Luận văn nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ

123 1.5K 7
Luận văn nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Lơì mở đầu Quy ước trình bày Mục lục 1 Dẫn nhập 5 0.1. Lí do chọn đề tài 5 0.2. Phạm vi nghiên cứu 6 0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 0.3.1. Mục đích nghiên cứu 6 0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 0.4. Lịch sử vấn đề 7 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 7 0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB -1- 8 0.5. Phương pháp nghiên cứu 10 0.6. Bố cục luận văn: 11 Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh 13 1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ 13 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 14 1.1.1.1. Địa hình, đất đai 14 1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 14 1.1.1.3. Sông rạch 15 1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng 16 1.1.1.5. Hệ quả 16 -2- 1.1.2. Đặc điểm xã hội 18 1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư 18 1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội 20 1.1.3. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23 1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá 23 1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23 1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 28 1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 29 1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương,phân vùng,xác định vùng PNNB 29 1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ 32 1.1.4.3. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 37 1.2. Định danh từ vựng 38 1.2.1. Khái niệm định danh 38 -3- 1.2.2. Định danh từ vựng 40 1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh 46 1.3. Tiểu kết 50 Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng 51 2.1. Địa danh 51 2.1.1. Nguồn gốc 51 2.1.2. Cấu tạo 54 2.1.3. Phương thức biểu thị 61 2.1.4. Ngữ nghĩa 67 2.2. Nhân danh 70 2.2.1. Nguồn gốc 71 2.2.2. Cấu tạo 72 2.2.3. Phương thức biểu thị 79 2.2.4. Ngữ nghĩa 81 -4- 2.3. Tiểu kết 84 Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung 86 3.1. Định danh động vật 86 3.1.1. Nguồn gốc 88 3.1.2. Cấu tạo 88 3.1.3. Phương thức biểu thị 90 3.1.4. Ngữ nghĩa 92 3.2. Định danh thực vật 93 3.2.1. Nguồn gốc 95 3.2.2. Cấu tạo 95 3.2.3. Phương thức biểu thị 96 3.2.4. Ngữ nghĩa 98 3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt 99 3.3.1. Nguồn gốc 100 3.3.2. Cấu tạo -5- 101 3.3.3. Phương thức biểu thị 102 3.3.4. Ngữ nghĩa 104 000 3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian 106 3.4.1. Nguồn gốc 107 3.4.2. Cấu tạo 107 3.4.3. Phương thức biểu thị 107 3.4.4. Ngữ nghĩa 108 3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 113 3.5.1. Nguồn gốc 0 3.5.1. Nguồn gốc 113 3.5.2. Cấu tạo 114 -6- 3.5.3. Phương thức biểu thị 115 3.5.4. Ngữ nghĩa 116 3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản 117 3.6.1. Nguồn gốc 118 3.6.2. Cấu tạo 118 3.6.3. Phương thức biểu thị 119 3.6.4. Ngữ nghĩa 121 3.7. Tiểu kết 122 Kết luận 124 Tài liệu tham khảo 128 Phụ lục -7- DẪN NHẬP 0.1. Lí do chọn đề tài 0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây. 0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể -8- hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất. Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh từ vựïng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này. 0.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung (như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người; những đơn vị đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về định danh. Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tôi bao gồm từ và ngữ định danh. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu phương thức định danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức gián tiếp. Sở dĩ chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực, khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói trên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam Bộ. 0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc điểm có -9- tính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ. Đó cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này. 0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ. + Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ. + Nêu lên những đặc điểm của PNNB. + Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trong PNNB. 0.4. Lịch sử vấn đề 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu: - Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như cách chia vùng của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của mình. Bà chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm: “Tác giả dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới thiệu với bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6]. Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển của tiếng Việt. Tuy nhiên, vì ranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ Nam quá rộng, do đó có một số vấn đề về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả đã có những nhận xét không chỉ dành riêng cho PNNB. - Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng Thị Châu - hẹp hơn vềø phạm vi địa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ vùng này cụ thể hơn. Cách xác định vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh giới địa lí hiện nay. Đây cũng là quan điểm phân vùng của tác giả luận văn. Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá nhiều. Tuy nhiên, cuốn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam Bộ. -10- [...]... vùng phương ngữ có Nguyễn Kim Thản: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hoá), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào); Nguyễn Văn Ái: phương ngữ Bắc Bộ (từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hoá), phương ngữ Bắc Trung Bộ (từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Nam Trung Bộ (từ... một ngôn ngữ, các đơn vị của nó phản ánh cái cấu trúc văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy Vốn từ vựng như vậy phải được tổ chức, sắp xếp và được cấu trúc hoá theo các đặc trưng văn hoá cộng đồng nhất định” [13; 69] 1.1.4 Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ -30- 1.1.4.1 Khái niệm về phương ngữ, từ địa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác định vùng phương ngữ Nam Bộ 1.1.4.1.1 Phương ngữ Theo... Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên cứu tương đối toàn diện về PNNB Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản cuốn Phương ngữ Nam Bộ – những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ Ngoài ra, bà còn có nhiều bài viết khác về PNNB, trong đó đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ) (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002) - Hồ Lê (1992) cùng... phương ngữ Nam Bộ in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa - Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại đã dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn - Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến sĩ Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương. .. ngữ của người Việt ở phương nam Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm phương ngữ, từ địa phương Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về việc phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho là hợp lí trong việc xác định ranh giới vùng PNNB để tiện cho việc nghiên cứu Luận văn trình bày cơ sở lí luận về định danh, dẫn ra những khái niệm về. .. Thiên), phương ngữ Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau) + Chia làm năm vùng phương ngữ: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hoá), phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào) là quan điểm... Không gian địa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác định hẹp hơn Ranh giới PNNB trùng với ranh giới địa lí tự nhiên Nam Bộ mà chúng ta đang quan niệm hiện nay Đây cũng là quan điểm trong việc xác định vùng PNNB của chúng tôi ở đề tài này 1.1.4.2 Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ Bất cứ một phương ngữ nào cũng đều có những nét đặc trưng về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác PNNB cũng... định nghĩa của Hoàng Thị Châu: Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác“[8; 24] Ở đây, chúng tôi thấy cũng cần phân biệt ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Phương ngữ chỉ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân Tuy nhiên, phương ngữ là một hệ thống hoàn chỉnh... người Việt ở Nam Bộ vận dụng, mang tính động hơn, và đã hình thành nên một vùng văn hóa đặc sắc Nam Bộ, làm phong phú và tô đậm thêm nền văn hóa Việt Nam nói chung Có thể phác thảo vài nét đặc trưng về văn hoá Nam Bộ như sau: “Vùng văn hoá Nam Bộ có hai tiểu vùng: Đông Nam Bộ (lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) và Tây Nam Bộ (lưu vực sông Cửu Long), với khí hậu hai mùa (khô – mưa), với mênh mông sông... Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [84; 51-69] Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt Tuỵ cũng gọi là phương ngữ Nam (trong bài Ngữ Việt trên đất Việt”, Văn hoá nguyệt san, Sài gòn 1961, số 64) Tiếng Việt ở vùng địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực nam Tổ quốc, Hoàng Thị Châu gọi là phương ngữ Nam [8; 90] Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao Xuân Hạo cho là phương ngữ . Phạm vi nghiên cứu 6 0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 0.3.1. Mục đích nghiên cứu 6 0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 0.4. Lịch sử vấn đề 7 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 7 . trưng văn hoá Nam Bộ 23 1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá 23 1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23 1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 28 1.1.4. Phương ngữ và phương. trưng văn hoá của Nam Bộ. + Nêu lên những đặc điểm của PNNB. + Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trong PNNB. 0.4. Lịch sử vấn đề 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ Nghiên

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:23

Mục lục

    0.5. Phương pháp nghiên cứu

    0.6. Bố cục luận văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan