Tiểu luận tâm lý học lãnh đạo

21 6.9K 86
Tiểu luận tâm lý học lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với trọng trách thay mặt nhân dân điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ xây dựng đất nước. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là những người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị cao. Đặc biệt phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào. Uy tín là một vấn đề trung tâm, một phạm trù cơ bản và quan trọng của tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Trong lịch sử xã hội loài người, uy tín xuất hiện và phát huy tác dụng cùng với mối quan hệ giữa con người với con người, giữa lãnh đạo, quản lý, người cầm quyền, với người bị lãnh đạo, quản lý, người dưới quyền. Uy tín được xem xét và đánh giá như một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, uy tín trở thành một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo, quản lý. Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thể lãnh đạo, quản lý có hiệu quả. Hiện nay tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”[4, tr.174]. Việc củng cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành trở thành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ bức thiết không chỉ đối với tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của chính mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý. 1 Vì vậy, việc nghiên cứu về người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ bản chất của uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, các điều kiện và biện pháp cần thiết để gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay là một yêu cầu cấp bách trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phần thứ nhất Quan niệm về uy tín và những yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo, quản lý. * Quan niệm về uy tín Uy tín là vấn đề xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Tâm lý học nghiên cứu uy tín người lãnh đạo, quản lý với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội, một loại quan hệ đặc thù của con người. Thuật ngữ “Uy tín” được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: có nguồn ngốc từ tiếng La tinh Autortas – nghĩa là ảnh hưởng, quyền uy và sự thừa nhận… Uy tín là một hiện tượng xã hội đặc biệt, phản ánh mối quan hệ của con người. Uy tín là sự kết hợp cả uy và tín. Là quyền uy của chủ thể và sự tín nhiệm của khách thể. Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sự thừa nhận, tín nhiệm họ. Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận, tín nhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí. Đó được gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất không pha sự miễn cưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín. 2 Uy tín là một vấn đề phức tạp, còn nhiều bàn luận. Thông qua các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tương Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về uy tín, càng thấy rõ hơn vai trò của uy tín trong việc xây dựng và quản lý xã hội. Ph. Ăngghen viết: “chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một uy quyền nhất định, không kể uy quyền đó được tạo dựng bằng cách nào, và mặt khác một sự phùng tùng nhất định đều là những điều kiện trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta.”[1, tr.421] Ph. Ăngghen giải thích rõ thêm: “Quyền uy nói ở đây là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu” [1, tr.418]. Mặt khác, “quyền uy nhất định lấy sự phục tùng làm tiền đề”. Uy quyền phải được xác lập trên cơ sở của sự phục tùng và làm theo, phải được mọi người thừa nhận, kính phục và làm theo, thậm chí đến mức tự nguyện. Chúng ta thấy, uy tín bao giờ cũng thuộc về một chủ thể nhất định. Đó có thể là một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức nào đó. Chính chủ thể quyết định uy tín của họ; quyết định về mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng tác động, về sức cảm hóa, thuyết phục người khác. Uy tín của một cán bộ lãnh đạo, quản lý không đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủ quan của họ, mà nó còn gồm cả sự tín nhiệm của quần chúng. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý do bản thân của họ quyết định, nhưng không đồng nhất với uy quyền, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm… Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, người rất coi trọng, quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là uy tín của người cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ có uy tín sẽ được nhân dân yêu mến, quý trọng và hết lòng giúp đỡ, do đó làm việc gì cũng thuận lợi, thành công. Uy tín của người cán bộ còn là lòng tin của quần chúng đối với phẩm chất, năng lực 3 và các giá trị xã hội của nhân cách người cán bộ đó. Người cán bộ có uy tín là người nói phải đi đôi với làm, biết giữ lời hứa, nói tốt phải làm tốt. Bởi vì lời nói, việc làm phản ánh cô đọng nhất toàn bộ những phẩm chất nhân cách người cán bộ. Chính những phẩm chất này mới có khả năng thu hút, lôi cuốn mọi người và mới tạo được lòng tin với quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, uy tín của người cán bộ không phải tự nhiên có được, nó được hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộc vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, năng lực và khả năng thu phục nhân tâm, xây dựng lòng tin với quần chúng nhân dân của người cán bộ lãnh đạo. Trong mọi hoạt động, người cán bộ phải có đủ đức, đủ tài, phải vừa hồng, vừa chuyên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, được quần chúng tin yêu. Chính những mặt đó đã tạo nên uy tín của người cán bộ đối với quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là cái gốc của người cán bộ. Theo quan niệm của Người, đạo đức cách mạng được biểu hiện ở những nội dung sau: Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm Mác-xít, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Yêu nước nồng nàn, trung thành với sự nghiệp của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân và quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, phải biết đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích cá nhân lại sau, đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng ở người cán bộ Đạo đức cách mạng thể hiện ở tinh thần đoàn kết, kỷ luật nghiêm. Đây là các yếu tố quan trọng giúp người cán bộ có thể tập hợp được năng lực quần chúng tạo thành sức mạnh to lớn. Người luôn phê phán chủ nghĩa cá nhân, tư duy vô kỷ luật. Chủ nghĩa cá nhân dễ đưa người cán bộ đến chỗ tự cao, tự đại, cho mình những đặc quyền, đặc lợi,…làm cho người cán bộ dễ tha hoá về đạo đức, lối sống. Người yêu cầu người cán bộ phải hết sức, hết lòng phục vụ nhân dân, kính trọng quyền làm chủ của nhân dân, người cán bộ phải thật thà, ngay thẳng, không dấu dốt, dấu khuyết điểm, phải: Luôn chăm lo đến đời sống quần 4 chúng, phải chí công vô tư và có tinh thần lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó là đạo đức của người cộng sản. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng chỉ có “Đức” thì chưa đủ, muốn hoàn thành nhiệm vụ, có uy tín cao với quần chúng ngoài phẩm chất đạo đức người cán bộ cần phải có cả “Tài” nữa. Tài của người cán bộ được biểu hiện ở trình độ lí luận, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn với chuyên môn nghề nghiệp mà người cán bộ đang đảm nhiệm. Trình độ lí luận ở người cán bộ cách mạng thể hiện ở trình độ nhận thức và hiểu biết sâu sắc những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, những kinh nghiệm đã được đúc rút, khái quát trong hoạt động thực tiễn. Trình độ lí luận ở người cách mạng quan trọng nhất là sự hiểu biết sâu sắc lí luận Chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính chủ nghĩa Mác - Lê nin đã trang bị cho người cán bộ thế giới quan Mác xít, phương pháp luận khoa học. Lí luận phải đi đôi với thực tiễn, nói phải đi đôi với làm. Nếu coi thường lí luận người cán bộ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, còn nếu coi thường thực tiễn thì lại là lí luận suông. “Tài”của người cán bộ không những biểu hiện ở trình độ lí luận, mà còn biểu hiện ở năng lực hoạt động thực tiễn gắn với chuyên môn nghiệp vụ mà họ đang đảm nhiệm. Thể hiện ở trình độ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong các quá trình xử lý, giải quyết các tình huống thực tế. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ. Tài trí, năng lực của người cán bộ còn thể hiện ở trình độ chỉ huy, lãnh đạo, quản lý, giáo dục đơn vị, ở khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, ở trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực hoạt động nhưng phải sâu sắc về chuyên môn nghề nghiệp, ở khả năng tổ chức quản lí cũng như nghệ thuật giáo dục, hướng dẫn hoạt động, thuyết phục cảm hoá quần chúng. Uy tín của người cán bộ, dù ở cương vị nào, cao hay thấp cũng đều được xây dựng trên cơ sở hai yếu tố cơ bản, quan trọng đó là “ Đức” và “Tài”(đạo đức 5 cách mạng và năng lực chuyên môn nghề nghiệp). Tuy nhiên, để có được uy tín cao với quần chúng xung quanh theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cần phải có một số phẩm chất tâm lý nhân cách cần thiết khác. Đó là phương pháp làm việc, phong cách lãnh đạo, giao tiếp chân thực, tế nhị Các phẩm chất của người cán bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra là những nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể người cán bộ, nó giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến quá trình hình thành, củng cố, nâng cao uy tín của người cán bộ. Thực chất uy tín là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo. Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh mức độ quyền uy của một chủ thể được tín nhiệm và phục tùng. Uy tín còn là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội quyền uy và ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó trong một lĩnh vực nhất định của xã hội. Điều này bắt nguồn từ các quan hệ xã hội và sự đòi hỏi tất yếu của xã hội. * Những yếu tố tạo thành uy tín của người lãnh đạo, quản lý Khi nghiên cứu các yếu tố hợp thành uy tín nói chung và uy tín người lãnh đạo, quản lý nói riêng, cần tránh tình trạng nghiên cứu đơn tuyến, tách rời đối tượng bị lãnh đạo, quản lý và môi trường hoạt động. Đó là sự kết hợp cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Có nhiều yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo, quản lý, trong đó có các yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, người lãnh đạo, quản lý phải có quyền lực, ưu thế do chức vụ được giao, được bổ nhiệm hay bầu cử hợp pháp quy định. Người lãnh đạo, quản lý nào cũng có địa vị, chức danh, chức vụ quyền hạn nhất định. Đây là điều kiện cần thiết để tạo nên uy tín người lãnh đạo, quản lý cũng như vai trò và nhiệm vụ của họ trước tập thể. Đồng thời yếu tố này còn là cơ sở để phân biệt uy tín người lãnh đạo, quản lý với uy tín của những thành viên khác. Yếu tố này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải nắm vững các loại quyền lực cần thiết, thực thi đúng quyền lực để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Quyền lực ở đây 6 được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là quyền lực về chức vụ mà bao gồm tất cả các loại quyền lực, ưu thế cần thiết cho hoạt động lãnh đạo, quản lý. Ở Việt Nam, quyền lực của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ý chí thống nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nó được bảo đảm bằng hệ thống chính trị, pháp luật và cơ chế tổ chức xã hội. Quyền lực ấy được tạo bởi điều kiện khách quan, trước hết là do chế độ sở hữu toàn dân quy định. Nhân dân lao động là người làm chủ đất nước. Họ là người có quyền cao nhất với tư cách là người làm chủ của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Họ có quyền cử ra người đại diện. Đó là đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý thay mặt mình để điều hành, quản lý đất nước. Những người lãnh đạo, quản lý sử dụng những quyền hợp pháp mà Đảng và nhân dân giao phó để phục vụ cho nhân dân lao động. Do đó, uy tín của các tổ chức và người lãnh đạo, quản lý càng quan trọng. Nếu người lãnh đạo, quản lý không có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, không được trao đủ quyền lực và không có khả năng thực thi quyền lực thì chính họ không hoàn thành nhiệm vụ, và chắc chắn đó là nguyên nhân chính làm giảm hoặc mất uy tín. Quyền lực tạo nên uy tín của người lãnh đạo phải là sự thống nhất giữa ưu thế của cá nhân và quền lực chức vụ. Trong thực tế, có người có chức vụ, quyền lực cao nhưng uy tín không cao và ngược lại. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm giữ gìn nâng cao uy tín chức vụ được giao, đồng thời củng cố vững chắc bởi những ưu thế, ảnh hưởng cá nhân, tuyệt đối không được lạm dụng quyền lực để tạo dựng uy tín. Uy tín người lãnh đạo là sự thể hiện cụ thể và gắn chặt với uy tín của tổ chức mà người đó đại diện, trước hết là uy tín của Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể xã hội. Uy tín của Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể xã hội là chỗ dựa vững chắc, là tiền đề tạo dựng uy tín người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, uy tín của người lãnh đạo, quản lý là biểu hiện thực tế và là điều kiện để góp phần nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội. 7 Tóm lại, người lãnh đạo, quản lý phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình về quyền lực được giao phó, về quan hệ giữa uy tín của cá nhân với uy tín của tổ chức Đảng, Nhà nước, của cả dân tộc Việt Nam. Đó chính là yếu tố cần thiết và nhạy cảm nhất có ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, là tiền đề tạo uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, quyền lực cũng là nguyên nhân đầu tiên làm mất uy tín nếu không biết sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Các yếu tố khách quan tạo nên quyền uy của người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có cơ chế quản lý xã hội, sự tác động của công tác tổ chức cán bộ, môi trường xã hội, nhóm và tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các điều kiện hoạt động giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý. Các yếu tố khách quan còn có trình độ nhận thức, tâm trạng, thái độ, lòng tin của tập thể, của xã hội. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng đội ngũ, lựa chọn, giao phó và thực thi quyền lực của người lãnh đạo, quản lý. Trong giao tiếp nếu như chủ thể và đối tượng giao tiếp có những trình độ gần nhau về nhiều mặt như nhận thức, văn hóa, lối sống, nghề nghiệp…thì sự đồng cảm sẽ gần nhau hơn khi đánh giá, xem xét và tín nhiệm. Có liên quan trực tiếp đến uy tín người lãnh đạo, quản lý là cả một thể chế chính trị, xã hội, pháp luật, bộ máy nhà nước. Trong đó, bộ máy tổ chức có vai trò to lớn đối với uy tín người cán bộ. Vì thế trong quá trình giao nhiệm vụ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tạo điều kiện để điều chỉnh kịp thời nhằm củng cố và nâng cao uy tín cho cán bộ. Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực tương xứng với chức vụ, quyền lực được giao, phải có nhân cách mẫu mực, hoàn thiện để thực thi quyền lực. Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì uy tín người lãnh đạo, quản lý phụ thuộc vào nhân cách của họ. Đây là một yêu cầu rất cao đối với người lãnh đạo, quản lý. Họ phải có nhân cách hoàn thiện mẫu mực. Nhân cách của họ phải có những đặc trưng phù hợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Nghĩa là phải có phẩm chất năng lực tương xứng với chức vụ, quyền lực được giao để thực thi quyền lực, 8 thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Sự tương xứng này trong thực tế luôn luôn biến động hòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải chú ý điều chỉnh, bổ sung thường xuyên. Biểu hiện rõ nhất là ở năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng chuyên môn. Năng lực tổ chức thực tiễn được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc. Uy tín người lãnh dạo, quản lý phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động của họ đối với tập thể và nhóm, vào năng lực tổ chức điều hành của người lãnh đạo, quản lý. Năng lực này được biểu hiện rất phong phú trong hoạt động thực tiễn như khả năng quyết đoán và sáng tạo, phân tích nhanh chóng, chính xác tình huống xảy ra để quyết định kịp thời. Người lãnh đạo, quản lý không có óc quyết đoán và sáng tạo thì sớm hay muộn cũng đưa tổ chức của mình đến tan rã. Ngược lại khi người lãnh đạo, quản lý có óc quyết đoàn chính xác nhạy bén sẽ làm cho hiệu quả công việc và uy tín của mình tăng lên gấp bội. Nhưng người lãnh đạo, quản lý có tính quyết đoán mà không có năng lực tổ chức thực tiễn thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng không phải là chỉ thị được đề ra, mà là chỉ thị đó được thực thi hay không. Cái khó của người lãnh đạo, quản lý là vừa phải mềm mỏng, vừa phải có lập trường kiên định. Tính linh hoạt mềm mỏng, ý chí mãnh liệt, thái độ kiên quyết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sự phấn đấu bền bỉ, khát vọng vươn lên, mong muốn thành đạt cũng là những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lãnh đạo, quản lý có uy tín. Đồng thời năng lực ấy còn biểu hiện ở chỗ, biết quan tâm đến tập thể, biết đánh giá và phát huy năng lực của từng thành viên trong tập thể, sắp xếp công việc cho phù hợp, có hiệu quả Người lãnh đạo, quản lý phải phát huy hết sở trường, hết khả năng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của từng người và của mình một cách hợp lý, sáng tạo. Một người lãnh đạo bảo thủ, không năng động, sáng tạo trong công việc thì ít có khả năng giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới uy tín của họ. Khả năng chuyên môn là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Khả năng của người lãnh đạo, quản lý phải trội so với khả năng của các 9 thành viên trong tập thể và những người cộng sự. Khả năng chuyên môn này được hiểu với nghĩa tổng hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Ngày nay lãnh đạo, quản lý được xác định như một nghề nghiệp. Vì vậy, khả năng chuyên môn của người lãnh đạo, quản lý còn phải là chuyên môn của nghề lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn bao quát, có kiến thức đầy đủ về những hoạt động chuyên môn và hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình. Nhờ vậy mà những chỉ thị đưa ra mới có giá trị. Người càng có nhiều quyền hạn càng phải chứng tỏ sự vững vàng trong chuyên môn. Năng lực điều hành công việc, tổ chức tiên đoàn và sắp xếp để đưa tập thể giành được kết quả mong muốn là tố chất đặc biệt cần thiết của người lãnh đạo. Thông qua quản lý công việc, chỉ đạo con người mà khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và tác động tâm lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển. Trình độ chuyên môn giỏi người lãnh đạo sẽ biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấp dưới và các thành viên trong tập thể. V.I. Lênin đã chỉ rõ, muốn quản lý phải là người thông thạo chuyên môn, phải hiểu biết một cách đấy đủ và chính xác tất cả những điều kiện sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nền sản xuất đó, theo kịp trình độ hiện đại kỹ thuật đó, phải có một trình độ khoa học nhất định. Chính trình độ chuyên môn giỏi của người quản lý có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với tập thể. Hơn nữa, để có trình độ chuyên môn giỏi thì chủ thể phải không ngừng học tập, đi sâu vào khoa học kỹ thuật và thực tiễn, tránh tình trạng lạc hậu. Từ đó sẽ giúp họ linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống phức tạp, linh hoạt hơn trong tư duy, khi đó hiệu suất công việc cũng sẽ tăng lên. Người lãnh đạo, quản lý không nhất thiết phải am tường tất cả các lĩnh vực, nhưng trong phạm vi chuyên môn của mình họ phải thực sự uyên bác. Ở đây cần lưu ý rằng, dân chủ và sự bình đẳng xã hội là ưu việt cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc và yêu cầu cao với uy tín người lãnh đạo, quản lý. Người bị lãnh đạo, quản lý có hiểu biết, có văn hóa, do đó họ có thể đánh giá được uy tín người lãnh đạo, quản lý nhất là trình độ chuyên môn. Người lãnh đạo, quản lý không thể chỉ dựa vào bằng cấp 10 [...]... hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011 5 Tạp chí tâm lý học, số 1, 1-2006 6 Tâm lý học lãnh đạo, quản lý bộ đội, Nxb QĐND, H 2002 7 Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị - hành chính, H.2013 8 Vũ Dũng, tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, H.2006 9 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề tâm lý trong lĩnh vực quân sự, Nxb QĐND, H 2006 10 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5,... có như thế thì hoạt động của người lãnh đạo, quản lý mới có kết quả thực sự và uy tín của họ mới được thường xuyên củng cố và nâng cao Trong những yêu cầu về nhân cách, phong cách lãnh đạo, quản lý cũng có liên quan đến uy tín người lãnh đạo, quản lý Phong cách người lãnh đạo, quản lý được hình thành và khẳng định từ hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo, quản lý lựa chọn và sử dụng để tác động... lại, người lãnh đạo, quản lý hiện nay cần nắm được những quy luật cơ bản của hoạt động tâm lý con người, nhu cầu, lợi ích và động cơ hành vi của cá nhân và tập thể, bản chất tâm lý xã hội của uy tín, các yêu cầu phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp lãnh đạo, quản lý thì chắc chắn họ có uy tín với tập thể và quần chúng Tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan tạo nên uy tín người lãnh đạo, quản lý ta cần... là sự kết hợp quyền uy của chủ thể lãnh đạo, quản lý và sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện của khách thể bị lãnh đạo, quản lý Phần thứ hai Những biểu hiện của uy tín thực và con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý hiện nay * Những biểu hiện của uy tín thực Thứ nhất, thái độ, khả năng cung cấp và xử lý thông tin Người lãnh đạo, quản lý phải biết nghe và chịu nghe những... cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành trở thành một yêu cầu quan trọng, cấp thiết không chỉ đối với tổ chức mà chính với mỗi cán bộ lãnh đạo Để xây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý, xin được đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, thực hiện lý tưởng của Đảng, phục... cách lãnh đạo, quản lý là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận hành của xã hội, trong đó có cơ chế quản lý Có được phong cách quản lý đúng đắn và thích hợp là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, quản lý vì nó sẽ ảnh hưởng ngay đến uy tín của họ Phong cách lãnh đạo, quản lý là điều kiện và phương tiện quan trọng để đem lại hiệu quả công việc Người ta thường phân loại phong cách lãnh đạo, ... hệ đến đối tượng khách thể bị lãnh đạo, quản lý; có vai trò tiền đề quan trọng; có tính quyết định từ khách thể của hoạt động lãnh đạo, quản lý và cũng là cơ sở, là gốc rễ vững bền để người lãnh đạo, quản lý giữ gìn và củng cố uy tín của mình Để có được phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng cấp dưới, trước hết người lãnh đạo, quản lý phải có tài, đức toàn vẹn,... hiệu trên liên quan đến các yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo, quản lý và cũng là tiêu chuẩn đánh giá uy tín thực chất của cán bộ lãnh đạo, quản lý, là những yêu cầu cần thiết, thường xuyên để gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay * Con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý 16 Gây dựng cho được một uy tín cần thiết đã khó, nhưng... chất năng lực tương xứng của người lãnh đạo, quản lý Khi nghiên cứu uy tín ta còn thấy khát vọng làm lãnh đạo, quản lý cũng là yếu tố quan trọng góp phần củng cố và nâng cao uy tín Để giữ gìn, củng cố và nâng cao uy tín, người lãnh đạo, quản lý còn phải luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình Đây là biện pháp để khôi phục, củng cố và nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý một cách nhanh nhất và có hiệu... những yêu cầu về đạo đức phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong việc tạo dựng uy tín người lãnh đạo, quản lý Nếu những phẩm chất và năng lực của mỗi người lãnh đạo, quản lý được rèn luyện theo tấm gương và những chuẩn mực phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh thì chắc chắn người lãnh đạo, quản lý sẽ tạo dựng được uy tín cần thiết cho mình và càng xứng đáng là người lãnh dạo, quản lý xuất sắc của

Ngày đăng: 24/06/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan