Một số phương pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

22 598 0
Một số phương pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học vấn đề đầu tiên mà chúng ta quan tâm là hình thức biểu hiện của nó . “Tên gọi thể loại tự nó có chức năng phân loại hình thức của tác phẩm”. Tác giả Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học đã nêu “ thể loại – hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học” Vấn đề thể loại có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương. Việc nhận biết tác phẩm ở thể loại nào giúp người giáo viên bước đầu tìm hiểu và hình thành những định hướng phân tích theo đặc trưng của của thể loại đó cho học sinh. Nhà văn sáng tác theo thể loại thì người đọc cũng cảm nhận theo thể loại và người giảng dạy cũng giảng dạy theo thể loại. Nói cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng của người đọc. Sự cảm thụ của chúng ta đối với tác phẩm tự sự, trữ tình và kịch không giống nhau. Khi giảng dạy tác phẩm tự sự, chúng ta cần chú ý phân tích tình tiết và chi tiết nghệ thuật, điểm nhìn của người trần thuật, cách kể, giọng kể, nhịp điệu kể, tình huống truyện, đề tài của tác phẩm Khi giảng dạy tác phẩm trữ tình, chúng ta cần xác định chủ đề trữ tình, mạch cảm hứng, tâm tư của nhân vật trữ tình thể hiện qua nhạc điệu. Tuy nhiên ranh gới giữa ba thể loại tự sự, trữ tình, kịch không rõ ràng. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xác định được chất của loại trong thể .Chẳng hạn như truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” ( Nguyễn Tuân) là một truyện ngắn viết theo bút pháp lãng mạn với sự kí tưởng hóa nhân vật và biện pháp đối lập. Tuy vậy truyện ngắn náy lại có những trang trữ tình ngoại đề và độc thoại nội tâm rất sâu sắc và những trang viết đầy kịch tính mà nổi bật là cảnh cho chữ. Nếu chỉ phân tích nhân vật thì không thể khai thác hết nội dung tác phẩm, cũng như nét tài hoa trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Khi phân tích “ Chữ người tử tù ” cần xác định đầy đủ đây là một truyện ngắn trữ tình lãng mạn giàu kịch tính. 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Vì những lí do trên đây nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân” . II. MỤC ĐÍCH NGHÊN CỨU Năm học 2012 -2013 là năm học tiếp tục thực hiện những đổi mới về phương pháp và chất lượng giáo dục. Vì vậy việc tìm ra những phương pháp, cách tiếp cận, truyền đạt những bài học, kiến thức để tạo ra những giờ học thực sự hay thu hút, hấp dẫn và đạt về độ sâu là vấn đề đang được nhiều giáo viên quan tâm, suy ngẫm và hướng đến. Trên thực tế trong phân phối chương trình bài học, lượng kiến thức về lý luận văn học đang còn ít. Vì vậy đối với cả giáo viên và học sinh chưa có nhiều điều kiện tìm hiểu sâu về lý thuyết, đặc trưng cụ thể của từng thể loại ivăn học. Đồng thời phương châm dạy - học tác phẩm văn học trong chương trình từ cụ thể đến khái quát hay chính là việc qua một, một số tác phẩm để tìm ra đặc trưng của thể loại chung cho dạng, nhóm tác phẩm nào đó là mục đích cần đạt đến trong mỗi gìơ học. Mục đích dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại đòi hỏi thầy – trò trong quá trình giờ học là phát huy tính chủ động tích cực kết hợp với phương pháp trong tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để làm rõ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại qua tác phẩm cụ thể được học. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục đích của đề tài nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong đề tài của tôi là: - Những kiến thức lý luận về thể loại văn học - Tác phẩm “ chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình giáo khoa văn 11 - Một số kỹ năng, phương pháp trong quá trình dạy học môn văn nói chung và tác phẩm “chữ người tử tù” nói riêng. 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Mặc dù tác phẩm phẩm “chữ người tử tù” đã được đưa vào trong chương trình và giáo viên đã vận dụng đưa ra nhiều cách tìm hiểu, tiếp cận. Tuy nhiên qua kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đưa ra cách tiếp cận tác phẩm “nguời tử chữ tù” theo đặc trưng thể loại, hy vọng sẽ đóng góp một cách tiếp cận, tìm hiểu về tác phẩm này và nâng cao kiến thức lý luận văn học cho cả người dạy, người học. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm và sự phân chia thể loại văn học Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm cho quy luật loại hình của tác phẩm văn học, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Như vậy thể loại tác phẩm văn học bao gồm hai mặt tương tác- nội dung và hình thức, nội dung quy định hình thức thể hiện nội dung. Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống. Thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng văn học. Do đó mà thể loại văn học luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định. Các nhà nghiên cứu dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Tác phẩm văn học có ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch… và mỗi loại bao gồm một số thể, cùng một loại nhưng các thể r ất sâu sắc. 2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, là hình thức ngắn của tự sự Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống và mang nhiều dáng vẻ khác nhau đời tư, thế sự, hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người vì vậy trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp và nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của tác giả , nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống. Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì, cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện thường là một sự tương phản liên tưởng bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại 3. Tác dụng của việc dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Trong ý đồ thiết kế và thực hiện chương trình dạy học Ngữ văn, thể loại là một tiêu chí quan trọng. Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình Ngữ văn là hình thành ở học sinh những hiểu biết về các kiểu văn bản và nắm được các phương thức biểu đạt chủ yếu (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…). Nghĩa là nắm được cái đặc trưng của mỗi loại văn bản. Hầu hết các văn bản được lựa chọn để học là các tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích tác phẩm), vì thế mỗi kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lại thuộc về một thể loại văn học nhất định. Những hiểu biết về thể loại có một ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc tiếp nhận, phân tích các tác phẩm có trong chương trình, mà còn cần thiết cho học sinh để đọc hiểu được các tác phẩm khác ngoài chương trình mà các em bắt gặp trong đời sống. Như thế là bởi vì: Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống, là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Đọc hiểu văn bản phải đi từ dạng hình thức văn bản để cảm thụ phương thức chiếm lĩnh đời sống, rồi từ đó hiểu được nội dung, ý nghĩa, các khía cạnh tư tưởng nghệ thuật mà tác giả thể hiện qua văn bản; phải đi từ việc nắm bắt và sử dụng những thông tin có ngay trong văn bản (có ý kiến cho rằng đây là hoạt động đọc hiểu cấu trúc văn bản) đến những thông tin có trong bài (đọc hiểu nội dung văn bản), rồi cao hơn là khái quát liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài (đọc hiểu ý nghĩa văn bản). Có thể đồng tình với quan niệm cho rằng: tính chất của hoạt động đọc hiểu văn bản sẽ được quy định theo nguyên tắc đọc hiểu văn bản phù hợp với đặc điểm thể loại của văn bản. Vì vậy, bên cạnh nhiều phương pháp để giáo viên và học sinh tiếp cận tác phẩm thì phương pháp hiệu quả nhất vẫn là đọc hiểu tác phẩm xuất phát theo đặc trưng thể loại. II. CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng của cách tìm hiểu, khám phá, dạy, học tác phẩm “ Chữ người tử tù” trong trường phổ thông hiện nay 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Trên thực tế ở trường phổ thông việc dạy - học tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại , vướng mắc. Bởi trong phân phối chương trình học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự . Dần dần cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật,tình tiết…Đến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn xưôi là truyện ngắn nhưng lại đậm chất trữ tình lãng mạn và giàu kịch tính. Nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để tìm hiểu tác phẩm nên gặp lúng túng và khó phát hiện hết độ sâu trong giá trị của tác phẩm. Đối với người dạy thì đã quá quen thuộc với thao tác dạy môt truyện ngắn thông thường nên khi phải tiếp cận và truyền đạt tác phẩm truyện ngắn hiện đại , lại có những yếu tố của thể loại trữ tình, kịch …gặp khó khăn trong việc khai thác những đặc sắc của tác phẩm và sự truyền đạt cho học sinh. Mặt khác, trong chương trình những bài học, số tiết kiến thức về lý thuyết, lý luận văn học còn quá ít so với lượng kiến thức cần thiết cho “ hành trang” tìm hiểu, khám phá từng tác phẩm thể. Thông thường lâu nay khi tìm hiểu tác phẩm “ chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân giáo viên hay chọn cách khai thác theo hình tượng nhân vật với những đặc điểm tính cách , chi tiết…và khó có thể thấy hết được nét tài hoa trong ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng như sự độc đáo ở truyện ngắn “ chữ người tử tù”. 2. Một số kinh nghiệm thích hợp dạy học “chữ người tử tù” theo đặc trưng thể loại 2.1. Vận dụng các phương pháp dạy học 2.1.1. Phương pháp đọc sáng tạo Kênh vật chất tác động mạnh mẽ đến con người là kênh nghe, khi đó ngôn ngữ mới hoàn chỉnh được hoạt động của nó. Văn tự thường tác đạng qua kênh nhìn còn âm điệu thì phải qua kênh nghe. Do đó việc đọc tác phẩm văn chương là một phương pháp quan trọng. 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng hầu như thường trực trong tiết học, từ lúc bắt đầu đến sau khi phân tích tác phẩm văn chương. Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp: Đọc hướng dẫn, đọc phân tích, kể chuyện,hoặc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ hay hoạt động liên môn với hội họa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật. Mức thấp nhất là đọc đúng ( tròn vành, rõ chứ, đúng chính âm,chính tả). Mức cao hơn là đọc diễn cảm, đọc diễn tả sự cảm thụ, sự hiểu biết cảu người đọc, sự tri âm cùng tác giả. Trong công tác giảng dạy hiện nay, hoạt động đọc chưa được chú ý đúng mức. Phần lướn học sinh đọc với giọng đều đều, không biết nhấn đúng chỗ, đúng lúc, hoặc đọc bài thơ buồn mà đọc quá nhanh. Kết quả là ấn tượng cảu học sinh về bài thơ hoặc truyện ngắn rất mờ nhạt. Vì vậy hướng dẫn học sinh đọc đúng,đọc hay tác phẩm là một yêu cầu cấp thiết. Truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” là một truyện ngắn trữ tình lãng mạn giàu kịch tính. Vì vậy yêu cầu đầu tiên là đọc đúng thể loại của nó. Chúng ta phải đọc để làm nổi bật tình huống kịch, nhân vật chính trong đó có sự đối lập giữa nhân vật và không gian, nhân vật và nhân vật, không gian trong tù và không gian ánh sáng bao quanh nhân vật trong cảnh cho chữ. Bên cạnh chất giọng trữ tình cũng cần đọc với giọng cứng cỏi, đanh thép trước những lời Huấn Cao nói với Quản Ngục. Những lời lẽ tôn trọng, nhẫn nhịn của viên quản ngục và thầy thơ lại cũng phải đọc với giọng điệu khác, thể hiện đúng thái độ khúm núm của người bề dưới kính phục người tài trí. Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đọc đúng các từ cổ đã được chú giải ở sách giáo khoa. Đây là các từ quan trọng tạo nên không khí cổ xưa cho tác phẩm. Mục đích cuối cùng của việc đọc là người giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh được tinh thần của tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm và nắm bắt hệ thống hình tượng của tác phẩm. Ở “ Chữ người tử tù” đó là nắm bắt vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại, nắm bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân từ đó định hướng cho việc cảm thụ tác phẩm sâu và rõ. 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 2.1.2 Phương pháp gợi mở Phương pháp này được khởi điểm từ phương pháp nêu vấn đề trong lí luận dạy học đại cương. Phương pháp gợi mở chủ yếu cho người đọc đi tìm để tự chiếm lấy tri thức cho mình. Các biện pháp sự dụng trong phương pháp này chủ yếu là tồn tại ở dạng đàm thoại hoặc làm bài độc lập theo các câu hỏi gợi mở của thầy : + Xây dựng hệ thống câu hỏi có logic chặt chẽ,tình huống có vấn đề + Xây dựng hệ thống bài tập Với tác phẩm “ Chữ người tử tù” việc vận dụng phương pháp gợi mở rất quan trọng. Đây là tác phẩm kết cấu theo lối “vẽ mây nẩy trăng” tác giả để cho viên quản ngục và thầy thơ lại xuất hiện trước Huấn Cao nhân vật trung tâm của tác phẩm, việc Nguyễn Tuân để Huấn Cao xuất hiện sau gợi trí tò mò cho bạn đọc và làm cho hình tượng nhân vật này được thắp sáng lên. Vì vậy xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở ở tác phẩm này sẽ góp phần tạo hứng thú, bất ngờ cho học sinh. Giáo viên có thể gợi mở vấn đề cho học sinh suy nghĩ về thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại khi nghe tin Huấn Cao về trai giam lĩnh án. Tại sao quản ngục lại quan tâm đên việc Huấn Cao xuất hiên, “ Huấn Cao ! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đep đó sao?”. Tại sao thái độ của thầy quản lại nửa úp, nửa mở như đề phòng Huấn Cao, nửa như muốn nhân nhượng ông ta ? Khi Huấn cao xuất hiện, hình ảnh Huấn Cao rắn rỏi, hiên ngang không chút run sợ. Điều này có gì khác biệt Tại sao Quản ngục biệt đãi Huấn Cao ? Tại sao tính Huấn Cao vốn khoảnh lại nhận lời cho chữ viên quản ngục? Tại sao cảnh cho chữ lại là cảnh xưa nay chưa từng co ? Theo bước phát triển của tác phẩm, hình tượng nhân vật sẽ được hiện lên, các em sẽ nắm được đặc điểm, thái độ của họ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. 2.1.3 Phương pháp tái tạo Thực ra đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo. Phương pháp này đưa hoạt động của học sinh vào kiến thức có sẵn trong ngôn ngữ hoặc trong bài 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn lọc để giải quyết những vấn đề mà cô giáo đưa ra. Phương pháp này giáo viên cần trình bày theo kiểu nêu vấn đề, học sinh tự giải quyết. Với “” Chữ người tử tù” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, phân tích cảnh cho chữ để chứng minh sự chiến thắng của cái đẹp trên cơ sở kiến thức SGK, kiến thức bài giảng, học sinh trình bày bài theo phương pháp đọc-hiểu,đọc-phân tích,đọc-bình giảng,đọc-nêu vấn đề, vưa thuyết trình vừa gợi mở cho học sinh, tạo tâm thế người giáo viên chủ động và tư thế học tập tích cực cho học sinh. 2.2. Kết hợp các con đường phân tích tác phẩm Có thể có nhiều con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương nhưng thông thường, ta hay phân tích tác phẩm theo chiều ngang ( chia đoạn ) hay bổ dọc theo nhân vật hoặc tuyến nhân vật. Tuy vậy cách tiếp cận này phù hợp với việc giảng ý trong văn chứ không phải chiếm lĩnh tác phẩm qua hình tượng. Chúng ta có thể dưa chung lại gần ở một số cách phân tích đơn giản. 2.2.1. Theo bước tác giả Đây là biện pháp hữu hiệu khi đi sâu vào chiếm lĩnh tac phẩm qua văn bản nghệ thuật. Nó khám phá quy trình mà tác giả đẩy ta đi từ khời đầu đến kết thúc, giúp người đọc cảm thụ tác phẩm, tránh được chủ quan, không đi chệch hướng, tỉnh táo trước quy luật khách quan của sự cảm thụ và sự khách quan của bản thân hình tượng. Trong “ Chữ người tử tù ” điểm xuất phát là thái độ trọng cái đẹp của viên quản ngục – đó là ước muốn xin chữ Huấn Cao và biệt đãi ông Huấn Cao trong những ngày cuối cùng. Từ đó câu chuyện được chia ra làm hai phần : trước khi Huấn Cao xuất hiện và sau khi Huấn Cao xuất hiện, quản ngục băn khoăn, nghĩ ngợ muốn biệt đãi Huấn Cao mà không biết bằng cách nào ? Khi huấn Cao xuất hiện, quản ngục đã mạn phép biệt đãi ông với ước vọng duy nhất là xin chữ. Cuối cùng là cuộc hội ngộ của những tấm lòng yêu cái đẹp, cái thiện. 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Bao trùm lên tác phẩm là thái độ của Nguyễn Tuân đối với cái đẹp tài hoa và nhân cách con người mà ông trân trọng gọi bằng hai chữ “ thiên lương ”. Thái độ ấy thể hiện bằng bút pháp trữ tình giàu kịch tính khi khắc họa nhân vật. 2.2.2. Theo đề tài, chủ đề “ Chữ người tử tù ” viết về đề tài quá khứ với thú chơi chữ của con người. Đây là một đề tài quen thuộc nhưng đến tác phẩm của Nguyễn Tuân thú chơi chữ đã được nâng lên thành nghệ thuật. Từ đó tác phẩm đã nêu cao niềm cảm phục sâu xa của tác giả đối với những bậc anh hùng vì nghĩa lớn, thái độ trân trọng và đề cao cái đẹp của nhà văn-đó là cái đẹp của thiên lương ,của tài hoa và nghĩa khí. 2.2.3. Theo hình tượng nhân vật Phân tích hình tượng nhân vật là phải làm cho nhân vật thực sự sống động trước mắt người đọc. Một phương tiện quan trong nhất để tái hiện lại hình tượng là những chi tiết thần trong tác phảm phản ánh ngoại hình, thái độ và tính cách nhân vật. Trong “ Chữ người tử tù ” , các nhân vật hiện lên là : - Hình tượng nhân vật Huấn Cao - Hình tượng viên quản ngục và thầy thơ lại - Sự hội ngộ của ba hình tượng. Cảnh cho chữ. 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi Phương pháp dạy học mới phát huy tính chủ thể của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò là đạo dieenx còn học sinh là diễn viên, vì vậy phương pháp đàm thoại phát vấn là quan trọng. Nó tạo nên không khí học tập trong lớp, quyết định thành công của giờ dạy, Với “ Chữ người tử tù ” , ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ như sau: 1) Sau khi đọc xong tác phẩm, tâm trạng của em như thế nào? Tại sao em có tâm trạng ấy ? 2) Đọc xong tác phẩm, nhân vật nào gợi cho em ấn tượng mạnh nhất ? 10 [...]... Khái niệm và sự phân chia thể loại văn học 3 2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn 3 KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TÁC PHẨM 3 .Tác dụng "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ" CỦA NGUYỄN loại của việc dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể TUÂN 4 II Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu 5 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 2 Một số kinh nghiệm thích hợp dạy học chữ người tử tù theo đặc 5 trưng thể loại 3 Giáo... loại thể của tác phẩm văn chương là một khâu vô cùng quan trọng thể hiện sự nhạy cảm và tinh tế của người cảm thụ văn học và người giảng dạy văn học Đó là con đường hiệu quả nhất để chúng ta đi sâu vào chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, tránh lối khai thác máy móc tác phẩm đi từ ý này sang ý khác mà không chú ý đến cái hay của ngôn ngữ nghệ thuật nằm trong từng câu chữ Đó là con đường giúp học sinh cảm... nhiều đặc điểm của truyện ngắn trữ tình lãng mạn nhưng giàu kịch tính 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM THU ĐƯỢC Với cách tìm hiểu khai thác văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Về phía giáo viên: 16 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com + Hình thành được một phương pháp phù hợp để đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết được cái hay chiều sâu của tác phẩm văn xuôi nói chung... cách truyện ngắn Nguyễn Tuân nói riêng + Có cơ sở khoa học để soạn giảng giáo án và lên lớp một cách hợp lí + Là điều kiện để củng cố mở rộng, trau dồi về kiến thức lí luận văn học - Về phía học sinh: + Được trang bị một “chìa khóa” vừa vặn nhất để “mở cửa” vào với thế giới nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù nói riêng và tác phẩm truyện ngắn hiện đại nói chung + Hơn nữa, học sinh có điều kiện... những lớp cơ bản, khối A, B tìm tòi, làm rõ tác phẩm theo hướng này - Một số giáo viên chưa được trang bị và tự trang bị kiến thức về thể loại ( nói chung) một cách toàn diện Do đó dạy học văn bản “ chữ người tử tù thêo đặc trưng thể loại không phải dễ thực hiện thuần thục được Vận dụng những kinh nghiệm, phương pháp của bản thân dạy tác phẩm Chữ người tử tù theo đặc trưng thể loại, vào lớp dạy cụ... “vái” của viên quản ngục ở cuối tác phẩm gợi cho em ấn tượng gì? 2.4 Tăng cường các biện pháp hoạt động liên môn Giáp viên sử dụng một bức tranh chữ “ Hán ” của nghệ thuật thư pháp làm đồ dùng dạy học trực quan Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học 11 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 3 GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Tiết 39-40-41 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân A Mục tiêu bài học: Giúp. .. dung cần đạt I Tiêủ dẫn Sử 1 Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987) dụngphương pháp các mảnh -Sinh ra trong ra trong một gia đình nhà nho khi ghép hán học đã tàn Nêu những nét cơ bản về tác - Là nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo giả? - sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công nhất là kể tên những tác phẩm thể tuỳ bút chính? 2 Tác phẩm - Truyện ngắn Chữ người tử tù- dòng chữ cuối Nêu những hiểu biết... chất của tác phẩm và củng cố, trau dồi những kiến thức về lý luận văn học Phân tích và khám phá mọi tác phẩm văn chương là công việc vất vả của người giáo viên Làm sao để các em cảm thụ và yêu quý tác tác phẩm, rung động trước tác phẩm không phải là điều dễ dàng Nó đòi hỏi giáo viên không chỉ có tài mà còn phải có cái tâm Trong bài viết này tôi mới chỉ nêu ra hiểu biết của mình về việc cảm thụ một tác. .. để rèn luyện tư duy văn học theo thể loai và củng cố nâng cao kiến thức lí luận học Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn gặp phải một số khó khăn như: - SGK chuẩn không trang bị kiến thức lí thuyết về truyện ngắn ,về dặc trưng của thế loại tác phẩm văn học như trong phần tri thức đọc hiểu của SGK nâng cao - Hơn nữa tâm lý ngại học văn cũng khiến cho giáo viên ngại tổ chức cho học sinh những lớp cơ bản,... học sinh 1 Kiến thức: - Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn cao - Quan niệm thẩm mĩ và tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả - Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Xây dựng nhân vật tạo tình huống, nghệ thống ngôn ngữ 2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật văn học và tìm hiểu tác phẩm trên những phương diện đặc trưng thể loại B Phương tiện thực hiện - Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, . văn học - Tác phẩm “ chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong chương trình giáo khoa văn 11 - Một số kỹ năng, phương pháp trong quá trình dạy học môn văn nói chung và tác phẩm chữ người tử tù . số phương pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân . II. MỤC ĐÍCH NGHÊN CỨU Năm học 2012 -2013 là năm học tiếp tục thực hiện những đổi mới về phương pháp và. bút của Nguyễn Tuân cũng như sự độc đáo ở truyện ngắn “ chữ người tử tù . 2. Một số kinh nghiệm thích hợp dạy học chữ người tử tù theo đặc trưng thể loại 2.1. Vận dụng các phương pháp dạy học 2.1.1.

Ngày đăng: 27/06/2015, 09:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan