Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam

50 15.6K 33
Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam

Danh sách nhóm 4 1. Trần Mạnh Hùng 2. Vũ Thị Kim Nga 3. Nông Thị Cùng 4. Trần Xuân Thịnh 5. Nguyễn Văn Khuê 6. Tạ Thị Định 7. Ngô Hương Liên 8. Lưu Thị Xuân 9. Nguyễn Thị Hiền 10.Nguyễn Phương Lam 11.Nguyễn Thị Kim Thoa 12.Nguyễn Bảo Ngọc 13.Hoàng Thị Diệu Thuần 14. Bàn Thị Trang 15. Hoàng Thị Thu Trang 16.Lục Kiều Trang 17.Ngô Thị Thắm 18.Nhan Thị Quê 19.Nông Văn Tân 20.Trần Thị Thảo 21.Đinh Thị Trà 22.Nguyễn Thị Tâm 23.Luân Thị Hội A. DẪN NHẬP Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà. Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi. Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của ông. Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê, Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận – hiện đại của Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của toàn nhân loại. Tổng giám đốc Tổ chức văn hoá- khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc cũng trân trọng đánh giá Nguyễn Trãi là “Sứ giả của dân tộc Việt Nam”, “Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”, và đi đến khẳng định: “Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những yêu công lý và nhân đạo trên đời nay”. B. NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung 1.1. Giới thiệu về Nguyễn Trãi 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi (1380-1442) tên tự là Ức Trai, sống vào giai đoạn lịch sử sôi động từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ, thời đấu tranh chống ách xâm lược Minh cho tới đầu đời Lê. Ông là người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá thế giới. Năm 1406, giặc Minh xâm lược Đại Việt, đánh bại nhà Hồ, áp bức muôn dân, bắt cha Nguyễn Trãi đưa về Trung Quốc. Nợ nước, thù nhà, Nguyễn Trãi đã tìm đến với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và trở thành nhà soạn thảo và thực thi những quyết sách đúng đắn, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Minh đến thắng lợi hoàn toàn. Nguyễn Trãi sinh ra tron một gia đình quý tộc. Ông là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán một quý tộc dưới thời nhà Trần. Chính vì thế từ nhỏ Ngyễn Trãi đã có điều kiện được ăn học. Ông là người rất thông minh, lại được đọc rất nhiều sử sách Trung Quốc cho nên Nguyễn Trãihọc thức rất uyên bác. Từ đây Nguyễn Trãi sớm tiếp xúc và thấu hiểu về tư tưởng chính trị của Nho giáo. Có hai sự kiện lớn khi nhắc đến cuộc đời Nguyễn Trãi đó là cuộc gặp gỡ của Nguyễn Trãi và Lê Lợi ở Lũng Nhai và cái chết bi tráng của ông. Sự gặp gỡ của hai con người ấy được dân gian coi là sự kết hợp của 2 ngôi sao bản mệnh chiếu vào nhau. Hai ngôi sao cùng tỏa sáng trên bầu trời đất Việt khi ấy. Khởi nghĩa Lam Sơn - Đại thắng quân Minh năm 1427 là kết quả của cuộc gặp gỡ định mệnh ấy. Nhưng đáng thương cho một con người tài đức vẹn toàn khi phải chịu một cái chết quá nghiệt ngã. Một đời trung với nước, hết mình vì Vua vì dân, vậy mà phải chịu một án oan phải chu di tam tộc. Đây là vụ án oan khuất vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Cái chết của Nguyễn Trãi là sự mất mát lớn của dân tộc. Chúng ta cũng có thể hiểu một cách khác đó là cái chết của Nguyễn Trãi là tất yếu, cái chết chịu sự quy định và phán xét của lịch sử. Sứ mệnh của Nguyễn Trãi là sinh ra để làm quân sư cho Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh thắng được quân thù, và sau khi kháng chiến thành công thì sứ mệnh của Nguyễn Trãi cũng dừng lại. Cuộc sống thừa thãi của con người toàn đức toàn tài ấy ở Lệ Chi viên cuối cùng cũng dẫn đến một cái chết theo quy định của lịch sử mà thôi. Dù lí giải thế nào đi chăng nữa thì vụ án Lệ Chi Viên cũng đã chìm thật xa trong lịch sử, tất cả mọi giả thuyết đưa ra lí giải chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên lịch sử đã hoàn toàn lí giải cho chúng ta khi Nguyễn Trãi được minh oan hoàn toàn và được lưu giữ những giá trị quý báu mà ông để lại cho dân tộc. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều nhưng sau vụ thảm án Trại Vải, nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ quyền thần đem tiêu hủy. Phần còn lại ngày nay là do người hội ấy ghi chép giữ lại. Sử đời Lê cho biết rằng : “ Mấy năm sau ngày Nguyễn Trãi bị giết, vua Lê Nhân Tông một hôm đã tình cờ phát hiện ở bì thư cất trong cùng một dị bản của Ức Trai vua xem qua, đánh giá cao “ Văn chương đức nghiệp ” của tác giả, và đem tập sách về nơi ngự tẩm coi làm bản gốc ”. Sau đó, dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) triều đình đã phục hồi thanh danh cho người công thần bị sử oan. Nhà vua cũng ủy cho một nho thần, Trần Khắc Kiệm tìm lại các tác phẩm của Nguyễn trãi. Sáu thế kỷ nay, nhiều học giả Việt Nam tiếp tục cố gắng tìm tòi ghi chép phần văn thơ của Nguyễn Trãi chưa bị thiêu hủy sau ngày ông mất. Trên cơ sở những văn bản hiện còn, mấy năm gần đây các nhà nghiên cứu sử học, văn học Việt Nam đã có thể xuất bản một số công trình nghiêm túc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Phần lớn văn chương của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán. Nhưng chúng ta đều biết, đối với văn hóa Á Đông, thời kì này chữ Hán chiếm một vị trí ưu việt. Giống như chữ La Tinh đối với phương tây thời trung cổ. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi còn có một phần thơ chữ Nôm. Tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi gồm hai phần : văn xuôi và thơ. • Văn chính luận : - Quân trung từ mệnh tập (1423-1427) Phần quan trọng của tập sách là những thư từ Bình Định Vương gửi cho tướng lĩnh nhà Minh, sau này được chép lại dưới mục “ Dữ minh nhân vãng phục thư tín”. Nội dung chính của các lá thư là cuộc biện luận của người Việt Nam và người Minh nhằm mục đích dàn xếp cuộc hòa bình lâu dài giữa hai nước. Có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta. Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện lịch sử - binh vận - ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự uỷ thác và trên danh nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 28). Tập tư liệu gồm các thư từ trao đổi giữa Lê Lợi và các tướng quân Minh (Trần Trí, Phương Chính, Vương Thông .), không kể phần văn loại gồm các bài chiếu, biểu viết trong thời bình. Trần Khắc Kiệm đời Hồng Đức (1470 - 97) sưu tập lần đầu và Dương Bá Cung biên soạn, khắc in năm 1868. Số lượng hiện còn khoảng 62 bản, xếp trong Ức Trai di tập. Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm 1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời đại. - Bình Ngô Đại Cáo (1428) Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427 (cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) được lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt chẽ, nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác văn chương. Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Trãi trứi thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông. Đây là bản anh hùng ca, là tiếng vang vọng của ngàn xưa cho đến mai sau. Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, song ông còn có Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính luận quy mô đầu tiên của nước ta. Những trước tác này cùng với thơ của thi hào đã làm nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương xứng kép, ở bậc cao, tương xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ, tương xứng giữa trước tác bằng chữ Hán và bằng quốc âm - Băng Hồ di sự lục (1420) - Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (1433) : Ghi chép gia thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày vua mất. Và nhiều bài biểu, tấu, chiếu, dụ, những công văn có nội dung thời sự nhưng vẫn được đời sau coi như kiểu mẫu của thể văn này. - Dư địa chí (1435) • Thơ ca - Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán - Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi viên. Ức trai thi tập được viết bằng chữ Hán, Quốc âm thi tập bằng chữ Nôm. Đó là cả một đời thơ của Nguyễn Trãi, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung chủ yếu của hai tập thơ là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, và những bao éo le trong cuộc đời của Nguyễn Trãi . 1.2. Những vẫn đề thời đại Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - giai đoạn quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay của Hồ Qúy Ly. Bảy năm dưới triều Hố - nơi mà quyền lực đang dựng xây dang dở. 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc - một thời kì đầy bão táp của bạo lực bành trướng, và đô hộ, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc được tổ chức, vùng dậy đấu tranh chống bành chướng và đô hộ, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Cuối cùng là 15 năm đầu triều Lê với những lộn xộn sau chiến tranh và đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của một triều đại dân tộc lớn cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi đã sống và và hoạt động trong thời kì lịch sử đầy những biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, ở thời đại này, Đạo Nho được coi là quốc giáo, mọi mặt của xã hội đều lấy Đạo Nho làm gốc. từ chế độ khoa cử, thiết chế nhà nước . đến các thành phần của xã hội. Lực lượng chính trong xã hội là những người quân tử, là những nhà tri thức Nho gia. Tất cả những điều đó đã làm nên con người Nguyễn Trãi - kẻ tư văn sinh đất Việt - kẻ sĩ đem lý tưởng riêng tư của cá nhân phụng sự cho đất Việt 2. Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam Trong lịch sử văn học dân tộc những sáng tác của các tác gia đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Văn học Việt . Chúng ta có thể kể đến những cái tên như : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao … Mỗi tác gia đều có những đóng góp nhất định cho nền văn học nước nhà ở các nội dung như : tinh thần yêu nước thương dân, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước, tư tưởng lạc quan với cuộc sống, yêu cái đẹp, khát vọng sống một cuộc sống bình đẳng và hạnh phúc …. Bên cạnh đó là đóng góp về các thủ pháp nghệ thuật rất mới mẻ, độc đáo. Trong những tác gia ấy, chúng ta có thế thấy rằng đóng góp của Nguyễn Trãi khá toàn diện cả về nghệ thuật và nội dung . Dưới đây là những đóng góp của ông mà nhóm thực hiện đã tìm hiểu được. 2.1. Đóng góp về nghệ thuật 2.1.1. Ngôn ngữ • Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương có dùng ĐIỂN, ta thấy nó không còn vẻ mộc mạc, dân dã nữa, mà đã thể hiện tính bác học, đó là sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của tác giả. Có thể nói, ĐIỂN tạo cho tác phẩm văn học một cốt cách sang trọng, mỹ lệ và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Đọc hai câu trong thơ Đường luật tựa đề “Loạn hậu cảm tác” trong “Ức Trai thi tập”, để thấy tác dụng của ĐIỂN dùng trong đó: Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt [...]... 2.1.3 Thể loại Nguyễn Trãi có rất nhiều đóng góp về thể loại tác phẩm Văn Học trong lịch sử Văn Học Việt Nam Các thể loại Văn học chính thời kì Trung Đại là: Thơ, Phú, Chiếu, Biểu ,Văn bia, Cáo, Truyện kí, Chính luận… trong đó, Nguyễn Trãi đã có những đóng góp rất quan trọng với một số thể loại chính như: Thơ ,Văn chính luận,Chiếu,Cáo Đây là những đóng góp rất quan trọng • Thơ Nguyễn Trãi để lại tập... ngữ và lời văn sắc bén,lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục Nguyễn Trãi đã để lại cho lịch sử văn học Việt Nam một tác phẩm văn học bất hủ Đây là một áng thiên cổ hung văn - là bản tuyên bố đôc lập thứ hai của lịch sử Việt Nam ta 2.2 Đóng góp về nội dung Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão táp của lịch sử thế kỷ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biến... đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong ba đại gia Thơ Nôm trong nền văn học Việt Nam (Cùng với Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương) Đao bút phải dùng tài đã vẹn Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên Vệ Nam mãi mãi ra lay thước Điện Bắc đà đà yên phận tiên ( Bảo Kính Cảnh Giới : Bài số 56) Những bài thơ của Nguyễn Trãi đã đóng góp vào nền Văn học Việt Nam Những tư tưởng uyên thâm và nghệ thuật làm cho thơ Nguyễn Trãi. .. của Nguyễn Trãi ra đời giúp cho tiếng việt thật sự đi vào đời sống nhân dân, tạo bước đột phá trong việc sử dụng tiếng Việt trong văn học dân tộc Nếu như ở thế kỉ XVIII Nguyễn Du đã tạo nên niềm tự hào cho tiếng Việt, thì ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi là người xây nên niềm tin cho tiếng Việt Sống và làm việc ở Thăng Long là “sang ở nước” Còn ẩn cư là “sống ở làng” Nông thôn và nông dân đã mang lại cho Nguyễn. .. trong thơ Nôm luật Đường của Nguyễn Trãi • Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao Nguyễn Trãi sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu nói dân gian gần với đời sống nhân dân Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng, từ ngữ do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết xuyên suốt thời... và hiện đại Không một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn nào của nước ta không khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ của văn học dân gian Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng xác nhận Thôn ca sơ học ma tang ngữ” (Từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm) Hồ Chí Minh khẳng định văn học dân gian “ là những hòn ngọc quý”.Không chỉ tồn tại trong ý thức, những nhà thơ trung đại... bức thư gửi cho tướng địch Từ lí lẽ cho đến thái dộ nhưng bức thư của Nguyễn Trãi đều có ý nghĩa thuyết phục mạnh mẽ Nguyễn Trãi rất chú ý đến đối tượng là kẻ đọc thư của mình Đối với những tên ra mặt hung hãn như Phương Chính, Mã Kỳ thì cách xưng hô và lời văn thường có tính chất dả kích không thương tiếc Trong nhiều bức thư gửi cho tướng giặc Nguyễn Trãi đã vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của chúng... gửi cho tướng giặc khi chúng đã thất thế, Nguyễn Trãi đều nêu thiện ý của quân dân ta sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn quân của Vương Thông rút về nước yên ổn Lập trường của Nguyễn Trãi lúc nói về địch và ta quả là một lập trương của một chiến sĩ Để thuyết phục địch, co lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chinh đáng của tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch cho. .. theo là những tội ác của giặc và những chiến công rực rỡ của quân ta “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” với những lời văn sinh động với những hình tượng sắc và mạnh, Nguyễn Trãi đã kể lại một cách xúc tích tất cả những sự kiện chính của cuộc kháng chiến đã miêu tả một cách tinh tế khí thế hào hùng của quân dân ta,cũng như bộ mặt man rợ cùa sự thất bại thảm hại của giặc... đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng thơ dân tộc Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hàm xúc, tinh luyện, thâm trầm, đó là tập thơ Ức Trai thi tập .Những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi nói lên tư tưởng của người Nho gia, sống thanh thản hòa mình cùng thiên nhiên, không ham danh lợi tiền bạc Tập thơ Ức Trai thi tập hiện có khoảng 99 bài được làm chủ yếu lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn Thơ chữ Nôm của Nguyễn . - kẻ tư văn sinh đất Việt - kẻ sĩ đem lý tưởng riêng tư của cá nhân phụng sự cho đất Việt 2. Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam Trong. sử học, văn học Việt Nam đã có thể xuất bản một số công trình nghiêm túc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Phần lớn văn chương của Nguyễn Trãi

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan