Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển

33 649 2
Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển

I. Tổng quan về FDIcác nước đang phát triển: 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): a) Khái quát FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. b) Các hình thức FDI: i. Phân theo bản chất đầu tư • Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. • Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động nước nhận đầu tư hay nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. ii. Phân theo tính chất dòng vốnVốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. • Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. • Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. iii. Phân theo động cơ của nhà đầu tư • Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng rồi rào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. • Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v . • Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu 2. Các nước đang phát triển: a) Định nghĩa: Các nước đang phát triểncác nước thuộc thế giới thứ ba – các nước có nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước nông – công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hóa. Những nước này được chia làm ba loại: những nước có mức thu nhập trung bình, đạt mức GDP/người trên 2000 USD, những nước có mức thu nhập thấp đạt mức trên 600 USD/người và những nước mức thu nhập rất thấp đạt dưới 600 USD/người. b) Đặc điểm chung: - Mức sống các nước đang phát triển nói chung đều rất thấp thể hiện mức thu nhập bình quân đầu quân đầu người (GNI/người). Nếu lấy mức 2000 USD/ người làm mốc phản ánh khả năng giải quyết được những nhu cầu cơ bản của con người, đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội thì hiện nay vẫn còn khoảng 100 nước đang phát triển có mức thu nhập dưới 2000 USD/người, trong đó có khoảng 40 nước có thu nhập bình quân dưới 600 USD/người. - Các nước đang phát triển phải đối đầu với một thách thức là năng suất lao động thấp. Do không có cơ hội được học hành đầy đủ, tỷ lệ biết chữ mức rất thấp nên lao động các nước đang phát triển thường có tay nghề không cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Hơn thế nữa, do thiếu vốn và công nghệ, các nước đang phát triển càng gặp khó khăn trong việc nâng cao năng suất lao động. Đây luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. - Tốc độ gia tăng dân số, vấn đề người ăn theo, gánh nặng phụ thuộc là những khó khăn đã đeo đẳng các nước đang phát triển từ rất lâu. Nó như là một trở lực kìm hãm sự phát triển đi lên của những nước này. Dân số những nước này vốn đã đông, sự bùng nổ về dân số những quốc gia nàyđã tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ gia tăng dân số thường mức cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến giảm sức mua và tỷ lệ tiết kiệm, sự mất cân đối giữa tích lũy và đầu tư đã làm kìm hãm sản xuất, trong khi dân số tiếp tục gia tăng, tạo áp lực về việc làm và làm cho năng suất lao động không tăng lên được. - Do áp lực tăng dân số, quy mô kinh tế không được mở rộng, làm cho nhiều lao động không kiếm được việc làm. Do họ thường không có tay nghề, chỉ là lao động thủ công, chưa qua đào tạo cho nên nhưng nước này xảy ra tình trạng thừa lao động giản đơn và thiếu lao động có trình độ cao. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như chi phí để đào tạo lao động, điều này thì rất khó với các nước đang phát triển do họ thiếu thốn về kinh nghiệm cũng như tài chính để thực hiện dự án này hiệu quả. Trong một nền kinh tế tri thức như hiện nay, muốn phát triển nhanh và bền vững thì chỉ có con đường là giáo dục đào tạo thì mới có thể đưa đất nước tiến nhanh về kinh tế. - Nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô có trình độ kỹ thuật sản xuất thấp. Lịch sử phát triển kinh tế đã chứng minh rằng nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển. Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp. Các nên kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng của ngành công nghiệp. Các nước đang phát triển đã bị các nước phát triển bỏ xa về trình độ công nghệ từ 3 - 6 thập kỷ, khoảng cách công nghệ quá lớn làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thế của các nước đi sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại. II. Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI với các nước đang phát triển 1. Tình hình thu hút FDI các quốc gia đang phát triển trong những năm gần đây. Các quốc gia đang phát triển phần lớn có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn lạc hậu với đầu tầu phát triển chính là nông nghiệp. Vì thế nhu cầu về vốn, về khoa học kỹ thuật các nước này vô cùng lớn.Nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng nhu cầu phát triển nên vốn đầu tư nước ngoài được xem là cứu cánh giúp các nước này phát triển kinh tế, cũng như trước đây nguồn vốn này đã giúp Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore trở thành các con rồng châu Á. Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài của toàn thế giới(khoảng gần 50%, năm 2006 đạt mức 1.306 tỷ USD – mức cao thứ 2 từ trước đến nay). Vậy sự thật thì tình hình đầu tư FDI các nước đang phát triển đang diễn ra như thế nào? Source: UNCTAD (percent) Như vậy, tính đến năm 2005 thì nguồn vốn đổ vào các quốc gia đang phát triển chiếm khoảng 35.9% ( tăng khá so với 20.3% năm 1980 ) và có xu hướng ngày một tăng lên ( trong khi nguồn FDI đầu tư vào các quốc gia phát triển có xu hướng giảm đi về mặt tỷ trọng trong tổng FDI toàn cầu) Vậy những nguồn vốn khổng lồ này xuất phát từ đâu? Theo các nghiên cứu gần đây của UNCTAD thì các tập đoàn đa quốc gia(TNCs ) đang là nguồn cung cấp chủ yếu FDI cho toàn cầu. Và mục tiêu của các tập đoàn này là các quốc gia đang phát triển ( đặc biệt là các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á- 2/3 số vốn FDI đầu tư cho các nước đang phát triển tập trung đây). Nguyên nhân là do các nước này có các chính sách thu hút vốn đặc biệt hấp dẫn, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư – điều mà họ không thể tìm được nước mình. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997( nguyên nhân được cho là do sự đổ vào ạt và rút ra quá nhanh của vốn đầu tư nước ngoài), các nước đang phát triển đều có thái độ e ngại khi tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện nay tình hình đã hoàn toàn khác, để giải quyết những khó khăn về vốn, hầu hết các nước đang phát triển đều có thái độ hồ hởi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nước này đều cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư như giảm thuế, đưa ra những chính sách giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do thế mà nguồn vốn FDI đổ vào các quốc gia có chính sách mở ngày một tăng. 2. Ảnh hưởng tiêu cực của FDI: FDI thực sự phát huy được vai trò chiến lược của nó từ sau chiến tranh thế giới thứ II, khi Mỹ đổ tiền ào ạt vào châu Âu theo kế hoạch Marshall để vực dậy lục địa bị chiến tranh tàn phá này. Sau đó là sự đầu tư lẫn nhau của các nước châu Âu thực hiện liên minh tư bản, tăng cường khả năng kinh tế chống lại độc quyền của nhà đầu tư Mỹ. Cho đến ngày nay, FDI trở thành tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông. Sẽ không có một quốc gia nào không cần đến nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi đó là nguồn lực quan trọng để từng bước hòa nhập với cộng đồng. thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước thế giới thứ 3 thấp, do đó khả năng tích lũy trong nội bộ nền kinh tế gặp hạn chế. Trong khi đó nhu cầu về vốn để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với nhóm các nước công nghiệp phát triển lại lớn. Vòng luẩn quẩn của đói nghèo sẽ không bị phá vỡ nếu không có cú huých từ ngoài tác động vào. Và Fdi trở thành một cú huých có lực tác động mạnh nhất. Dòng vốn đổ vào nền kinh tế của các quốc gia nghèo đói, giống như nước đối với một người khát vậy. Những khu chế xuất, khu công nghiệp, những nhà máy mọc lên mỗi ngày. Cùng với nó, lượng lao động được giải quyết việc làm tăng theo cấp số nhân, kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý hơn, tích cực hơn. Nền sản xuất trong nước được tiếp cận với những công nghệ mới, tư duy kinh tế mới, và đi cùng với nó, năng lực cạnh tranh của các quốc gia trên thị trường thế giới được cải thiện. Hoạt động FDI còn góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc quan hệ đối ngoại của các nước đang phát triển. Kinh tế trong nước dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tạo điều kiện để các nước tham gia các hiệp định hợp tác song phương và đa phương. Nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Và việc thu hút FDI cũng không nằm ngoài quy luật này. Trên thực tế những nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia đã sớm nhận thấy những hạn chế của FDI và đưa ra những cảnh báo tới các nước đang phát triển, như I. Wanter - một nhà hoạt động môi trường của Mỹ từng nói về một trong những hạn chế đó: “ Việc xuất khẩu chất bẩn gián tiếp thông qua đầu tư tư bản là quốc sách của các nước công nghiệp phát triển, và người thực hiện là các TNCs”. Nhìn chung lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có những tác động tiêu cực sau: • Nếu phía nước ngoài nắm quá nhiều quyền sở hữu thì nguy cơ “giảm vốn” có thể xảy ra: Tức là các công ty nước ngoài khi làm ăn có lãi thì bắt đầu chuyển vốn về nước chủ đầu tư tức là đồng nội tệ sẽ được đổi ra đồng tiền của nước chủ đầu tư, chuyển ra nước ngoài khiến vốn sẽ bị chuyển ra khỏi nước nhận đầu tư. • Doanh nghiệp FDI trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm tàng của các doanh nghiệp trong nước: FDI là công cụ thâm nhập thị trường có sức mạnh như “ phát đại bác xuyên thủng hàng rào nội địa”, có khả năng bóp chết những doanh nghiệp nội địa nhờ tính khoa học và hiệu quả vượt trội của mình • Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: • Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên: • Lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị bị ảnh hưởng Trong đó 3 hạn chế thường được nhắc đến và đang ngày càng bộc lộ rõ đó là: (1) Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ,(2) Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,(3) Lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị bị ảnh hưởng. Những hạn chế này không phải chỉ tập trung trong một vài nhóm nước mà đang trở thành nguy cơ phổ biến, nhỡn tiền hầu hết các nước nhận đầu tư. Vì thế việc tìm ra biểu hiện, nghiên cứu nguyên nhân và tìm ra giải pháp đangnhững ưu tiên hàng đầu cho các nước này. a) Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: Độc quyền về công nghệ là sức mạnh, là con át chủ bài của các công ty đa quốc gia. Như một nguyên tắc các TNCs không bao giờ chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất của mình cho các chi nhánh các nước đang phát triển. Không phải lúc nào việc chuyển giao công nghệ cũng mang ý nghĩa tốt đẹp. Mục đích của các tập đoàn đa quốc gia là tiết kiệm tư bản, tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của công nghệ đã trở nên lạc hậu tại nước họ, mang nó đến những nước đang khát vốn và nghèo về công nghệ. Điều này đã được đề cập đến trong Lý thuyết “ Vòng đời quốc tế của sản phẩm” ( International product life cycle- IPLC) của Raymond Vernon. Theo đó sau khi đã sử dụng hết khấu hao dây chuyền công nghệ, khi nhu cầu về sản phẩm trong nước giảm, trong khi nhu cầu nước ngoài lại tăng thì sản xuất được mở rộng thông qua FDI, những nhà máy nước ngoài bắt đầu được xây dựng. Và nước xuất khẩu thì đang nghiên cứu để áp dụng công nghệ vượt trội hơn, hiệu quả hơn, còn nước nhập khẩu thì xây dựng vòng đời mới cho những kỹ thuật bị bỏ đi. Các TNCs đã nhận ra tính hai mặt của việc đầu tư công nghệ tại các nước đang phát triển. Họ cho rằng một mặt, khi chia sẻ bí mật bản quyền trí tuệ với các chi nhánh tại các nước nhận đầu tư rất dễ dẫn đến việc rò rỉ các thông tin về bí mật công nghệ, về bản quyền trí tuệ. Mặt khác, nếu [...]... toán quốc tế của nước chủ nhà 16 ii Cạnh tranh với kinh tế trong nước .17 iii FDI và lạm phát 20 iv Các tác động khác 20 III Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI các quốc gia đang phát triển 23 Kết luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu Năm 2007, Việt Nam tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Sau 20 năm, tổng số vốn FDIcác tập đoàn đa quốc. .. những phê phán phổ biến nhất về FDIcác công ty đa quốc gia thường cố để chuyển các nhà máy ô nhiễm của họ đến những nơi luật môi trường ít chặt chẽ nhất, phần lớn là các nước đang phát triển, vốn có ít quy định về môi trường hơn, và ít khả năng để thực thi những luật này hơn các nước phát triển Trong khi những chi phí lớn của doanh nghiệp là phí bảo toàn môi trường và luật lệ của các quốc gia phát. .. tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu .2 2 Các nước đang phát triển: 3 a) Định nghĩa: 3 b) Đặc điểm chung: 3 II Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI với các nước đang phát triển 5 1.Tình hình thu hút FDI các quốc gia đang phát triển. .. những hạn chế của vốn FDI các quốc gia đang phát triển Từ quan điểm nhìn nhận trên về vốn FDI, có thể thấy rằng FDI là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho những quốc gia đang phát triển có thể đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình thông qua sự giúp đỡ “đôi bên cùng có lợi” từ những quốc gia đã phát triển. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có hai mặt và để phát huy được mặt tốt chúng ta cần... của mặt trái vấn đề Vốn FDI cũng vậy, khi nó sang các nước đang phát triển dù ít hay nhiều,dù muốn hay không muốn nó vẫn mang theo những vấn đề cho họ Vì vậy, khi tiếp cận vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nên giảm bớt đi một số những ca ngợi và sự quan tâm đến các con số về tổng số vốn đã thu hút được và khả năng sử dụng vốn hay tốc độ giải ngân,mà hãy ngồi lại và bàn bạc và cân nhắc xem nên giải. .. vốn này 3.Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chiến lược thu hút vốn FDI để phát triển đất nước.Và điều này cũng không loại trừ khả năng nguồn vốn FDI đang hàng ngày đổ vào nền kinh tế của chúng ta cũng mang theo những vấn đề, những hạn chế không mong muốn như trên Sẽ rất dề dàng để cho chúng ta có thể bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng về những con số về tổng vốn. .. tế, nhất là những nền kinh tế đang phát triển đang hội nhập với những nền kinh tế đã quá nhiều kinh nghiệm trong sân chơi chung toàn cầu Nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của FDI không có nghĩa là đưa ra lời kêu gọi tẩy chay dòng vốn này Vấn đề chỗ các quốc gia cần nhận thức được một cách đầy đủ những gì mà nó mang tới, để từ đó, tận dụng những ưu điểm nhưng sớm ngăn chặn những yếu điểm của FDI Song... nhắc xem nên giải quyết những mặt hạn chế đang tồn tại, để vốn FDI thực sự mang lại hiệu quả thiết thực góp phần cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế 1 Đối với các quốc gia đang phát triển đang hàng ngày tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.Chính phủ luôn là người tiên phong và là nhân tố đóng vai trò then chốt quyết định việc thu hút,tiếp nhận và sử dụng vốn FDI, nên họ cũng... lớn Rồi khi những công nghệ ấy đã quá xa so với công nghệ của thế giới thì họ sẽ giải quyết nó thế nào? Chưa có ai có được câu trả lời và cũng chưa có một giải pháp nào được đưa ra Với chiêu bài xuất khẩu công nghệ, các nước phát triển thông qua các công ty đa quốc gia đã giải quyết được những công nghệ bỏ đi, không phù hợp với nền sản xuất của họ Còn các nước đang phát triển tưởng như được mở rộng, được... thời hạn dưới 1 năm Những lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 6-10 năm chỉ có 71,5% được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn Tỉ lệ này thấp hơn nhiều những lao động làm việc trong doanh nghiệp từ 1-3 năm Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hài hòa về quyền lẫn lợi ích III Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI các . Tình hình thu hút FDI ở các quốc gia đang phát triển trong những năm gần đây. Các quốc gia đang phát triển phần lớn có xuất phát điểm thấp, nền kinh. thực tế những nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia đã sớm nhận thấy những hạn chế của FDI và đưa ra những cảnh báo tới các nước đang phát triển, như

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan