Giáo án Lịch sử 9 bài 24 tình hính nước ta sau cách mạng tháng 8 và hiểu về cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quy

6 2.3K 5
Giáo án Lịch sử 9 bài 24  tình hính nước ta sau cách mạng tháng 8 và hiểu về cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946 ) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Thuận lợi và khó khăn của nước ta trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân Chủ. - Sự lãnh đạo của đảng hồ chí minh đã phát huy thuận lợi.khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền. - Sách lược chống ngoại xâm nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng. 2. Tư Tưởng: - Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin và sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kỹ Năng: - Phân tích nhận định đánh giá tình hình đát nước sau cmt 8 và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. II/ THIẾT BỊ – TÀI LIỆU: III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC 1. Ổn Định Và Tổ Chức: 2. Kiểm Tra Bài Cũ: Ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám? 3. Bài Mới: Giới Thiệu Bài Mới: Sau khi thắng lợi ta xây dựng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Nhóm GV: Cách mạng tháng Tám thành công, chiến tranh I/ Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám: thế giới thứ hai kết thúc, Việt Nam có thêm nhiều điều kiện thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Vậy đó là những thuận lợi và khó khăn nào? Cả lớp chia làm nhóm theo 2 dãy bàn: N1: Những thuận lợi của nước ta sau Cách mạng tháng Tám? N2: Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám? Sau thảo luận gọi đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Phân tích và trình bày  chốt ý ghi bảng. * Hoạt động 2: Cá nhân ?: Việc làm đầu tiên của Chính phủ và nhân dân ta là gì? HS: 08/9/1945 Chính phủ lâm thời tuyên bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước, 06/01/1946 Tổng tuyển cử tự do trong cả nước. GV: Giới thiệu tranh hình 41 /97 SGK. ?: Qua tranh hình em thấy nhân dân Nam Bộ bầu cử chính quyền ở cấp nào? “Trung ương”. GV: Mặc dù kẻ thù tìm mọi cách ngăn cản nhưng nhân dân vẫn quyết tâm đi đến phòng bỏ thăm để thực hiện quyền công dân của mình, bầu những người có tài có đức vào bộ máy nhà nước thậm chí nhân dân Nam Bộ phải đổ máu khi đi bầu cử, 06/01/1946 còn gọi là “Ngày hội của quần chúng”. ?: Kết quả của Tổng tuyển cử như thế nào? GV: Gọi HS đọc chữ in nhỏ trong SGK trang 98. HS: Dựa vào phần đã đọc để trả lời. ?:Sau bầu cử Quốc hội các địa phương đã làm gì? HS: Tiến hành bầu cử HĐND các cấp theo phổ thông đầu phiếu. ?: Tại sao chỉ Trung và Bắc Bộ tiến hành bầu cử mà không có Nam Bộ? HS: Trả lời theo hiểu biết của mình. - Liên hệ thực tế việc bầu cử ở địa phương. - Đương đầu với 3 loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. - Tài chính trống rỗng.  Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. II/ Bước đầu xây dựng chế độ mới: - Ngày 06-1-1946 Tổng tuyển cử tự do trong cả nước. . - Bầu cử HĐND các cấp - Ngày 29-5-1946 Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam thành lập. ?:Để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân Đảng và chính phủ còn làm gì? HS: Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam 29/5/1946. GV: Đưa tranh hình danh sách những thành viên trong Chính phủ mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao . * Hoạt động 3: Cá nhân GV: “Có thực mới vực được đạo” nên diệt giặc đói trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. - Gọi HS đọc đoạn trích “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn… không khỏi đến nỗi chết đói”. Em có nhận xét gì về lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch. HS: Rất cảm động và thiết thực. GV: Phân tích đưa tranh 42/48 sgk. ?:Qua tranh hình cho biết hưởng ứng lời kêu gọi của Người nhân dân cả nước đã làm gì? HS: Lập ra “hũ gạo cứu đói” và thực hiện “ngày đồng tâm”. ?: Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh như thế nào? HS: Dựa vào sgk trả lời, đọc những câu khẩu hiệu hoặc những câu ca dao, tục ngữ nói về việc đẩy mạnh tăng gia sản xuất: “Tấc đất tấc vàng”, “Lấy ngắn nuôi dài”… GV: Phân tích, dẫn câu khẩu hiệu của Hồ Chủ Tịch “ Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”. ?: Kết quả của những việc làm trên? HS: Đầu năm 1946 nạn đói bị đẩy lùi. GV: Tiếp theo diệt giặc dốt cũng diễn ra khẩn trương trong phạm vi cả nước. ?: Hồ Chí Minh đã có những biện pháp gì để diệt giặc dốt? HS: Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ. GV: Người nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Người kêu gọi cả nước tham gia xóa nạn mù chữ, III/ Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính: * Diệt giặc đói: - Lập ra các “hũ gạo cứu đói” và thực hiện “ngày đồng tâm”. - Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. - Đầu 1946 nạn đói bị đẩy lùi. * Diệt giặc dốt: - Ngày 08-9-1945 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ. mười vạn người tự nguyện giảng dạy không có thù lao, 7 vạn lớp học mọc lên ở khắp nơi: đình chùa, nhà máy, bờ đê, các chợ… GV: Giới thiệu tranh hình 43/99 sgk. ?: Qua tranh hình em có nhận xét gì về lớp Bình dân học vụ? HS: Nhận xét: Học ban đêm đủ mọi thành phần, học rất chăm chú. GV: Phân tích, liên hệ thực tế để giáo dục HS về tinh thần hiếu học. ?: Để giải quyết khó khăn về tài chính Đảng và Chính phủ đã chủ trương như thế nào? HS: Xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”. Ngày 23-11-1946 Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. ?: Đến đây ta khẳng định điều gì? HS: Cơ bản đã diệt được 2 loại giặc giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. * Tài chính: - Xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”. - 23-11-1946 Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. 4 / Sơ kết bài học - Khó khăn và thuận lợi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 5/ Hướng dẫn học ở nhà ở: - Tìm hiểu tại sao đảng ta ký hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9. BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂNCHỦ NHÂN DÂN (1945-146 ) . I/ Mục tiêu bài học (như tiết 29) II/ Thiết bị tài liệu (như tiết 29) III/ Phương pháp (như tiết 29) IV/ Tổ chức dạy và học: 1. Ổn Định Và Tổ Chức: 2. Kiểm Tra Bài Cũ: Những khó khăn và thuận lợi của nước ta sau CMT8. 3. Bài Mới: Giới Thiệu Bài Mới: Về chính trị Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta sẽ tìm hiểu những khó khăn đó qua tiết hoc hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY – TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: ?Được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đã làm gì? HS: Dựa vào sgk trả lời. ?: Thử nhớ lại Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta thứ nhất vào thời gian nào? HS: Suy nghĩ trả lời. ?: Quân dân Nam Bộ đã chống trả ntn? Gọi 1 HS đọc phần chữ in nhỏ sgk. ?: Sau đó Pháp tiếp tục chiếm các tỉnh Nam Bộ ra sao? HS: Trả lời theo sgk. ?: Trước tình hình đó Đảng và chính phủ nhân dân ta đã làm gì? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Phân tích tranh hình 44/100 sgk GV: Phân tích, chốt ý. * Hoạt động 2 ?.N1: Tại sao lúc bây giờ ta chấp nhận thương lượng, hòa hoãn với Pháp? ?.N2: Hãy nêu rõ biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và tay sai? GV gọi đại diện từng nhóm trả lời, Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Chốt ý, ghi bảng. * Hoạt động 3: Cá nhân ?: Sau khi chiếm Nam Bộ thực dân Pháp làm gì? HS: Dựa vào sgk trả lời. ?: Pháp và Tưởng đã làm gì? HS: Trả lời theo sgk. GV: Phân tích: Khó khăn đồng thời cũng có lợi cho IV/ Nhân dân Nam bộ khởi nghĩa chống thực dân pháp xâm lược: - Đêm 22 rạng 23-9-1945 Pháp nổ súng vào Sài Gòn, xâm lược nước ta lần thứ hai. - Nhân dân Sài Gòn kiên quyết chống trả. - Hồ Chủ Tịch phát động phong trào cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. V/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: - Thỏa mãn cho chúng 1 số quyền lợi về kinh tế, chính trị. - Kiên quyết chống trả những đòi hỏi quá đáng xâm phạm đến chủ quyền dân tộc. VI/ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946): - Để tránh cuộc đụng độ với nhiều kẻ thù, mượn tay Pháp đuổi Tưởng Chính phủ ta đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. - Sau đó Hồ Chủ Tịch buộc phải ký với Pháp Tạm ước 14-9-1946. ta  Đảng ta đã chủ trương lợi dụng Pháp để đuổi Tưởng. ?: Hồ Chí Minh chủ trương như thế nào? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Gọi 1 HS đọc phần chữ in nhỏ sgk trang 102. ?: Sau Hiệp định Sơ bộ thái độ của Pháp ra sao? Chính phủ ta phải làm gì? HS: Trả lời GV: Tổng kết ý cả bài. 4/ Củng cố: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 nhằm mục đích gì? 5/ Hướng dẫn tự học: a/ Bài vừa học: Như đã củng cố. b/ Bài sắp học: Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 25 *************************************** . BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUY N DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 194 5 – 194 6 ) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Thuận lợi và khó khăn của nước ta trong những năm đầu của nước. hiểu tại sao đảng ta ký hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14 /9. BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUY N DÂNCHỦ NHÂN DÂN ( 194 5-146 ) . I/ Mục tiêu bài học (như tiết 29) II/ Thiết bị tài. sao? Chính phủ ta phải làm gì? HS: Trả lời GV: Tổng kết ý cả bài. 4/ Củng cố: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 194 5. Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3- 194 6 và Tạm ước 14 -9- 194 6

Ngày đăng: 24/06/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan