Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

106 457 0
Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Năng Huân i LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo thuộc khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND phường Cự Khối, các tổ chức đoàn thể, các hộ nông dân phường Cự Khối đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và thời gian thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Người cảm ơn Nguyễn Năng Huân ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DVNN Dịch vụ nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kĩ thuật KTXH Kinh tế xã hội NN Nông nghiệp SL Số lượng SX Sản xuất UBND Ủy ban nhân dân VTNN Vật tư nông nghiệp iii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội” là đánh giá cơ hội tham gia thị trường và khả năng tham gia thị trường của hộ nông dân, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường năng lực tham gia thị trường cho hộ nông dân trong phường. Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Làm rõ đặc điểm tham gia và các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường của hộ nông dân; đánh giá thực trạng về năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tham gia thị trường cho các hộ nông dân trên trên địa bàn phường. Đề tài được thực hiện tại phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Với đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Cụ thể tập trung vào thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản và năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân. Các mục tiêu trên đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài: Về lý luận: Đề tài đã làm rõ khái niệm, đặc điểm tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân; về thực tiễn: Đề tài tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm tham gia thị trường của người dân ở các nước có điều kiện gần với nước ta là Indonesia. Tại Việt Nam nghiên cứu vấn đề: Lồng ghép các chương trình, tăng tính thị trường, tăng tính đa dạng hóa và thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp, đa dạng sự tham gia, tăng cường các yếu tố hợp tác. Với các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp iv phân tích gồm phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm, phương pháp phân tích SWOT. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có một số nét nổi bật: Các hộ nông dân phường Cự Khối sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những nông sản chính của họ bao gồm sản phẩm của ngành trồng trọt là ổi, táo, nhãn, rau…và chăn nuôi là gia cầm, lợn, bò. Ngoài ổi, táo và nhãn, những loại nông sản khác chủ yếu được sản xuất trên quy mô nhỏ, lẻ; một gia đình thường sản xuất nhiều lại nông sản dẫn đến không chuyên, chất lượng nông sản không cao. Hầu hết số lượng hàng hóa nông sản làm ra để bán đem lại thu nhập chính cho hộ gia đình. Về khả năng tìm kiếm thông tin, người nông dân trong phường đã chủ động tìm kiếm thông tin từ hộ khác, trên tivi, internet, báo, tạp chí. Loa truyền thanh và ti vi là nguồn thông tin rất hữu ích. Tuy nhiên, thông tin nhận được còn quá ít, chưa cụ thể, chưa chi tiết. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của phường đã tương đối phát triển, người dân được tự do tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên năng lực tham gia thị trường của hộ nông dân vẫn chưa cao. Hộ nông dân có khả năng bán tất cả những sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra, đặc biệt với ổi, táo và nhãn với khối lượng và chất lượng cung cấp ra thị trường cao nhất, tuy nhiên họ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái thu mua nông sản của hộ nên tình trạng ép giá vẫn thường xuyên xảy ra. Giao thông và phương tiện vận chuyển là một khó khăn lớn khi hộ sản xuất muốn mở rộng thị trường tiêu thụ. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân bao gôm các yếu tố khác quan là kênh thông tin hộ nhận được, khoảng cách đến thị trường tiêu thụ, những chính sách, chủ trương hỗ trợ của địa phương, của Nhà nước. Qua đó có thể thấy, người nông dân với năng lực hạn chế rất khó cạnh tranh được, họ thường gặp những bất lợi lớn khi tham gia vào các thị trường. v Chính vì vậy, giải pháp quan trọng nhất để nâng cao sức mạnh cho người nông dân khi tham gia vào các thị trường hiệu quả nhằm phục vụ cho phát triển sinh kế của họ là chủ động học hỏi, tìm kiếm năng cao kỹ năng và kiến thức, hình thành và phát triển các tổ hợp tác, hội cùng ngành nghề, hội tương trợ tạo nên sức mạnh tập thể nhằm hạn chế các điểm yếu mà khi tồn tại độc lập các hộ gặp phải. vi MỤC LỤC 2.1.1.2 Phân loại thị trường 6 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm thị trường nông sản 7 2.1.2.1 Khái niệm thị trường nông sản 7 2.1.2.2 Đặc điểm thị trường nông sản 8 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của phường qua 3 năm (2012 – 2014) 30 3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động 31 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.2.1 Lý do chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra 37 Bảng 4.8: Thời điểm bán nông sản của các hộ điều tra 54 Bảng 4.9: Chênh lệch giá nông sản giữa các hộ điều tra 55 Bảng 4.10: Quyết định với việc đem nông sản đi nơi khác bán 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 81 PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN 81 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của phường qua 3 năm (2012 – 2014) Error: Reference source not found Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của phường qua 3 năm (2012 – 2014) Error: Reference source not found Bảng 3.3: Kết quả phát triển kinh tế của phường qua 3 năm (2012 – 2014) Error: Reference source not found Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông sản của các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ bán nông sản Error: Reference source not found Bảng 4.3: Phương tiện nghe nhìn của các hộError: Reference source not found Bảng 4.4: Nguồn tiếp nhận thông tin của các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.5: Hiểu biết về thông tin thị trường của các hộError: Reference source not found Bảng 4.6: Nguyên nhân không tiếp cận thông tin của nông hộError: Reference source not found Bảng 4.7: Kênh tiêu thụ nông sản của các hộ điều tra. Error: Reference source not found Bảng 4.8: Thời điểm bán nông sản của các hộ điều traError: Reference source not found Bảng 4.9: Chênh lệch giá nông sản giữa các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.10: Quyết định với việc đem nông sản đi nơi khác bán Error: Reference source not found Bảng 4.11: Những khó khăn trong việc tham gia thị trường Error: Reference source not found viii Bảng 4.12: Ma trận SWOT, phân tích năng lực tham gia thị trường Error: Reference source not found Bảng 4.13: Những yếu tố ảnh hưởng khi tham gia thị trường nông sản Error: Reference source not found Bảng 4.14: Số hộ nông dân vay vốn Error: Reference source not found Bảng 4.15: Mức độ trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức kinh tế thị trường của các hộ phân theo 68 Bảng 4.16: Cơ cấu giới tính chủ hộ chia theo quy mô sản xuất Error: Reference source not found Bảng 4.17: Lý do hộ không tự vận chuyển nông sản đến tiêu thụ tại địa phương khác Error: Reference source not found ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Nguồn tiếp nhận thông tin của các hộ Error: Reference source not found Biểu đồ 4.2: Nguyên nhân không tiếp cận thông tin của nông hộ Error: Reference source not found Biểu đồ 4.3: So sánh cơ cấu giới tính chủ hộ phân theo quy mô sản xuất Error: Reference source not found x [...]... thực tiễn năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội - Cụ thể tập trung vào thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản và năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về nội dung Đánh gia mức độ tham gia của các hộ nông dân vào thị trường nông sản, những... năng lực tham gia thị trường cho hộ nông dân là biện pháp quan trọng để thực hiện được điều đó Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh gia năng lực tham gia thị trường. .. trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên – Hà Nội, từ đó đề xuất một số gia i pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tham gia thị trường của các nông hộ tại địa phương 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân - Đánh gia về thực trạng năng lực tham gia. .. khốc liệt của nền kinh tế thị trường đẩy người nông dân rơi vào tình thế bất lợi Do đó, nâng cao năng lực tham gia thị trường cho nông dân là một trong những phương thức đảm bảo cho họ cũng được lợi từ sự tăng trưởng rất nhanh chóng này 1 Cự Khối là một phường nông nghiệp thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội, đất đai được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng Phường có... lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân trên địa bàn phường và phân tích những yếu tố ảnh hưởng - Đề xuất một số gia i pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tham gia thị trường, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân tại địa phương 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu cơ sở... những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tham gia thị trường nông sản của hộ nông dân Từ đó phân tích tình hình, đưa ra các gia i pháp nâng cao mức độ tham gia để phát triển kinh tế cho các nông hộ 3 1.3.2.2 Phạm vi về không gian - Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 1.3.2.3 Phạm vi về thời gian - Thời gian thực hiện đề tài: Đề... sống * Khái niệm năng lực tham gia thị trường nông sản Năng lực tham gia thị trường nông sản là khả năng thực hiện các hoạt động, hành vi, vai trò nhất định của người nông dân nhằm tiến hành trao đổi thành công hàng hóa nông sản trên thị trường Năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân bao gồm: - Khả năng gia nhập thị trường: Việc gia nhập và rời khỏi thị trường của người nông dân có những thuận... năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân ở Cự Khối? Những mong muốn của người nông dân trong việc tham gia thị trường? Làm thế nào để giúp người nông dân có thể tham gia thị trường đó tốt hơn? Việc nâng cao năng lực tham gia thị trường cho hộ nông dân còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển sinh kế và CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn vì tham gia vào thị trường sẽ tạo điều kiện để phát... sự phát triển theo hướng đồng bộ hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, tín dụng nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Indonesia đang hướng tới tạo lập những tiền đề để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, tiên tiến, hiện đại 2.2.2 Khái quát năng lực tham gia thị trường nông sản của nông dân Việt Nam Nông dân là những người bất lợi nhất trong xã... cuộc sống cho chính gia đình họ và tăng trưởng kinh tế của đất nước 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1 Kinh nghiệm của những nước phát triển về việc nâng cao năng lực tham gia thị trường nông sản cho nông dân Nghiên cứu về năng lực tham gia thị trường của hộ nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề này là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế hộ nông dân của các nước trên . tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là đánh giá cơ hội tham gia. cứu năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội . 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh gia năng. cứu - Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Cụ

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1.2 Phân loại thị trường

  • 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm thị trường nông sản

  • 2.1.2.1 Khái niệm thị trường nông sản

  • 2.1.2.2 Đặc điểm thị trường nông sản

  • Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của phường qua 3 năm (2012 – 2014)

  • 3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động

  • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.2.1 Lý do chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra

  • Bảng 4.8: Thời điểm bán nông sản của các hộ điều tra

  • Bảng 4.9: Chênh lệch giá nông sản giữa các hộ điều tra

  • Bảng 4.10: Quyết định với việc đem nông sản đi nơi khác bán

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan