thảo luận quản trị nhân lực Bàn về nhân tài Thực trạng và giải pháp va Chính sách đãi ngộ nhân sự trong- Khu vực nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

26 474 0
thảo luận quản trị nhân lực Bàn về nhân tài Thực trạng và giải pháp va Chính sách đãi ngộ nhân sự trong- Khu vực nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM I Đề bài: 1. Bàn về nhân tài: Thực trạng và giải pháp 2. Chính sách đãi ngộ nhân sự trong: - Khu vực nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Danh sách nhóm: TT Họ và tên Ngày sinh Ghi chú 1 Nguyễn Hồng Phước 07/08/1977 Nhóm trưởng 2 Hoàng Minh Hiếu 12/04/1981 3 Phạm Ngọc Lân 04/08/1978 4 Phùng Ngọc Lương 15/09/1970 5 Đặng Ánh Nguyệt 12/09/1973 6 Hoàng Hương Giang 28/07/1975 7 Phan Đình Quân 12/02/1972 8 Chu Dũng Sĩ 30/09/1978 9 Đinh Thanh Tiên 12/09/1980 10 Phạm Bích Toàn 05/12/1977 11 Chu Anh Tuấn 14/11/1974 12 Nguyễn Hữu Duy 10/07/1985 13 Ngô Thế Dương 28/07/1980 14 Phạm Đình Nam 07/03/1981 15 Nguyễn Tiến Hùng 11/03/1972 1 Câu 1: Bàn về nhân tài, thực trạng và giải pháp Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như đất đai, lao động, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự quan trọng. Nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất để phát triển, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức chỉ xuất hiện trong quá trình sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam từ trước đến nay vẫn là nước phát triển dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chưa có tích lũy, hiệu quả đầu tư chưa cao. Tỷ lệ thất nghiệp cao, dân số tăng nhanh, đời sống một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn, nhất là ở nông thôn, miền núi và những vùng ven biển. Sản xuất công nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp nhỏ, yếu; thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn lạc hậu, năng suất lao động thấp và Khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Nguồn nhân lực (NNL) chất lượng thấp, tình trạng thể lực của NNL ở mức trung bình, kém về độ dẻo dai, cường độ làm việc. Cơ sở đào tạo đại học nhiều nhưng chưa chuyên sâu nên số lượng người được đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu chuyên môn của người sử dụng lao động; một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhưng chưa có sơ sở đào tạo tương xứng; chất lượng đào tạo của một số ngành nghề còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những hạn chế trên cũng là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh, bền vững phải cần sự đột phá trên cơ sở từ nội lực, đó chính là đột phá về phát triển nhân lực có chất lượng cao. 2 CHƯƠNG I VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO I. Tổng quan về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao 1. Quan niệm nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao 1.1. Quan niệm nguồn nhân lực (Human Resource-HR) Nguồn nhân lực được hiểu là: tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển trong hiện tại và tương lai. 1.2. Quan niệm nhân lực chất lượng cao (NLCLC) Theo tác giả, trên cơ sở kế thừa các quan điểm của nhiều nhà khoa học và từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đề xuất quan niệm về NLCLC như sau: Nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao (trừ một số trường hợp không qua đào tạo); có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. 2. Những nội dung cơ bản của phát triển nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay Phát triển NLCLC của một quốc gia (một vùng lãnh thổ) là sự biến đổi về số lượng và chất lượng trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu NNL. Nói một cách khái quát nhất, phát triển NLCLC chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Do vậy, nội dung cơ bản phát triển NLCLC cần tập trung vào những vấn đề sau: một là, gia tăng về số lượng nhân lực chất lượng cao; hai là, nâng cao chất lượng nguồn 3 nhân lực; ba là, chuyển dịch cơ cấu NLCLC theo hướng tiến bộ; bốn là, cần phát huy một số tố chất tiêu biểu của NNL Việt Nam. 3. Đặc điểm về nhân lực chất lượng cao Thứ nhất, về nhận thức: NLCLC là những người có hiểu biết sâu và rộng, có năng lực sáng tạo, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi mới để phát triển. Thứ hai, về trình độ chuyên môn: NLCLC có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực nhất định, ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật nghề), được hình thành qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển không ngừng bằng con đường tự đào tạo, lao động và hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân. Thứ ba, về khả năng sáng tạo: NLCLC có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Bên cạnh những đặc điểm “cần” nêu trên, NLCLC phải hội tụ cả những đặc điểm “đủ” sau: một là, sự phát triển thể lực; hai là, có văn hóa lao động (văn hóa nghề nghiệp); ba là, có văn hóa sinh thái. 4. Các tiêu chí đánh giá nhân lực chất lượng cao Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chí thống nhất để có thể lượng hóa NLCLC; song qua nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, kế thừa có chọn lọc để phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Một số đề xuất về các tiêu chí xác định và đánh giá NLCLC như sau: 4.1. Tiêu chí tổng hợp đánh giá nhân lực chất lượng cao (1) Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) HDI là một chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí cụ thể: (i) Mức độ phát triển kinh tế: Được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hằng năm; (ii) Chỉ tiêu về phát triển giáo dục (chỉ tiêu học vấn): Được xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ người trong độ tuổi đi học của các cấp giáo dục; (iii) Chỉ tiêu y tế: Tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân. (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực 4 Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra nhận định: Việt Nam chỉ có 2% dân số được học từ 13 năm trở lên, tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Và, Việt Nam xếp hạng chót trong khu vực với tỷ lệ 10% số người trong độ tuổi 20 - 24 học đại học. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41% và Hàn Quốc là 89%. Như vậy, theo nhóm chỉ số đặc trưng cơ bản về chất lượng NNL (theo trình độ giáo dục đại học và đào tạo nhân lực), nhân lực nước ta chỉ ở mức trung bình của thế giới (3,39 điểm so với điểm tối đa là 6,01) và thấp thua đáng kể so với các nước đang phát triển (Trung Quốc, Thái Lan) và các nước phát triển (CHLB Đức, Hàn Quốc). 4.2. Tiêu chí bổ trợ đánh giá nhân lực chất lượng cao (1) Tiêu chí về thể lực của nguồn nhân lực Quan niệm về chất lượng NNL mà đề tài phân tích là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của NNL, tức là nói tới sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. (2) Tiêu chí về trí lực của nguồn nhân lực Trí lực của NNL biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: a) Trình độ học vấn là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL. Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật Chất lượng của NNL không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua 5 đào tạo và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như sau: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là % số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượng lao động đang làm việc; trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành và thứ ba là cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ ĐH,CĐ/ số lao động có trình độ THCN/ số lao động là công nhân kỹ thuật. c) Năng lực sáng tạo Biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. Trên đây là những tiêu chí đánh giá NLCLC có tính lý thuyết, mang ý nghĩa toàn diện và đầy đủ. Trong quá trình nghiên cứu NLCLC tuỳ theo khả năng số liệu đầu vào người ta sẽ xác định bao nhiêu chỉ tiêu và gồm những chỉ tiêu gì sử dụng để đánh giá chất lượng nhân lực của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. 5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân lực chất lượng cao 5.1. Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo là tiền đề cung cấp nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực nói chung và NLCLC nói riêng có liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo. NLCLC được hình thành và phát triển trước hết là thông qua con đường đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia, là sản phẩm của các hoạt động giáo dục - đào tạo, trước hết là giáo dục đại học. Vì trình độ văn hóa của người lao động là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng phát triển NNL. Chất lượng NNL chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục - đào tạo tốt. Giáo dục - đào tạo là mắt xích quan trọng của một chu trình phát triển NNL, nó tạo nên sự chuyển biến về chất (kiến thức kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) của NNL. 6 5.2. Tăng trưởng kinh tế là nền tảng để phát triển nhân lực chất lượng cao và khoa học - công nghệ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL nhất là NLCLC của nước đó. Tại một quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, thì ở đó NNL có chất lượng cao, kể cả trình độ học vấn, trình độ CMKT, sức khỏe, tuổi thọ. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khi giáo dục - đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra NLCLC. Do đó, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và NLCLC có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của phát triển xã hội, của con người, trong đó có NLCLC và đến lượt nó, NLCLC là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 5.3. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy phát triển nhân lực chất lượng cao Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, một mặt, tạo ra những khả năng và cơ hội phát triển lớn cho các dân tộc và các quốc gia. Mặt khác, chính trong toàn cầu hóa và kinh tế tri thức cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ làm cho khoảng cách giàu, nghèo và tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc ngày càng sâu sắc hơn. Muốn không bị tụt hậu xa hơn, mỗi quốc gia phải huy động toàn bộ nguồn lực của đất nước, phải có chính sách cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả vai trò động lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nguồn lực con người đó chính là NLCLC. 5.4. Cải cách hành chính và đổi mới quản lý Nhà nước đòi hỏi phát triển nhân lực chất lượng cao Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với phát triển NNL được biểu hiện thông qua các nội dung và công cụ, cơ chế tác động đến NNL nhằm tạo ra số lượng, chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vai trò quản lý Nhà nước về nâng cao chất lượng NNL bao gồm các giải pháp hỗ trợ về dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách đào tạo, đầu tư tài chính và các giải pháp quản lý chất lượng NNL như quy định pháp luật; quy hoạch hệ thống giáo - đào tạo, tiêu chuẩn hóa chất lượng đào tạo. Có thể nói chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động quan trọng tới việc phát triển NLCLC, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 7 5.5. Trình độ phát triển y tế đảm bảo thể lực tốt cho nhân lực chất lượng cao Sức khoẻ tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển tăng lên, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi ích trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và hệ thống y tế. 5.6. Tác động của yếu tố cạnh tranh thúc đẩy tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam đang ở thứ bậc thấp về xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc tế về nhân lực và liên tục tụt hạng trong những năm vừa qua. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hạng về năng lực cạnh tranh của nước ta là thủ tục hành chính rườm rà, chậm cải cách, chậm đổi mới do năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhân lực trong bộ máy hành chính còn hạn chế. Vì vậy, việc khôi phục và nâng cao thứ hạng về năng lực cạnh tranh của nước ta đòi hỏi trước hết phải phát triển NLCLC trong lĩnh vực quản lý, cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, cạnh tranh giữa những người lao động, giữa các nhóm NNL thúc đẩy hình thành và phát triển NLCLC. II. Vai trò của nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội 1. Vai trò của nhân lực chất lượng cao đối với xây dựng Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả Xét trên bình diện quốc gia, chất lượng nhân lực yếu kém dẫn đến năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp, khó thu hút đầu tư, những bức xúc xã hội gia tăng, tiềm lực kinh tế, an ninh - quốc phòng bị ảnh hưởng và làm cho đất nước phát triển kém bền vững. Do vậy, khi có được NLCLC sẽ góp phần nghiên cứu, đề xuất mô hình Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng pháp luật, chính sách tiến bộ; triển khai hội nhập quốc tế có hiệu quả, tạo điều kiện cho các quan hệ chính trị, kinh tế phát triển tốt. 8 2. Vai trò của nhân lực chất lượng cao đối với hình thành và phát triển cơ cấu ngành nghề hiện đại Một quốc gia muốn phát triển và tiến kịp các nước có nền công nghiệp hiện đại, không có con đường nào khác là yếu tố con người đó chính là nhân lực có trình độ cao. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày nay chính là NLCLC, là điều kiện để tiếp thu, sáng tạo công nghệ hiện đại vận dụng vào sản xuất những sản phẩm quốc gia có giá trị gia tăng cao cho đất nước; là cơ sở hình thành và phát triển cơ cấu ngành nghề mới hiện đại. Song, dù yếu tố bên ngoài có quan trọng đến đâu thì yếu tố bên trong bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định. Do vậy, phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển đội ngũ NLCLC là yếu tố then chốt sống còn để tiếp thu công nghệ hiện đại, để xây dựng cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại nhằm tạo ra nhiều giá trị quốc gia. 3. Nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Giữa các nguồn lực: Con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học - công nghệ… luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. 4. Nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngày nay chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động rất mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Nhưng khoa học - công nghệ không thể thay thế được vị trí chủ thể của nguồn lực con người trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn thế nữa, nguồn lực con người còn là nhân tố tiếp nhận sự chuyển giao, ứng dụng và sáng tạo ra khoa học - công nghệ để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 9 Do đó, NLCLC là nhân tố quyết định làm tăng năng suất lao động, tăng nhanh GDP mà không cần tăng thêm chi phí tương ứng, nhờ đó mà tiết kiệm được nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. 5. Nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển NNL, hơn thế nữa, phát triển NLCLC, chính là mục tiêu của sự phát triển. Để đi thẳng vào hiện đại và phát triển kinh tế tri thức, vấn đề mấu chốt đặt ra cho một nước đi sau là: Đào tạo thế nào để nhanh chóng có lực lượng trí thức đủ mạnh và thực sự hữu dụng cho một chiến lược phát triển rút ngắn? Một trong những kinh nghiệm phát triển nhân lực cao cấp điển hình ở các nước đi sau thành công trong nỗ lực đuổi kịp là ngay từ đầu và không hạn chế, thậm chí tạo mọi điều kiện để khuyến khích thanh niên đi du học nước ngoài, nhất là ở các trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới. Việt Nam chúng ta cũng có định hướng này nhưng chưa biến nó thành một chiến lược xuyên suốt, có tầm vóc và một quyết tâm hành động quốc gia thống nhất và mạnh mẽ. 6. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chủ yếu để phát triển nền kinh tế tri thức Thực tế, quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: Trong tiến trình công nghiệp hóa, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật Bản, Phần Lan, Ireland là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu. Ngày nay tất cả những quốc gia hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục – đào tạo, và từ đó là trình độ công nghệ. Đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là NLCLC, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất. 10 [...]... tử về nguồn nhân lực có trình độ cao, về nhân tài nhằm thông tin một cách công khai, minh bạch về tiêu chí, quy trình, điều kiện phát hiện, thu hút và đãi ngộ nhân tài Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng tài năng và thu hút nhân tài Câu 2: Chính sách đãi ngộ nhân sự trong: 21 - Khu vực nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1 Chính sách đãi ngộ nhân sự trong các. .. lạc ở nước ngoài, cử các đoàn ra nước ngoài “lôi kéo” nhân tài ở các nước (chủ yếu là Kiều dân gốc Triều Tiên) về làm việc ở Tổ quốc Hàn Quốc đưa ra chính sách cấp “thẻ vàng” cho các nhà khoa học là người nước ngoài vào làm việc cho Hàn Quốc bằng nhiều chính sách ưu đãi như trả lương cao, hỗ trợ về phương tiện đi lại, nhà ở Để thu hút nhân lực khoa học - công nghệ của các nước đang phát triển, Chính. .. căn cứ vào ưu thế về tố chất nhân cách và sở trường, tài năng của đối tượng mà bố trí, bổ nhiệm phù hợp để vừa phát huy được tối đa tài năng của nhân tài, vừa giúp nhân tài tiếp tục phát triển và cống hiến Phải chú ý đến những khác biệt về khuynh hướng tài năng, về mức độ trí lực, về nhân cách, về tố chất thể lực trong việc bố trí, sử dụng nhân tài Khắc phục tình trạng thu hút nhân tài theo kiểu phong... thế giới và mời các chuyên gia trong nước và ngoài nước đến giảng dạy (ii) Chính sách sử dụng và đãi ngộ Hàn Quốc đặc biệt coi trọng NLCLC, lương của các nhà khoa học không theo thang bậc lương chung mà được trả theo kết quả công việc Những chính sách đối với các nhà khoa học được đích thân Tổng thống chỉ đạo và quyết định Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách đặc biệt với các nhà khoa học tài giỏi,... lĩnh vực này Làm như vậy họ đã lãng phí thời gian Các CEO hiệu quả tập trung vào các thế mạnh, phát huy tài năng và sở thích của nhân viên và quản lý điểm yếu của họ Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đều nhận thức rất rõ về tài sản vô hình của doanh nghiệp đó là nguồn lực nhân sự chất lượng cao mà doanh nghiệp đang được sử dụng Do đó, các doanh nghiệp đều đưa ra các chiến lược để chiêu mộ và giữ... liên doanh với nước ngoài, vị bác sĩ này được trả trên 1.000 USD/tháng (gần 20 triệu đồng) Điều này cho thấy, nếu nhà nước không đổi mới chính sách tuyển dụng và trả lương theo trình độ và công việc thì chuyện giữ người tài, người có năng lực làm việc đã khó, nói chi đến tuyển mộ nhân tài Đối với khu vực nhà nước việc sử dụng nhân tài đã được trình bày như trên còn đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc. .. được nhân tài còn khó hơn rất nhiều do bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ khu vực ngoài nhà nước vốn rất năng động và nhiều sức hút Coi trọng cả đức và tài, xem phẩm chất đạo đức, năng lực và thành tích, cống hiến là những tiêu chí cơ bản đánh giá nhân tài, làm cơ sở cho việc sử dụng và đãi ngộ nhân tài Việc trọng dụng nhân tài phải hợp lý, tức là “tùy tài mà sử dụng”, tuyển dụng nhân tài phải căn cứ vào... trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học (ii) Chính sách đào tạo nhân lực chất lượng cao của Trung Quốc Nếu như các nước. .. ở Âu - Mỹ, năm 2007 đã được xếp hạng 36 và 40 trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới (iii) Chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ tri thức Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút đông hơn giới doanh nhân, trí thức Hoa kiều trở về nước làm việc, thực thi chế độ đãi ngộ, trả lương cao theo trình độ, cấp nhà ở, bảo hiểm y tế, trợ cấp… cho những người Hoa từ nước ngoài về nước. .. của người có trình độ, năng lực hoạt động trong khu vực tư; có chính sách nhà ở và phương tiện làm việc hợp lý đối với nhân tài; tôn vinh, đề cao vị trí xã hội của họ, đồng thời đặt ra yêu cầu cao đối với nhân tài về nhân cách, nghĩa vụ đóng góp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội Năm là, đảm bảo các điều kiện xây dựng và thực thi chính sách phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài Thống nhất nhận thức của . NHÓM I Đề bài: 1. Bàn về nhân tài: Thực trạng và giải pháp 2. Chính sách đãi ngộ nhân sự trong: - Khu vực nhà nước - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Danh sách nhóm: TT Họ và tên Ngày sinh Ghi. bao gồm các giải pháp hỗ trợ về dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách đào tạo, đầu tư tài chính và các giải pháp quản lý chất lượng NNL như quy định pháp luật; quy hoạch hệ thống giáo - đào tạo,. lạc ở nước ngoài, cử các đoàn ra nước ngoài “lôi kéo” nhân tài ở các nước (chủ yếu là Kiều dân gốc Triều Tiên) về làm việc ở Tổ quốc. Hàn Quốc đưa ra chính sách cấp “thẻ vàng” cho các nhà khoa

Ngày đăng: 22/06/2015, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI TẬP NHÓM I

  • Đề bài: 1. Bàn về nhân tài: Thực trạng và giải pháp

  • 2. Chính sách đãi ngộ nhân sự trong:

  • - Khu vực nhà nước

  • - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

  • Danh sách nhóm:

  • Câu 1: Bàn về nhân tài, thực trạng và giải pháp

  • CHƯƠNG I

  • VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

    • I. Tổng quan về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao

      • 1. Quan niệm nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao

        • 1.2. Quan niệm nhân lực chất lượng cao (NLCLC)

        • 2. Những nội dung cơ bản của phát triển nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay

        • 3. Đặc điểm về nhân lực chất lượng cao

        • 4. Các tiêu chí đánh giá nhân lực chất lượng cao

          • (1) Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)

          • (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực

          • (1) Tiêu chí về thể lực của nguồn nhân lực

          • (2) Tiêu chí về trí lực của nguồn nhân lực

          • Trên đây là những tiêu chí đánh giá NLCLC có tính lý thuyết, mang ý nghĩa toàn diện và đầy đủ. Trong quá trình nghiên cứu NLCLC tuỳ theo khả năng số liệu đầu vào người ta sẽ xác định bao nhiêu chỉ tiêu và gồm những chỉ tiêu gì sử dụng để đánh giá chất lượng nhân lực của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.

            • 5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân lực chất lượng cao

              • 5.1. Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo là tiền đề cung cấp nhân lực chất lượng cao

              • II. Vai trò của nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội

                • Phần II. Tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Đánh giá và giải pháp để hoàn thiện nguồn nhân lực chất lượng cao.

                • 1. Phân tích nguồn nhân lực Việt Nam

                • 2. Đánh giá và giải pháp đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam

                • Câu 2: Chính sách đãi ngộ nhân sự trong:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan