Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở việt nam trong điều kiện hội nhập

38 773 0
Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở việt nam trong điều kiện hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở tạo ra một sân chơi tự do và công bằng. Tháng 122006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó là những tác động tiêu cực do cạnh tranh gây ra , nhất là trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất nội địa Việt Nam còn rất yếu kém. Không riêng gì Việt Nam, đây cũng là bài toán hóc búa đặt ra cho rất nhiều quốc gia. Do vây, tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là GATT đã đi tiên phong trong việc đề ra biện pháp tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có cơ hội điều chỉnh để tồn tại và phát triển, tránh những tồn tại nghiêm trọng khi tham gia vào tự do hoá thương mại. Đó chính là cơ chế tự vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu.Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp tự vệ và có những cách vận dụng khác nhau thì tại Việt Nam, việc áp dụng cơ chế này vẫn là một đề tài mới mẻ. Bởi vậy, để trả lời câu hỏi làm sao Việt Nam có thể áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tự vệ thương mại, em xin được chọn đề tài “Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”

z TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ  ĐỀ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. GIẢNG VIÊN : TH.S NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC HUY LỚP : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHÓA : 49 MÃ SINH VIÊN : CQ491127 HÀ NỘI - 2010 HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở tạo ra một sân chơi tự do và công bằng. Tháng 12/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó là những tác động tiêu cực do cạnh tranh gây ra , nhất là trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất nội địa Việt Nam còn rất yếu kém. Không riêng gì Việt Nam, đây cũng là bài toán hóc búa đặt ra cho rất nhiều quốc gia. Do vây, tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là GATT đã đi tiên phong trong việc đề ra biện pháp tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có cơ hội điều chỉnh để tồn tại và phát triển, tránh những tồn tại nghiêm trọng khi tham gia vào tự do hoá thương mại. Đó chính là cơ chế tự vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp tự vệ và có những cách vận dụng khác nhau thì tại Việt Nam, việc áp dụng cơ chế này vẫn là một đề tài mới mẻ. Bởi vậy, để trả lời câu hỏi làm sao Việt Nam có thể áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tự vệ thương mại, em xin được chọn đề tài “Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập” I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm về tự vệ thương mại Tự vệ thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, các khoản phụ thu hay các biện pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp những hàng hoá này được nhập khẩu một cách quá mức, gây thiệt hại ngiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa. “Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công nghiệp trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như : lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhập khẩu của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng, công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất nội địa. “Ngành công nghiệp trong nước” không chỉ giới hạn ở những hãng sản xuất những mặt hàng giống hệt nhau mà còn mở rộng đối với những mặt hàng tương tự, những hàng hoá có thể thay thế hàng hoá nhập khẩu, cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. 2. Các biện pháp tự vệ thương mại Theo điều XIX và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một quốc gia có quyền lựa chọn 1 trong các biện pháp tự vệ sau: -Tăng mức thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần(biện pháp thuế quan) -Áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch(biện pháp phi thuế quan) 2.1 Biện pháp thuế quan: Đây là biện pháp mà WTO cho phép để bảo hộ thị trường trong nước và chủ yếu dưới dạng tăng thuế nhập khẩu, vì đây là công cụ đảm bảo tính minh bạch và dễ dự đoán, được thực hiện bằng những con số rõ ràng, do vậy người ta có thể thấy được mục đích bảo hộ dành cho 1 ngành sản xuất của mỗi quốc gia. Ngoài ra, do biện pháp thuế quan chỉ làm tăng giá sản phẩm nên cũng không làm cho thương mại bị bóp méo và đảm bảo cho “bàn tay vô hình”của thị trường thực hiện được chức năng của mình. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình hội nhập, các nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải có lịch trình cắt giảm cụ thể. 2.2 Các biện pháp phi thuế quan: Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện(VERs- Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để qua đó ép buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể hiện sự phân biệt đối xử rất rõ. Vì vậy trong hiệp định về các biện pháp tự vệ, WTO đã cấm sử dụng VERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm: a) Hạn ngạch: Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Có 2 loại hạn ngạch: - Hạn ngạch tuyệt đối : là hạn ngạch mà khi áp dụng, nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quá một khối lượng đã qui định thì không được cấp giấy phép nhập khẩu - Hạn ngạch thuế suất thuế quan : là hạn ngạch mà khi áp dụng, nếu khối lượng hàng hoá nhập khẩu không vượt quá mức độ qui định thì sẽ đánh thuế suất thông thường, ngược lại sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánh thuế tăng theo từng phần tăng tương ứng của số lượng hàng hoá NK b) Các công cụ khác: Một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm NK, cấp giấp phép nhập khẩu hay phụ thu đối với hàng NK v v Các biện pháp này thường mang tính chủ quan của nước NK với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa nên WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại và yêu cầu xoá bỏ thay vào đó là các biện pháp hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan 3.Điều kiện chung để áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại theo qui định WTO? WTO trong các văn bản của mình đã đề ra những điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại mà theo đó, một quốc gia chỉ được quyền áp dụng biện pháp này nếu xét thấy đã hội đủ các điều kiện sau 3.1 Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa. Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu dẫn đến áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại được xác định dựa vào một số tiêu chí cụ thể : đó là sự gia tăng một cách tương đối hay tuyệt đối về sản lượng,số lượng hay giá trị của loại hàng hoá đó so với số lượng, khối lượng hay giá trị của hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Mục 1(a) điều XIX hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “sự thay đổi không lường trước - unforeseen development” theo đó sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu phải không lường trước được, nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì để khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra nhượng bộ thuế quan, có thể hay lẽ ra phải dự đoán được sự biến đổi đó. Thực tiễn xét xử các vụ kiện liên quan đến tự vệ thương mại cho thấy sự gia tăng nhập khẩu để dẫn đến quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại phải đáp ứng được các tiêu chí cả về định lượng cũng như định tính. Sự gia tăng này phải vừa mới diễn ra, phải mang tính bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và phải gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. 3.2 Việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng đánh giá những yếu tố kinh tế có liên quan dến tình hình sản xuất của ngành này gồm: - Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm liên quan một cách tuyệt đối hay tương đối - Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu%thị phần trong nước. - Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỉ suất đầu tư - Tác động đến thị trường lao động. Việc điều tra sẽ do một cơ quan chuyên trách ở mỗi quốc gia đảm nhiệm.Tuy nhiên, nếu như xét thấy bất kì một sự trì hoãn nào có thể làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và khó phục hồi, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời mà chỉ dựa vào những dấu hiệu ban đầu cho thấy có thiệt hại nghiêm trọng bắt nguồn từ gia tăng nhập khẩu, không cần đợi kết quả điều tra biện pháp này chỉ kéo dài tối đa 200 ngày và được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất. Khoảng thời gian áp dụng tự vệ tạm thời cũng sẽ được tính vào tổng thời gian áp dụng tự vệ thương mại. Nếu sau này kết quả cho thấy không đủ điều kiện áp dụng tự vệ thương mại thì các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau ngay lập tức khoản thuế gia tăng đã thu được. 3.3 Sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại nói trên. Một quốc gia sẽ không thể áp dụng được các biện pháp tự vệ thương mại nếu như không chứng minh được rằng có tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa lượng nhập khẩu gia tăng đột biến của loại hàng hoá có liên quan với thiệt hại nghiêm trọng gây ra. Việc chứng minh mối quan hệ này có thể dựa trên sự tương quan về thời gian xảy ra việc gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng và thời gian xảy ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố khác không phải là gia tăng nhập khẩu, cùng trong thời gian đó gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại thì không thể suy diễn là thiệt hại đó là do việc hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa là các nhân tố gây thiệt hại cần phải được phân biệt và làm rõ, từ đó tạo nên giới hạn cho việc áp dụng tự vệ thương mại. 4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO 4.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản của WTO. Tự vệ thương mại cũng cần tuân thủ nguyên tắc này; theo đó các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng với mọi sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đối tượng điều tra để áp dụng tự vệ thương mại cũng phải là toàn bộ hàng nhập khẩu chứ không phải hàng hóa từ một nước cụ thể. Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO đưa ra một ngoại lệ yêu cầu:Nước nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chế số lượng thì phải tham khảo ý kiến của các nước thành viên khác có lợi ích đáng kể liên quan đến hàng hóa bị áp dụng tự vệ thương mại để đưa ra tỷ lệ phân bổ hạn ngạch. 4.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và mức độ cần thiết: Mục đích chính của tự vệ thương mại là để giúp nền công nghiệp trong nước có thời gian để điều chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài. Do vậy nước nhập khẩu chỉ được áp dụng tự vệ thương mại ở giới hạn cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa chứ không phải nhằm bất kỳ mục đích nào khác. Áp dụng tự vệ thương mại không phải để hạn chế cạnh tranh, do vậy nó chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định. Theo WTO, thời hạn áp dụng tối đa là 4 năm. Trong trường hợp cần thiết, có thể được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 4 năm tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, có thể được ưu đãi gia hạn với thời gian không quá 6 năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngay cả trong thời hạn áp dụng, nếu những điều kiện cho sự tồn tại của nó không còn nữa thì nước áp dụng tự vệ thương mại phải dỡ bỏ ngay hoặc đình chỉ biện pháp tự vệ đang được áp dụng với hàng hóa đó. Trong thời gian áp dụng tự vệ thương mại nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ để đảm bảo quyền lợi cho nước bị áp dụng đồng thời cũng để cho việc luân chuyển hàng hóa diễn ra bình thường. 4.3 Nguyên tắc đảm bảo bồi thường tổn thất thương mại Khác với các biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạh do hành động bán phá giá hay trợ cấp của Chính phủ, một nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo đền bù thỏa đáng cho nước bị áp dụng tự vệ thương mại. Việc đền bù này thường thông qua việc giảm thuế cho một số mặt hàng có lợi ích xuất khẩu cho nước bị áp dụng tự vệ thương mại. Mức độ đền bù phải tương đương đáng kể. Nếu các bên không thể thỏa thuận được mức độ bồi thường tương xứng thì các nước bị áp dụng tự vệ thương mại có thể áp dụng các biện pháp trả đũa. Tuy nhiên, quyền thực hiện trả đũa thương mại chỉ có thể tiến hành sau 3 năm kể từ khi biện pháp tự vệ thương mại thực hiện. 4.4 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển WTO thừa nhận cần phải có sự cần thiết phải dành cho những nước đang và chậm phát triển những điều kiện thuật lợi hơn trong thương mại quốc tế, dành cho các nước này những chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt trong thương mại quốc tế mà không yêu cầu có đi có lại trong các cam kết. Điều 9 Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO quy định: Các biệ pháp tự vệ thương mại không được áp dụng với hàng hóa có nguồn gốc từ một nước thành viên đang phát triển nếu như thị phần xuất khẩu hàng hóa của nước này tại nước nhập khẩu không vượt quá 3 %. Hoặc nếu có nhiều nước thành viên đang phát triển có thị phần từng nước dưới 3% và tổng thị phần của các nước này không lớn hơn 9 % thì không bị áp dụng tự vệ thương mại. Về phần mình, một nước thành viên đang phát triển lại có quyền mở rộng thời hạn áp dụng tự vệ thương mại với nước khác thêm 2 năm nữa so với thời hạn tối đa được áp dụng tự vệ thương mại thông thường là 8 năm. [...]... phòng vệ thương mại là “có vẻ liên quan đến tranh chấp”, “không muốn khơi ra việc kiện tụng”, và điều kiện để áp dụng công cụ phòng vệ thương mại của Việt Nam còn khá phức tạp, dường như nằm ngoài sức của DN Việt Nam trong việc thu thập số liệu ở trong nước cũng như điều tra thông tin ở nước ngoài IV GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI... cùng là việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không còn phù hợp.Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số 0809/QĐ-BCT về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 000 Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt Nam theo qui định của pháp luật... tiến hành rà soát biện pháp tự vệ ó trước khi nới lỏng theo như quy định trong Pháp lệnh Theo em, việc nới lỏng mức độ áp dụng biện pháp tự vệ theo thời gian áp dụng là cần thiết cho phù hợp với luật pháp quốc tế chứ không nên quy định một cách cứng nhắc nh ở trong Pháp lệnh của ta Thứ ba theo quy định của Pháp lệnh tự vệ thì các biện pháp tự vệ ược áp dụng không phân biệt đối xử và không phân biệt... nghiệm áp dụng và tiến hành tự vệ của các nước bạn, tổ chức các khoá đào tạo cho các quan chức chính phủ và cho các cá nhân trong ngành thương mại và công nghiệp để giúp họ làm quen hoàn toàn với yêu cầu về điều kiện, trình tự, thủ tục điều tra và các trình tự tiến hành tự vệ vv 1.3 Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tự vệ thương mại Để có thể áp dụng các biện pháp tự vệ cần... vấn đề tự vệ thương mại trong nước và quốc tế để nâng cao sự hiểu biết cho các doanh nghiệp về vấn đề này đồng thời cũng để hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp trong việc nhận biết các nguy cơ, điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ cũng như các thủ tục cần thiết để yêu cầu áp dụng tự vệ và các nghĩa vụ cần phải làm để trợ giúp các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đó Ngoài... nước khác áp dụng biện pháp tự vệ cũng như khi cần thiết phải yêu cầu Nhà nước ta sử dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp nói riêng, của quốc gia nói chung 2.3 Khẩn trương tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bằng chứng để yêu cầu tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ hay biện pháp trả đũa Các doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ bởi vì... trên cơ sở kết quả rà soát của Bộ Thương mại Việc rà soát này chỉ được thực hiện sau một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ ó là 3 năm Trong khi đó theo tinh thần của Hiệp định về các biện pháp tự vệ thì biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng nhưng theo hướng giảm dần mức độ áp dụng mà không cần dựa trên kết quả rà soát nếu như biện pháp tự vệ có thời hạn áp dụng trên 1 năm và dưới 3 năm Còn trong trường... điều kiện bảo hộ hợp lý cho các nhà sản xuất trong nước khi chúng ta buộc phải cắt giảm thuế quan Đó là về hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại nói chung còn đối với pháp luật về tự vệ thương mại nói riêng mà cụ thể ở đây là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam thì tôi xin có một vài kiến nghị sau đây: Thứ nhất, Pháp lệnh về tự vệ chỉ quy định về quyền tự vệ của Việt. .. hành tự vệ Việc tiếp cận và tự tranh bị cho mình những kiến thức về tự vệ thương mại ở các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sựđược quan tâm và chú trọng đúng mức Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tuy chúng ta chưa thực sự tiến hành bất cứ biện pháp nào dưới danh nghĩa tự vệ thương mại nhưng đã có một số ngành nghề xuất khẩu của chúng ta bị phía nước ngoài áp dụng biện pháp tự vệ và gây... trong nước họ Đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện hàng hoá của nước ngoài được trợ cấp, bán phá giá hay nhập khẩu quá mức đang đe doạ nhiều ngành công nghiệp non yếu của mình III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Môi trường pháp lý về tự vệ thương mại tại Việt Nam Cho đến thời điểm này ,Việt Nam có hai văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề tự vệ . sao Việt Nam có thể áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tự vệ thương mại, em xin được chọn đề tài Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập I DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ  ĐỀ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : Các biện pháp tự vệ thương mại và việc áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. GIẢNG. dụng tự vệ thương mại thông thường là 8 năm. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những

Ngày đăng: 24/06/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan