tóm tắt luận án ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất trái chôm chôm (nephelium lappaceum l ) và sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

32 560 0
tóm tắt luận án ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất trái chôm chôm (nephelium lappaceum l ) và sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ  VÕ VĂN BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ SỐ: 62 62 01 03 ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT, NĂNG SUẤT TRÁI CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceum L.) VÀ SỰ PHÁT THẢI KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 2015 - 2 - CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI ………………………………… Người hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Lê Văn Hòa…………… Gs. Ts. Võ Thị Gương Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước Họp tại ………………………………………………… Vào hồi …… giờ ……… ngày …… tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: + Thư viện Quốc gia Việt Nam + Trung tâm thông tin - Tư liệu + Thư viện trường - 3 - CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Diện tích vườn cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có gần 300.000 ha với sản lượng hơn 3 triệu tấn.năm -1 , chiếm khoảng 38% về diện tích và 46% về sản lượng trái cây của cả nước (Niên giám thống kê, 2010) và được xem là vùng trồng cây ăn trái quan trọng. Trong đó chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khá cao, được trồng nhiều ở các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang. Tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre là vùng trọng điểm trồng cây ăn trái, diện tích trồng cây chôm chôm là 1.744 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên, phần lớn nông dân canh tác chôm chôm theo kinh nghiệm truyền thống, bón phân chưa hợp lý, năng suất trái thấp khoảng 20 tấn.ha -1 so với khả năng đạt được 00 tấn.ha -1 nếu được áp dụng biện pháp canh tác tốt. Với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, vườn cây ăn trái được trồng trong khu vực có bờ bao ngăn lũ đồng thời được lên liếp. Nhiều vườn đã có tuổi liếp trên ba mươi năm và có biểu hiện suy giảm độ phì nhiêu đất. Sự giảm độ phì nhiêu tự nhiên về mặt hóa, lý, sinh học đất thể hiện qua pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp và sự giảm khả năng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như N, P, K, Ca, Mg, độ bền cấu trúc đất kém, đất trở nên nén dẽ, giảm khả năng thấm nước và thóat nước (Võ Thị Gương, 2010; Pham Van Quang and Vo Thi Guong, 2011). Về mặt sinh học đất, đất vườn đã được lên liếp lâu năm, hoạt động của vi sinh vật đất giảm đưa đến sự chuyễn hóa dưỡng chất kém (Shibistova et al., 2009). Sự nghèo dưỡng chất và giảm độ hữu dụng chất dinh dưỡng trong đất đưa đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị hạn chế, năng suất và phẩm chất kém (Brady and Weil, 2002). Mặt khác, sử dụng nhiều phân bón vô cơ với lượng lớn góp phần quan trọng trong phát thải khí nhà kính, chiếm từ 10 - 15% tổng lượng khí phát thải (Desjardins et al., 2002; Smith et al., 2007a; IPCC, 2007). Hệ thống canh tác thâm canh, sử dụng lượng lớn phân bón, đặc biệt là phân N, góp phần quan trọng trong phát thải khí N 2 O, CO 2 và khí CH 4 (IPCC, 2001; 2007; Smith et al., 2007a). Giả thuyết đặt ra là sử dụng lượng phân vô cơ trên đất liếp vườn cây ăn trái qua nhiều năm có thể ảnh hưởng đến sự phát thải khí nhà kính. Hiện nay chưa có số liệu nghiên cứu về vấn đề này trong điều kiện canh tác vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long. - 4 - Vấn đề hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn cây ăn trái lâu năm, cải thiện năng suất trái, đồng thời ảnh hưởng của biện pháp cải thiện này đến sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là vấn đề cần thiết được nghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và khuyến cáo cải thiện kỹ thuật canh tác trong thực tế sản xuất giúp tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tác động bất lợi đến môi trường. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiệu quả của các dạng phân hữu cơ trong cải thiện một số tính chất hóa, lý, sinh học đất liếp vườn và năng suất trái chôm chôm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân vô cơ và phân hữu cơ đến sự phát thải khí CH 4 , CO 2 , N 2 O trên đất liếp vườn trồng chôm chôm. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đất liếp vườn trồng chôm chôm lâu năm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sử dụng các dạng phân hữu cơ và lượng vô cơ cân đối để cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất trái chôm chôm và thời gian xử lý ra hoa nghịch vụ. Đồng thời, đánh giá sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng phân hữu cơ để cải thiện sự bạc màu đất liếp vườn trồng cây ăn trái lâu năm, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất, cải thiện năng suất trái, tăng lợi nhuận qua rút ngắn thời gian ra hoa nghịch vụ của chôm chôm. Đồng thời, cung cấp số liệu khoa học về ảnh hưởng của sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ đến sự phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác vườn chôm chôm. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án giúp đánh giá được hiệu quả của ba loại phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, còn giúp ứng dụng thực tế lượng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ cân đối trong tăng cao năng suất trái, giúp xử lý ra hoa trái vụ sớm, nâng cao lợi nhuận cho nông dân; mặt khác còn giúp giảm thiểu được sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong canh tác vườn chôm chôm. - 5 - 1.5 Bố cục nội dung của luận án Nội dung luận án được trình bày trên khổ giấy A4, được đóng thành tập, tổng cộng có 170 trang, gồm 5 chương với 14 bảng, 39 hình, 2 sơ đồ và 2 phụ lục. Luận án có 216 tài liệu được tham khảo. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Sự giảm độ phì nhiêu tự nhiên về mặt hóa, lý, sinh học đất thể hiện qua pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp và sự giảm khả năng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như N, P, K, Ca, Mg, độ bền cấu trúc đất kém, đất trở nên nén dẽ, giảm khả năng thấm nước và thóat nước (Diczbalis, 2002; Lê Văn Khoa, 2004, Võ Thị Gương, 2010; Pham Van Quang and Vo Thi Guong, 2011). Nông nghiệp chiếm 37% diện tích bề mặt của trái đất và sự phát thải khí CH 4 chiếm 52% và N 2 O 84% có nguồn gốc từ nông nghiệp (Smith et al., 2007b). Nông nghiệp phóng thích một lượng lớn CO 2 , CH 4 và N 2 O vào khí quyển (Cole et al., 1997; IPCC, 2001; Paustian et al., 2004) và khí CO 2 phóng thích từ vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ hoặc đốt thực vật (Christensen, 2004; Janzen, 2004; Smith, 2004b). Khí CH 4 phát thải từ phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, nhiều nhất là từ lên men đường ruột của động vật nhai lại, tồn trữ phân và lúa nước (Mosier et al., 1998). Khí N 2 O phóng thích phần lớn từ chuyển hóa N bởi vi sinh vật đất và thường lượng N hữu dụng vượt mức nhu cầu của cây trồng (Smith and Conen, 2004; Oenema et al., 2005). CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện qua hai phần với ba thí nghiệm. Nội dung nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ ở Hình 3.1. Phần 1: Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vƣờn và năng suất trái chôm chôm Hiệu quả của các vật liệu hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn cây chôm chôm Thí nghiệm 1: Đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của đất liếp vườn. Thời gian ra chồi, ra hoa nghịch vụ Năng suất - 6 - Phần 2: Xác định lƣợng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trên đất liếp vƣờn trồng cây ăn trái từ việc sử dụng phân bón. Hình 3.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu của thí nghiệm 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả của các dạng phân hữu cơ trong cải thiện một số tính chất hóa, lý đất liếp vƣờn, năng suất trái chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) Thí nghiệm được tiến hành trên vườn của nông dân tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Vườn trồng chuyên canh cây chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) có độ tuổi liếp là 17 năm, tuổi cây 15 năm và đất thuộc nhóm đất Endo Protho Thionic Gleysol (Theo hệ thống phân loại FAO-UNESCO). Thí nghiệm được thực hiện liên tiếp trong hai vụ trên nền thí nghiệm thuộc chương trình Sansed (trong vụ thứ nhất). Kết quả thí nghiệm ở vụ 1 của chương trình Sansed cho thấy bón phân hữu cơ 3,6 tấn.ha -1 có khuynh hướng giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện thí nghiệm nhằm giúp khuyến cáo nông dân thay đổi kỹ thuật canh tác theo hướng tăng năng suất và quản lý đất bền vững. Riêng khảo sát ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian phát triển chồi và thời gian ra hoa nghịch vụ được thực hiện vào vụ thứ 6 bón phân hữu cơ liên tục. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức có 2 cây trên diện tích là 30 m 2 với lượng phân N-P-K bón theo khuyến cáo (Diczbalis, 2002; Vo Thi Guong et al., 2009) với lượng 1,5 kg N + 1,0 kg P 2 O 5 + 1,7 kg K 2 O/cây. Đánh giá ảnh hưởng của bón phân vô cơ và phân hữu cơ đến sự phát thải CH 4, CO 2 , N 2 O trên đất liếp vườn trồng chôm chôm. Khảo sát sự ảnh hưởng của phân N, phân hữu cơ bã bùn mía và ẩm độ đất đến phát thải khí CO 2 , N 2 O và CH 4 . Thí nghiệm 2: Thí nghiệm trong phòng Thí nghiệm 3: Thí nghiệm thực tế vƣờn Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải khí. Xác định lượng khí thải trên đất liếp vườn qua sử dụng phân bón và các yếu tố liên quan. Biện pháp bón phân để giảm thiểu phát thải khí nhà kính - 7 - Lượng phân bón này được bón trên các nghịêm thức 2,3,4 và được chia làm 4 lần bón/năm. Lượng vôi nền 7,5 kg.cây -1 và phân hữu cơ ẩm độ 30 % với lượng 18 kg.cây -1 . Trên đất liếp vườn, mỗi hecta trồng được 200 cây, lượng phân hữu cơ 18 kg.cây -1 , tương đương 3,6 tấn.ha -1 . Phân hữu cơ được bón tập trung một lần ngay sau vụ thu hoạch trái. Các nghiệm thức bố trí cụ thể nhƣ sau: - NT1: bón theo nông dân (2,2 kg N, 1,5 kg P 2 O 5 và 0,3 kg K 2 O).cây -1 - NT2: bón bã bùn mía 18 kg.cây -1 + phân vô cơ theo khuyến cáo - NT3: bón cặn hầm ủ biogas 18 kg.cây -1 + phân vô cơ theo khuyến cáo - NT4: bón phân trùn 18 kg.cây -1 + phân vô cơ theo khuyến cáo Một số đặc tính đất trước khi bố trí thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Đặc tính mẫu đất trước khi bố trí thí nghiệm pH (1:2.5) OM NH 4 P 2 O 5 K + Ca 2+ Mg 2+ CEC Zn 2+ Base saturation gC.kg -1 mg.kg -1 cmol.kg -1 (%) 3.37 26.6 24.6 149 0.11 2.66 0.68 14.8 3.96 24.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ sử dụng cho thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.2. Bảng 2.2: Hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ trong thí nghiệm Hàm lượng dinh dưỡng N P K Ca Mg C (%) Bã bùn mía 1,90 2,50 0,34 0,35 0,27 29,8 Cặn hầm ủ biogas 1,45 0,55 0,36 0,06 0,27 37,0 Phân trùn quế 0,60 0,21 0,81 0,003 0,34 5,4 Chỉ tiêu theo dõi: mẫu đất được thu vào ba thời điểm sau khi bón phân hữu cơ ở vụ thứ ba là vào 3, 6 tháng và 1 năm để phân tích các chỉ tiêu: pH đất, chất hữu cơ, NH 4 + , NO 3 - , N hữu cơ dễ phân hủy, P hữu dụng, Kali trao đổi, Ca trao đổi, Mg trao đổi, Zn trao đổi, CEC, dung trọng đất, độ bền cấu trúc đất, hô hấp vi sinh vật đất. Chỉ tiêu ghi nhận về năng suất trái Năng suất trái được tính bằng trọng lượng trái.cây -1 qua cân toàn bộ trọng lượng trái của các lần thu hoạch của mỗi nghiệm thức và được tính trung bình trên hai cây. Chỉ tiêu số trái.kg -1 được tính là thu ngẫu nhiên trái thu hoạch để cân trọng lượng trái trên 1 kg sau đó đếm lại số trái. - 8 - Phƣơng pháp phân tích đất - pH đất: Trích bằng nước cất, tỷ lệ ly trích 1 : 2,5 (đất : nước) và được xác định bằng cách sử dụng điện cực [H + ] (Jackson, 1962; Hach, 1986). Đạm hữu dụng NH 4 + , NO 3 - và đạm hữu cơ dễ phân hủy: theo phương pháp của Gianello and Bremner (1986). Lân dễ tiêu trong đất: theo phương pháp Olsen (1954). Chất hữu cơ trong đất: được xác định theo phương pháp (Walkley- Black, 1934). Kali trao đổi trong đất: được đo ở dung dịch trích mẫu đất với BaCl 2 0,1 M không đệm trên máy hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometer) độ dài sóng 766 nm. Calcium và Magnesium trao đổi trong đất:trích bằng dung dịch BaCl 2 không đệm và đo bằng máy hấp thu nguyên tử ở độ dài sóng Ca 422,7nm và Mg 285,2nm. Khả năng hấp phụ cation (CEC) trong đất: được xác định theo phương pháp không đệm của Gillman (1979). Xác định Zn trong đất: theo phương pháp của Houba et al. (1997). Hô hấp đất: dựa theo phương pháp của Anderson (1982). Phƣơng pháp phân tích độ bền cấu trúc đất: được xác định bằng phương pháp rây khô và rây ướt (De Leen- heer and De Boodt, 1982). Phƣơng pháp xác định dung trọngđất: dùng ống (ring) hình trụ có thể tích 98,125cm 3 và dụng cụ lấy mẫu dung trọng để đất không bị xáo trộn ở độ sâu được chọn. Phương pháp tính phần trăm base bão hòa theo công thức: % Base bão hòa =       Ca, Mg, Na, K là các cation trao đổi Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của phân N, phân hữu cơ bã bùn mía và ẩm độ đất đến sự phát thải khí từ đất vƣờn trồng chôm chôm Thí nghiệm được thực hiện trong phòng theo phương pháp của Silva et al. (2008). Mẫu đất được thu từ vườn trồng chôm chôm có tuổi liếp 26 năm và tuổi cây là 22 năm. Mẫu đất được phơi khô tự nhiên trong không khí và được nghiền qua rây 2mm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức và 3 lặp lại. Mẫu đối chứng không chứa vật liệu được bố trí trong thí nghiệm để xác định lượng khí CO 2 và N 2 O trong không khí bên ngoài vào bình. Một số đặc tính đất trước khi bố trí thí nghiệm có pH đất 4,2; chất hữu cơ 6,08%, N tổng số 0,86 mg.kg -1 đất, P hữu dụng 333,5 mg.kg -1 đất. Tên đất (Endo Protho Thionic Gleysol) thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng. Hàm lượng dinh dưỡng của vật liệu hữu cơ bã bùn mía: 1,9% N; 2,5% P; 0,35% Ca; 0,27% Mg và 27,9 % C. - 9 - Các nghiệm thức thí nghiệm: Nghiệm thức 1: ẩm độ đất 40% bón 140 mg N.kg -1 đất Nghiệm thức 2: ẩm độ đất 60% bón 140 mg N.kg -1 đất Nghiệm thức 3: ẩm độ đất 40% bón 200 mg N.kg -1 đất Nghiệm thức 4: ẩm độ đất 60% bón 200 mg N.kg -1 đất Nghiệm thức 5: ẩm độ đất 40% bón 140 mg N.kg -1 đất và 0,8 g bã bùn mía Nghiệm thức 6: ẩm độ đất 60% bón 140 mg N.kg -1 đất và 0,8 g bã bùn mía Nghiệm thức 7: ẩm độ đất 40% bón 200 mg N.kg -1 đất và 0,8 g bã bùn mía Nghiệm thức 8: ẩm độ đất 60% bón 200 mg N.kg -1 đất và 0,8 g bã bùn mía Phương pháp ủ đất: Xác định ẩm độ đất với lượng nước cần thiết để đạt ẩm độ đất theo nghiệm thức thí nghiệm. Cân 20 g đất khô cho vào bình tam giác 250 ml, cho 8 ml và 12 ml nước cất vào để đạt ẩm độ đất 40% và 60%.Các bình chứa mẫu đất đã tạo ẩm độ 40 và 60% được để sau 24 giờ, sau đó thêm 6,1 mg urea cho nghiệm thức 140 mg N và 8,7 mg urea cho 200 mg N. Các nghiệm thức có bổ sung phân hữu cơ được thêm vào 0,8 g bã bùn mía. Mỗi nghiệm thức được bố trí 12 bình cho 4 lần thu mẫu là 1,2,4 và 7 ngày sau ủ đất. Tổng cộng 96 bình chứa mẫu và 12 bình không chứa mẫu để kiểm tra mức độ nhiễm không khí từ bên ngoài. Các bình chứa mẫu được bơm khí He vào rồi đậy nút cao su lại thật kính. Sau 1 ngày kể từ lúc đậy nút cao su lấy ra 3 bình từ mỗi nghiệm thức, dùng ống kim xuyên thẳng qua nút cao su rút ra 30ml khí và nén vào chai pi có thể tích 20ml để mang đi phân tích. Tiếp tục thu mẫu vào ngày thứ 2, 4, và 7. Sau khi thu mẫu khí xong phần đất trong bình được để khô tự nhiên và nghiền qua rây 0,5 mm để phân tích các chỉ tiêu: NH 4 + , NO 3 - . Các mẫu khí sau khi thu được phân tích các chỉ tiêu CO 2 , N 2 O và CH 4 . - Phƣơng pháp đo mẫu khí: Các mẫu khí thu vào chai, đậy kín nắp gởi đến Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long để đo khí CO 2 , CH 4 bằng máy sắc ký khí (Model SRI 86 0 C). Khí CO 2 và CH 4 được phát hiện bởi đầu dò ion hóa ngọn lửa (FID). Khí N 2 O dùng đầu dò ECD là Hayesep-N. Nhiệt độ của buồng cột là 60 0 C và nhiệt độ đầu dò FID là 300 0 C. Thí nghiệm 3: Đánh giá ảnh hƣởng của bón phân vô cơ và phân hữu cơ đến sự phát thải CH 4, CO 2 , N 2 O trên đất liếp vƣờn trồng chôm chôm Thí nghiệm được bố trí thu mẫu dựa trên nền sử dụng phân bón của thí nghiệm 1 vào năm thứ hai bón phân hữu cơ và vô cơ. Mẫu khí được thu qua việc sử dụng các ống nhựa được đóng vào đất, trên mỗi ống nhựa đặt thùng nhựa được đậy kín. Mỗi nghiệm thức được đóng 4 ống nhựa và 3 lần lặp lại, tổng số là 48 ống nhựa. Vị trí đặt ống nhựa cách gốc cây 70 cm và sau khi đậy thùng 1 giờ, tiến hành dùng kim để thu mẫu khí. Cách đậy - 10 - thùng nhựa và thu mẫu được mô tả theo (Hình 3.2). Mẫu khí được thu theo định kỳ xen kẻ 3 lần/ tháng và 1 lần/tháng. Mẫu thí nghiệm được thu liên tục trong thời gian 2 năm. Mẫu khí sau khi thu được bảo quản cẩn thận và gởi mẫu sang Trường Đại Học Bonn của Đức để phân tích. Trong quá trình thu mẫu khí, mẫu đất cũng được thu để phân tích các chỉ tiêu NH 4 + , NO 3 - , ẩm độ đất và nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, sự thay đổi mực nước trong mương tưới cũng được xác định để tìm mối liên hệ giữa ẩm độ đất và sự phát thải khí nhà kính. Hình 3.2. Vị trí đặt thùng nhựa (bên trái) và thu mẫu khí (bên phải) Phƣơng pháp phân tích mẫu : Ẩm độ đất: được xác định bằng cách cân trọng lượng đất sau đó sấy ở nhiệt 105 o C trong thời gian 24 giờ và cân lại trọng lượng sau sấy để xác định lượng nước trong đất. Nhiệt độ đất: được xác định bằng cách cắm nhiệt kế vào đất tại những thời điểm thu mẫu khí. Nhiệt độ không khí: được xác định bằng cách dùng nhiệt kế. Mực nƣớc trong mƣơng tƣới cũng được ghi nhận vào những thời điểm thu mẫu khí. Phƣơng pháp đo mẫu khí: Các mẫu khí thu vào chai, đậy kín nắp gởi đến Trường Đại Học Bonn của Đức để đo khí CO 2 , N 2 O và CH 4 bằng máy sắc ký (Model SRI 8610C). - Phƣơng pháp tính tích lũy theo thời gian (Clemens et al., 2006) A = F + (T 2 -T 1 )*E A: Hàm lượng khí phóng thích từ đất tích lũy F: Hàm lượng khí phóng thích từ đất lần 1 * 24 giờ T 1 : Thời gian đo lần 1 (giờ) T 2 : Thời gian đo lần 2 (giờ) E: Hàm lượng khí phóng thích từ đất xác định lần 2 [...]... bón phân hữu cơ (tháng) Hình 4.4 Hàm l ợng l n hữu dụng trong đất vườn chôm chôm Ghi chú: +, bón phân hữu cơ chu kỳ 2; ++, bón phân hữu cơ chu kỳ 3 và mức độ ý nghĩa 5% theo thời gian (tháng) - 14 - 4.1.6 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện kali trao đổi trong đất Hàm l ợng kali trao đổi trong đất vào thời điểm đầu vụ rất thấp (0,11 cmol.kg-1 đất) so với thang đánh giá kali trao đổi trong đất của. .. CO2-eq.ha- 1) Sự phát thải CH4 không đáng kể trên đất liếp vườn chôm chôm, trong thí nghiệm trong phòng và điều kiện thực tế 5.2 Đề xuất 1 Kỹ thuật canh tác của nông dân cần giảm l ợng phân l n, giảm l ợng đạm vô cơ và tăng l ợng phân kali cho cây chôm chôm Cần thiết bón phân hữu cơ với l ợng 18 kg.cây-1 và vôi 7,5 kg.cây-1.năm-1 trên đất liếp vườn trồng chôm chôm l u năm để cải thiện độ phì nhiêu đất, đạt hiệu. .. ẩm độ đất 40% 200 mg N ở ẩm độ đất 60% Hình 4.15 Ảnh hưởng của ẩm độ và phân đạm vô cơ đến phát thải khí N 2O từ đất vườn chôm chôm (A): đất không bón hữu cơ; (B): đất được có bón hữu cơ Hình chỉ mức độ ý nghĩa 5% theo thời gian (ngày) 4.3 Ảnh hƣởng của phân bón đến sự phát thải khí từ đất 4.3.1 Ảnh hƣởng của phân bón đến sự phát thải khí CO2 từ đất Qua kết quả trình bày ở Hình 4.16 cho thấy, bón phân. .. Bình và ctv., 201 4) việc cung cấp phân hữu cơ trong thời gian đầu chưa có hiệu quả cao trong cải thiện pH đất 4.1.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất hữu cơ trong đất Chất hữu cơ (g C.kg- 1) Hàm l ợng chất hữu cơ trong đất đầu vụ, vụ canh tác đầu tiên đạt (26,6 g C.kg-1 đất), thuộc nhóm trung bình so với thang đánh giá của Chiurin (197 2) Sau ba tháng bón phân hữu cơ ở vụ đầu tiên, hàm l ợng... Bình, Võ Thị Gương và L Văn Hòa, 2012 Sự phát thải khí CO2, CH4 và N2O qua sử dụng phân bón trên đất vườn trồng chôm chôm tại huyện Chợ L ch- Bến Tre Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ISSN 1859-4581: 95-100 4 Võ Văn Bình, Võ Thị Gương và L Văn Hòa, 2014 Hiệu quả của phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái chôm chôm (Nephelium lappaceum L. ) tại huyện Chợ L ch, tỉnh Bến Tre... hiệu quả cao trong kích thích ra hoa trái vụ và tăng năng suất trái 2 Cần có nghiên cứu dài hạn hơn để khẳng định hiệu quả phân hữu cơ kết hợp với vô cơ cân đối trên vườn chôm chôm và vườn cây ăn trái khác trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn và năng suất trái 3 Cần nghiên cứu tiếp về biện pháp giảm sự phát thải khí nhà kính trên đất vườn trồng cây ăn trái, góp phần giảm tác động bất l i đến môi... kg P2O5 và 1,7 kg K2O).cây-1 - NT4: bón phân trùn quế 18 kg.cây-1 (1,5 kg N, 1,0 kg P2O5 và 1,7 kg K2O).cây-1 4.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ và phân đạm vô cơ đến sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 4.2.1 Ảnh hƣởng ẩm độ và phân đạm vô cơ đến sự phát thải CO2 Kết quả trình bày ở Hình 4.14(A) cho thấy, trên đất không có phân hữu cơ, hàm l ợng CO2 phát thải tăng dần đến 4 ngày sau ủ đất, cao nhất ở nghiệm... đây của Võ Thị Gương và ctv.(201 0) bón phân hữu cơ bã bùn mía giúp gia tăng hàm l ợng N hữu cơ dễ phân hủy so với chỉ bón phân vô cơ - 13 - N hữu cơ dễ phân hủy (mg.kg-1đất) 50 NT1 NT2 NT3 NT4 40 30 20 10 0 3 6 12 3+ 6+ 12+ 3++ 6++ 12++ Thời gian sau khi bón phân hữu cơ (tháng) Hình 4.3 Hàm l ợng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất chôm chôm Ghi chú: +, bón phân hữu cơ chu kỳ 2; ++, bón phân hữu cơ chu... ra hoa trái vụ sớm hơn, tăng hiệu quả ra hoa trái vụ chôm chôm qua bón phân hữu cơ dài hạn Hiệu quả cải thiện năng suất được thể hiện rõ sau ba vụ bón phân hữu cơ khác biệt ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ Năng suất trái ở vụ thứ sáu, các nghiệm thức có bón phân hữu cơ tăng (65 - 86 %) và l i nhuận tăng (70 - 94 %) so với chỉ sử dụng phân vô cơ Kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy CO2 phát thải cao... kg P2O5 và 1,7 kg K2O).cây-1 - NT4: bón phân trùn quế 18 kg.cây-1 (1,5 kg N, 1,0 kg P2O5 và 1,7 kg K2O).cây-1 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN 5.1 Kết luận Bón phân vô cơ cân đối kết hợp phân hữu cơ giúp tăng pH đất, chất hữu cơ trong đất, đạm hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy, l n hữu dụng, kali trao đổi, các cation trao đổi, độ bão hòa base, độ bền cấu trúc đất, hiệu quả thể hiện rõ sau 3 vụ bón phân hữu cơ Kết quả . Phần 1: Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vƣờn và năng suất trái chôm chôm Hiệu quả của các vật liệu hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn. quả cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn cây ăn trái l u năm, cải thiện năng suất trái, đồng thời ảnh hưởng của biện pháp cải thiện này đến sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính l vấn đề cần. chọn l m đối tượng nghiên cứu của luận án. Phạm vi nghiên cứu của đề tài l sử dụng các dạng phân hữu cơ và l ợng vô cơ cân đối để cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất trái chôm chôm và thời

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan