Áp dụng Công ước Viên 1980 về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

83 1.9K 20
Áp dụng Công ước Viên 1980 về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Phạm Quang Vũ Mã sinh viên: 0951015856 Lớp: Anh 15 Khóa: 48 Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lưu Thị Bích Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 4 1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Đặc điểm 5 1.1.3. Nguồn luật điều chỉnh 6 1.1.4. Điều kiện kiện lực 10 1.2. Khái quát chung về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 13 1.2.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 13 1.2.2. Khái niệm, hình thức, vai trò của chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 14 1.3. Công ước Viên năm 1980 và chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16 1.3.1. Vai trò của Công ước Viên năm 1980 trong thương mại quốc tế 16 1.3.2. Chế tài áp dụng của Công ước Viên năm 1980 khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 17 1.4. Ý nghĩa của việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 đối với Việt Nam 21 1.4.1. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam 21 1.4.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 22 1.4.3. Đối với các cơ quan giải quyết tranh chấp tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 24 2.1. Phân tích các trường hợp áp dụng chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 24 2.1.1. Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 24 2.1.2. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại 26 2.1.3. Áp dụng chế tài hủy hợp đồng 34 2.2. Phân tích một số tình huống cụ thể về việc áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 41 2.2.1. Tranh chấp hợp đồng thiết bị y khoa 41 2.2.2. Tranh chấp cẩu xúc đất 43 2.2.3. Tranh chấp hợp đồng nước ép cam 46 2.3. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng các quy định về về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 48 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI VẬN DỤNG KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 50 3.1. Bài học kinh nghiệm sau khi phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 đối với Việt Nam và từ các phán quyết 52 3.1.1. Về việc xác định vi phạm cơ bản 52 3.1.2. Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 52 3.1.3. Về chế tài hủy hợp đồng 53 3.1.4. Về chế tài bồi thường thiệt hại 53 3.1.5. Về vi phạm trước 55 3.1.6. Về việc áp dụng các nguồn luật khác đối với các vấn đề CISG không điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đầy đủ 55 3.2. Đánh giá các điều kiện đảm bảo triển khai vận dụng kinh nghiệm áp dụng các quy định về về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 đối với Việt Nam hiện nay 56 3.2.1. Thuận lợi 56 3.2.2. Khó khăn 59 3.3. Các giải pháp cần thực hiện 63 3.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 63 3.3.2. Nhóm giải pháp về phía cơ quan giải quyết tranh chấp 68 3.3.3. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp 70 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AAA American Arbitration Association Hiệp hội Trọng Tài Mỹ AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Asia – Pacific Economic Cooperation Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South-East Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á – Âu BLDS _ Bộ luật Dân sự CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CISG United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CLOUT Case Law On UNCITRAL Texts _ FOB Free On Board Giao hàng lên tàu GATS The General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATT The General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch HĐMBHHQT _ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại Quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế Incoterms International Commercial Terms Các điều kiện thương mại quốc tế LTMVN _ Luật Thương mại Việt Nam MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc MUTRAP The Multilateral Trade Assistance Project Dự án hỗ trợ thương mại đa biên PECL Principles Of European Contract Law Các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu PICC UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế SEV Council of Mutual Economic Assistance - CMEA Hội đồng Tương trợ Kinh tế UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Các Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế UNIDROIT International Institute for the Unification of Private Law Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế VIAC Vietnam International Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VICC Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VJEPA Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Quốc tế 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Song song với quá trình hội nhập đó là sự tăng lên về các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đồng thời, các HĐMBHHQT cũng tăng lên về lượng và chất, kéo theo các tranh chấp phát sinh từ vi phạm HĐMBHHQT, với tính chất ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Đứng trước thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá non trẻ trước những rủi ro và thách thức của sân chơi quốc tế, việc nắm rõ các quy định về chế tài khi vi phạm HĐMBHQT của luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích của chính các doanh nghiệp. Trong khi luật pháp Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế thì trong các nguồn luật về thương mại quốc tế, Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HĐMBHHQT (CISG) tỏ ra có nhiều ưu thế vượt trội. Với số thành viên đạt con số 79 vào ngày 06/3/2013, CISG là một trong những công ước được áp dụng rộng rãi nhất, ước tính điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ¾ thương mại hàng hóa thế giới. Điều đáng nói là các quy định của CISG, đặc biệt là các quy định về chế tài vi phạm HĐMBHHQT, rất cụ thể, chi tiết, tiến bộ, thể hiện sự hài hòa hóa các hệ thống pháp luật trên thế giới. Vì vậy, việc tìm hiểu về lí thuyết cũng như cách áp dụng các quy định đó trong thực tiễn là việc làm rất cần thiết không chỉ cho bản thân các doanh nghiệp, mà còn mang lại ý nghĩa thực tiễn đối với hệ thống pháp luật Việt Nam và các cơ quan giải quyết tranh chấp trong nước. Ý thức được sự cần thiết này, người viết đã quyết định nghiên cứu đề tài “Áp dụng Công ước Viên 1980 về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Thứ nhất, tìm hiểu các quy định về chế tài khi vi phạm HĐMBHQT theo CISG về mặt lý thuyết cũng như việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết tranh chấp. Thông qua đó đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở đánh giá các điều kiện đảm bảo triển khai vận dụng các bài 7 học kinh nghiệm đã được đút kết cho Việt Nam hiện nay, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể cho các cơ quan giải quyết tranh chấp, các nhà làm luật Việt nam và các doanh nghiệp nhằm vận dụng một cách hiệu quả các bài học kinh nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm HĐMBHQT theo CISG. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm HĐMBHQT theo CISG tại 79 quốc gia thành viên của CISG, tập trung vào một số nền kinh tế lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp. Bên cạnh, đề tài tiến hành đánh giá các điều kiện đảm bảo triển khai vận dụng bài học kinh nghiệm tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, diễn giải. Bên cạnh, để làm rõ các vấn đề mang tính lý thuyết, khóa luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 Chương 3: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và giải pháp triển khai vận dụng kinh nghiệm áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận, nhưng do nhiều hạn chế về kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, người viết mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn. Nhân đây, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Lưu Thị Bích Hạnh, giảng viên đã dành thời gian tận tình hướng dẫn người viết hoàn thiện khóa luận này. Đồng thời, người viết cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè vì đã nhận xét, 8 góp ý và động viên người viết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Sinh viên thực hiện Phạm Quang Vũ 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm Theo Điều 1 Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình thì “HĐMBHHQT là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được lập ở những nước khác nhau” (Nguyễn Thị Mơ, 2009, tr. 125). Theo đó, để xác định HĐMBHHQT, cần có ba tiêu chí để xác định như sau: - Chủ thể kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau - Đối tượng hợp đồng là hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác - Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở các nước khác nhau. Có thể thấy tiêu chí quan trọng nhất để xác định HĐMBHHQT là tiêu chí trụ sở thương mại: người mua và người bán phải có trụ sở thương mại ở hai nước khác nhau. Công ước không đề cập đến quốc tịch của hai bên mua bán nên có thể kết luận rằng không nhất thiết người mua và người bán phải có quốc tịch khác nhau. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về HĐMBHHQT năm 1980 (CISG) thì HĐMBHHQT là “hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau” (Nguyễn Thị Mơ, 2009, tr. 126). Như vậy, cũng giống như Công ước La Haye năm 1964, CISG cũng lấy tiêu chí trụ sở thương mại của người mua và người bán làm tiêu chí quan trọng để xác định HĐMBHHQT. Đồng thời, CISG cũng không đề cập đến quốc tịch của hai bên mua bán. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không có định nghĩa về HĐMBHHQT và đồng thời cũng không đưa ra tiêu chí để xác định tính quốc tế của HĐMBHHQT mà chỉ quy định về mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 Khoản 1 nêu rõ “mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, để xem xét tính quốc tế của HĐMBHHQT, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản và phải được di chuyển qua biên giới Việt Nam, biên giới một nước hay biên giới của khu chế xuất, khu vực hải quan,… Từ những phân tích ở trên, ta có thể hiểu HĐMBHHQT là hợp đồng mua 10 bán hàng hóa có yếu tố quốc tế, được ký kết giữa thương nhân Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân nước ngoài nhằm thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc chuyển khẩu hàng hóa. (Nguyễn Thị Mơ, 2009, tr. 130) 1.1.2. Đặc điểm HĐMBHHQT về cơ bản mang đầy đủ những đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, cụ thể: - Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng. (Nguyễn Thị Mơ, 2009, tr. 124) - Chủ thể của hợp đồng mua bán là bên bán và bên mua. Bên bán và bên mua có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc nhà nước tham gia vào hoạt động mua bán. - Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa theo quy định của pháp luật. - Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xoay quanh việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. - Xét về tính pháp lý thì HĐMBHHQT là hợp đồng song vụ, có ước hẹn và mang tính bồi hoàn. Điều 406 Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau”. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và nghĩa vụ khác; bên mua có nhiệm vụ trả tiền hàng cùng các nghĩa vụ khác. Hợp đồng mua bán hàng hóa có ước hẹn nghĩa là nếu không có quy định gì khác về thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ phát sinh vào thời điểm kí kết hợp đồng. Ngoài ra, HĐMBHHQT còn mang tính bồi hoàn, nghĩa là người bán có quyền đòi thanh toán khi đã giao hàng và người mua được nhận hàng khi đã thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, HĐMBHHQT còn mang tính chất quốc tế. Tính chất này thể hiện ở: - Chủ thể của hợp đồng: Có hai quan điểm để xác định chủ thể của HĐMBHHQT. Quan điểm thứ nhất cho rằng chủ thể của hợp đồng phải có quốc tịch khác nhau. Quan điểm này được thể hiện trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 và Điều kiện chung giao hàng SEV của các nước Xã hội chủ nghĩa. Có thể dễ dàng nhận thấy quan điểm này chưa hợp lý trong bối cảnh hiện tại. Lấy ví dụ một công ty Việt Nam kí hợp đồng bán giày da cho một thương nhân ở Nhật. Thương nhân này [...]... Công ước Vi n 1980, đồng thời giới thiệu sơ lược về Công ước, đề tài sẽ tiến hành đi vào phân tích thực tiễn áp dụng áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Vi n 1980 để làm cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp ở các những nội dung sau 27 CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG... Vi t Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi t 1.2.2.3 Nam là thành vi n và tập quán thương mại quốc tế Vai trò của chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Trong thương mại quốc tế, chế tài vi phạm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản, có tác dụng buộc chủ thể có hành vi vi phạm chịu các hậu quả bất lợi về tài sản... CÔNG ƯỚC VI N 1980 2.4 Phân tích các trường hợp áp dụng chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Vi n 1980 2.4.1 Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng khi vi phạm hợp đồng không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục được và các bên còn thiện chí hợp tác với nhau Trong thực tiễn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, ... quốc tế (Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Vi t Nam, 2010) 1.3.2 Chế tài áp dụng của Công ước Vi n 1980 khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Các hình thức chế tài khi vi phạm HĐMBHHQT theo CISG bao gồm buộc 21 1.3.2.1 thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng Buộc thực hiện đúng hợp đồng Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại về tài. .. vậy, vi c tìm hiểu về thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Vi n 1980 là hết sức cần thiết không những đối với doanh nghiệp, các cơ quan giải quyết tranh chấp mà còn đối với các nhà làm luật tại Vi t Nam Trên cơ sở phân 26 tích một số điểm cơ bản về HĐMBHHQT và các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công. .. Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã tiến hành 20 soạn thảo Công ước Vi n 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công ước Vi n 1980) và được thông qua vào ngày 11 tháng 4 năm 1980 Đến ngày 01 tháng 01 năm 1988, Công ước Vi n 1980 có hiệu lực do có đủ 10 quốc gia phê chuẩn (theo Điều 99 Công ước) Công ước Vi n 1980 đóng vai trò rất to lớn trong thương mại quốc. .. loại chế tài này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích hạch toán của bên vi phạm Chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giúp bên bị vi phạm thụ hưởng trọn vẹn sự đền bù mà bên có hành vi vi phạm thực hiện Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền chọn áp dụng các chế tài theo luật áp dụng hay theo điều khoản trong hợp đồng đã ký kết Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm hợp. .. của Vi t Nam, vi c tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm HĐMBHHQT theo CISG sẽ mang đến nhiều lợi ích không những đối với hệ thống pháp luật Vi t Nam mà còn cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan giải quyết tranh chấp tại Vi t Nam, góp phần tích cực cho vi c gia nhập CISG của Vi t Nam 1.4.1 Đối với hệ thống pháp luật Vi t Nam Các quy định về chế tài khi vi phạm hợp. .. chế tài nào cho phù hợp 1.2.2 1.2.2.1 Khái niệm, hình thức, vai trò của chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Khái niệm chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài) , nêu lên các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh Chế tài. .. thành nên hợp đồng phải phù hợp với luật pháp Vi t Nam Tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự Vi t Nam năm 2005 có quy định nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm 1.1.4.4 của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” Đối tượng – hàng hóa mua bán theo HĐMBHHQT phải hợp pháp Hàng hóa của hợp đồng phải là hàng hóa được phép lưu thông mua bán, không bị pháp luật của nước bên mua và bên bán cấm Tại Vi t Nam, các . thành vi n và tập quán thương mại quốc tế. 1.2.2.3. Vai trò của chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Trong thương mại quốc tế, chế tài vi phạm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. chung về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo Điều 3 Khoản 12 Luật Thương mại Vi t Nam năm 2005 thì vi phạm hợp đồng. trò của chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.2.1. Khái niệm chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành của quy phạm pháp

Ngày đăng: 23/06/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan