thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào thực vật

48 1.9K 5
thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào thực vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo về thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào thực vật

Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.  KHOA PHẠM BỘ MÔN SINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP TRƯỜNG) Thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào thực vật Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THỊ NGỌC THANH Cộng tác viên: PHAN THỊ KIM NGÂN -2002- 1 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ tầm quan trọng của việc học thực hành trong quá trình học môn sinh vật – môn khoa học thực nghiệm – Phần thực hành sẽ làm sáng tỏ cho nội dung của phần lý thuyết, nên học sinh vật không thể thiếu thực hành được. Việc học thực hành còn có vai trò quan trọng hơn nữa; bởi ta đào tạo giáo viên cấp II; nên nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học thực hành cho sinh viên là góp phần tích cực trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai có trình độ và năng lực giảng dạy tốt. Vì thế, trong quá trình giảng dạy môn sinh vật, chúng tôi đã nổ lực tìm các biêïn pháp nhằm giảng dạy có chất lượng hơn về mặt thực hành. Trong những năm qua, tình hình học sinh thực hành bộ môn sinh ở trường ta còn nhiều khó khăn, cụ thể như khi học về quá trình sinh sảntế bào thực vật, chúng ta chỉ giảng dạy phần lý thuyết và hằng năm phải đưa sinh viên đi học phần thực hành tại các trường đại học khác: Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, và nếu không có điều kiện đi học thì việc học thực hành cho phần này xem như gác lại, nên việc học chưa được chủ động, lại mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả việc học chưa cao. Do đó việc thực hiện tiêu bản tạm thời và cố đònh về sự sinh sản của tế bàothực vật là một trong những nội dung mà chúng tôi vẫn hằng quan tâm trong quá trình giảng dạy. Phòng thí nghiệm của trường Đại học An Giang chưa có tiêu bản cố đònh về sự sinh sản của tế bào thực vật và cũng chưa hướng dẫn sinh viên thực hiện tiêu bản tạm thời để học trong giờ thực hành cho loại bài này. Đây là một khiếm khuyết lớn trong quá trình đào tạo theo yêu cầu chương trình mà Bộ đã ban hành. Việc tổ chức cho sinh viên học thực hành tại phòng thí nghiệm luôn đem lại hiệu quả cao cho quá trình đào tạo. Hình ảnh thật sẽ giúp cho sinh viên khắc sâu kiến thức, hiểu rõ hơn về giới tự nhiên, đem lại sự hứng thú trong học tập, giúp họ tự tin hơn với kiến thức mà họ có được. Đề tài này sẽ góp phần tích cực cho việc học tập của sinh viên Cao đẳng phạm cũng như sinh viên Đại học phạm ngành sinh học. Chúng tôi cho rằng đây là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng trong nhà trường hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài: 2.1. Mục tiêu: -Thực hiện tiêu bản tạm thời về quá trình sinh sảntế bào thực vật. 2 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh -Thực hiện tiêu bản cố đònh về quá trình sinh sảntế bào thực vật. 2.2. Nhiệm vụ: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài: -Tế bào – nhân tế bào – nhiễm sắc thể và sự phân chia tế bào. -Các qui trình thực hiện tiêu bản tạm thời và tiêu bản cố đònh. -Lựa chọn phương pháp tối ưu để thực hiện đề tài. 2.3. Giới hạn: -Đề tài không đi sâu nghiên cứu hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. -Thực hiện tiêu bản về các giai đoạn phân bào, dùng để quan sát dưới kính hiển vi quang học với vật kính có số bội giác X10 và X40. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tượng: -Tiến trình nguyên phân thực hiện trên tế bào mô phân sinh của thực vật. -Tiến trình giảm phân thực hiện trên nụ hoa của thực vật. 3.2. Phương pháp: Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp: -Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài. -Phương pháp quan sát và so sánh. -Phương pháp thực hành thí nghiệm. 4. Những đóng góp mới của đề tài: Đề tài này đã được nhiều trường đại học thực hiện, nhưng hầu hết các trường CĐSP chưa thực hiện được, tại trường ta từ trước đến nay do điều kiện và hoàn cảnh nên cũng chưa thực hiện được bài học thực hành này. Khi làm đề tài này chúng tôi không có tham vọng tìm ra một quy trình mới mà chỉ mong góp một phần nhỏ vào việc phục vụ cho sự học tập của học sinhsinh viên trong tỉnh nhà. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh Mặc dù tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên không có phần hướng dẫn cụ thể cho đề tài này mà chỉ có phần hướng dẫn quy trình chung, chúng tôi phải từng bước dò lại quy trình để cuối cùng tìm ra cách thực hiện quy trình cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. 5. Các giá trò thực tế của đề tài: -Tiêu bản được sử dụng cho sinh viên CĐSP cũng như sinh viên ĐHSP trong giờ thực hành môn di truyền học. -Cung cấp đồ dùng học tập cho giáo viên PTCS và PTTH. 4 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.Tế bào: Cơ thể thực vật cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào khác điều được cấu tạo bởi những đơn vò cơ bản giống nhau gọi là tế bào. Vì tế bào không thấy được bằng mắt thường nên những hiểu biết về tế bào tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của kính hiển vi. Hiện nay với kính hiển vi điêïn tử người ta quan sát được ở mức siêu cơ cấu của rất nhiều cấu tử hiện diện trong tế bào. Học thuyết tế bào (Cell theory) tức quan niệm cho rằng tất cả các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào do nhà thực vật học J.Schleiden công bố vào năm 1838 và nhà động vật học T.Schwann công bố năm 1839 ở Đức, đến năm 1858, quan điểm trên được hoàn chỉnh thêm do một bác só người Đức R.Virchov: Tất cả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh . Năm1862, nhà bác học Pháp L.Pasteur chứng minh chắc chắn rằng sự sống không tự ngẫu sinh. Ngày nay, học thuyết tế bào hiện đại khẳng đònh rằng: “Tất cả các sinh vật đều cấu tạo nên từ tế bào, và các sản phẩm của tế bào, những tế bào mới được tạo nên từ sự phân chia của những tế bào trước nó, có sự giống nhau cơ bản về thành phần hoá học và các hoạt tính về trao đổi chất giữa các loại tế bào và hoạt động của cơ thể là sự tích hợp hoạt tính của các đơn vò tế bào độc lập”. Có những cơ thể sinh vật nói chung và cơ thể thực vật nói riêng chỉ có một tế bào, mọi quá trình hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, đồng hoá, sinh sản,… đều do bản thân tế bào đó đảm nhiệm. Nó là đơn vò độc lập, còn tuyệt đại đa số trường hợp cơ thể thực vật cấu tạo từ nhiều tế bào. 2. Nhân tế bào: Nhân là một trong những thành phần quan trọng của tế bào. Đó là trung tâm của các quá trình sinh học, điều khiểm mọi hoạt động sống của tế bào. Đặc biệt trong quá trình phân chia tế bào. Thường trong mỗi tế bào chỉ có một nhân. Tuy nhiên cũng có những trường hợp: 5 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh -Các tế bào nhỏ bé ở mức tiến hoá thấp như của vi khuẩn, Tảo lam không có nhân. Nói cách khác, chất nhân không tập trung thành nhân mà khuếch tán trong chất tế bào, gọi là tế bào tiền nhân và những sinh vật này gọi là sinh vật tiền nhân (Prokaryotae). -Ở tảo Vaucheria, nấm mốc và các loại nấm túi tế bào có nhiều nhân. Thông thường mỗi tế bào có một nhân. Các tế bào có nhân hình thành rõ ràng được gọi là tế bào nhân thực. Các tế bào nhân thực có ở các sinh vật nhân thực (Eukaryotae). Nhân tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường nó có hình cầu, hình bầu dục, nhưng cũng có khi ở các tế bào dài và hẹp nhân kéo dài ra, hoặc ở các tế bào già thì nhân dẹt lại có hình dóa. Kích thước trung bình của nhân từ 5 đến 50µ. Trong tế bào non, nhân thường nằm ở giữa, còn trong tế bào già nhân thường bò dồn ra sát màng tế bào. Nhân ở trạng thái nghỉ, không phân chia gồm các phần sau đây: -Màng nhân: bao quanh nhân, có tính chất tạm thời biến mất khi nhân phân chia. -Chất nhân: chiếm gần hết phần ở phía trong màng nhân gồm dòch nhân và chất nhiễm sắc (dễ bắt màu khi nhuộm). -Một vài nhân con (hay còn gọi là hạch nhân) hình cầu ,chiết quang hơn chất nhân . 3.Nhiễm sắc thể: 3.1 Hình thái nhiễm sắc thể: Khi nhuộm tế bào đang phân chia bằng một màu base, có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi thường các cấu trúc hình que nhuộm màu đậm, nên được gọi là nhiễm sắc thể (chromosome = chromo màu + some - thể, có nghóa thể nhuộm màu). Mỗi nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng, rõ nhất ở kỳ giữa (metaphase) của nguyên phân . Tâm động (centromere) là điểm thắt eo chia nhiễm sắc thể thành hai vai với chiều dài khác nhau .Theo quy tắc chung, vai ngắn hơn được gọi là vai p và vai q dài hơn. Dựa vào vò trí tâm động, có thể phân biệt hình thái các nhiễm sắc thể: tâm giữa (metacentric). Khi hai vai bằng nhau, tâm đầu (acrocentric) khi hai vai không bằng nhau và tâm mút (telocentric) khi tâm động nằm gần cuối (hình sơ đồ các kiểu nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và kỳ sau). Trên nhiễm sắc thể có thể thấy các vệt đậm hơn, gọi là chromomere (vệt nhiễm sắc). 6 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh Ở các tế bào dinh dưỡng (soma) mỗi nhiểm sắc thể có một cặp giống về hình thái, được gọi là các nhiễm sắc thể tương đồng (homologous) trong đó một chiếc là của mẹ và một chiếc là của cha. Bộ nhiễm sắc thể có cặp gọi là lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) khi mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một chiếc, gặp ở tế bào giao tử. Ngoài ra, ở nhiều động vậtsự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở một cặp nhiễm sắc thể giới tính (Sexual). Tất cả các tế bào của một loài nói chung có số lượng nhiễm sắc thể cố đònh đặc trưng cho loài đó. Ví dụ tế bào ở cây bắp có 20 nhiễm sắc thể, ở ruồi giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở người có 46 nhiễm sắc thể. 3.2. Chất nhiễm sắc và dò nhiễm sắc: Vào những năm 1930, khi quan sát bằng kính hiển vi quang học ở kỳ trung gian nhận thấy trên nhiễm sắc thể có vùng nhuộm màu đậm được gọi là chất dò nhiễm sắc (heterochromatine), phân biệt với phần còn lại nhuộm màu nhạt là chất nguyên nhiễm sắc (euchromatine). Chất nguyên nhiễm sắc là chất nhiễm sắc (chromatine) ở trạng thái dãn xoắn, còn chất dò nhiễm sắc là biểu hiện dạng cuộn xoắn cao. 7 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh AND của chất nguyên nhiễm sắc ở trạng thái hoạt động, còn ở chất dò nhiễm sắc thì AND không phiên mã được và thường sao chép muộn hơn. 4. Chu trình tế bàosự phân bào ở Eukaryotae: Phân chia tế bào là đặc tính căn bản của tất cả sinh vật. Sự sinh sản vô tính và tăng trưởng của các mô cơ thể nhờ nguyên phân (Mitose) là kiểu phân bào tạo ra các tế bào con có kiểu gen giống y như tế bào mẹ. Sinh sản hữu tính nhờ giảm phân là kiểu phân bào tạo các tế bào sinh dục hay giao tử có số nhiễm sắc thể giảm một nữa với kiểu gen đa dạng. 4.1. Chu trình tế bào (cell cycle): Các tế bào của sinh vật Eukaryotae trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau và kết thúc bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới. Toàn bộ quá trình từ tế bào đến tế bào thế hệ kế tiếp được gọi là chu trình tế bào, gồm 4 giai đoạn: M, G 1 , S, và G 2 . Sự phân chia tế bào chỉ chiếm một phần của chu trình tế bào (Hình sơ đồ chu trình tế bào). -M (Mitosis) là giai đoạn nguyên phân. -G 1 (Growthe) kéo dài từ sau khi tế bào phân chia đến bắt đầu sao chép vật chất di truyền. Sự tích luỹ vật chất nội bào đến một lúc nào đó đạt điểm tới hạn (restriction site) thì tế bào bắt đầu tổng hợp AND. -S (Synthesis) là giai đoạn tổng hợp AND. Cuối giai đoạn này số lượng AND tăng gấp đôi và chuyển sang G 2 . -G 2 là giai đoạn được nối tiếp sau S đến bắt đầu phân chia tế bào. Trong suốt giai đoạn này, số lượng ADN gấp đôi cho đến khi tế bào phân chia. Khoảng thời gian gồm G 1 , S và G 2 tế bào không phân chia và được gọi chung là kỳ trung gian (interphase). Chính ở kỳ trung gian này, tế bào thực hiện 8 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh các hoạt động sống chủ yếu khác và sao chép bộ máy di truyền. Có hai thời kỳ chính trong một chu trình tế bào: thời kỳ trung gian và thời kỳ phân chi. Thời kỳ phân chia gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phân chia nhân (Mitosis) và giai đoạn phân chia tế bào chất (cytokinensis). Thời gian cần thiết cho mỗi giai đoạn khác nhau rất nhiều tuỳ theo loại tế bào. Tuy nhiên, kỳ trung gian thường chiếm phần lớn thời gian của một chu trình tế bào. 4.2. Sự phân bào nguyên phân (Mitosis): Mitosis là kiểu di truyền cơ bản giống nhau ở tất cả tế bào sinh dưỡng. Cơ chế mitosis là bộ nhiễm sắc thể được ổn đònh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tìm hiểu mitosis là tìm hiểu sự phân chia nhân và nhất là nhiễm sắc thể hoạt động diễn tiến như thế nào. Nội dung mitosis đơn giản: mỗi nhiễm sắc thể tự tái bản, nhân đôi và khi phân bào chúng tách đôi đi về mỗi cực tế bào. Kết quả hình thành hai tế bào con giống nhau về số lượng và chất lượng các phân tử ADN của nhân. Mitosis là một tiến trình liên tục gồm các giai đoạn cơ bản như sau: Prophase, metaphase, anaphase và telophase; interphase là giai đoạn giữa hai lần phân bào liên tiếp, nghóa là giữa cuối telophase và đầu prophase kế tiếp. -Interphase : Trong giai đoạn này ADN tái bản, đây là lúc tế bào hoạt động nhất. Hiện diện một hay nhiều hạch nhân. Nhân dạng khối, màng nhân rỏ rệt, nội dung bên trong đều đặn đó là nhiễm sắc chất, không phân biệt được chi tiết nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi quang học. -Prophase: Nhiễm sắc thể chất trong nhân dần dần rõ dạng. Vào prophase sớm, có dạng chấm nhuyễn mòn đều, sau là chấm sậm hoặc dấu phẩy, sợi dày tương ứng nhiễm sắc thể. Mỗi nhiểm sắc thể gồm hai thành phần gọi là nhiễm sắc tử (chromatid) gắn vào nhau ở vùng đặc biệt là tâm động. Vò trí tâm động rõ vào cuối prophase, nhiễm sắc thể tương đối xoắn nhiều: quan sát nhân còn dạng tròn, hạch nhân mờ dần. -Metphase: 9 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinhsự hình thành thoi vô sắc, tâm động của mỗi nhiểm sắc thể đôi gắn với thoi vô sắc và xếp ở mặt phẳng giữa tế bào gọi là mặt phẳng xích đạo, nhiễm sắc thể ở trạng thái cực xoắn có hình thái đặc trưng nhờ vò trí eo thắt. -Anaphase: Giai đoạn này bắt đầu lúc tâm động tách đôi. Hai nhiễm sắc tử của mỗi nhiễm sắc thể hoàn toàn tách rời hẳn nhau và mỗi nhiễm sắc tử là một nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể con trượt trên thoi di chuyển về một trong hai cực. Như vậy mỗi cực có đúng số nhiễm sắc thể mà tế bào có. Thoi vô sắc biến mất. -Telophase: Khi hai bộ nhiễm sắc thể về đến hai cực chúng được bao bằng một màng nhân mới. Sau đó các nhiễm sắc thể bắt đầu tháo xoắn và trở lại hình dạng như kỳ trung gian, hạch nhân cũng từ từ xuất hiện trở lại. Ở tế bào thực vật bậc cao,sau khi phân chia nhân tế bào chất phân chia bằng cách hình thành một màng đặc biệt gọi là đóa tế bào( cell plate) bằng chất pectin. Đóa tế bào ban đầu được hình thành ở trung tâm của tế bào chất và từ từ lan ra cho đến khi chạm vào mặt ngoài và cắt đôi chất tế bào của tế bào mẹ gồm hai phần, mỗi phần mang một nhân mới. Đồng thời màng tế bào mới được hình thành trên cơ sở đóa tế bào đó và kết thúc sự phân chia tế bào. Thời gian phân bào nói trên tiếp diễn tùy thuộc vào loại mô, trạng thái sinhcủa tế bào và các điều kiện bên ngoài. Thường nó kéo dài từ 60 – 120 phút. Kỳ đầu dài nhất rồi đến kỳ cuối, còn hai kỳ kia chỉ độ vài phút. Ví dụ ở mô phân sinh của rễ hành. Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối 74 phút 1 phút 2,5 phút 4 phút 4.3.Sự phân bào giảm phân: (Meiosis) Phần lớn sinh vật bậc cao sinh sản bằng con đường hữu tính. Phương thức sinh sản này có liện quan đến việc tạo thành các giao tử( tức các tế bào sinh sản đực và cái). Kết quả của sự phân chia tế bào này làm cho số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh sản giảm đi còn một nữa so với ở tế bào dinh dưỡng. Nhờ hiện tượng này nên tế bào giao tử chỉ còn n nhiễm sắc thể, và là những tế bào đơn bội. Sau khi thụ tinh ( sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái) sẽ tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n), nghóa là số lượng nhiễm sắc thể lại được phục hồi đảm bảo 10 [...]... khoa học Bộ môn sinh KẾT LUẬN Quá trình thực hiện tiêu bản hiển vi về sự sinh sản ở tế bào thực vật, chúng tôi thực hiện 2 loại: Loại tiêu bản tạm thời: -Qui trình thực hiện tiêu bản tạm thời để hướng dẫn sinh viên thao tác thực hành trong giờ học tại phòng thí nghiệm, qua đó quan sát được các giai đoạn phân bào nguyên phân và giảm phân ở tế bào thực vật Tiêu bản tạm thời chỉ giữ được mẫu vật trong thời... môn sinh Hình Giảm phân tạo ra sự đa dạng các giao tử 17 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh CÁCH THỰC HIỆN TIÊU BẢN VỀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT Có hai loại tiêu bản: -Tiêu bản tạm thời: là tiêu bản chỉ giữ được mẫu vật trong một thời gian ngắn để quan sát ngay Mục đích để hướng dẫn sinh viên thao tác thực hành trong giờ học tại phòng thí nghiệm -Tiêu bản cố đònh: mục đích lưu giữ mẫu vật, ... Loại tiêu bản cố đònh: -Chúng tôi thực hiện được 100 tiêu bản cố đònh về sự sinh sản của tế bào thực vậttiêu bản thấy được từng giai đoạn của quá trình phân bào – để phục vụ lâu dài trong nghiên cứu và giảng dạy Khi thực hiện tiêu bản chúng tôi nhận thấy: 1 Chuẩn bò mẫu vật: -Để có đủ các giai đoạn trong quá trình phân bào, phải lấy mẫu lúc 9 giờ đến 10 giờ sáng, vì đây là thời gian tế bào đang sinh. .. cực tế bào Nhiễm sắc thể hơi dãn xoắn, nhân con xuất hiện, màng nhân hình thành Vách tế bào nhăn cách tạo thành 2 tế bào con, vách này xuất hiện hay không tùy loài thực vật Vậy giai đoạn này gồm 2 tế bào, mỗi tế bào có nhiễm sắc thể đơn bội (n) dạng kép (2 nhiễm sắc tử) Do hiện tượng trao đổi chéo và phân ly độc lập, hai tế bào con, nói chung không giống hệt nhau về mặt di truyền Ở động vật, tế bào. .. loãng bằng xylen, cách dán giống như dán tiêu bản ở rễ hành Bảng tóm tắt quy trình thực hiện tiêu bản cố đònh về sự nguyên phân ở tế bào mô phân sinh của rễ hành (Allium fistulosu) Các bước Thực hiện Thời gian 31 Kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học -Cố đònh I Cố đònh II Làm mềm mẫu vật III Nhuộm mẫu vật IV Ép mẫu vật V Chuyển sang tiêu bản cố đònh -Rửa -Làm mềm vật mẫu -Rửa Nhuộm Hóa chất sử Từng bước... sinh sản mạnh -Trên tiêu bản về quá trình nguyên phân có đủ các giai đoạn của quá trình phân bào Trên tiêu bản về quá trình giảm phân chỉ thấy được một vài giai đoạn của quá trình phân bào, để có đầy đủ các giai đoạn phải quan sát trên nhiều tiêu bản -Khi thực hiện tiêu bản giảm phân, sau khi chọn cờ bắp đúng qui đònh, ta phải lưu ý đến sự trưởng thành của bao phấn theo những vò trí khác nhau của hoa... còi cọc 7 lá đã xuất hiện cờ bắp) 4 Phương pháp thực hiện tiêu bản: 21 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh Có nhiều phương pháp để thực hiện tiêu bản: -Tiêu bản phết lên tấm kính Ví dụ nhỏ giọt máu lên tấm kính, phết đều mẫu lên tấm kính -Tiêu bản dán: dán một phần hay nguyên mẫu vật có kích thướt nhỏ lên tấm kính Ví dụ động vật nguyên sinh hay một phần tổ chức lên tấm kính -Tiêu bản cắt lát mỏng:... -Sao chép ADN trước khi vào phân bào -Đều phân thành 4 kỳ -Sự phân đều mỗi loại nhiễm sắc thể về các tế bào con -Hình thành thoi vô sắc 4.4.2.Khác nhau: Bảng so sánh các đặc tính chủ yếu của nguyên phân và giảm phân: Nguyên phân(Mitosis) Giảm phân (Meiosis) 1 Xảy ra ở tế bào xoma 1 Xảy ra tế bào sinh dục 2 Một lần phân bào: 2 tế bào con 2 Hai lần phân bào tạo 4 tế bào con 3 Số nhiễm sắc thể giữ nguyên:... lát cắt mỏng khoảng vài micromet, mẫu vật phải vùi trong parafin và cắt mẫu vật bằng máy cắt (microtome), thường đựơc thực hiện trong thực tập lớn hay trong nghiên cứu Ví dụ quan sát quá trình phát sinh giao tử ở động vật, còn trong thực vật thông thường ta cắt mẫu bằng lưỡi dao lam mỏng -Tiêu bản ép, giầm: Mô hay một bộ phận của cơ quan mềm của thực vật, động vật đưa lên tấm kính để ép hoặc giầm trong... Hình 2: các nhiễm sắc thể nằm ơ ûmặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc C Anaphase kỳ sau Hình 3a: nhiễm sắc thể tách đôi hoàn toàn Hình 3b: Mỗi nữa đi về mỗi cực của tế bào Hình 3c: tại mỗi cực của tế bào có đúng số nhiễm sắc thể mà tế bào có D Telophase = Kỳ cuối Hình 4: Màng nhân hình thành – xuất hiện vách ngăn chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM (MEIOSIS) I LẦN PHÂN CHIA THỨ NHẤT A . môn sinh CÁCH THỰC HIỆN TIÊU BẢN VỀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT Có hai loại tiêu bản: -Tiêu bản tạm thời: là tiêu bản chỉ giữ được mẫu vật trong. nghiệm của trường Đại học An Giang chưa có tiêu bản cố đònh về sự sinh sản của tế bào thực vật và cũng chưa hướng dẫn sinh viên thực hiện tiêu bản tạm

Ngày đăng: 10/04/2013, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan