Bài tiểu luận chuyên ngành luật sư Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại

13 895 2
Bài tiểu luận chuyên ngành luật sư Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ BÀI TIỂU LUẬN Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại HỌ VÀ TÊN : NGÀY SINH : SỐ BÁO DANH : THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2010 Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Cũng giống như bài bào chữa, bài bảo vệ cũng là một tài liệu rất quan trọng của luật sư khi tham gia tố tụng trước tòa án. Bài bảo vệ hay bài bào chữa là sự thể hiện cả một quá trình nghiên cứu hồ sơ của luật sư, trong đó thể hiện tất cả những luận điểm của luật sư để bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Thông qua bài bào chữa hay bài bảo vệ, chúng ta có thể thấy được khả năng, trình độ của luật sư về mọi mặt như nghệ thuật hùng biện, kỹ năng vận dụng pháp lý… Tuy nhiên, khi nhắc đến việc chuẩn bị bản luận cứ, phần lớn các học viên học lớp luật sư đều không khỏi bỡ ngỡ khi được giao cho vai trò bảo vệ cho người bị hại. Bởi, phần lớn trong số họ đều quan tâm chú trọng đến việc chuẩn bị bài bảo chữa mà không chú ý đến việc chuẩn bị bào bảo vệ cho người bị hại. Chính điều này đã khiến cho một số học viên khi nhận vai trò luật sư bảo vệ cho người bị hại đã có một bản luận cứ bảo vệ cho người bị hại không khác gì bản luận cứ bào chữa, thậm chí nội dung người nghe không hiểu là họ đang muốn đề cập đến điều gì. Từ đó, tác giả đã rất đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bài bảo chữa cho người bị hại. Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận “Kỹ năng của luật sư khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại” làm đề tài của mình. Trang 3 PHẦN NỘI DUNG I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ I.1. Mục đích chuẩn bị bài bảo vệ: Bài bảo vệ là một tài liệu rất quan trọng, là kết tinh công sức của luật sư và là sự thể hiện của cả một quá trình tích cực nghiên cứu, khai thác để tìm ra những tình tiết, chứng cứ cần thiết để phục vụ cho việc bảo vệ. Khi viết bài bào bảo vệ, luật sư có thể cô đọng lại những tình tiết mấu chốt của vụ án. Để thực hiện được điều đó, luật sư phải xem lại các tài liệu đã thu thập, từ đó có sự cân nhắc, đánh giá từng tài liệu, so sánh, đối chiếu và tổng hợp các chứng cứ. Nên sử dụng các chứng cứ, tài liệu nào và không nên sử dụng những chứng cứ tài liệu nào. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các chứng cứ, luật sư sẽ đưa ra quan điểm bảo vệ được toàn diện, không bị bỏ sót những vấn đề quan trọng. Muốn chuẩn bị được bào bảo vệ tốt, ngoài việc am hiểu về pháp luật, luật sư phải là người có khả năng tư duy về ngôn ngữ tốt, cũng như khả năng suy luận về logic học phải thật sắc bén. Chính vì lẽ đó, luật sư phải luôn luôn học hỏi, thường xuyên ôn luyện những kiến thức về logic học, về ngôn ngữ học, về việc thuyết trình cũng như luyện âm điệu của mình. Khi đã có đầy đủ các điều kiện trên, và nhờ có dàn ý đã chuẩn bị trước, luật sư có thể trình bày những luận điểm, không bọ bỏ sót và cũng không mang tính dàn trải, tràn lan. Trong trường hợp luật sư chỉ nhờ cậy vào trí nhớ, khả năng hùng biện của mình mà không chuẩn bị bài bảo vệ thì sẽ có nhiều trường hợp vì quá say sưa trình bày về một vấn đề mà quên mất các vấn đề khác. Sau khi trình bày xong thì mới phát hiện ra những vấn đề còn thiếu thì đó Trang 4 là một sự nuối tiếc và ân hận khó có thể sửa chữa, từ đó sẽ ảnh hưởng trước hết đến danh dự của mình, sau đó là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Vì vậy, chuẩn bị bài bảo vệ là một quá trình bắt buộc và không thể thiếu đối với một luật sư khi nhận bảo vệ quyền cần bảo vệ và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. I.2. Yêu cầu khi chuẩn bị bài bảo vệ: Để có một bài bảo vệ đạt yêu cầu, khi chuẩn bị, luật sư phải chú ý đến các yêu cầu sau: - Bài bảo vệ phải có bố cục chặt chẽ; viết ngắn gọn rõ ràng, súc tích; những vấn đề cần bảo vệ phải được ghi thành đề mục và sắp xếp chúng theo một thứ tự hợp lý. - Các tài liệu, số liệu được sử dụng phải được chính xác, bảo đảm độ tin cậy. - Các quan điểm đề xuất phải rõ ràng, không được lập lờ, nước đôi, không đổ lỗi, đổ tội cho người khác để có lợi cho người mình bảo vệ, không vì bên vực quyền lợi của thân chủ mình mà làm ảnh hưởng đế quyền và lợi ích của người khác. Trong quá trình bảo vệ của mình tại phiên tòa, luật sư phải dẫn ra được những chứng cứ chứng minh cho những lý lẽ mà mình đưa ra trong luận cứ bảo vệ. Muốn đạt được điều này, luật sư phải đọc, hiểu một cách tường tận những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước, từ đó tìm ra được những chứng cứ có lợi nhất cho thân chủ của mình. Với mỗi tội, mỗi nhóm tội khác nhau thì nội dung luận cứ bảo vệ cũng phải khác nhau. Do đó, việc chuẩn bị luận cứ bảo vệ của luật sư, cũng chính Là một quá trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi luật sư phải làm việc hết sức nghiêm túc. Không vì việc mình đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mà cố tình đưa ra những chứng cứ, tình tiết không có thật hoặc thiếu căn cứ. Những chứng cứ tình tiết Trang 5 mà luật sư đưa ra phải có căn cứ rõ ràng, trên cơ sở lập luận có khoa học kết hợp với khả năng nhạy bén về tư duy của luật sư. Để hoàn thành một bản luận cứ bảo vệ người bị hại có tính chặt chẽ mang tính thuyết phục cao, luật sư phải bám vào những yếu tố cấu thành của từng tội phạm, nắm vững các đặc điểm về tình tiết định khung, định tội. Bên cạnh đó, Các vấn đề đưa ra trong bản luận cứ bảo vệ cho người bị hại phải được sắp xếp, đảm bảo tính logic, có bố cục chặt chẽ, phải thể hiện được trình tự, diễn biến của phiên tòa, thể hiện được bản chất của sự việc tạo cho người nghe một tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái. Luận cứ bảo vệ cho người bị hại phải được trình bày một cách rõ ràng, khoa học. Các vấn đề được đưa ra chứng minh phải bảo đảm được tính chính xác và có tính thuyết phục. Luận cứ bảo vệ người bị hại cũng phải nhấn mạnh, tập trung vào những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ thân chủ, tránh sa đà vào những vấn đề không liên quan là cho bài bào bảo vệ trở nên lan man, gây mất thời gian và sự tập trung của người nghe tại phiên tòa. Luận cứ bảo vệ người bị hại chỉ thực sự có giá trị khi tạo ra sự chủ động, tự tin của luật sư trước hội đồng xét xử. Khi chuẩn bị viết bản luận cứ bảo vệ, đòi hỏi luật sư cũng phải thực hiện các công việc như tổng hợp các tài liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu hồ sơ như những tài liệu mà luật sư đã thu thập được. Chuẩn bị các tài liệu văn bản có liên quan phục vụ cho việc bảo vệ như văn bản pháp luật và các tài liệu cần thiết cho việc bảo vệ và vạch ra phương hướng viết luận cứ bảo vệ. II. CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI II.1. Giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc với thân chủ: Giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc với thân chủ là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất vì có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình hoàn chỉnh Trang 6 bản luận cứ bảo vệ cho luật sư, tạo nền móng cho những bước tiếp theo mà luật sư phải thực hiện. Ở giai đoạn này, luật sư cần phải nắm được tâm lý, sự suy nghĩ, cách xử sự của thân chỉ ở từng vụ việc khác nhau để có những biện pháp gặp gỡ, trao đổi thích hợp. Luật sư yêu cầu thân chủ của mình nêu sự việc một cách cụ thể, chính xác và hướng dẫn thân chủ của mình trình bày sự việc khách quan nhất. Luật sư cũng phải ghi chép những vấn đề cần thiết liên quan đến vụ việc mà thân chủ cung cấp. II.2. Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được: Qua quá trình tiếp xúc với thân chủ, luật sư tìm ra những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu, từ đó có hướng nghiên cứu hồ sơ và thu thập tài liệu cần thiết có liên quan phục vụ việc giải quyết vụ án. Mục đích chính của giai đoạn này là phát hiện ra các tình tiết có lợi cho thân chủ. Muốn vậy, luật sư phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phải nắm vững được các đặc điểm về dấu hiệu cấu thành tội phạm; có khả năng phân biệt tội danh với những đặc điểm gần giống nhau để có thể, kịp thời phản bác lại luận điểm của luật sư bào chữa, hỗ trợ cho đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố trước tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là thân chủ của mình. 2.2.1. Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án: Khi bảo vệ cho người bị hại, luật sư phải đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn bị và nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo và các tài liệu thể hiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của thân chủ Ngoài các chứng cứ, tài liệu xác định hành vi phạm tội của bị cáo, luật sư cũng phải nghiên cứu các tài liệu thể hiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho thân chủ. Đó là các lời khai nhận tội của bị cáo, những lời khai của bị cáo chối tội nhưng rất mâu thuẫn với các chứng cứ khác của vụ án; những lời khai buộc Trang 7 tội bị cáo của người làm chứng, người bị hại; các tài liệu về chứng thương, giám định; các tài liệu xác định vật chứng của vụ án cũng như các tài liệu chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại như chứng từ, hóa đơn, biên nhận, … 2.2.2. Các tài liệu, chứng cứ mới được bổ sung: Ngoài việc chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, luật sư còn chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ mới thu thập được như các tài liệu ghi chép khi gặp bị can, bị cáo; các tài liệu chứng cứ xác định ngoại phạm; các tài liệu về thành tích trong sản xuất chiến đấu và công tác của bị cáo … từ đó có cơ sở phân tích các tài liệu, chứng cứ mới bổ sung này để có hướng đối phó kịp thời khi đưa ra các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và định hướng trước cho thân chủ các tình huống có thể xảy ra khi buộc tội bị cáo. 2.2.3. Các tài liệu và văn bản pháp luật liên quan: Ngoài Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, luật sư còn phải chuẩn bị các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ của mình. Tùy vào cụ án cụ thể và việc bảo vệ cho người nào trong vụ án mà luật sư sẽ phải chuẩn bị các văn bản pháp luật cho phù hợp. Đối với các Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị định của Chính phủ,… nếu cần viện dẫn, luật sư cần phải đọc kỹ và đánh dấu vào chỗ sẽ viện dẫn. Nếu có điều kiện, luật sư nên in lại các điều luật có liên quan đến vụ án ra giấy để có thể xử lý kịp thời khi ra bảo vệ trước tòa án cho thân chủ của mình. II.3. Xác định phương hướng viết bài bào bảo vệ Trên cơ sở bảo vệ cho người bị hại, luật sư phải xác định phương hướng làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo, trên cơ sở đó mới yêu Trang 8 cầu bị cáo bồi thường thiệt hại cho chính xác. Việc làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo có thể đề nghị theo hướng đề nghị tăng nặng trách nhiệm hình sự như yêu cầu xét xử theo khung hình phạt khác nặng hơn, trả hồ sơ để điều tra bổ sung để truy tố theo tội danh khác nặng hơn … nếu thấy cáo trạng truy tố không đúng. Luật sư cũng có thể bảo vệ theo hướng công nhận cáo trạng, truy tố đúng người, đúng tội nên bị cáo phải bồi thường cho người bị hại. Việc cáo buộc bị cáo đòi hỏi bản luận cứ phải chỉ ra được các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, các tình tiết định khung tăng nặng hơn so với khung mà Viện Kiểm sát truy tố. Ở vị trí bảo vệ, kỹ năng của luật sư được thực hiện theo hướng ngược lại với vị trí của người bảo vệ theo hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, luật sư cần hết sức lưu tâm đến vai trò cúa bản thân luật sư – có vai trò khác biệt so với vai trò buộc tội của Viện Kiểm sát. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong cần chừng mực, chủ yếu phân tích, đánh giá chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến trách nhiệm dân sự của bị cáo, còn quyền quyết định tội danh và hình phạt thuộc về Hội đồng xét xử. Tùy từng vụ án có tính chất phức tạp hay không phức tạp; tài liệu, chứng cứ buộc tội rõ ràng hay không rõ ràng; bị cáo nhận tội hay không nhận tội; lời khai của bị cáo và tài liệu, chứng cứ khác có mâu thuẫn với nhau hay không; vụ án có nhiều bị cáo hay ít bị cáo tham gia; bị cáo có nhiều hay ít hành vi phạm tội bị truy tố … mà luận cứ bảo vệ cho người bị hại cần phải chuẩn bị chi tiết hay ở dạng dàn ý. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì luật sư nên chuẩn bị bài bào chữa ở cả 2 dạng: dàn ý và chi tiết. Trường hợp cần thiết phải gửi trước luận cứ bảo vệ cho Hội đồng xét xử thì nhất thiết luật sư phải chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại ở dạng chi tiết. Trang 9 III. CƠ CẤU BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI Thông thường, một luận cứ bảo vệ cho người bị hại được kết cấu như sau: • Phần mở đầu • Phần nội dung • Phần kết luận 3.1. Phần mở đầu - Luật sư tự giới thiệu - Nêu lý do tham gia phiên tòa 3.2. Phần nội dung - Luật sư phải tóm tắt sơ lược nội dung vụ án một cách ngắn gọn và chính xác. - Nếu cảm thấy cần thiết, luật sư nêu lên hoàn cảnh của người bị hại. - Trình bày những vấn đề có liên quan đến việc xác định tội trạng của bị cáo. - Luật sư cần làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Trong trường hợp Bản cáo trạng đã truy tố đúng người đúng tội thì luật sư khẳng định là đồng quan điểm với quyết định truy tố của Viện Kiểm sát và khẳng định, vì thế nên ngoài việc phải chịu hình phạt theo đúng tội danh và hành vi vi phạm pháp luật đã phạm phải, bị cáo còn phải có trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự cho người bị hại theo đúng quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp bản cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội thì luật sư phải phân tích các chứng cứ và đề nghị Tòa án xét xử bị cáo theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát. Nếu nhận thấy bản cáo trạng truy tố không đúng, cần phải xét xử bị cáo theo tội danh hoặc khung hình phạt khác nặng hơn thì luật sư đưa ra chứng cứ, lập luận và đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết theo hướng đó. Trang 10 [...]... liệu để có thể hiểu rõ kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại Thế nhưng, xuất phát từ ý nghĩ, cứ nhắc đến vụ án hình sự thì luật sư phải bào chữa cho bị can bị cáo, còn việc chuẩn bị bài bảo vệ có tốt hay không thì đến phần dân sự sẽ được tốt hơn, các học viên lớp luật sư đã vô tình không chịu nghiên cứu, tìm tòi các kỹ năng liên quan đến việc chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại Từ đó đã xuất hiện... trò là luật sư bảo vệ cho người bị hại, đã đứng ra đọc bài bảo vệ không khác gì bài bào chữa cho bị cáo, hoặc nếu có đọc theo hướng bảo vệ cho người bị hại thì nội dung không ăn khớp với vụ án hình sự Các tình tiết không ăn khớp với diễn biến của vụ án Chỉ một hồ sơ diễn án đơn Trang 11 giản nhưng các học viên với vai trò là luật sư bảo vệ đã rất lúng túng khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại Xuất... rằng, kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại là một kỹ năng rất quan trọng, không thể thiếu đối với luật sư Muốn vậy, ngoài việc phải có đầy đủ các kỹ năng của luật sư nói chung, am hiểu các quy định về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luật sư còn phải am hiểu các quy định của của pháp luật dân sự Từ những phân tích nêu trên, theo quan điểm của tác giả, Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị. .. đề tài tiểu luận này Trang 12 PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại là một kỹ năng quan trọng không kém kỹ năng chuẩn bị bài bào chữa cho bị cáo bởi lẽ: Xuất phát từ thực trạng xã hội hiện nay, vai trò của luật sư ngày càng trở nên quan trọng Người dân hiện nay ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của luật sư Khi có sự việc xảy ra thì hầu như người bị hại sẽ tìm... bày bản luận cứ bảo vệ như thế nào… Mặc dù không cho rằng chính nội dung giảng dạy đào tạo luật sư đã khiến cho học viên không khỏi bỡ ngỡ khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại, nhưng tác giả cũng cho rằng nội dung giảng dạy nên đi vào khái quát, định hướng cho học viên cần nghiên cứu những vấn đề liên quan ở tài liệu nào mà cụ thể là Kỹ năng của luật sư khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại như... với Hội đồng xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - Đưa ra lời cảm ơn Hội đồng xét xử IV ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI Như đã trình bày trong phần giới thiệu, khi nhắc đến những vụ án hình sự, đại đa số quan điểm của các học viên lớp luật sư đều quan đến đến kỹ năng chuẩn bị bài bào chữa cho bị can bị cáo Mặc dù trong tất... thực tế, là các kỹ năng liên quan đến việc chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại được nhắc đến khá ít trong nội dung chương trình Tuy nhiên, tác giả cho rằng, không nên đổ lỗi cho nội dung giảng dạy của chương trình đào tạo luật sư, bởi lẽ, các học viên của lớp luật sư đều là những con người có trình độ cử nhân luật, nên không nhất thiết là phải được các Giảng viên của học viện phải chỉ bảo từng câu chữ... hại sẽ tìm đến luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài những trường hợp đa số là yêu cầu đòi bồi thường về dân sự vì hoàn cảnh quá khó khăn, có những trường hợp, thân chủ vì quá căm phẫn bị cáo – kẻ đã gây ra hành vi xâm hại đến bản thân của thân chủ hoặc người thân của thân chủ nên, ngoài việc đòi bị cáo phải chịu hình phạt thích đáng, họ còn yêu cầu luật sư phải buộc bị cáo phải bồi... luật dân sự Từ những phân tích nêu trên, theo quan điểm của tác giả, Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với luật sư – những con người có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như góp phần đảm bảo cho cuộc sống luôn luôn được công bằng, dân chủ, văn minh Học viên NGUYỄN ĐÀO THANH TRÂM Trang 13 ... sự, luật sư phải xác định những vấn đề cần sáng tỏ, đi sâu phân tích các tài liệu chứng, nêu rõ các căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự 3.3 Phần kết luận - Tóm tắt những vấn đề chính đã trình bày, theo hướng đồng ý với quan điểm của Viện Kiểm sát, đồng ý nhưng đề xuất tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo hoặc không đồng ý với tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố bị . quan tâm đến việc chuẩn bị bài bảo chữa cho người bị hại. Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận Kỹ năng của luật sư khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại làm đề tài của. gửi trước luận cứ bảo vệ cho Hội đồng xét xử thì nhất thiết luật sư phải chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại ở dạng chi tiết. Trang 9 III. CƠ CẤU BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI Thông thường, một luận. người bị hại như tác giả đã trình bày tại đề tài tiểu luận này. Trang 12 PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, Kỹ năng chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại là một kỹ năng quan trọng không kém kỹ năng chuẩn bị

Ngày đăng: 22/06/2015, 16:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan