sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan để giới thiệu. Làm như vậy sẽ giúp trẻ nhanh chóng làm quen với bài hát và hứng thú tham gia vào hoạt động. Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen vơi bài hát “Màu hoa” tôi đưa ra một lọ hoa có cắm nhiều hoa đẹp. Tôi hỏi trẻ: -Lọ hoa của Cô như thế nào ? Trẻ trả lời: - Lọ hoa của cô có nhiều bông hoa. Tôi nói: - Lọ hoa của Cô có rất nhiều bông hoa mỗi bông hoa có một màu sắc riêng. Sau đó cô giới thiệu với cháu bài hát mới. Ví dụ 2: Khi dạy cho trẻ hát theo chủ điểm động vật thì tôi hóa trang và đóng vai các con vật có trong nội dung bài hát để gây cho trẻ sự bất ngờ và làm cho trẻ muốn khám phá. Ngoài những phương thức đó, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn Clip mô phỏng cho bài hát tôi dạy, những hình ảnh được làm trên chính các trẻ của lớp tôi. *Biện pháp 2: Tạo góc âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn. Góc âm nhạc là nơi để trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây trẻ tự hát, hay tự vận động theo nhạc, tự biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ, một các hứng thú và sáng tạo. Từ ý nghĩ quan trọng như vậy tôi đã chọn cho lớp mình một góc âm nhạc. Góc âm nhạc của tôi không cố định, các kệ được đóng vừa tầm trẻ khi sử dụng, dưới kệ có bánh xe, để trẻ có thể duy chuyển từ chỗ này sang chỗ khác thoáng mát, trẻ có thể sáng tạo làm ra một khoảng không gian riêng theo ý của trẻ đẻ trẻ sinh hoạt, vui chơi, biểu diễn văn nghệ. Ở góc âm nhạc tôi luôn cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau: Các loại lon, thùng thiết, thùng giấy, chứa đậu, hột hạt, các loại đá, … Ở góc âm nhạc cô có thể sưu tầm thể hiện phong phú các loại băng nhạc, thiếu nhi, mầm non, dân ca…Để kích thích tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc. Ở góc âm nhạc giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo cho trẻ có điều kiện sử dụng tối đa. Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, tôi gợi ý cho trẻ sử dụng trống lắc, phách hay cho trẻ kết hợp sử dụng lắc lon, gõ đũa vào thùng thiết,…tạo ra một tổ hợp âm hài hòa rất hay. 3 Tại góc âm nhạc tôi luôn chú ý cho trẻ nghe các bài hát trong chương trình tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với các bài hát khi vào hoạt động trẻ sẽ dể dàng tiếp thu hơn. Khi bố trí góc âm nhạc để thu hút trẻ tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút đối với trẻ. Ví dụ: Đối với chủ điểm động vật tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng các con vật, chủ điểm giao thông tôi làm dụng cụ âm nhạc dưới dạng xe, biển báo, … *Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ. Trẻ lớp tôi ở độ tuổi nhà trẻ nên phát âm còn chưa chuẩn,vì thế tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. Đối với những câu hát dài hay bài hát mới, trẻ chưa biết, hát còn sai từ, tôi dạy cho trẻ phát âm nhiều lần, lời nào trước cô cho trẻ đọc trước, lời nào sau cô cho trẻ đọc sau, tôi hát trẻ hát theo nhiều lần và tôi kết hợp làm điệu bộ, cử chỉ để trẻ dễ nhớ, dễ nhận ra giai điệu, lời bài hát, Đối với các đoạn khó và các cháu chưa biết tôi cho trẻ đó luyện tập riêng nhiều lần. Khi trẻ đã học thuộc bài hát, tôi gợi ý hướng dẫn cho trẻ vận động theo nhạc. Tôi tìm hiểu bài hát đó vận động theo nhịp, theo phách, minh họa theo bài hát. Tôi dạy trẻ cách ứng dụng cách gõ đệm nhịp nhàng vào bài hát, cho trẻ chọn dụng cụ gõ an toàn, có âm thanh tốt. Khi dạy trẻ tôi phân tích chậm từng tiếng gõ, cách gõ, làm mẫu rõ ràng, mạch lạc để trẻ dễ nhận biết. Khi dạy trẻ vận động, múa minh họa tôi cho trẻ tập từng câu nhạc một cách chậm rãi, rõ ràng, sau đó tôi ghép lại và tiến hành nhanh dần đến tốc độ bình thường. Để có một tiết học sôi nổi hơn trẻ dễ tiếp thu hơn trước khi tổ chức hoạt động tôi luôn phải rèn luyện giọng hát, cách vận động của mình để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. * Biện pháp 4: Tích hợp các môn học: Ở trường mầm non, âm nhạc đã thật sự trở thành phương tiện cho các hoạt động giáo dục khác rất có hiệu quả như: “Lễ hội” các buổi sinh hoạt “Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề” hoạt động trong các bộ môn khác “Nhận biết tập nói”, “Văn học”, “ Tạo hình”…theo phương thức tích hợp như vậy kích thích trẻ hoạt động và cũng cố, ôn luyện lại nội dung của bài học đó. Môn văn học: Khi dạy cháu kể chuyện về “Đôi bạn tốt” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài “ Một con vịt” Môn nhận biết tập nói: Đề tài: làm quen các loại hoa thì cô có thể cho trẻ vận động theo bài “Màu hoa”. * Biện pháp 5: Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ. 4 Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm/ lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ. Để hoạt động âm nhạc có thể đạt hiệu quả cao nhất thì tôi luôn kết hợp với phụ huynh, tuyên truyền với phụ huynh về nội dung, phương pháp cách thức tổ chức hoạt động ở lớp học cho gia đình biết và tránh được những mâu thuẫn sai lầm về giáo dục âm nhạc ở trường mầm non. Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần ôn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy tôi luôn lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hằng tuần trên góc phụ huynh để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Bên cạnh đó cô vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu mở: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, chai nhựa…để cô giáo tận dụng làm các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên bước đầu tôi đã nhận thấy các cháu lớp tôi đã có những bước chuyển tích cực theo chiều hướng đi lên và đạt kết quả sau. Các cháu đã hát thuộc bài hát, hát đúng nhạc, trẻ hát và vận động theo nhạc một cách say sưa, hứng thú và tự tin. Sau một thời gian thực hiện kết quả đạt được: - 80% trẻ hứng thú trong hoạt động âm nhạc - 85% trẻ hát đúng nhạc và hát rõ lời bài hát - 80% trẻ biết vận động theo lời bài hát Tôi hi vọng đến cuối năm tôi sử dụng các biện pháp này và sẽ nâng cao kết quả của lớp lên cao hơn. VII. KẾT LUẬN Qua thời gian bản thân tôi đã nghiên cứu từ tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân nhiều năm đứng lớp. Bản thân tôi nhận thấy âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Từ đó tôi rút cho mình một số kinh nghiệm sau. Bản thân cần nắm vững một số kĩ năng cơ bản về hoạt động âm nhạc và không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện năng khiếu. Thường xuyên rèn luyện kĩ năng ca hát của mình để dạy trẻ một cách tốt hơn. 5 Trong quá trình dạy hát cho trẻ, cần chú ý những lỗi sai của trẻ và sửa sai kịp thời cho trẻ. Biết được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, cô giáo luôn quan tâm nhiều hơn đến trẻ cá biệt cô luôn dịu dàng, sửa sai và tuyên dương trẻ kịp thời. Sự quan tâm của phụ huynh là một điều không thể thiếu được đối với trẻ và một vấn đề then chốt trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động giáo dục âm nhạc được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi lồng ghép trong một hoạt động để âm nhạc thực sự sinh động trong tâm hồn trẻ thơ. Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau: 1/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của ban giám hiệu nhà trường. - Sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh. - Phòng học rộng rãi, mới, đẹp tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc. - Giáo viên trải qua nhiều năm đứng lớp ở trường mầm non. 2/ Khó khăn: - Trẻ ở độ tuổi lớp Hoa Hồng nên mọi hoạt động đều khó khăn, một số trẻ còn thụ động, chậm chạp, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động. VIII. ĐỀ NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu và tìm ra cho mình một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc tôi vẫn gặp một số khó khăn nhất định và để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đề ra đạt được hiệu quả cao. Vì vậy tôi xin đưa ra một số đề nghị sau: - Đề nghị các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục mầm non. - Đề nghị với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tạo môi trường thoáng mát, sạch, đẹp, thân thiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động. - Đề nghị với phụ huynh hãy quan tâm đến con em của mình và hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non. 6 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu bồi dưỡng chương trình giáo dục mầm non mới. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II 7 X. MỤC LỤC: 1. Tên đề tài Trang 2. Đặt vấn đề Trang 3. Cơ sở lí luận Trang 4. Cơ sở thực tiễn Trang 5. Nội dung nghiên cứu Trang * Biện pháp Trang * Biện pháp Trang * Biện pháp Trang * Biện pháp Trang * Biện pháp Trang 6. Kết quả nghiên cứu Trang 7. Kết luận Trang 8. Đề nghị Trang 9. Tài liệu tham khảo Trang 10. Mục lục Trang 8 . cho tre . Tre lớp tôi ở độ tuổi nhà tre nên phát âm còn chưa chuẩn,vì thế tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của tre để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho tre . Đối. bài hát mới, tre chưa biết, hát còn sai từ, tôi dạy cho tre phát âm nhiều lần, lời nào trước cô cho tre đọc trước, lời nào sau cô cho tre đọc sau, tôi hát tre hát theo. dạy tre một cách tốt hơn. 5 Trong quá trình dạy hát cho tre , cần chú ý những lỗi sai của tre và sửa sai kịp thời cho tre . Biết được đặc điểm tâm sinh lí của tre ,

Ngày đăng: 27/06/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan