Vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị

7 270 0
Vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị Đinh Hà Thu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn: TS. Lê Thế Quế Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quan hệ quốc tế; Phụ nữ; Hoạt động chính trị; IPU Content 1. Tính cấp thiết đề tài Một nền dân chủ không thể hoàn thiện và bền vững nếu thiếu đi sự tham gia của phụ nữ trong chính trị. Theo tôn chỉ mục đích hoạt động của Liên minh Nghị viện thế giới, một nghị viện là trung tâm của nền dân chủ, vì vậy cũng cần phải là cơ quan đi đầu mở rộng cánh cửa cho phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định về chính sách và pháp luật. Quan trọng hơn, nghị viện cũng là nơi tạo điều kiện cân bằng số lượng nghị sĩ nam và nữ. Thế nhưng, sự tham gia trong chính trị của phụ nữ vẫn bị ngăn trở bởi nhiều yếu tố. Tại nhiều nơi trên thế giới, những cuộc vận động bầu cử của phụ nữ không nhận được nhiều hỗ trợ tài chính, hơn nữa các ứng cử viên nữ luôn bị ảnh hưởng bởi rào cản văn hóa và các ràng buộc trong gia đình cũng như trách nhiệm xã hội. Đảng phái chính trị ở nhiều nước vẫn thường là nơi tụ họp của nghị sĩ nam. Phụ nữ ngày nay vẫn phải vượt qua những khuôn mẫu về hình ảnh chăm lo cho cuộc sống gia đình và làm những công việc không liên quan đến chính trị. Khi một nữ nghị sĩ có được vị trí trong nghị viện, họ phải nỗ lực nhiều hơn so với nam nghị sĩ bởi môi trường chính trị là môi trường truyền thống thực hiện theo những quy tắc và quan điểm của nam giới. Để tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong nghị viện nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung cần phải thay đổi những quy định bất thành văn và chính sách pháp luật, đồng thời phụ nữ cần phải có cơ chế hoạt động riêng trong nghị viện. Thúc đẩy quyền chính trị cho phụ nữ là lĩnh vực đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu và những giải pháp mang tính đột phá và bền vững. Đã có nhiều tổ chức quốc tế thực hiện các cuộc nghiên cứu và dự án về chủ đề bình đẳng giới trong chính trị. Tuy nhiên, để thay đổi sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động chính trị thì cần phải bắt đầu tại nghị viện - cơ quan lập pháp ở các quốc gia. Thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động chính trị không những sẽ thúc đẩy quyền của phụ nữ mà còn thúc đẩy tiến trình dân chủ tại nhiều quốc gia và Quốc hội Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình này. Trong những thập kỷ qua, tổ chức IPU đã có nhiều hoạt động với mục tiêu nâng cao vị thế của nữ nghị sĩ và trở thành tổ chức liên nghị viện đi đầu trong lĩnh vực bình đẳng giới. Nhìn nhận được tầm ảnh hưởng của IPU đối với quyền chính trị của phụ nữ, tác giả đã chọn đề tài “Vai trò của IPU trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị luôn thu hút nhiều sự quan tâm và nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, IPU, Ngân hàng thế giới (World Bank), Viện nghiên cứu Dân chủ và hỗ trợ bầu cử quốc tế (International IDEA), Viện Dân chủ quốc gia (NDI) và các tổ chức quốc tế khác đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu, tổ chức hội nghị và nhiều chương trình hành động với mục tiêu hướng tới tăng cường sự tham chính của phụ nữ trên phạm vi toàn cầu. Từ những hoạt động trên, vai trò của các tổ chức quốc tế cũng được nhìn nhận và đánh giá qua thời gian và kết quả đạt được. Đến nay, đã có nhiều ấn phẩm và bài nghiên cứu phân tích về đề tài vai trò của IPU và các tổ chức quốc tế trong công tác thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong chính trị. Một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm: - Phụ nữ tham gia nghị viện: Không chỉ là những con số (Women in Parliament: Beyond numbers) của tác giả Julie Ballington và Azza Karam (Nhà xuất bản International IDEA, 2005). Tác phẩm tập trung phân tích những trở ngại phụ nữ phải đối mặt khi ứng cử và làm việc trong nghị viện, đưa ra kiến nghị và quan điểm nhằm giúp phụ nữ có được phương thức tạo ảnh hưởng tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách. Trong quá trình phân tích, các tác giả đã dẫn giải nhiều thực tiễn và kinh nghiệm của nữ nghị sĩ tại nhiều khu vực, đặc biệt chương 5 của tác phẩm đã dành một phần để phân tích vai trò của IPU trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa nam và nữ nghị sĩ trong nghị viện. Theo các tác giả, có thể dễ dàng liệt kê các thách thức mà phụ nữ phải vượt qua khi tham gia chính trị nhưng rất khó để có thể liệt kê được nhiều những thay đổi, tác động của phụ nữ trong các nghị viện. Vì vậy, tác phẩm đã chỉ ra và nhận xét biện pháp của IPU là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác nam và nữ nghị sĩ trong các nghị viện thành viên. - Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong IPU (Strengthening women‟s participation in the IPU) của tác giả Kareen Jabre (bài nghiên cứu tại hội nghị của International IDEA, 2004). Bài nghiên cứu khai thác khía cạnh phương pháp đặt chỉ tiêu tăng số lượng nữ đại biểu tham gia vào IPU và liên hệ với trường hợp các nghị viện khác. - Đánh giá chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị” của Liên minh Nghị viện Thế giới IPU (Review of Inter-Parliamentary Union’s gender programme “Promoting gender equality in politics”) của tác giả Lesley Abdela và Ann Boman (Cơ quan phát triển quốc tế Canada CIDA và tổ chức Irish Aid 2010). Ấn phẩm đánh giá chương trình của IPU theo bốn tiêu chí: sự phù hợp, hiệu quả, bền vững, hành chính và quản lý. Từ đó, ấn phẩm nhận định chương trình bình đẳng giới của IPU đã đáp ứng mục tiêu hướng tới tăng cường tính đại diện và giải trình của nghị viện thông qua ủng hộ sự tham gia chính trị của phụ nữ và lồng ghép bình đẳng giới trong nghị viện. Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị một số biện pháp để tăng cường hiệu quả vai trò của IPU trong lĩnh vực bình đẳng giới như phối hợp với tổ chức địa phương và các tổ chức quốc tế khác trong những chương trình xây dựng năng lực nghị viện và có những chương trình dài hạn hơn. Có thể nói, đây là ấn phẩm có những nhận định, đánh giá toàn diện nhất cũng như có kiến nghị xác đáng về hoạt động của IPU trong lĩnh vực bình đẳng giới. - Phụ nữ là nhân tố thay đổi: thể hiện tiếng nói trong xã hội và tạo ảnh hưởng đối với chính sách (Women as agents of change: Having voice in society and influencing policy) của tác giả Susan Markham, ấn phẩm của Ngân hàng thế giới (World Bank) năm 2012; Dân chủ và Bình đẳng giới: Vai trò của Liên Hợp Quốc (Democracy and Gender equality: the role of the UN), ấn phẩm của Liên Hợp Quốc năm 2013. Hai ấn phẩm đều sử dụng các số liệu tổng hợp và phân tích của IPU để đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng khả năng lãnh đạo chính trị của phụ nữ, phát triển kỹ năng, nhận thức của phụ nữ về chính trị, nhất là cử tri nữ. Từ những năm 1990, IPU cũng có nhiều nghiên cứu về đề tài phụ nữ và chính trị với các bài phân tích sâu, khảo sát và tổng hợp số liệu về thực trạng phụ nữ tham gia chính trị trên thế giới. Hiện nay, IPU là tổ chức đi đầu cập nhật về số liệu nữ nghị sĩ tại các nghị viện và có nhiều bài bình luận, khuyến nghị xác đáng về các biện pháp cải thiện hệ thống lập pháp, chính sách để nâng cao tiếng nói chính trị của phụ nữ. Những đầu sách về đề tài phụ nữ tham chính luôn được đăng tải trên trang điện tử của IPU với mục đích tuyên truyền sâu rộng và tăng khả năng tiếp cận tài liệu của công chúng. Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu và phân tích về chủ đề quyền chính trị xã hội của phụ nữ, tuy nhiên chưa có công trình nào phân tích về vai trò của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tăng quyền chính trị cho phụ nữ 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm rõ vai trò của IPU - một tổ chức liên nghị viện lớn nhất trên thế giới trong công cuộc thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ trên phạm vi thế giới thông qua việc đánh giá và phân tích các hoạt động và sức ảnh hưởng của tổ chức trong tiến trình tăng cường sự tham chính của phụ nữ. Từ đó, rút ra nhận xét về tình hình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị và kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả tham gia chính trị của đại biểu nữ Việt Nam và hợp tác trong lĩnh vực bình đẳng giới giữa Việt Nam và IPU. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu lên sự hình thành và phát triển của IPU, đặc điểm mục tiêu hoạt động và các cơ cấu tổ chức bên trong, tập trung giới thiệu về cơ chế dành cho nữ nghị sĩ trong IPU. - Phân tích và đánh giá tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của IPU trong công tác thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ theo các trọng tâm chương trình của tổ chức như tăng cường nhận thức về ảnh hưởng của phụ nữ trong chính trị, nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ và thúc đẩy bình đẳng chính trị thông qua các chương trình chống bạo lực đối với phụ nữ. - Phân tích và liên hệ sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị nhìn từ góc độ các hoạt động của IPU trên mảng chính sách và pháp luật. Từ đó đưa ra một số nhận xét và nêu biện pháp kiến nghị nhằm tăng hiệu quả tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chính tập trung vào công tác của IPU về chính sách bình đẳng giới trong chính trị từ thập kỷ 1990 cho đến nay, trình bày và phân tích các thành tựu chính và kết quả của các hoạt động, những thay đổi mà IPU đã đạt được trong việc tăng cường vị thế tiếng nói của phụ nữ trong nghị viện và chính trị. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và liên ngành, phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp số liệu là các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình viết luận văn. Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm các bản báo cáo hoạt động, số liệu thống kê, các kỷ yếu hội thảo chuyên đề, các chương trình hành động, các nghị quyết của IPU về chủ đề bình đẳng giới và tăng quyền chính trị cho phụ nữ. Ngoài ra, tài liệu tham khảo còn bao gồm một số bài viết, bài nghiên cứu về bình đẳng giới của các tổ chức quốc tế khác, các website thông tin của một số bộ ngành và Quốc hội Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm những phần chính sau: Chương I: Giới thiệu tổng quan về tổ chức Liên minh Nghị viện Thế giới IPU bao gồm lịch sử, mục tiêu hoạt động, các cơ chế lãnh đạo của tổ chức và nội dung chương trình nghị sự của các kỳ họp IPU. Từ đó, giới thiệu chi tiết về các cơ chế dành cho nữ nghị sĩ trong IPU. Chương II: Vai trò của IPU trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong chính trị được phân tích và đánh giá thông qua các hoạt động theo các mảng chính đó là tăng cường nhận thức về ảnh hưởng của phụ nữ trong chính trị; nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ trong chính trị và thúc đẩy bình đẳng chính trị thông qua các chương trình chống bạo lực đối với phụ nữ. Chương III: Từ những phân tích vai trò của IPU được nêu trong chương II, chương III tập trung liên hệ sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị nhìn từ góc độ nghị viện, trước hết mô tả mối quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và IPU trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bình đẳng giới, sau đó nêu khái quát về khung chính sách và pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới và tình hình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị trong những năm gần đây. Từ đó, đánh giá kết quả thực hiện công tác tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam trong phạm vi Quốc hội và trình bày kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả tham chính của phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam. References I. Tiếng Việt 1. Báo cáo Tổng kết hoạt động của Nhóm Nữ nghị sĩ Việt Nam từ khi thành lập đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, 23/3/2010 2. Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu 2011, Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 41, Thụy Sĩ, 2011 3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới, tr. 16 4. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và quyền công dân, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 52 5. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và quyền công dân, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 13 6. Lê Khiêm (2013), 20-10-1930: Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia 7. Nghị quyết số 620/2008/NQ-UBTVQH của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 15/5/2008 8. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Thống kê giới ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 II. Tiếng Anh 9. A short history of Feminism, The Women „s Conference, 2010 10. Dr. Sonia Palmieri (2011), Gender-Sensitive Parliaments: A global Review of Good practice, IPU, p. 114 11. Implementation of the IPU Strategy for 2012-2017, Strategic objective 9: Improve operational management, governance and internal oversight, Gender Mainstreaming at IPU, 193 rd session of IPU Governing Council, October 2013 12. IPU (2014), Statutes of the Inter-Parliamentary Union (adopted in 1976 and extensively revised in October 1983, April 2003 and October 2013) 13. IPU (2014), Rules of the Assembly, (Adopted in 1976 and extensively revised in October 1983, April 2003 and October 2013) 14. IPU (2014), Rules of the Governing Council, (Adopted in 1971 and extensively revised in October 1983 and April 2003) 15. IPU (2014), Rules of the Executive Committee, (Adopted in 1972 and extensively revised in October 1983 and April 2003) 16. IPU (2011), Strategy 2012–2017 - Inter-Parliamentary Union, p. 13 17. IPU (2014), Rules of the Coordinating Committee of Women Parliamentarians, (Adopted in April 1999 and amended in April 2003, April 2008 and March 2014) 18. IPU (2012), Women in Parliament in 2012: The Year in Perspective 19. IPU (2005), Data sheet No.5, An overview of women in the executive and legislative branches 20. IPU (2005), Data sheet No.6, Ten years in review: Trends of women in National parliaments worldwide 21. IPU (2013), Women in Parliament in 2013, The year in review, p. 8 22. IPU (2013), Annual Report 2013, p. 17 23. IPU (2012), Plan of action for Gender-sensitive Parliaments 24. IPU (2013), Guidelines for Women‟s caucuses, p. 9 25. IPU (2006), The role of Parliamentary Committees in Mainstreaming Gender and Promoting the Status of Women: Seminar for Members of Parliamentary Bodies dealing with Gender Equality, p.100 26. IPU (2012), Women in Parliament in 2012: The year in Perspective 27. IPU Information note on Parliamentary Strategies for tackling violence against women and girls, 57 th Session of the United Nations Commission on the Status of Women, New York, 5 March 2013 28. Irene Padavic; Barbara Reskin (2002), Women and Men at Work, Pine Forge Press 29. Julie Ballington (2008), Equality in Politics: A survey of women and men in Parliaments, p. 14 30. Julie Ballington and Azza Karam (2005), Women in Parliament: Beyond Numbers (A revised Edition), International Institute for Democracy and Electoral Assistance, p. 214 31. Lesley Abdela, Ann Boman (2010), Review of Inter-Parliamentary Union‟s gender programme “Promoting gender equality in politics”, Final report, p.16 32. The role of Parliaments in enforcing gender equality and women’s rights, 15 years after Beijing, 54 th Session of the United Nations Commission on the Status of Women, New York, 2 March 2010 33. The World Bank (1995), Toward Gender Equality : The Role of Public Policy 34. Plan of action: to correct present imbalances in the participation of men and women in political life (adopted by the Inter-Parliamentary Counci), 154 th session of the plenary policy-making body of the Inter-Parliamentary Union, Paris, 26 March 1994 35. Plan of action for gender-sensitive parliaments, the 127 th IPU Assembly, Quebec City, 26 October 2012 36. United Nations (2014), Report of the Secretary-General of UN on the interaction between the UN, IPU and parliaments, pp. 2-4 37. Universal Declaration on Democracy, 161st session of the Inter-Parliamentary Council, Cairo, 16 September 1997 Websites 38. “Historical focus: Frederic Passy”, truy cập ngày 13/3/2014, http://www.ipu.org/strct- e/passy.htm 39. “Historical focus: William Randal Cremer”, truy cập ngày 13/3/2014, http://www.ipu.org/strct-e/cremer.htm 40. “Historical focus: 1888-89, F. PASSY and W. CREMER sign the decision to launch the First Inter-Parliamentary Conference”, truy cập ngày 13/3/2014, http://www.ipu.org/strct- e/1889.htm 41. “Brief history of IPU”, truy cập ngày 19/3/2014, http://www.ipu.org/english/history.htm 42. “What is the IPU?”, truy cập ngày 19/3/2014, http://www.ipu.org/english/whatipu.htm 43. “Main areas of activity of the Inter-Parliamentary Union”, truy cập ngày 17/3/2014, http://www.ipu.org/iss-e/issues.htm 44. “Committees and Working Groups”, truy cập ngày 20/3/2014, http://www.ipu.org/strct- e/comtees.htm 45. “Geopolitical groups”, truy cập ngày 20/3/2014, http://www.ipu.org/strct-e/geopol.htm 46. “Future meetings”, truy cập ngày 20/3/2014, http://www.ipu.org/strct-e/futrmets.htm 47. “Meeting of Women Parliamentarians, Historical Development”, truy cập ngày 20/3/2014, http://ipu.org/wmn-e/meeting.htm 48. “Gender Partnership Group”, truy cập ngày 21/3/2014, http://ipu.org/wmn-e/gender.htm 49. “Achievements with regard to the status of women”, truy cập ngày 23/3/2014, http://www.ipu.org/wmn-e/meeting.htm 50. “Women in Politics: 2014”, truy cập ngày 28/3/2014, http://www.ipu.org/pdf/publications/wmnmap14_en.pdf 51. “Women in national parliaments (April 2014)”, truy cập ngày 28/3/2014, http://www.ipu.org/wmn-e/classif.htm 52. “Database on Women’s caucuses”, truy cập ngày 28/3/2014, http://w3.ipu.org/en 53. “Eighth meeting of Women Speakers of Parliament (USA, 12-13 October 2013)”, truy cập ngày 17/4/2014, http://ipu.org/splz-e/wmnspk13.htm 54. “Seventh meeting of Women Speakers of Parliament (India, 3-4 October 2012)”, truy cập ngày 17/4/2-14, http://ipu.org/splz-e/wmnspk12.htm 55. “The role of Parliamentary committees in mainstreaming gender and promoting the status of women (Geneva, 4-6 December 2006/2007)”, truy cập ngày 21/4/2014, http://ipu.org/Splz-e/gender06.htm 56. “IPU called to assist women MPs in Côte d’lvoire, IPU”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.wip-gf.net/news/ipu-called-assist-women-mps-cote-divoire-c-ipu 57. “Gender-Sensitive Parliaments: Regional seminar for French-speaking African parliaments (Gabon, 13-15 June 2013)”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.ipu.org/splz-e/gabon13.htm 58. “Press conference on activities of the project: “support to Burundi women parliamentarians””, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.senat.bi/spip.php?article1560 59. “Women in Politics Map 2014”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.ipu.org/pdf/publications/wmnmap14_en.pdf 60. “IPU Cooperation with the United Nations”, truy cập ngày 28/4/2014, http://www.ipu.org/un-e/un-issues.htm 61. “Women in Politics: Bibliographic Database”, truy cập ngày 28/4/2014, http://www.ipu.org/bdf-e/BDFsearch.asp 62. “Presidential statement on sexual violence against women, (endorsed by the 128 th IPU Assembly) (Quito, 27 March 2013)”, truy cập ngày 29/4/2014, http://www.ipu.org/conf- e/128/st-violence.htm 63. Women Speakers take action on maternal, child and newborn health, IPU 6 th annual meeting of women speakers of parliament, Switzerland, July 2010 64. “Bình đẳng giới thông qua Công ước Cedaw 1979 và Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam”, truy cập ngày 3/5/2014, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID= 381 65. “Số liệu tổng quát về các kỳ bầu cử Quốc hội từ khóa I đến khóa XIII”, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1454/C1455/#p8voLhZPlwRH 66. “Danh sách Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội”, truy cập ngày 4/5/2014, http://www.na.gov.vn/tailieukyhop/LDQHvaNN13/dsachUB.htm 67. “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 - Một bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, truy cập ngày 4/5/2014, http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/296/language/vi-VN/B-u-c-d-i-bi-u- Qu-c-h-i-khoa-XIII-va-d-i-bi-u-H-i-d-ng-nhan-dan-cac-c-p-nhi-m-k-2011-2016-M-t-b-c- xa.aspx 68. “Bộ, Cơ quan ngang Bộ”, truy cập ngày 4/5/2014, http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/bonganh 69. “Thông tin bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI”, truy cập ngày 5/5/2014, http://dbqh.na.gov.vn/thong-tin-bau-cu/XI.aspx 70. “Thông tin bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII”, truy cập ngày 5/5/2014, http://dbqh.na.gov.vn/thong-tin-bau-cu/XII.aspx 71. “Số liệu tổng quát về các kỳ bầu cử Quốc hội từ khóa I đến khóa XIII”, truy cập ngày 6/5/2014, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1454/C1455/#p8voLhZPlwRH 72. “Tìm biện pháp nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”, truy cập ngày 6/5/2014, http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_ . Vai trò của liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị Đinh Hà Thu Trường Đại học. thiện và bền vững nếu thiếu đi sự tham gia của phụ nữ trong chính trị. Theo tôn chỉ mục đích hoạt động của Liên minh Nghị viện thế giới, một nghị viện là trung tâm của nền dân chủ, vì vậy cũng. đẳng giới trong chính trị. Tuy nhiên, để thay đổi sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động chính trị thì cần phải bắt đầu tại nghị viện - cơ quan lập pháp ở các quốc gia. Thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan