Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

7 1.7K 32
Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Đỗ Hồng Huyền Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Thịnh Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái quát quan điểm của triết học Mác - Lênin về thực tiễn, nhận thức và mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin để phân tích cơ sở khoa học của việc nhận thức đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới cũng như yêu cầu cần hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Keywords. Triết học Mác-Lênin; Thực tiễn; Chủ nghĩa xã hội; Việt Nam Content 1. Lý do chọn đề tài: Việc đưa phạm trù thực tiễn vào làm cơ sở cho lý luận nhận thức là bước phát triển về chất của triết học Mác. Quan điểm coi thực tiễn là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội, là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý đã khắc phục được những hạn chế, sai lầm có tính siêu hình, duy tâm, không khoa học của nhận thức luận trước Mác, đồng thời bác bỏ mọi luận điệu nhằm tách rời thực tiễn khỏi nhận thức, từ đó phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, về khả năng hiểu biết thế giới của con người được coi là thành quả vĩ đại của nền triết học khoa học. Luận điểm đó đã khuyến khích con người tích cực tư duy, tích cực tìm hiểu thực chất các hiện tượng để phát hiện ra các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và vận dụng những quy luật đó vào phục vụ chính cuộc sống con người. Lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm của triết học Mác về thực tiễn và nhận thức, mà một trong những hoạt động thực tiễn quan trọng nhất là thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn rất cơ bản, vừa liên quan đến đường lối, chính sách, giải pháp, vừa liên quan tới nhận thức, ý chí cách mạng. Trước những biến động không ngừng của thực tiễn xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những thập niên 70, 80 thế kỷ trước ở nước ta, sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu năm 1991 và xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội luôn đứng trước đòi hỏi cần được hoàn thiện dần. Qua 10 kỳ Đại hội, Đảng ta không ngừng tổng kết thực tiễn, thẳng thắn chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó bổ sung, hoàn chỉnh thêm một bước nhận thức về vấn đề này. Đó là biểu hiện sinh động của việc vận dụng quan điểm có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Thực tiễn công tác lý luận hiện nay của chúng ta cho thấy trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn một số biểu hiện sách vở, giáo điều, lý luận xa rời thực tiễn, không bám sát vào tình hình thực tiễn đất nước để xem xét toàn diện vấn đề. Vì lẽ đó việc làm rõ vai trò thực tiễn đối với nhận thức, từ đó vận dụng vào phân tích, xây dựng, phát triển đường lối đổi mới là công việc mang tính cấp thiết. Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong nhiều tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức đã được đề cập, đặc biệt là ở các tác phẩm: “Luận cương về Phoi-ơ-bắc” của C. Mác; “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen; “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của V.I. Lênin Qua các tác phẩm đó, thực tiễn được khẳng định là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Và trong mối quan hệ với thực tiễn, nhận thức cũng có tác động trở lại, góp phần biến đổi thực tiễn theo ý muốn của con người. Ở tác phẩm “Lênin và vai trò của thực tiễn trong nhận thức” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961), tác giả M.A. Tác-khốp-va đã chỉ ra một cách khá thuyết phục sự đối lập giữa chủ nghĩa Ma-khơ và chủ nghĩa thực dụng với chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan điểm về thực tiễn và nhận thức. Những kẻ theo chủ nghĩa Ma-khơ, chủ nghĩa thực dụng cho rằng thế giới là tập hợp của các cảm giác, kinh nghiệm của con người, vì thế không thể đưa tới chân lý khách quan. Bọn chúng hoặc tách rời thực tiễn khỏi nhận thức, hoặc quy quá trình nhận thức vào thực tiễn dẫn tới quan điểm sai lầm về vai trò thực tiễn đối với nhận thức. Tác giả cũng có sự phân tích kỹ càng về thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn chân lý. Song khi bàn đến vai trò là cơ sở, mục đích, động lực cho nhận thức của thực tiễn thì tác giả vẫn chưa có sự trình bày cụ thể, sâu sắc. Sau khi công cuộc đổi mới được tiến hành ở nước ta, nhiều vấn đề về lý luận nhận thức, thực tiễn được đề cập. Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học được công bố, đăng tải trên các báo, tạp chí như: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Triết học, Tạp chí Lý luận chính trị, Tạp chí Khoa học xã hội, Tạp chí Giáo dục lý luận… Trong đó có một số công trình đáng chú ý như: “Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS. Phạm Thành (Tạp chí Cộng sản, số 15, 1998); “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9, 2003), “Tiến trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (Tạp chí khoa học xã hội, số 3, 2003), “Nhận thức mới của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của GS. TS. Trịnh Quốc Tuấn” (Báo Nhân Dân ra ngày 23/1/2010)… Mỗi công trình tuy nghiên cứu những khía cạnh khác nhau nhưng đều đi sâu khai thác vấn đề ở góc độ lý luận và thực tiễn cơ bản. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy giữa việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và cơ sở thực tiễn của việc nhận thức ấy được các tác giả bàn đến một cách riêng lẻ mà chưa quan tâm nhiều tới sự thống nhất giữa chúng với tư cách là phương pháp để nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong cuốn “Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), các tác giả đã phân tích vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới nhiều góc độ, gắn liền con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét mang tính tổng kết thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Cuốn sách cũng đã dành một phần quan trọng làm rõ hơn nữa bản chất của chủ nghĩa xã hội và sự cần thiết phải giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới cùng với những thách thức không nhỏ. Năm 2009, với cuốn sách “Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, GS.VS. Nguyễn Duy Quý đã nhấn mạnh muốn hiểu rõ đổi mới tư duy một cách khoa học cần làm rõ lý luận và phương pháp luận tiếp cận khái niệm tư duy trên bình diện triết học. Đây là cách giúp chúng ta tìm hiểu bản chất của tư duy mà ta muốn đổi mới và để làm được điều này phải lấy thực tiễn để làm cơ sở nghiên cứu. Đổi mới đã dẫn đến những thành công đặc biệt trên phương diện tư duy lý luận như: đạt được chuyển biến từ tư duy quản lý kinh tế dựa trên mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hoá với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Đảng ta quan niệm sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện thực tiễn cụ thể; Đảng ta quan tâm đến các nhận thức mới về nhân tố con người, khắc phục những hạn chế và khiếm khuyết của nhận thức về xã hội chủ nghĩa có liên quan đến vấn đề con người… Có thể thấy số lượng các bài viết bàn về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, về thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là khá đồ sộ. Song bàn đến một cách trực tiếp vấn đề vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và sự vận dụng quan điểm này vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì chưa nhiều. Tuy nhiên với những cách tiếp cận, triển khai vấn đề khác nhau, cùng với những kết luận quan trọng, các công trình ở trên đã có tác dụng gợi mở, định hướng cho công việc nghiên cứu của chúng tôi. Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xây dựng đất nước, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn quan điểm nêu trên của triết học Mác - Lênin là một công việc quan trọng, góp phần hoàn thiện hơn nữa nhận thức lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như hiện thực hóa lý luận đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ quan điểm triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, luận văn chỉ ra cơ sở của việc nhận thức đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. (Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở đây được nghiên cứu dưới góc độ là cách thức, đường lối mà Đảng ta tiến hành trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội). Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện 2 nhiệm vụ: Thứ nhất: Khái quát quan điểm của triết học Mác - Lênin về thực tiễn, nhận thức và mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Thứ hai: Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin để phân tích cơ sở khoa học của việc nhận thức đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới cũng như yêu cầu cần hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức, trong đó nhấn mạnh chủ yếu đến vai trò của thực tiễn trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, vì thế nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải xuất phát từ chính thực tiễn Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức trong phạm vi một số tác phẩm kinh điểm của Mác, Ăngghen, Lênin như: “Luận cương về Phoi-ơ-bắc”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “Bút ký triết học”…; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng; thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước năm 1986 và từ năm 1986 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, khái quát hóa… để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua từng thời kỳ, có sự so sánh đối chiếu giữa các thời kỳ đó để làm nổi bật lên bước tiến trong nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, trước những biến động của thực tiễn, nhận thức của Đảng (cụ thể hóa qua các Văn kiện Đại hội Đảng) lại có sự biến đổi, vận động để trước hết là phản ánh đúng đắn thực tiễn khách quan, và sau đó là tìm ra phương thức thích hợp hướng dẫn thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn hướng theo con đường đúng đắn đã xác định. 7. Ý nghĩa luận văn Luận văn làm rõ nội hàm các khái niệm thực tiễn và nhận thức, chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, trong đó thực tiễn có vai trò quyết định. Luận văn còn chỉ ra tầm quan trọng của việc tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, lý luận hóa thực tiễn và sự vận dụng, phát triển lý luận nhận thức trong điều kiện thực tiễn một cách sáng tạo, đó là thực tiễn hóa lý luận. Luận văn cũng đã làm rõ sự vận dụng của Đảng về quan điểm thực tiễn, nhận thức của triết học Mác - Lênin vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, đồng thời thấy được sự hoàn thiện dần trong nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra gay gắt hiện nay. Ở một mức độ nhất định, luận văn có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến quá trình phát triển nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đảng ta. 8. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm hai chương, 5 tiết. References 1. Nguyễn Thúy Anh (2000), Các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, Tạp chí cộng sản, số 6. 2. Nguyễn Đức Bình (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Bình (2004), Triển vọng của CNXH trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Ngoại Giao - Vụ hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam - Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (1997), Những quan điểm cơ bản của C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I. Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (2000), Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Trọng Chuẩn, IU.K.Pletnicốp (2009), Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Phạm Văn Chung (2006), Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Dân (2001), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005): Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Trần Hậu (1997), Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. PGS, TS. Vũ Văn Hiền - TS. Trịnh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam, tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Dương Phú Hiệp (2001), Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hội đồng lý luận Trung ương (2002), Vững bước trên con đường đã chọn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hội đồng lý luận Trung ương (2004), Lẽ phải của chúng ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. PGS. TS. Nguyễn Thế Kiệt (2007), Triết học Mác - Lênin với việc xác định con đường và động lực đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Nhị Lê (2002), Mác - Lênnin – một số suy nghĩ về CNXH từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Lao động, Hà Nội. 30. Dương Thị Liễu (2001), Tác động của điều kiện khách qua và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 18, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Trần Nhâm (1997), Có một Việt Nam như thế: đổi mới và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. GS. TS. Lê Hữu Nghĩa – TS. Lê Ngọc Tòng (2004), Toàn cầu hóa, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Nắm vững quy luật khách quan, điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 7. 40. Nguyễn Trọng Phúc (2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930-2002), Nxb. Lao động, Hà Nội. 41. Nguyễn Duy Quý (1998), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Duy Quý (1999), Nhận thức thế giới vi mô, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Nguyễn Duy Quý (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Cộng Sản, số 15 (135). 44. Nguyễn Duy Quý (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Lê Hữu Tầng ( 2003), Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn, những bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Văn Thanh (2003), Những mảng tối của toàn cầu hoá, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 47. Phạm Quốc Thành (2007), Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. PGS. TS. Tô Huy Rứa, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, PGS. TS. Trần Khắc Việt, PGS. TS. Lê Ngọc Tòng (2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 49. Nguyễn Phú Trọng (2001), Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 50. Nguyễn Phú Trọng (2005), Đổi mới tư duy lý luận vì sự nghiệp xây dựng chủ xã hội, Tạp chí Cộng sản, số 3. 51. Trần Xuân Trường (2000), Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Nguyễn Thanh Tuấn (2009), C. Mác, V.I. Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Trịnh Quốc Tuấn (2010), Nhận thức mới của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Báo Nhân Dân, ra ngày 23/1/2010. 54. Hồ Sỹ Vịnh (2001), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 11. 55. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. George Soros (2009), Nhìn về toàn cầu hóa, Nxb. Trẻ, Hà Nội. 60. Joseph E. Stiglitz (2008), Vận hành toàn cầu hoá, Nxb. Trẻ, Hà Nội. 61. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hoá và những mặt trái, Nxb. Trẻ, Hà Nội. 62. M.A.Tác-Khốp-Va (1961), Lênin và vai trò của thực tiễn trong nhận thức, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 63. Mahathir Mohamad (2004), Toàn cầu hoá và những hiện thực mới, Nxb. Trẻ, Hà Nội. 64. M. Rô-den-tan và P. I-U-Đin (1960), Từ điển triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 65. Thomas L. Friedman (2008), Thế giới phẳng, Nxb. Trẻ, Hà Nội. 66. V.I. Lênin (1980): Toàn tập, tập 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 67. V.I.Lênin (1981): Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 68. V.I.Lênin (1976): Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 69. V.I.Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. . Vận dụng quan đi m của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Đỗ Hồng. thiết. Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng quan đi m của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa. - Lênin về thực tiễn, nhận thức và mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng quan đi m của triết học Mác - Lênin để phân tích cơ sở khoa học

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan