luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ

63 406 0
luận văn quản trị nhân lực HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.2. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo giới hạn trách nhiệm tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay Error: Reference source not found Bảng 1.3. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo giới hạn chi phí y tế tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay Error: Reference source not found Bảng 1.4. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo thời gian sử dụng lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay Error: Reference source not found Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Bảng 2.1. Kết quả doanh thu theo từng nghiệp vụ giai tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Bảng 2.2. Số liệu chi bồi thường của công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Sơ đồ 2: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Bảng 2.3. Kết quả hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2009 Error: Reference source not found Bảng 2.4. Tình hình chi đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Bảng 2.5. Tình hình tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 3: Quy trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found Bảng 2.6. Tình hình chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2009 Error: Reference source not found Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2009 Error: Reference source not found Bảng 2.8. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tách nhiệm của chủ sử dụng lao động đới với người lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển đã tạo ra một môi trường có nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng rất nhiều thử thách cho các doanh nghiệp. Để hướng tới lợi nhuận, không ít các doanh nghiệp đã bỏ qua những lợi ích xã hội và thậm chí còn vi phạm pháp luật như việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, hay trốn tránh trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình gây ra, … Những hành động như vậy sẽ sớm làm cho doanh nghiệp bị toàn xã hội xa lánh, và sẽ mất đi lợi nhuận lâu dài. Vì thế, để hướng tới lợi nhuận lâu dài các doanh nghiệp cần phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội mà trước hết là với chính những người lao động làm việc cho họ. Sự phát triển của nền sản xuất kéo theo nó là rất nhiều những rủi ro có thể xảy ra với người lao động. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của rủi ro làm cho người lao động có thể phải ngừng làm việc và thời gian nghỉ việc có thể dài hay ngắn. Hậu quả sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không những vậy, trong những trường hợp này, theo luật định, chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho người lao động. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động ra đời nhằm chia sẻ gánh nặng này cho các chủ sử dụng lao động qua đó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động mới chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn đối với các doanh nghiệp trong nước thì loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện, do họ đã tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế, những tổn thất mà người lao động và gia đình họ phải gánh chịu khi người lao động bị tai nạn do lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thường lớn hơn nhiều so với khoản trợ cấp nhận được từ nhà nước. Trong trường hợp này, người lao động sẽ bị thiệt thòi nếu không có sự đền bù thích đáng từ phía doanh nghiệp. Do đó, nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng đối với người lao động cần phải được triển khai rộng rãi và hiệu quả hơn nữa. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về loại hình bảo hiểm còn khá mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn, sau một thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ, em đã lựa chọn đề tài : “ Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 ” để nghiên cứu nhằm phân tích những khó khăn mà nước ta gặp phải trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, qua đó, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm này. Chuyên đề thực tập có kết cấu gồm 3 chương : Chương I: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2005-2009 Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - Thạc sỹ Tô Thiên Hương đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Do được thực hiện trong điều kiện còn hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Bùi Phương Thảoo SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM. 1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm trách nhiệm. Trong cuộc sống, bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình, mà cụ thể hơn là khi một người, hay một vật gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra. Tuỳ theo mức độ lỗi và thiệt hại thực tế mà thiệt hại trách nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc không đáng kể, không ai có thể lường trước được. Theo Luật dân sự của một số quốc gia, các cá nhân, doanh nghiệp, chủ phương tiện,… có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của họ gây ra. Nhưng đôi khi, thiệt hại là quá lớn, thậm chí vượt qua cả khả năng bồi thường của những đối tượng này. Trong trường hợp đó, sự ổn định tài chính của cá nhân hay tổ chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt góp phần ổn định tài chính cho các cá nhân, tổ chức khi phát sinh trách nhiệm với người khác, mặt khác còn đảm bảo an toàn xã hội, đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân trong xã hội. Bên cạnh đó, Bảo hiểm trách nhiệm ra đời cũng phần nào nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chủ phương tiện,… Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt những ngành nghề mới ra đời với quy mô lớn hơn, chất lượng tốt hơn, phục vụ khách hàng chu đáo hơn nhưng những rủi ro mà nó mang lại cũng nhiều hơn với mức độ thiệt hại lớn hơn rất nhiều. Từ đó, các hình thức trách nhiệm phát sinh cũng ngày càng đa dạng. Gắn với sự đa dạng của các hình thức trách nhiệm phát sinh mà rất nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm đã ra đời. Vì thế, sự ra đời của bảo hiểm trách nhiệm không phải là một thời điểm duy nhất mà từng loại hình của nó sẽ ra đời gắn liền với những dấu mốc lịch sử của từng ngành nghề liên quan. Hình thức bảo hiểm trách nhiệm công cộng là một trong những loại hình bảo hiểm trách nhiệm ra đời sớm nhất. Tại Anh, ngay sau khi ban hành Luật trách nhiệm chủ lao động năm 1880, bảo hiểm trách nhiệm công cộng đã được áp dụng đối với các rủi ro thương mại. Đạo luật này còn là cơ sở cho nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm khác liên quan đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong hoạt SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đông kinh doanh. Vào cuối thế kỷ 19, các thảm họa của một vài nồi hơi đã dẫn đến nhu cầu bảo hiểm của các chủ thầu xây dựng tăng cao. Tiếp đó đến năm 1924, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng đối với bệnh viêm da xuất hiện. Và rồi tới năm 1930, các trường hợp chết do uống phải sữa bị nhiễm khuẩn làm xuất hiện những đơn bảo hiểm trách nhiệm trong các trang trại sản xuất sản phẩm này. Sự phát triển về kinh tế xã hội đòi hỏi sự hoàn thiện về mặt pháp lý dưới hình thức ban hành luật hoặc các quyết định của tòa án đã tạo ra các nghĩa vụ mới và mở rộng trách nhiệm hiện có qua từng thời kỳ. Điều này là thực sự cần thiết để nghiệp vụ bảo hiểm có tính toàn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm công cộng được hoàn thiện hơn. Một yếu tố rất quan trọng dẫn tới sự ra đời của một đạo luật là cơ sở cho rất nhiều các loại hình bảo hiểm trách nhiệm sau này, Luật trách nhiệm chủ lao động, là sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh đình công của công nhân nước Anh và các nước Châu Âu. Khi cuộc cách mạng ở đây đã làm gia tăng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người cho người lao động trong các ngành khai thác than, ngành đường sắt và một số ngành công nghiệp khác, và hậu quả là làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thu nhập của họ. Trước tình hình đó, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp nhằm ổn định kinh tế xã hội bằng cách đưa ra các đạo luật bảo vệ người lao động. Một trong số đó là Luật trách nhiệm của chủ lao động năm 1880. Trên cơ sở đạo luật này, người lao động có quyền khiếu nại mà ko cần chứng minh lỗi bất cẩn. Và như vậy, trách nhiệm bồi thường cho người lao động trong các trường hợp có tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động thuộc về chủ sử dụng lao động. Đến năm 1972, nước Anh đã cho phép mở rộng yêu cầu bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với tất cả chủ sử dụng lao động theo Luật trách nhiệm của chủ lao động được sửa chữa vào năm 1969. Cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động đã khá hoàn thiện và được triển khai rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới và nó đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình với sự phát triển của toàn xã hội. Ra đời muộn hơn hai loại hình bảo hiểm trên, lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm hàng không gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng. Vào năm 1905, anh em nhà Wight đã thực hiện thành công chuyến bay bằng máy bay có động cơ điều khiển tại Kitty Hawk ( Mỹ ), thì không lâu sau, đến năm 1910, đơn bảo hiểm hàng không đầu tiên được ban hành. Với ưu điểm là vận chuyển nhanh và thuận tiện, ngành hàng không dân dụng đã nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên, những tai nạn may bay xảy ra với mức độ tổn thất nghiêm trọng cũng khiến SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho các hãng hàng không đứng trước những khó khăn lớn về tài chính. Theo thông kê của công ty Skandia Intl., đối với máy bay phản lực từ năm 1980 đến năm 1989 số hành khách chết do tai nạn hàng không trung bình 911,6 người và từ năm 1990 đến năm 1998 là 835,5 người. Tổn thất về trách nhiệm bồi thường cho hành khách của các hãng hàng không vào khoảng 54 triệu USD năm 1980 và đến năm 1998 là 646 triệu USD. Các số liệu trên cho thấy các tổn thất xảy ra trong ngành hàng không thường rất lớn, thậm chí còn mang tính thảm họa. Vì thế, người ta đã nghĩ tới việc xây dựng một hệ thống các quy tắc thống nhất cho việc vận chuyển hàng không quốc tế. Kết quả là vào năm 1929, hệ thống công ước Warsaw ra đời bao gồm các điều ước quốc tế bổ sung cho nhau trên cơ sở cái sau bổ sung cái trước. Hệ thống công ước Warsaw đưa ra quy tắc, quy định thống nhất mang tính chất quốc tế về quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc khai thác vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường không. Có thể nói, năm 1929 là năm đánh dấu sự ra đời của loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển trong ngành hàng không dân dụng. Sau này, một loạt các công ước, nghị định và thỏa ước mới ra đời nhằm bổ sung và sửa đổi các quy định trước đó để phù hợp với từng vùng lãnh thổ. Theo nhịp phát triển của ngành hàng không dân dụng, hiện nay, loại hình bảo hiểm này đang ngày một hoàn thiện và phát triển hơn. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thế giới, bảo hiểm trách nhiệm đang ngày càng được triển khai rộng rãi với rất nhiều loại hình mới phù hợp hơ với đặc điểm kinh tế xã hội của từng quốc gia. 2. Một số loại hình Bảo hiểm trách nhiệm. Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực liên quan. Do mỗi ngành nghề đều có những đặc tính khác nhau nên bảo hiểm trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực đó cũng có những đặc thù riêng biệt. Thậm chí, trong cùng một lĩnh vực, mỗi góc độ đều có thể có một loại hình bảo hiểm trách nhiệm riêng. Hiện nay, trên thế giới đã triển khai rất nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm phù hợp với mọi nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ và khả năng triển khai nghiệp vụ mà mỗi công ty chỉ chọn một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nhất định và thường tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ sau : - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà vận chuyển trong ngành hàng không dân dụng. SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động. - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu. - Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. - Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm Ngoài ra còn có một số loại hình khác như : Bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,… II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Sự cần thiết và tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động Trong điều kiện kinh tế thị trường chủ sử dụng lao động thường phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các vấn đề theo quy định của pháp luật như : - Nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước; - Chịu trách nhiệm trước nhà nước về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội; - Chịu trách nhiệm trước người lao động về việc giải quyết việc làm, trả thù lao lao động và tình hình tai nạn rủi ro phát sinh bệnh nghề nghiệp liên quan đến người lao động; - Chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về một loạt các vấn đề khác có liên quan. Trong những trách nhiệm nêu trên thì trách nhiệm đối với người lao động là lớn nhất và phức tạp nhất, bởi vì nó trực tiếp liên quan tới cuộc sống của người lao động và gia đình họ, liên quan đến công ăn việc làm, đến tai nạn rủi ro và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra với họ. Những trách nhiệm nêu trên đôi khi làm cho chủ doanh nghiệp không những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính mà còn làm sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, dây truyền sản xuất bị ngưng trệ. Do mức độ thiệt hại có thể là rất lớn nên hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất quy định chủ sử dụng lao động phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một loạt các vấn đề có liên quan, trong đó có trách nhiệm đối với người lao động. Mặc dù người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội với chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhưng Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả phần nào khi người lao động bị tai nạn lao động làm mất hoặc giảm thu nhập, khoản trợ cấp này từ Bảo hiểm xã hội đôi khi là rất nhỏ, đặc biệt là so với mức trách nhiệm lẽ ra phải phát sinh nếu rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lỗi của chủ sử SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dụng lao động. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động và gia đình họ nhất là những người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội. Vì thế trong thực tế, luật pháp thường yêu cầu chủ sử dụng lao động phải bồi thường thêm cho người lao động về những thiệt hại, tính mạng, sức khỏe của họ do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp gây ra xuất phát từ lỗi của chủ sử dụng lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động đã được triển khai ở nhiều nước. Hiện nay, ở một số quốc gia chỉ chấp nhận một trong hai hình thức: bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động hoặc chế độ Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, nhưng cũng có những quốc gia cũng tồn tại cả hai hình thức này. 2. Những nội dung cơ bản 2.1. Khái niệm Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là một thỏa thuận, qua đó chủ sử dụng lao động cam kết trả cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cam kết sẽ bồi thường một khoản tiền khi phát sinh trách nhiệm dân sự của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự, vì thế, nó mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự như: - Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng; Khác với các loại hình bảo hiểm khác, đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động nói riêng và của bảo hiểm trách nhiệm nói chung là phần trách nhiệm phát sinh của người tham gia bảo hiểm đối với người khác, và nó chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện: Bên thứ ba ( người lao động ) phải có thiệt hại thực tế; Phải có hành vi trái pháp luật của người tham gia bảo hiểm ( chủ sử dụng lao động ); có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của bên thứ ba và hành vi trái pháp luật nói trên. - Trách nhiệm phát sinh được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế của người thứ ba và mức độ lỗi của người mua bảo hiểm; Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn toàn do sự phán xử của tòa án. Và trách nhiệm pháp lý của người tham gia bảo hiểm thông thường được tính dựa trên mức độ lỗi của từng bên. Tuy SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 7 [...]... người được bảo hiểm mà còn phụ thuộc vào phía công ty bảo hiểm mà cụ thể là công ty bảo hiểm luôn đặt ra hạn mức trách nhiệm Với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động cũng vậy, số tiền bảo hiểm chính là trách nhiệm bồi thường thay cho chủ doanh nghiệp mà công ty bảo hiểm chi trả cho người lao động khi không may gặp phải tại nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp thuộc... Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên, phí bảo hiểm được xác định không chỉ dựa trên 2 yếu tố giới hạn trách nhiệm và giới hạn chi phí mà còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng lao động Ta có bảng tỷ lệ phí bảo hiểm theo thời hạn sử dụng lao động như sau: Bảng 1.4 Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo thời gian sử dụng lao động tại công ty bảo hiểm. .. đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động còn có những đặc điểm đặc trưng sau: Trong thời hạn hợp đồng, công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi người lao động bị thiệt hại và yêu cầu người chủ sử dụng lao động bồi thường Hợp đồng bảo hiểm này chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người chủ sử dụng lao động. .. nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động dẫn đến thương tật hoặc tử vong Trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động là trách nhiệm bồi thường cho những hậu quả bằng tiền theo quy định của Luật lao động hoặc phán quyết của tòa Thông thường, để khiếu nại trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, người ta thường... ngàn người tham gia bảo hiểm nhân thọ tại Bảo Việt Phú Thọ với doanh thu trên 11 tỷ đồng Càng ngày xã hội càng phát triển, nhu cầu của người dân về bảo hiểm cũng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Vì thế, Bảo Việt Phú Thọ đã tách ra thành hai công ty là: Bảo Việt nhân thọ Phú Thọ chuyên thực hiện các nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và Bảo Việt Phú Thọ chuyên triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân. .. đó, số tiền bảo hiểm còn là cơ sở để xác định mức phí mà người tham gia bảo hiểm phải đóng Số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm càng cao thì mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm càng lớn 2.4.2 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động phải nộp cho công ty bảo hiểm bao gồm hai phần chính là: Phí thuần và phụ phí Phí thuần: Phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động về cơ bản... ít người đồng tình Nhưng trên thực tế vẫn có một số công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm không giới hạn đối với một số nghiệp vụ mà khả năng tổn thất lớn ít xảy ra 2.2 Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm. .. hoạt động Giới hạn trách nhiệm cho một người lao động Phạm vi bảo hiểm Rủi ro loại trừ Phí bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm Ngày ký kết hợp đồng Chữ ký của các bên SV: Bùi Phương Thảo Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2005-2009... triển của các ngành Công - Nông - Lâm nghiệp và dịch vụ tạo ra rất nhiều cơ hội để Bảo Việt Phú Thọ phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm như: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa, Bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu và thân tàu, Bảo hiểm rủi ro xây dựng, Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt, Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng, Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, ... tiền bảo hiểm mà người sử dụng lao động đã chọn Còn trong trường hợp do lỗi của người lao động thì công ty bảo hiểm bồi thường ít nhất là 12 tháng lương nhưng không vượt quá 50% số tiền bảo hiểm mà người chủ sử dụng lao động đã chọn Ví dụ: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm cho 1 công nhân B với mức trách nhiệm theo mục này là 5000 USD ( mức lương của công nhân B là 100 USD/ tháng ) Khi công nhân . về Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động tại Công. nghiệp Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động khi có tai nạn lao. thực tập tốt nghiệp - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động. - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu. - Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. - Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm Ngoài

Ngày đăng: 25/06/2015, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan