Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

93 499 0
Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong bài này hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày tháng năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Yến 1 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân tập thể. Tôi xin có lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Th.S Ngô Minh Hải, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ UBND xã, Chủ nhiệm HTX Nông Nghiệp xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và những hộ nông dân trên địa bàn xã Mỹ Hương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Yến 2 2 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài được nghiên cứu với bốn mục tiêu cụ thể là: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp. (2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (4) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của khoai tây tại địa bàn xã. Để làm rõ hơn các nội dung trong phần kết quả nghiên cứu, trong phần cơ sở lý luận chúng tôi đã làm rõ các vấn đề: khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất, giới thiệu về cây khoai tây, đặc điểm sinh thái của cây khoai tây, vai trò, nội dung của phát triển sản xuất khoai tây, các tác nhân tham gia và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây. Trong phần cơ sở thực tiễn chúng tôi tiến hành tìm hiểu nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất khoai tây trên thế giới, Châu Âu, Châu Á và một số chính sách phát triển khoai tây ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu 60 hộ nông dân, chọn mẫu hộ mang tính đại diện: 20 hộ quy mô lớn (> 3 sào), 30 hộ quy mô trung bình (2-3 sào), 10 hộ quy mô nhỏ (< 2 sào). Phương pháp được sử dụng trong đề tài: thu thập nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh. Đồng thời chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất, chỉ tiêu phản ánh kết 3 3 quả, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, chỉ tiêu phản ánh tiêu thụ tại địa bàn xã Mỹ Hương. Qua điều tra thấy rằng tuổi trung bình của chủ hộ là 46,27 tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ trung bình là có trình độ cấp 2, không có chủ nào là không biết chữ. Trong ba năm qua (2012-2014), tổng diện tích trồng khoai tây trên địa bàn xã có xu hướng tăng năm 2012 tổng diện tích trồng khoai tây là 19,5 ha tăng lên 22,45 ha năm 2014 tốc độ phát triển bình quân đạt 107,34%. Tuy nhiên không chỉ có diện tích mà cả sản lượng và năng suất đều tăng, sản lượng năm 2012 đạt 3505,5 tấn tăng lên 364,62 tấn vào năm 2014. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế: giá thành nông sản chưa ổn định, chưa liên hệ được với nhiều doanh nghiệp. Kết quả sản xuất khoai tây tại các hộ là khá cao: đối với quy mô lớn bình quân 1 ha sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5600 nghìn đồng, chi phí trung gian bình quân là 1296,4 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4303,6 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân là 4153,6 nghìn đồng. Đối với quy mô trung bình bình quân 1 sào sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5480 nghìn đồng, chi phí trung gian bình quân là 1220,4 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4259,6 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân là 4109,6 nghìn đồng. Đối với quy mô nhỏ bình quân 1 sào sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5424 nghìn đồng, chi phí trung gian bình quân là 1165,3 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4258,7 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp bình quân là 4258,7 nghìn đồng. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất cây khoai tây tại xã Mỹ Hương. • Giải pháp về khoa học kỹ thuật • Giải pháp về tiêu thụ • Giải pháp về nâng cao năng suất khoai tây • Giải pháp về công tác bảo quản 4 4 Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên cần sự nỗ lực của của các hộ trồng khoai tây với các cấp chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông. Chúng tôi có một số kiến nghị: Đối với cơ quan Nhà nước: tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất giống không đạt tiêu chuẩn quy định, hỗ trợ tín dụng khuyến nông, xây dựng thương hiệu tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các nhà khoa học đầu tư vào nhân giống, chọn lọc, lai tạo giống. Đối với địa phương: hỗ trợ vốn cho những hộ nông dân còn khó khăn, tạo điều kiện cho người dân mua chịu giống. Nâng cao vai trò của cán bộ khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cho khoai tây một cách thường xuyên. Đối với người dân: tích cực, chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăm sóc khoai tây, kiến thức về thị trường. 5 5 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ 6 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. PTSX : Phát triển sản xuất 2. BVTV : Bảo vệ thực vật 3. CIP : Trung tâm Khoai tây Quốc tế 4. TBKT : Tiến bộ kỹ thuật 5. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 6. LĐ : Lao động 7. TB : Trung bình 8. HTX : Hợp tác xã 9. CN : Công nghiệp 10. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp 11. XD : Xây dựng 12. UBND : Ủy ban nhân dân 13. QML : Quy mô lớn 14. QMTB : Quy mô trung bình 15. QMN : Quy mô nhỏ 7 7 8 8 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành bốn mùa rõ rệt rất thích hợp cho cây lương thực. Lương thực giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Trên 75% năng lượng hàng ngày của cơ thể là do lương thực cung cấp. Khoai tây chính là một trong những loại lương thực quan trọng và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây (1890). ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_t%C3%A2y). Cây khoai tây là một trong những loại cây trồng quen thuộc với diện tích 22,45 ha tương đương với sản lượng là 364,62 tấn năm 2014 của xã Mỹ Hương, có vai trò kinh tế quan trọng trong sản xuất của người dân, sản xuất cây khoai cây trong vụ đông có vai trò quan trọng trong luân canh cây trồng, qua đó người nông dân còn tận dụng được nguồn đất đai, phân bón từ hoạt động chăn nuôi và nguồn lao động nhàn rỗi, mặt khác sản xuất khoai tây trong vụ đông có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giảm lượng phân bón. Ngoài ra sản xuất khoai tây còn cung cấp lương thực thực phẩm, tạo thu nhập cho người dân, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Huyện Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi sông Thái Bình, địa hình khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Thái Bình. Xã Mỹ Hương là một trong những xã của huyện Lương Tài được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của xã là 450,28 ha, đất chưa sử dụng của xã là 5 ha. Do đó, việc tăng sản lượng bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện tích là điều không thể, thay vào đó là việc xem xét đến các yếu tố đầu tư thâm 9 9 canh cũng như các chính sách để phát triển sản xuất như đầu tư về giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển vào sản xuất. Khoai tây là cây trồng chủ lực, chiếm 60% diện tích cây vụ đông của xã. Vụ đông năm 2014 năng suất trung bình đạt 7 tạ/sào, giá bán thời điểm đó ở mức 10.000 - 12.000 đồng/kg. Khoai tây là loại cây trồng phù hợp đất đai, điều kiện và kỹ thuật thâm canh của nông dân, mặt khác cũng là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. Hiệu quả trồng khoai tây vụ đông đã có tác động lớn trong phát triển sản xuất, kinh doanh của nông dân. Trong những năm gần đây, cây khoai tây trên địa bàn có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều, bên cạnh chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thì còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón dẫn đến năng suất và sản lượng của nó vẫn còn thấp, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân không cao… Do đó việc đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất cây khoai tây có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây trên địa bàn. Dựa vào nguồn lợi tự nhiên đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của xã và để trả lời cho câu hỏi thực trạng sản xuất khoai tây diễn ra như thế nào? Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây trong giai đoạn hiện nay? Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và phát triển sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp. 10 10 [...]...- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuât khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... sản xuất khoai tây nói chung Nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung • Tập trung nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật • Tổ chức quản lý trong sản xuất khoai tây với chủ thể là các hộ sản xuất khoai tây • Những đối tượng tham gia bảo quản, tiêu thụ khoai. .. ảnh hưởng đến các hoạt động sau này Vậy phát triển sản xuất là sự tăng trưởng trong sản xuất về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định là sự tăng hiệu quả sản xuất so với các hoạt động sản xuất trước đó sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa (Phạm Đăng Tiến, 2011) 2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất + Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất. .. trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 2.1.6 Các tác nhân tham gia trong phát triển sản xuất khoai tây - Nông dân: Là đối tượng chính hiện nay sản xuất và cung cấp khoai tây làm lương thực và cho tiêu dùng chế biến Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Vì vậy, vai trò của nông dân trong... bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ 12 12 phục vụ đời sống con người.( PGS, TS Nguyễn Văn Thông (Tổng chủ biên) 2010) 2.1.1.2 Phát triển sản xuất Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối... khác cũng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71°vĩ tuyến Bắc đến 40° vĩ tuyến Nam Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha Khoai tây là loại cây lương thực quan... việc vay vốn sản xuất Chính sách đầu tư: Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp cho hộ nông dân thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển vật tư sản phẩm, trong việc tưới tiêu nước, thu hút các nông hộ mở rộng diện tích trồng khoai; đầu tư cho nghiên cứu, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu Đây thuộc chính sách vĩ mô giúp các nông hộ có các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, với các loại giống... đến phát triển sản xuất cũng có quyết định đến quá trình phát triển sản xuất 2.1.2 Giới thiệu về cây khoai tây Khoai tây (Solanum tuberosum) của họ Solanaceae (họ cà dược) là một trong những loại rau củ được sử dụng rộng rãi nhất ở vùng khí hậu ôn đới phương Tây Cây khoai tây xuất hiện trên trái đất trong khoảng 500 năm trước công nguyên Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha là những người mang khoai tây. .. cho nông thôn + Phát triển nguồn nhân lực - Nhà khoa học Trong PTSX cây khoai tây các nhà khoa học đã giúp đưa những tiến bộ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học trong lai tạo giống khoai tây, nhằm tạo ra sự đột phá mới về năng suất và chất lượng, chống chịu được sâu bệnh và thời tiết (Phạm Đăng Tiến, 2011) 2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây Giống: các nước trồng khoai tây. .. khoai tây trên địa bàn xã - Phạm vi không gian • Đề tài được thực hiện tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi thời gian • Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015 • Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các thông tin qua 3 năm từ 2012-2014 11 11 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Về sản xuất Sản xuất . trạng phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã. đến phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (4) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài,. về phát triển sản xuất nông nghiệp. (2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

  • PHẦN II

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

  • PHẦN III

  • ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

  • NGHIÊN CÚU

  • PHẦN IV

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • PHẦN V

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan