GẦN 50 bài văn SO SÁNH TRONG kỳ THI đại học 2015

84 1.2K 4
GẦN 50 bài văn SO SÁNH TRONG kỳ THI đại học 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là tập bài chi tiết gợi ý cho đề thi vào kỳ thi THPT Quốc gia rất cần với nhiều giáo viên và học sinh lớp 12 có nguyện vọng đạt điểm cao môn Ngữ văn. Tập bài này gồm gần 50 đề thi và dàn ý chi tiết đầy đủ.

KIỂU BÀI SO SÁNH Căn cứ vào cách ra đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các kỳ thi Cao đẳng và Đại học những năm qua, chúng tôi nhận thấy có một kết cấu dàn bài chung cho bài làm nghị luận dạng đề so sánh như sau: MỞ BÀI: - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh THÂN BÀI: 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh) 4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… ( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). KẾT BÀI: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. SO SÁNH VẤN ĐỀ Đề bài 1: Phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cảm hứng về quê hương đất nước của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 được thể hiện qua hai bài thơ "Đất Nước" (trong trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm và "Việt Bắc" của Tố Hữu. Gợi ý cách làm: Mở bài: "Việt Nam ơi! Ta mến yêu Người". Đó không chỉ là lời của một bài ca, mà còn là tiếng hát của hàng triệu trái tim con người Việt Nam yêu nước. Với tình cảm yêu nước thiết tha, thiêng liêng, sâu nặng ấy, bằng bút pháp, phong cách nghệ thuật khác nhau, các thi sĩ - chiến sĩ đã tạo dựng lên được những nét chung và những sắc màu khác nhau thật đa dạng và hấp dẫn về hình 1 tượng Tổ Quốc. Qua bài thơ "Đất nước" (Một chương trong "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm) và "Việt Bắc" của Tố Hữu, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó. Thân bài: A. Những điểm giống nhau 1. Trước hết là cảm hứng về tư thế Độc lập - tự do của một nước Việt Nam mới, tư thế của người dân tự hào được làm chủ đất nước mình. - Ở giữa chiến khu kháng chiến, nhìn khí thế của cả dân tộc ra trận, giọng thơ Tố Hữu cất lên đầy phấn chấn, tự hào: " Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung" - Và giữa những ngày khí thể đánh Mỹ và thắng Mỹ hào hùng, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã tiếp tục khẳng định ý thơ đó bằng những cảm xúc phơi phới niềm tin: "Đất nước này là đất nước nhân dân Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại" 2. Cảm hứng về Đất nước của nhân dân, nhân dân làm nên Đất nước cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện ở hai bài thơ này nói riêng, của thơ ca hiện đại nói chung. - Với Tố Hữu đó là những "Em gái hái măng" những " người đan nón chuốt từng sợi giang " là "những bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô", rộng hơn nữa là những "dân công đỏ đuốc từng đoàn", những binh đoàn bộ đội "Quân đi điệp trùng trùng" tiếp bước ra trận để quyết làm nên " Một Điện Biên lừng lẫy địa cầu" - Với Nguyễn Khoa Điềm, đó là những con người bình dị vô danh "Có biết bao người con gái, con trai; Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi; Họ sống và chết; giản dị và bình tâm; Không ai nhớ mặt đặt tên " .Chính những con người ấy là nhân dân vô tận đã tạo dựng và gìn giữ đất nước trải qua mọi thời đại. Họ không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà còn là người sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ nối tiếp nhau: " Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ gánh tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân" 3. Cuộc ra trận của cả dân tộc ta ngày nay đã huy động được triệt để sức mạnh của quá khứ: "40 thế kỷ cũng ra trận". Cho nên khuynh hướng suy ngẫm về quá khứ, tự hào về truyền thống bất khuất, anh hùng cũng là một cảm hứng được thể hiện khá đậm nét ở hai bài thơ này. - Trên đường "Ta đi tới" bước tiếp con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà, Tố Hữu đã cùng đồng bào Việt Bắc nhắc nhở nhau bằng những lời tha thiết" "Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà" " Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn" Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" cũng đã viết: "Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ" 4. Thông qua trái tim nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của các nhà thơ cách mạng, bức tranh đất nước hiện ra trong nắng vàng tươi của lịch sử với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, khoáng đạt, vừa tráng lệ in đậm dấu ấn của một dân tộc từng có một nền văn hiến 4.000 năm lịch sử. Với Tố Hữu đó là: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" , "Ngày xuân mơ nở trắng rừng", "Ve kêu rừng phách đổ vàng", "Rừng thu trăng rơi hoà bình" còn trang thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là "Núi Vọng Phu", "Hòn Trống Mái", "Núi bút Non Nghiêm" là phong cảnh Hạ Long, Cửu Long, Đất Tổ Hùng Vương 2 5. Cảm hứng lãng mạn, hướng tới chiến thắng và tương lai tươi sáng cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện khá rõ nét ở cả hai bài thơ. Trong giây phút chia tay "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi", Tố Hữu đã lắng nghe được những bước đi của Đất nước hướng về ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã : " Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên - Ngày mai rộn rã sơn khê Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng" Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" cũng đã viết những vần thơ đầy cảm hứng lãng mạn, bay bổng: "Ngày mai con ta lớn lên Con sẽ mang Đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng" B. Những đặc điểm khác nhau mang dấu ấn riêng của mỗi thi sĩ Do sự khác nhau về phong cách, cá tính sáng tạo, các nhà thơ đã có những tìm tòi khám phá riêng của mình tạo nên những vẻ đẹp đa dạng cho đất nước thật là sinh động và hấp dẫn. 1. "Việt Bắc" của Tố Hữu được hoàn thành vào tháng 10 - 1954, khi trung ương Đảng và Chính phủ rời "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình" . Bài thơ đã trở thành một hoài niệm thiết tha về một thời cách mạng gian khổ mà rất đỗi vui tươi hào hùng. Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng giữa kẻ ở và người đi như thể người yêu đưa tiễn người yêu đầy lưu luyến vấn vương, bằng lối xưng hô Mình - Ta mang đậm tính chất truyền thống và đậm đà tình nghĩa, bài thơ "Việt Bắc" đã tái hiện được một cách chân thực và sinh động hình ảnh Tổ quốc những ngày kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc với những con người bình dị mà anh hùng cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thắm tươi đã cùng con người viết nên bản giao hưởng "Điện Biên lừng lẫy địa cầu". Giọng điệu chính của bài thơ là giọng tâm tình thiết tha sâu lắng ngọt ngào đậm đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người kháng chiến hiện lên lấp lánh sắc mầu và rất đổi thương yêu: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" 2. "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một chương (chương V) trong bản Trường ca "Mặt đường khát vọng" (9 chương) sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ, sinh viên trước vận mệnh hiểm nghèo của Tổ quốc, ra đời vào năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974 là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bằng chất liệu văn hoá dân gian đậm đà chất thơ cùng với những hình ảnh gần gũi thân thuộc hàng ngày như " miếng trầu", "hạt gạo", "hòn than", "cái kèo, cái cột" , kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại giàu chất trí tuệ, Nguyễn Khoa Điềm đã làm nỗi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất nước của Nhân dân của ca dao thần thoại". Bằng cái nhìn ấy, tác giả đã trình bày hình tượng Tổ quốc qua các phương diện không gian địa lý, chiều dài lịch sử và tâm hồn cốt cách dân tộc. Vì thế Đất nước hiện lên qua những cái thân thuộc bình dị, đơn sơ hàng ngày: "gừng cay muối mặn", "nơi em tắm", "nơi ta hò hẹn", đến những cái kì vĩ vĩnh hằng: rừng biển mênh mông "Đất là nơi Chim về", "Nước là nơi Rồng ở". Để từ đó khám phá ra những ý tưởng độc đáo sâu sắc: "Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha " Và "Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta " 3 Kết luận: Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn. Và như thế là hai tác giả đã góp hai bông hoa tươi thắm mãi trong vườn thơ dân tộc. Giờ đây được thưởng thức hai bông hoa ấy, chúng ta không chỉ tự hào với quá khứ hào hùng của Đất nước, mà còn thêm yêu mến Đất nước này để góp một chút công sức nhỏ bé của mình nhằm làm cho Đất nước ta mãi mãi là: "Đất Nước của Nhân dân của ca dao thần thoại". Đề bài 2: Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao và truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân đều viết về tình cảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945. Anh (chị) hãy: a. Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trong từng tác phẩm. b. Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy? Nêu ý nghĩa của mỗi cách kết thúc. c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm. Bài làm MỞ BÀI: Như có một sự trùng hợp kì lạ, năm 1941, truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao được NXB "Đời mới" ấn hành, thì cũng trong năm đó, trên tạp chí "Tiểu thuyết thứ bảy" những truyện ngắn của Kim Lân (“Đứa con người vợ lẽ”, “Cô Vịa", ) được đăng tải. Cả hai nhà văn đều sinh trưởng ở làng quê; người thì ở vùng đồng chiêm trũng Hà Nam, từ ông "giáo khổ trường tư" mà đến với con đường văn chương; người thì từ một khách "phong lưu đồng ruộng" vùng Quan họ Bắc Ninh mà cầm bút Cả hai nhà văn đều có thành tựu về truyện ngắn trước và sau cách mạng, đều cùng tham gia kháng chiến chống Pháp, từ nhà văn hiện thực mà trở thành nhà văn cách mạng. Hai ông đều viết rất hay về đề tài nông dân. Truyện "Chí Phèo" và "Vợ nhặt" đã thể hiện văn tài và tính độc đáo của mỗi người mà chúng ta hằng hâm mộ. THÂN BÀI: Những khám phá riêng về số phận và cảnh ngộ người nông dân, cách kết thúc truyện, nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo là những điều mà hai nhà văn, hai tác phẩm đã đem đến cho ta nhiều thú vị. 1. Những khám phá riêng Nhân vật Chí Phèo và anh cu Tràng là hai điển hình về số phận và cảnh ngộ người nông dân trong xã hội cũ. Nam Cao và Kim Lân đều có những khám phá riêng rất đặc sắc. a. Truyện " Chí Phèo " nói về cuộc đời đau khổ của một anh cố nông đầy máu và nước mắt. Không cha không mẹ, tứ cố vô thân. Đau khổ và tủi nhục. Một hoang thai bị vứt vào lò gạch cũ. Một thứ nhặt được "đùm trong cái váy đụp" rồi cho không. Một vật mua bán rẻ rúng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Một đứa bé cù bất cù bơ Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến; hắn bị vợ ba cụ Bá "lợi dụng" rồi bị tù oan. Cái mảnh đời ấy của Chí là số phận đen tối của những cố nông ngày xưa. Sau 7, 8 năm đi tù, Chí đã bị cái nhà tù thực dân lưu manh hóa. Cái mặt cơng cơng, đôi mắt gườm gườm, cái đầu trọc lốc Về làng mới được 3 ngày hắn dám chửi Bá Kiến, rạch mặt ăn vạ. Chỉ một câu mơn trớn, một bữa rượu, một đồng bạc, Bá Kiến đã làm cho hắn "vô cùng hả hê" vì 4 đã dám độc lực chọi nhau với cha con Bá Kiến, lại còn "có họ" với Lý Cường. Chí Phèo cảm thấy "hắn cũng oai". Ba ngày sau, Chí cầm dao đến nhà Bá Kiến "xin đi ở tù". Chỉ một câu nói khích, Chí đến thẳng nhà đội Tảo để đòi món nợ 50 đồng cho cụ Bá. Lập "chiến công đầu", Chí được cụ Bá "thưởng" cho 5 đồng và 5 sào vườn ở bờ sông. Hắn tự đắc: "Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta". Năm đó, Chí Phèo 27 hay 28 tuổi, hắn trở thành "anh đầy tớ chân tay mới" của Bá Kiến. Số phận của Chí Phèo là số phận của một người nông dân lương thiện mà ngu dốt đã bị xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Hắn đã thế chân Binh Chức, để đâm thuê chém mướn. Hơn mười năm cuối đời, hai bàn tay Chí đã nhuốm đầy máu, đã "phá bao nhiêu cơ nghiệp", đã "đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc", đã "làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện". Bá Kiến đã dùng rượu và tiền để sai khiến hắn, biến hắn thành một con quỷ dữ làng Vũ Đại. Cái mặt chi chít vết sẹo dọc ngang, vàng vàng, xạm màu gio. Hắn "ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, ngủ trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận". Hắn không có tên trong sổ làng. Dân làng Vũ Đại ghê tởm hắn, xa lánh hắn. Năm đó Chí Phèo đã 40 hay ngoài 40? "Cuộc tình" 5 ngày đêm với thị Nở, bát cháo hành, sự săn sóc của thị đã làm cho Chí "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người", muốn cùng với thị Nở "làm thành một cặp rất xứng đôi". Bà cô thị Nở và cả thị Nở, và cả dân làng Vũ Đại đã lạnh lùng cự tuyệt hắn. Chí Phèo bị đẩy xuống hố thẳm bi kịch. Tuyệt vọng, hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự sát! Một cảnh ngộ thật đáng sợ và đáng thương! Năm Thọ "đầu bò" đi biệt thì có Binh Chức "ngỗ ngược" thế chân; Binh Chức chết thì lại nở ra Chí Phèo - "một con quỷ dữ"; Chí Phèo - bố tự sát thì thị Nở sẽ đem đến cho làng Vũ Đại một Chí Phèo - con. Đúng là "tre già măng mọc!" Qua cuộc đời của Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức, Nam Cao đã chỉ ra một hiện tượng đau lòng ở nông thôn Việt Nam trong thời Pháp thuộc: Một bộ phận nông dân nghèo khổ, lương thiện, ngu dốt đã bị xô đẩy vào con đường lưu manh, cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo là hiện thân cho số phận và cảnh ngộ bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là khám phá riêng của Nam Cao. b. Đọc truyện " Vợ nhặt " ta thấy ngòi bút nghệ thuật của Kim Lân có những khám phá riêng về số phận và cảnh ngộ của người nông dân qua chuyện anh cu Tràng "nhặt" vợ và nạn đói năm Ất Dậu. Thân phận Tràng rất đáng thương! Nhà nghèo, mồ côi bố, mẹ già "lọng khọng", xấu xí, dân ngụ cư, kéo xe bò thuê không lấy nổi vợ. Cảnh người chạy đói, đội chiếu bồng bế dắt díu nhau, "xanh xám như những bóng ma". Xóm ngụ cư "xác xơ heo hút", "tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa". Quạ bay vù lên trên nền trời như đám mây đen "gào lên từng hồi thê thiết". Xóm làng vẩn lên mùi gây của xác người. Người chết đói như ngả rạ. Người đàn bà mà Tràng "nhặt" được đã tiêu biểu cho số phận và cảnh ngộ thê thảm của người nông dân trong năm đói. Không rõ tên tuổi, gia đình, quê quán. Áo quần rách như tổ đỉa. Người "gầy sọp", "ngực lép", "mặt lưỡi cày xám xịt". Đói quá! Nghe Tràng nói đến "ăn" thì đôi mắt "trũng hoáy" của thị "tức thì sáng lên". Thị đã "cắm đầu" ăn một chặp 4 bát bánh đúc. Trước mắt thị là vực thẳm, là chết đói, thị đã đến với Tràng để được làm vợ, để may ra không bị chết đói. Cảnh mẹ chồng khóc khi nhận nàng dâu mới Tối tân hôn của anh cu Tràng diễn ra trong "tiếng khóc tỉ tê" của những gia đình mới có người chết đói "nghe rõ ràng". Tràng "nhặt" vợ khi nuôi thân mình còn khó mà lại còn "đèo bòng". Bà cụ Tứ, cả xóm ngụ cư đều ngạc nhiên. Có người thương và lo cho Tràng giữa nạn đói, còn "rước cái của nợ đời về". Bữa cháo cám "đắng chát" của mẹ chồng đón nàng dâu mới. Tiếng trống thúc thuế dồn dập dội lên. Đoàn người đói ầm ầm kéo đi trên đê Sộp, phía trước là lá cờ đỏ to lắm Cảnh chết đói, tình huống Tràng "nhặt" vợ. Người con gái chỉ ngang giá 4 bát bánh đúc, tiếng trống thúc thuế dội lên đó là bức tranh thảm đạm của nông thôn ta cuối năm 1944, đầu năm 1945. Và đó cũng là số phận 5 cảnh ngộ đau thương của người nông dân thuở ấy. Nhưng Tràng đã có vợ, dù là "vợ nhặt", thị đã có chồng, đã có mái ấm hạnh phúc gia đình. Bà cụ Tứ đã có nàng dâu mới, tuy còn lo, nhưng vẫn tin "ai giàu ba họ, ai khó ba đời ". Nhật còn thu thuế, nhưng Việt Minh đã về. Tràng, vợ và mẹ đã đổi đời, hàng triệu nông dân sẽ đổi đời, xóm thôn hồi sinh Tất cả đã thể hiện tính độc đáo, tính nhân văn của những khám phá riêng của Kim Lân về số phận và cảnh ngộ người nông dân trong truyện "Vợ nhặt". 2. Về kết thúc của hai thiên truyện. Nói đến kết thúc truyện là nói đến cấu trúc tác phẩm, thể hiện "tay nghề" của mỗi nhà văn. a. Kết thúc truyện "Chí Phèo" và truyện "Vợ nhặt" hoàn toàn khác nhau, nhưng kết thúc nào cũng gây ấn tượng và rất hay. Truyện "Chí Phèo" có cấu trúc liên hoàn và đa diện. Đa diện ở chỗ có nhiều mẩu đời, nhiều mẩu chuyện nằm trong câu chuyện. Có Năm Thọ, Binh Chức, Tự Lãng, bà cô và Thị Nở, Chí Phèo và Bá Kiến v.v Những mẩu đời lắp ghép, lồng vào nhau, làm nổi bật tên lưu manh Chí Phèo. Liên hoàn ở chi tiết đầu - cuối chuyện đều có hình ảnh cái lò gạch cũ. Anh thả ống lươn đã nhặt được đứa bé xám ngắt đùm trong cái váy đụp bèn "rước về" Chí Phèo tự sát, bà cô Thị Nở "đay nghiến" thị. Thị cười và nói lảng, thị "thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại", sau khi thị "nhìn nhanh xuống bụng" Cái lò gạch cũ là hình ảnh kết thúc truyện "Chí Phèo" và là "kết quả" của mối tình 5 ngày đêm của Chí Phèo - Thị Nở. Truyện "Vợ nhặt" có cấu trúc tương phản. Tương phản giữa cảnh chết đói và lá cờ đỏ và đoàn người đói ầm ầm kéo đi phá kho thóc của Nhật; tương phản trong cuộc đời của Tràng trước và sau khi cu Tràng "nhặt" được vợ v.v Kim Lân đã kết thúc truyện bằng cuộc đối thoại về "Việt Minh phải không?", rồi "trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới". Sự đổi đời và niềm vui hạnh phúc của vợ chồng Tràng, mẹ con Tràng đã có ánh sáng cách mạng chiếu rọi tới. b. Có sự khác nhau về cách kết thúc truyện vì thứ nhất, là do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử. Truyện "Chí Phèo" viết trước cách mạng (1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Còn truyện "Vợ nhặt" viết sau năm 1945 khi nhân dân ta được Cách mạng giải phóng, hàng triệu nông dân đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" ("Đất nước" - Nguyễn Đình Thi). Thứ hai là do khuynh hướng văn học, phương pháp sáng tác. "Chí Phèo" thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nên nhà văn chưa nhìn thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến (cũng như "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố v.v ). Còn "Vợ nhặt" là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau năm 1945, tác giả có điều kiện, khả năng và sự cần thiết phải chỉ ra xu thế của thời đại, chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội. Thứ ba là do tài năng, cá tính sáng tạo của văn nghệ sĩ. Kết thúc truyện "Chí Phèo" và truyện "Vợ nhặt" đã thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của Nam Cao, của Kim Lân. c. Mỗi cách kết thúc truyện đều mang lại sắc thái và hiệu quả riêng của mỗi tác phẩm, góp phần làm nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Kết thúc truyện "Chí Phèo" với sự xuất hiện lại cái lò gạch cũ đã tạo nên nỗi ám ảnh ghê gớm về sự bế tắc của số phận và cảnh ngộ người nông dân, đồng thời làm nổi bật hiện tượng Chí Phèo vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ. Còn kết thúc truyện "Vợ nhặt" mở ra hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông dân. Đối lập với bữa cháo cám, tiếng trống đốc thuế dồn dập là hình ảnh lá cờ đỏ rất to bay phấp phới và đám người đói kéo đi âm ầm phá kho thóc của Nhật. Kim Lân đã nâng tầm vóc truyện "Vợ nhặt" lên ý nghĩa lịch sử của thời đại: Cách mạng đã giải phóng dân tộc, và chỉ có cách mạng mới có thể đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc, quyền sống cho người dân cày Việt Nam. Kết thúc truyện "Vợ nhặt" đã tạo nên âm điệu trữ tình lạc quan là vì thế! 6 3. Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo. Một trong những giá trị của hai truyện "Chí Phèo" và "Vợ nhặt" là giá trị nhân đạo. Tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm lại có nét đặc sắc riêng. a. Truyện " Chí Phèo " đã lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đã xô đẩy biết bao người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh, huỷ hoại cả thể xác lẫn linh hồn, cướp đi cả hình người lẫn tính người của họ. Qua tiếng kêu thương của Chí Phèo: "Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất đi những mảnh chai trên mặt này?" , Nam Cao đã gióng lên một tiếng chuông báo động khẩn thiết kêu cứu, và đòi quyền sống, quyền làm người cho những con người nghèo đói, đau khổ trong xã hội cũ. Chí Phèo "thèm lương thiện" cũng là khát vọng được sống, được làm người lương thiện ngay cả khi đã bị lưu manh hóa. Nam Cao không chỉ xót thương những kẻ khốn cùng, khốn nạn mà còn biểu lộ niềm tin vào bản chất lương thiện của nhân dân lao động. b. Qua truyện "Vợ nhặt", Kim Lân đã thể hiện niềm thương xót cho những người nghèo khổ bị chết đói, hoặc đang đứng trước vực thẳm của nạn đói, thân hình tiều tuỵ, nhân phẩm bị huỷ hoại, giá trị con người bị rẻ rúng đau thương. Tác giả căm thù lên án tội ác của Nhật - Pháp đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu, thảm hoạ thế kỉ đối với dân tộc ta. Kim Lân qua chuyện "nhặt" vợ của anh cu Tràng đã khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Trong nghèo khổ, hoạn nạn, họ đã dựa vào nhau, san sẻ vật chất và tình thương cho nhau, để vượt qua mọi thử thách nặng nề. Nhà văn đã thể hiện lòng trân trọng trước khát vọng của nhân dân lao động về một mái ấm gia đình hạnh phúc, được nên vợ nên chồng, khi đứng trước hoạn nạn đau khổ vẫn không bao giờ mất hết niềm tin. KẾT BÀI: Nam Cao đã từng viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có " (“Đời thừa”). Đọc truyện "Chí Phèo" và "Vợ nhặt", ta càng cảm thấy thấm thía ý kiến trên. Giá trị hiện thực và nhân đạo, tính độc đáo và sáng tạo trong khám phá số phận và cảnh ngộ người nông dân trong xã hội cũ, nghệ thuật cấu trúc và kết thúc truyện, v.v là những nhân tố tạo nên sức sống bền vững của truyện " Chí Phèo ", truyện "Vợ nhặt", nâng hai tác phẩm này lên tầm vóc những kiệt tác văn chương của nền văn xuôi Việt Nam trong thế kỷ 20. ĐỀ BÀI 3: So sánh (cảm nhận): Bóng tối và ánh sáng trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) MỞ BÀI: Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả"(1) của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả. THÂN BÀI: 7 1. Khái quát: - Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật. Trong văn chương, nó được sử dụng như một nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm. 2. Phân tích: 2.1 “Chữ người tử tù”. - Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu. “Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2). Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này. - Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối. Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu"(3). Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng 8 tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp. Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". 2.2 “Hai đứa trẻ”. Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm. Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời"(5). Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải. Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ 9 rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh"(6). Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay"(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam. 3. Đánh giá chung: Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. + Tương đồng: đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệ thuật. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. . Bóng tối đều sử dụng để nói về cái âm u, tù túng, cái xấu xa của thế lực. Ánh sáng đều hướng con người vươn đến những điều tốt đẹp. + Khác nhau: - Với Nguyễn Tuân, ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. - Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 4. Lý giải sự khác biệt: - Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. 10 [...]... nhân đạo sâu sắc, khác với văn xuôi thời kỳ trước 1945, đây là giá trị nhân đạo mới Mácxim Gorki đã nói “ Văn tức là người” Đối tượng phản ánh trung tâm cảu văn học là con người Nhà văn chân chính đi tìm bề sâu và mọi tâm trạng tinh vi, phức tạp nhất của tâm hồn con người để hiểu và yêu con người Chính vì thế giá trị nhân đạo luôn là vấn đề cấp thi t trong 17 văn chương mọi thời đại Số phận con người,... xóm ngụ cư để tập trung làm nổi bật tình huống éo le trong câu chuyện Kết bài Số phận con người được đề cập đến trong văn học thời kì 1945 – 1975 là sự tiếp nối kế thừa và phát huy mạch ngầm chủ nghĩa nhân đạo và số phận con người trong nền văn học nước nhà Cách mạng tháng Tám không chỉ làm hồi sinh mà còn tái sinh cho những kiếp người bất hạnh trong chế độ cũ, hướng họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn... đa chiều của nỗi nhớ Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong quan hệ với không gian thi n nhiên vô tận Nỗi nhớ triền miên da diết được đặt trong thời gian của đêm ngày, sớm - chiều Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả trong mơ còn thức) (0,5đ) - Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ... nâng niu cho hạnh phúc bình dị của đời thường Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng” .Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”( 1968) Bài thơ gồm chín khổ với nội dung miêu tả về sóng biển và diễn tả tâm... lương thi n của con người b Truyện Vợ chồng A Phủ: - Hoàn cảnh, số phận: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài sáng tác 1953, kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng, tác phẩm được in trong tập Truyện Tây Bắc 1953, tâp truyện được tặng giải nhất, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 Tô Hoài là người có công đầu trong việc khai khẩn miền đất Tây Bắc xa xôi mà thơ mộng trong văn xuôi hiện đại Trong tác... nhân đạo của văn xuôi sau Cách mạng vừa kế thừa chủ nghĩa nhân đạo truyền thống vừa phát huy ở một trình độ cao hơn Đó là một con đường đã khai thông Con người lao động đã trở thành người chủ số phận của mình, tìm được hạnh phúc cho mình ĐỀ BÀI 6: Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) I GIỚI THI U: Văn học Việt Nam... nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con người Đề bài 4: Số phận con người quan truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) MỞ BÀI: Văn học phản ánh thời đại Vì thế hàng loạt tác phẩm ra đời để phản ánh cuộc sống mới thay da đổi thịt của dân tộc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân là những tác phẩm nằm trong mạch chảy văn học đó Xuyên suốt hai tác phẩm là một mô típ quen thuộc... của những con người trong chế độ cũ và một cuộc sống mới đầy tốt đẹp đón họ mà cách mạng đã đem lại cho mỗi người Hai tác phẩm này là những tác phẩm tiêu biểu mang dáng dấp thời đại trong mảng đề tài về số phận của con người THÂN BÀI: 1 Khái quát Không phải chỉ có văn học thời kì 1945 – 1975 mới đặt ra vấn đề về số phận con người, mà vấn đề này như sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học Việt Nam Lòng nhân... mãi là vấn đề của văn học Mỗi khám phá mới mẻ của một nhà văn đều nhằm hoàn thi n con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời 20 Tóm lại, qua ba tác phẩm văn xuôi cách mạng trên, ta thấy nổi bật lên rằng giá trị nhân đạo nhân đạo của thời kỳ này không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm thương yêu con người, sự trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người mà các nhà văn đã có ý thức thể... người trong văn học Mị, A Phủ, Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ ta sẽ bắt gặp đâu đó những nhân vật này trong những số phận của con người trong cuộc chiến tranh trường kì kháng Pháp đuổi Mĩ Những con người ấy đã giải phóng mình, tìm đến với cách mạng, với cuộc sống mới thì chắc chắn họ sẽ đứng trong hàng ngũ những con người ưu tú cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược, thống nhất nước nhà sau này Đề bài 5: . KIỂU BÀI SO SÁNH Căn cứ vào cách ra đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các kỳ thi Cao đẳng và Đại học những năm qua, chúng tôi nhận thấy có một kết cấu dàn bài chung cho bài làm nghị. cho bài làm nghị luận dạng đề so sánh như sau: MỞ BÀI: - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). - Giới thi u khái quát về các đối tượng so sánh THÂN BÀI: 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất. tác văn chương của nền văn xuôi Việt Nam trong thế kỷ 20. ĐỀ BÀI 3: So sánh (cảm nhận): Bóng tối và ánh sáng trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) MỞ BÀI: Trong

Ngày đăng: 25/06/2015, 23:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề số 4: So sánh thị và Mị, Tràng và A Phủ trong Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan