pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam

105 1.3K 13
pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH SỸ PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH SỸ PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương Hà nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN MẠNH SỸ MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 7. Bố cục của luận văn 5 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY 5 1.1. Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty 5 1.1.1. Khái niệm quan hệ nội bộ công ty 5 1.1.2. Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty 8 1.2. Phân biệt tranh chấp nội bộ công ty với tranh chấp khác 12 1.3. Phân loại tranh chấp nội bộ công ty với các tranh chấp khác 14 1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tranh chấp 14 1.3.2. Căn cứ vào nội dung tranh chấp 15 1.4. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 17 1.4.1. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 17 1.4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 18 1.4.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải 18 1.4.2.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 21 1.4.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 23 1.5. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp nội bộ công ty của nước ngoài 25 Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 28 2.1. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ ở Việt Nam 28 2.1.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tòa án 29 2.1.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp 29 2.1.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án 31 2.1.1.3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng tố tụng tòa án 33 2.1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác 37 2.1.2.1. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng thủ tục tố tụng trọng tài . 37 2.1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài 39 2.1.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 40 2.1.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 41 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ 42 2.2.1. Về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp 42 2.2.1.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 43 2.2.1.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 44 2.2.1.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 46 2.2.1.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 49 2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong một số vụ án 52 2.2.2.1. Tranh chấp liên quan đến việc xác lập tư cách thành viên công ty 52 2.2.2.2. Tranh chấp liên quan đến vốn góp 58 2.2.2.3. Tranh chấp liên quan đến quyết định của cơ quan quản lý công ty 68 2.2.3. Nhận xét và kết luận 70 2.2.3.1. Về tranh chấp nội bộ công ty 70 2.2.3.2. Về phương thức giải quyết tranh chấp 71 Chương 3: CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY 72 3.1. Định hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 73 3.1.1. Định hướng liên quan đến phương thức hòa giải 73 3.1.2. Định hướng liên quan đến phương thức trọng tài 76 3.1.3. Định hướng liên quan đến phương thức tòa án 80 3.1.4. Định hướng các vấn đề khác liên quan đến hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 83 3.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 84 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật 84 3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật 88 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCNBCT : Tranh chấp nội bộ công ty BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự Công ty CP : Công ty Cổ phần Công ty TNHH : Công ty TNHH ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐTV : Hội đồng thành viên HĐQT : Hội đồng quản trị LDN 2005 : Luật Doanh nghiệp 2005 LTM 2005 : Luật Thương mại 2005 LTTTM 2010 : Luật Trọng tài thương mại 2010 TAND : Tòa án nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh chấp nội bộ công ty (TCNBCT) liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty là một trong những vấn đề mới phát sinh kể từ công cuộc Đổi mới 1986. Thời điểm đó, nước ta bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với ba nội dung chính: Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sự thay đổi toàn diện về cả chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhiều thành phần kinh tế mới xuất hiện, Luật Công ty 1990 được ban hành dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động của công ty. Hệ quả tất yếu dẫn đến là các tranh chấp giữa các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, trong đó có tranh chấp nội bộ công ty diễn ra ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về nội dung. Tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp nội bộ công ty nói riêng là một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Pháp luật điều chỉnh về loại tranh chấp này đang từng bước được hoàn thiện bởi vì đây là loại tranh chấp mới so với các quan hệ tranh chấp kinh doanh, thương mại khác. Trong thực tiễn, việc tranh chấp nội bộ công ty rất đa dạng, tuy nhiên việc áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này còn nhiều bất cập, vướng mắc. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Việt Nam, từ đó có những sự đánh giá dựa trên thực tiễn giải quyết tranh chấp để đưa ra những giải pháp tối ưu hạn chế tranh chấp, tìm ra các tồn tại bất cập và chưa đầy đủ trong các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển ổn định là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. 2 Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tranh chấp nội bộ công ty luôn nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như các cá nhân, tổ chức hoạt động trong thực tiễn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2005 “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa án – những điểm mới và các vấn đề đặt ra cho thực tiễn thi hành” của tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006 “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc vè kinh doanh, thương mại của Tòa án Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiếu; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006 “Giải quyết tranh chấp công ty theo thủ tục tư pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2008 “Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần” của tác giả Trần Duy Bình; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2010 “Tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Doanh nghệp Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hiền;Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách (Ngô Huy Cương, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2012, tr. 48 – 58). Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về tranh chấp nội bộ công ty. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu chuyên sâu về việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty vẫn còn bỏ ngõ nhiều vấn đề, các vấn đề lý luận và thực tiễn đang tiếp tục được đặt ra và có nhu cầu giải quyết hoặc chưa được [...]... về tình hình giải quyết tranh chấp nội bộ công ty tại Việt Nam Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 2.1 Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ ở Việt Nam Về luật hình thức: Hiện nay, có các văn bản luật hình thức điều chỉnh trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty là Luật Trọng tài thương mại... quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty dựa trên lý luận về tranh chấp nội bộ 3 công ty, rà soát các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật để giải quyết tranh chấp Phạm vi nghiên cứu là các quy định của pháp luật doanh nghiệp, thương mại có liên quan đến giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo sự điều... tranh chấp nội bộ bao gồm tranh chấp giữa công ty và các thành viên trong công ty và tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau Như vậy, việc xác định tranh chấp nội bộ công ty phải thỏa mãn 2 điều kiện: (i) các tranh chấp phải là tranh chấp giữagiữa các thành viên trong công ty với nhau, giữa công ty với thành viên công ty, giữa thành viên công ty với cơ quan quản lý công ty; (ii) các tranh. .. các quyết định quản lý nội bộ doanh nghiệp Tranh chấp về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty 1.4 Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty 1.4.1 Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động... góp vốn, phân công công việc để thành lập công ty vv Trong trường hợp công ty được thành lập thì xác định tranh chấp đó vẫn là tranh chấp nội bộ công ty, trong trường hợp công ty không được thành lập thì xác định tranh chấp đó là tranh chấp hợp đồng dân sự hay được gọi là tranh chấp tiền công ty [31, Điều 14] 1.2 Phân biệt tranh chấp nội bộ công ty với tranh chấp khác 12 So với những tranh chấp trong... lao động về tiền công, tiền lương, bảo hiểm, … 1.3 Phân loại tranh chấp nội bộ công ty với các tranh chấp khác 1.3.1 Căn cứ vào chủ thể tranh chấp Căn cứ vào chủ thể tranh chấp thì tranh chấp nội bộ công ty được phân thành: Thứ nhất, tranh chấp giữa công ty (cơ quan quản lý đại diện cho công ty) với các thành viên của công ty bao gồm các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (phần... Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và thực tế áp dụng pháp luật ở Việt Nam Chương 3: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty Chương... về tranh chấp nội bộ công ty, nhận dạng các loại tranh chấp nội bộ công ty - Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm của từng phương thức - Thứ ba, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, thực tiễn áp dụng để giải quyết tranh. .. bộc lộ ra bên ngoài là 9 những tranh chấp nội bộ công ty và về bản chất nó là sự bất đồng, mâu thuẫn về các lợi ích kinh tế giữa chủ thể phát sinh trong quan hệ kinh doanh, do không có sự tách biệt rõ ràng về khái niệm tranh chấp kinh doanh và tranh chấp thương mại nêntrong quá trình nghiên cứu về tranh chấp nội bộ công ty, tác giả đặt tranh chấp nội bộ công ty là tranh chấp kinh doanh, thương mại nói... theo pháp luật hiện hành , và đây vẫn là vấn đề đòi hỏi các nhà nghiên cứu pháp luật quan tâm tìm hiểu 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra mục đích là nghiên cứu tổng quát về tranh chấp nội bộ công ty, các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành, từ đó đề xuất những kiến nghị về việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến tranh chấp nội bộ . ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY 5 1.1. Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty 5 1.1.1. Khái niệm quan hệ nội bộ công ty 5 1.1.2. Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty 8 1.2 tranh chấp nội bộ công ty của nước ngoài 25 Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 28 2.1. Các quy định của pháp luật. pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và thực tế áp dụng pháp luật ở Việt Nam. Chương 3: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ

Ngày đăng: 23/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan