KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

5 1.3K 24
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ThS. Vũ Ngọc Trì 1. Đặt vấn đề. Bất kì một quá trình giáo dục nào người ta cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Để biết được những biến đổi cụ thể về lượng và chất xảy ra ở mức độ nào ta phải đánh giá hành vi của con người đó thông qua một tình huống cụ thể, đó là việc kiểm tra đánh giá kết quả người học. Việc đánh giá hoặc cho phép ta xác định được mục tiêu đã được đặt ra có phù hợp thực tiễn hay không khi tiến hành quá trình giáo dục hoặc khẳng định việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ không. Để đánh giá kết quả học tập của người học rất nhiều cách kiểm tra đánh giá, có thể dùng các phương pháp sau đây: - Phương pháp quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kĩ năng thực hành và cả một số kĩ năng về nhận thức. - Phương pháp vấn đáp: Có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra - Phương pháp viết tự luận: Cho phép kiểm tra nhiều người học cùng một lúc, thí sinh có điều kiện được suy nghĩ cân nhắc khi trả lời, có thể đánh giá tư duy ở mức độ cao, người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra, - Phương pháp trắc nghiệm khách quan (còn gọi là trắc nghiệm): Thực chất đây là tự luận, thí sinh phải thực hiện trả lời rất nhiều câu hỏi và phải chọn một trong các đáp án cụ thể đã cho trong các tình huống cụ thể. Hiện nay, hai phương pháp đầu rất ít được sử dụng, phương pháp trắc nghiệm tự luận được dùng rất phổ biến, phương pháp trắc nghiệm đang được quan tâm. Việc kiểm tra đánh giá sinh viên cung cấp cho giảng viên những thông tin “liên hệ ngược” giúp người dạy điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình. Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên, tạo điều kiện cho giảng viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực, trình độ của mỗi sinh viên trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ giáo dục phù hợp, qua đó nâng cao chất lượng học tập của lớp. Kiểm tra, đánh giá được tiến hành một cách công phu sẽ cung cấp cho giảng viên không chỉ những thông tin về trình độ mà còn tạo điều kiện cho giảng viên nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. Kiểm tra đánh giá giữ một vai trò rất quan trọng và quyết định đối với chất lượng đào tạo. 2. Vai trò và các yêu cầu cơ bản của kiểm tra, đánh giá: Trong các trường Đại học, Cao đẳng sinh viên là đối tượng, là sản phẩm của quá trình giáo dục, đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục, do đó việc đánh giá sinh viên giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc điều tra đánh giá.Thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giúp giảng viên nhận biết được khả năng giáo dục thực tiễn của mình, biết được phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục phù hợp đối với Sinh viên, đồng thời thông qua đánh giá, sinh viên cũng tự biết được khả năng nhận thức của mình để điều chỉnh, hoàn thiện các hành vi hoạt động nhận thức của mình, nỗ lực phấn đấu hơn nữa để trở thành một con người toàn diện hơn.Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên muốn đem lại hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: - Tính khách quan: Đánh giá kết quả học tập của Sinh viên phải khách quan và chính xác tới mức tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi Sinh viên bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình, ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực khi làm bài như nhìn bài, nhắc bạn, đồng thời phải dựa trên những tiêu chuẩn đã được thiết lập, kết hợp với yêu cầu cao với sự tôn trọng nhân cách của người học. - Tính toàn diện: Kiểm tra, đánh giá không chỉ quan trọng về số lượng mà còn cả về chất lượng, không chỉ về kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ và tư duy. - Tính hệ thống: Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch và có hệ thống. - Tính công khai: Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể tự đánh giá về những hiểu biết các kiến thức kĩ năng dẫ học và vận dụng. 3. Thực tiễn kiểm tra, đánh giá trong những năm qua của trường Đại học Hùng Vương. 3.1 Thực tiễn và những thuận lợi. Trường Đại học Hùng Vương được thành lập đến nay đã hơn 10 năm, thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, có bước phát triển vững chắc và ổn định. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và lãnh đạo nhà trường các khoa, bộ môn đã xây dựng kế hoạch để thực hiện phong trào đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Nhà trường đã tiến hành thực hiện cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá người học theo các quy định của Bộ giáo dục và theo quy chế học chế tín chỉ. Đội ngũ giảng viên ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đã có kinh nghiệm giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng nhiều năm, có chuyên môn vững và có phương pháp giảng dạy tốt. Đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ học hàm, học vị cao và sự nhiệt tình năng động của tuổi trẻ. Cơ sở vật chất như lớp học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phương tiện kỹ thuật dạy học, thư viện, tài liệu học tập, khá đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập. Chất lượng tuyển sinh đầu vào hàng năm đạt chuẩn và nghiêm túc. Đa số sinh viên có động cơ học tập đúng, chăm học, ham hiểu biết và có phương pháp học tập đúng đắn. Vì những lí do trên việc tiếp cận kiểm tra, đánh giá năng lực người học đã và đang tiến hành đạt được kết quả nhất định. Quá trình học là quá trình biến đổi có tính mục đích mà ở đó giảng viên có thể truyền thụ những tri thức, kỹ năng , và quan trọng là tổ chức cho sinh viên thực hiện những hoạt động có tính kế hoạch, trên cơ sở các hoạt động đó giúp cho sinh viên khám phá, trải nghiệm, tương tác, để rồi làm chủ được những tri thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, tạo dựng được hứng thú, niềm tin và trên cơ sở đó là biến đổi chính chủ thể là người học. Dạy học tích cực phải hình thành ở người học năng lực quan sát, thu thập thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày miệng, năng lực tạo ra sản phẩm Tuy nhiên tất cả các năng lực ấy đều phải được thể hiện, phản hồi trong quá trình đánh giá. Nếu nhìn nhận theo góc độ như vậy thì việc đổi mới quá trình kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng, nó sẽ là động lực toàn bộ quá trình dạy học. Hiện nay, nhà trường đã và đang tiến hành kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học và đã có những kết quả nhất định. Việc tạo ra ngân hàng đề thi xây dựng nội dung có tính khoa học và tập thể ở bộ môn nhằm tạo ra kiểm tra đánh giá có tính khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai minh bạch. Các đề thi chủ yếu vẫn là tự luận ngoai ra đã và đang bổ sung các đề trắc nghiệm. 3.2 Những khó khăn cơ bản. - Do trường mới thành lập và sự chuyển giao thế hệ nên có nhiều giảng viên trẻ, tuổi nghề ít chưa có kinh nghiệm thực tiễn, chưa xác định được mục đích của đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra mình đang ở mức độ nào đạt đến mục tiêu bài học, kiến thức, kỹ năng. - Nếu chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, sinh viên chỉ tập trung vào những gì giảng viên ôn tập và ra đề cương tập trung vào trọng tâm môn học, thậm chí những dạng bài tập giảng viên cho trước hoặc tương tự để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của mình và thầy cô. Như vậy, kiểm tra đánh giá đã không còn theo đúng nghĩa của nó. - Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết sự tồn tại, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giảng viên và sinh viên cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. - Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. - Một số ngành giảng viên thiếu phải thỉnh giảng nên sinh viên học tập dồn ép trong thời gian ngắn không có chất lượng, vì vậy việc kiểm tra, đánh giá năng lực người học cũng gặp nhiều khó khăn. - Cuôi cùng là, sau mỗi bài kiểm tra, kỳ thi, giảng viên thường chỉ quan tâm đến điểm ở mức độ nào, tỷ lệ khá giỏi bao nhiêu chứ không phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra, thi và mức độ học tập nhận thức của sinh viên như thế nào để rút kinh nghiệm và có hướng giải quyết các mâu thuẫn. 3.3 Một số giải pháp cụ thể. - Giải pháp cho vấn đề này là tìm mọi cách nâng cao hiểu biết của các cán bộ và giảng viên về mục đích đánh giá tiếp cận năng lực người học. Trước hết phải bắt đầu từ chính trong ý thức của giảng viên và cán bộ quản lí, đây là vấn đề có tính nhạy cảm. Giảng viên phải được tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực người học là thế nào? Chẳng hạn các bài kiểm tra thiết kế thế nào để đánh giá được các năng lực tư duy bậc cao của sinh viên. - Đánh giá là một khoa học, đánh giá đòi hỏi người giảng viên phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Và trong quá trình đánh giá như vậy, bản thân người giảng viên sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá học sinh nói riêng. - Tập trung bồi dưỡng giảng viên các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Từng bước thay đổi thói quen của giảng viên, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh khuôn vào những kiểu bài toán, dạng bài văn “mẫu”, tức chỉ tập trung vào một số kiểu nhất định nhằm đáp ứng các kỳ thi. - giảng viên phải tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho sinh viên tích cực học tập, nỗ lực hơn, giảng viên phải hình thành cho sinh viên khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. - Nếu cần có thể thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá từ vấn đáp, tự luận sang trắc nghiệm. Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá cần có những phân tich nguyên nhân, rút kinh nghiệm, nêu rõ những ưu điểm, tồn tại để người dạy và người học có hướng phấn đấu trong những công việc tiếp theo. 4. Kết luận. - Mỗi cán bộ, giảng viên biết vận dụng phương pháp kiểm tra đánh giá vào từng tiết học, môn học phù hợp giúp cho việc dạy học có hiệu quả. - Sinh viên phải có phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sinh viên phải có khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập. . đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực người học là thế nào? Chẳng hạn các bài kiểm tra thiết kế thế nào để đánh giá được các năng lực tư duy bậc cao của sinh viên. - Đánh giá là. thập thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày miệng, năng lực tạo ra sản phẩm Tuy nhiên tất cả các năng lực ấy đều phải được. dạy và học. - Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. -

Ngày đăng: 24/06/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan