CÁCH LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ VỚI LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH

6 349 0
CÁCH LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ VỚI LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để tạo điều kiện cho thí sinh có thể làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GDĐT đã đưa ra 11 lưu ý với thí sinh khi thi trắc nghiệm. 1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. 2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó do tính chất cạnh tranh của kì thi và thời gian làm bài hạn chế nên nếu có tư tưởng “gian lận” chắc chắc làm bài sẽ không được hiệu quả. 4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”. 5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm. Nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...) để dễ tô, không nên dùng bút chì cứng vì tô dễ bị gãy chì. Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm

Để làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả ( Theo báo Dân Trí ) (Dân trí) - Đặc tính của bài thi trắc nghiệm là câu hỏi không quá khó, thời gian dành cho từng câu khá ít (1-2 phút/câu). Chính vì thế ngoài kiến thức thí sinh cần phải lưu ý đến phương pháp và cách thức làm bài. Để tạo điều kiện cho thí sinh có thể làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT đã đưa ra 11 lưu ý với thí sinh khi thi trắc nghiệm. 1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. 2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó do tính chất cạnh tranh của kì thi và thời gian làm bài hạn chế nên nếu có tư tưởng “gian lận” chắc chắc làm bài sẽ không được hiệu quả. 4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một cuộc chạy “marathon”. 5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm. Nên chọn loại bút chì mềm (như 2B ) để dễ tô, không nên dùng bút chì cứng vì tô dễ bị gãy chì. Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài. 6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN). Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm. NHỮNG ĐỊA CHỈ ĐỂ TRA CỨU Điểm chuẩn thi Cao đẳng, Đại học Đề thi Cao đẳng, Đại học http://diemthi.24h.com.vn http://dethi.zinaki.com/ http://dantri.com.vn ( mục Giáo Dục ) http://tuoitre.vn/ ( mục Tuyển Sinh ) http://www.thanhnien.com.vn ( trang Giáo Dục, mục Tuyển sinh ) 7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. 8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác). 9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian. 10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng. 11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất. Do thi trắc nghiệm vẫn chưa có hình thức trừ điểm ngược khi làm sai nên thí sinh không nên để trống một câu nào (không trả lời). Nguyễn Hùng (ghi) Bí quyết làm bài thi khối D hiệu quả ( Theo báo Dân Trí ) Ngoại ngữ: Không nên phân biệt câu dễ khó Theo cô giáo Vũ Mỹ Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM thì do đặc tính riêng đối với môn thi Tiếng Anh nên thí sinh không nên phân biệt câu dễ làm trước, khó làm sau mà nên làm trình tự từ đầu đến cuối. Việc thí sinh phân biệt câu khó dễ hay dẫn đến việc bỏ sót, khoanh sai đáp án từ câu này sang câu nọ Cô Lan cho rằng, môn Tiếng Anh thi theo hình trắc nghiệm nên đề không thể quá khó mà chủ yếu kiểm tra các kiến thức cơ bản. Chính vì thế nếu thí sinh quản lý quỹ thời gian tốt thì kết quả làm bài sẽ hiệu quả. Thí sinh không nên làm bài quá nhanh để quay lại làm lại lần hai bởi đối với môn thi này nếu thí sinh càng sửa nhiều thì càng không chính xác. Thí sinh chỉ cần tính toán làm sao để dư khoảng 10-15 phút để kiểm tra lại bài thi của mình như xem đã khoanh đáp án đúng quy định hay chưa, đã ghi đầy đủ thông tin trên giấy trả lời trắc nghiệm hay chưa… Để tránh việc mất thời gian trong việc tô lại đáp án, thí sinh nên sử dụng bút chì mềm. Về phân bố thời gian để làm bài cô Lan khuyên thí sinh chỉ dành 1-2 phút để làm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp. Đối với phần đọc hiểu thì cần đọc lướt nhanh sau đó xem đề bài hỏi những gì. Do đặc tích là đọc hiểu chứ không phải đọc dịch nên thí sinh tránh việc đọc toàn bài để dịch và sau đó trả lời. Cách làm này rất mất thời gian và không hiệu quả. Thí sinh cũng không nên đặt câu hỏi trước sau đó mới quay lại bài đọc vì sẽ dẫn đến việc lẫn lộn giữa các nội dung. Môn Văn: Cần “vừa say, vừa tỉnh” Theo quan điểm của PGS.TS Lê Quang Hưng, trưởng bộ môn Việt Nam học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì đối với môn Văn thí sinh phải xác định làm hết và không bỏ sót câu nào. Việc thí sinh không đạt được kết quả cao ở môn thi này là do chưa chủ động bố trí thời gian làm bài. Khi nhận được đề thi thí sinh cần đọc để hiểu những yêu cầu từng câu và sau đó bố trí thời gian tương đối cho từng câu hỏi đó. Cũng theo thầy Hưng thì rất nhiều thí sinh thường hay có tâm lý “sa đà” vào những câu trúng tủ. Những câu trúng tủ thí sinh viết rất dài nên dẫn đến mất quỹ thời gian làm bài. Chính vì thế khi làm bài thi môn Văn, thí sinh phải vừa say, vừa tỉnh là như vậy. Về kinh nghiệm làm bài, thầy Hưng chia sẻ, ở câu 1 chiếm 2 điểm thì thí sinh chỉ cần viết 1 trang giấy là đủ. Đối với câu nghị luận thì nên có chính kiến riêng và chỉ cần viết từ 2-3 trang là phù hợp. Đối với câu 5 điểm (câu 3), thí sinh cần bố trí một thời gian làm bài tương xứng vì đây là câu phải viết dài và nhiều điểm. Thường thí bố trí khoảng một nữa tổng thời gian làm bài là phù hợp. Đối với câu này, thí sinh nên dành thời gian vạch dàn ý trên giấy nháp sau đó bám vào và phát triển để thành một bài luận hoàn chỉnh. Môn Toán: Dễ làm trước, khó làm sau Chia sẻ về cách làm bài môn Toán, Th.S Toán học Phan Văn Danh - khoa Toán Trường ĐH Sư phạm Huế cho rằng thí sinh nên tuân thủ nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau. Khi nhận đề thi thí sinh cần đọc kỹ đề. Tốt nhất là nên đọc 3 lần: lần 1 đọc lướt toàn bộ câu hỏi, lần 2 đọc gạch chân các ý quan trọng trong đề, lần 3 đọc để làm bài. Cũng theo thầy Danh thì khi thi môn Toán, thí sinh cần xác định không cần đạt điểm 10 mà chỉ cần đạt điểm cao nhất có thể. Đối với môn Toán thì thường có 7 câu 10 ý, chính vì thế thời gian làm mỗi câu là từ 15-17 phút. Để có thể còn quỹ thời gian làm các câu khó hơn thì thí sinh nên chọn câu nào có khoảng thời gian làm bài dưới 10 phút làm trước. Thí sinh cũng nên dành khoảng 20-30 phút để kiểm tra toàn bộ bài làm của mình. Trong đề thi các câu được coi là dễ đó chính là câu tích phân, hình học giải tích - không gian. Câu khó bao gồm câu số 5 và câu 2 ý 2. Sau khi nhận định được câu khó, dễ thí sinh nên kẻ trên giấy nháp thành hai cột. Cột bên trái là câu hỏi, cột bên phải là thời gian dự kiến làm bài theo trình tự từ dễ đến khó. Nếu trong quá trình làm bài hết thời gian dự kiến thì thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác. Khi bỏ qua như vậy thì không nên bỏ trống khoảng trống trên giấy làm bài để tránh những rắc rối như nghi đánh dấu bài Khi chấm thi, các thầy sẽ đọc bài làm và khi đọc sang trang khác thấy câu hỏi đó tiếp tục được thí sinh trình bày thì các thầy sẽ vẫn chấm bình thường. Thầy Danh cũng cho biết, đối với môn Toán thì nên dùng các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa để giải, nếu dùng kiến thức ngoài thì cần phải chứng minh lại trước khi sử dụng. Nguyễn Hùng (ghi) Thủ khoa khối A chia sẻ bí quyết đạt điểm tối đa Làm Toán: Cần trình bày logic và nêm thêm chút văn Môn toán có nhiều dạng bài tập, mỗi dạng có nhiều cách giải, nhiều lối suy nghĩ để tìm đến đáp án. Do đó, Đông thường ôn theo từng dạng bài, sau đó tổng hợp lại, thống kê xem có tất cả bao nhiêu dạng toán, mỗi dạng có bao nhiêu cách giải, cách giải nào nhanh đến đích nhất, thông minh nhất. Sau khi nắm chắc các dạng bài, Đông bắt đầu “nghiền” đề để có kiến thức tổng quát về các dạng bài và các cách giải. Khi đã thành thục, Đông còn tự ra đề để làm: “Tự ra đề mất nhiều thời gian nhưng người học sẽ nhớ lâu hơn dạng bài và cách giải dạng bài đó”, Đông tâm sự. Theo Đông, trong đề thi có những bài tập đơn giản, có thể giải theo một "gu" có sẵn nhưng cũng có những bài hóc búa, đòi hỏi người làm phải giải qua nhiều bước, áp dụng nhiều công thức. Thậm chí, trong một bài có nhiều ý, muốn giải được ý khó thì phải giải ý dễ trước, có nghĩa là các bài toán liên quan đến nhau. Tuy là bài thi môn toán nhưng theo Đông, phần trình bày cũng rất quan trọng. Các bài toán cần trình bày logic, từng ý rõ ràng và có chút “văn của toán”. “Trình bày như thế sẽ gây được ấn tượng cho người chấm và có thể vớt vát được chút điểm khi làm sai kết quả. Vì nếu trình bày không rõ ràng người chấm sẽ không phân biệt được các bước, nếu sai là không được điểm nào”, Đông giải thích. Cũng theo Đông, làm toán khó tránh khỏi dập xóa nhưng trong bài thi hạn chế càng ít càng tốt. Khi sai thì nên gạch chéo phần sai, sau đó gạch một gạch thẳng phia dưới phần sai rồi bắt đầu làm lại, tránh gạch be bét nhiều nét, khiến bài thi bị bẩn, rách, gây mất thiện cảm cho người chấm. Đông mách nước: “Bài đơn giản có thể viết trực tiếp vào bài thi, bài khó thì phải giải trước ra nháp hoặc khi định hình chắc chắn các bước giải thì mới làm vào giấy thi”. Học Lý: “Cảnh giác” với sách tham khảo sai! Đông cho biết, kiến thức môn vật lý rất rộng, đòi hỏi người học phải hiểu bản chất của vấn đề và biết bao quát, tổng hợp vấn đề. Tuy nhiên, lý thuyết môn Lý rất thú vị và dễ học vì các nguyên lý thường gắn liền với thực tế. Do đó, để nhớ được kiến thức trong sách giáo khoa, Đông thường nhớ các áp dụng của nguyên lý vào thực tiễn. Ví như, các nguyên lý của gương cầu lồi (phần quang hình) giúp người học hiểu được tại sao ở những góc cua của đường đèo thường được đặt gương cầu lồi để nhìn thấy những xe phía trước đang đi tới. Hay bài gương phẳng (phần quang hình) giúp ta giải thích được thắc mắc vì sao khi soi một trang giấy qua gương ta cũng thấy một trang giấy nhưng chữ trên trang giấy bị ngươc. Cũng theo Đông, môn vật lý có nhiều công thức mà mỗi thầy cô có một kho công thức riêng (phần cơ bản giống nhau, phần mở rộng khác nhau), do đó Đông thường tạo cho mình một kho công thức riêng. Trong đó, tổng hợp có chọn lọc kho công thức của các thầy cô, bạn bè và sách tham khảo. Tuy nhiên, Đông cho rằng, thí sinh làm câu hỏi lý thuyết lý dễ bị mắc lừa bởi những từ hiểm. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi, hiểu bản chất vấn đề. “Nếu hiểu sai một từ thôi là đã chuyển sang một ý khác. Ngoài ra, các bạn cũng phải cẩn thận với những bài ra dưới dạng đan xen giữa bài tập với lý thuyết. Những bài này ít tính toán nhưng đòi hỏi người làm phải có tính phát hiện, tư duy và so sánh”, Đông nói. Học Hóa: Luyện bấm máy tính cho dẻo Đông tiết lộ, môn hóa liên quan đến nhiều loại chất, mỗi chất có nhiều tính chất khác nhau. Người học thường mắc lỗi nhầm lẫn hoặc nhớ thiếu tính chất. Do đó khi học, Đông thường liệt kê tất cả các chất ra giấy, sau đó học từng chất một. “Những câu hỏi hỏi tính chất đòi hỏi thí sinh phải nhớ thật đầy đủ các tính chất, nhất là những tính chất hiếm gặp, đặc trưng”, Đông lưu ý. Khác với môn Vật Lý, câu hỏi lý thuyết Hóa thường hỏi thẳng vào vấn đề, người học ít bị lừa. Ví dụ, câu hỏi thường ra dưới dạng: cho một số chất tạo ra các phản ứng rồi hỏi có bao nhiêu phản ứng, phản ứng nào xảy ra trước, phản ứng nào sau. Do đó, người học phải nhớ đầy đủ, chính xác, phân biệt chất nào mạnh, chất nào yếu, tránh nhầm về hiện tượng. Về phần bài tập, theo Đông, bấm máy tính dẻo hỗ trợ rất nhiều cho việc làm bài tập hóa. Bởi lẽ bài tập hóa liên quan đến nhiều con số, thông qua nhiều bước quy đổi, tính toán nhiều. “Bấm máy tính chậm hoặc vụng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ làm bài và độ chính xác của đáp án”, Đông nói. Đông khuyên các bạn thí sinh không nên hoang mang khi làm bài thi ra đáp án lẻ: “Chuyện làm bài tập trong sách ở lớp ra những đáp án đẹp nhưng đi thi ra đáp án lẻ là chuyện thường gặp. Điều quan trọng, các bạn phải thật tỉnh táo khi làm các bước quy đổi, tính toán và tự tin vào sản phẩm mình làm ra”. Khi làm bài ba môn Toán, Lý, Hóa, theo Đông, nên làm bài dễ trước để có một số vốn rồi mới làm bài khó. Riêng đối với môn Toán thi tự luận, nếu làm 5-10 phút mà không nghĩ ra hướng giải thì nên chuyển ngay sang giải bài khác, khi còn thời gian thì quay lại làm tiếp. Theo Ngọc Anh Đất Việt Bí quyết đạt điểm cao môn Văn - Sử - Địa Môn Văn: Cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, các em phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đối với câu nghị luận xã hội, các em phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm khoa học, chính xác, rõ ràng, mạch lạc, có tính hệ thống. Đặc biệt, luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới). Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học. Phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào.Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm. Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ. Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh Phải huy động vốn từ phong phú. Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra. Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép Môn Địa lý : Cuốn Atlat là “cứu tinh” gỡ điểm Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy, các em cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách giúp các em lấy được 50% điểm trong bài thi. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu. Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục ví dụ, từng bài khi sử dụng xong Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm 0,5 điểm. Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, để không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi. Lịch sử: Cần đọc kỹ đề! Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thiệu nhiều, dài dòng, mất rất nhiều thời gian lại không có điểm. Ví dụ: Đề bài hỏi về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 thì học sinh phải nhớ trong chiến dịch này thì âm mưu của Pháp là gì? Ta đối phó thế nào, chủ trương của Đảng ra làm sao? Rồi diễn biến cuộc tiến công của nó và phản công lại của ta kết quả, ý nghĩa. Đề thi tốt nghiệp không bao giờ ra kiểu lắt léo, đánh đố học sinh. Tuy nhiên, để đạt điểm cao việc đầu tiên các em phải có kiến thức, phải học thuộc bài. Nếu đề thi yêu cầu các em trình bày thì các em trình bày, yêu cầu phân tích thì các em phân tích, không được nhầm lẫn câu hỏi sẽ không được điểm. Hồng Hạnh (tổng hợp)

Ngày đăng: 27/06/2015, 03:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan