Tiet 14-Doi xung tam

3 227 0
Tiet 14-Doi xung tam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án hình học 8 Năm học 2010-2011 Ngày soạn: / /2010 Tiết 14 Ngày giảng: /./2010 Đ8. Đối xứng tâm 1 Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng. -HS nhận biết đợc hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, h.b.hành là hình có tâm đối xứng. 1.2. Kỹ năng: -HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trớc, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trớc qua một điểm. -HS biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm. 1.3. Giáo dục: - HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế. 2 Chuẩn bị : - GV : Thớc thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu. Một số hình vẽ, đề bài viết trên bảng phụ. - HS : Thớc thẳng, compa 3 Ph ơng pháp: Phơng pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, trực quan 4 Tiến trình dạy 4.1. ổ n định : Lớp trởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ GV nêu câu hỏi kiểm tra -Phát biểu định nghĩa, tính chất hình bình hành . -HS nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành nh trong SGK. 4.3. Bài mới : Giáo viên và Học sinh Bài ghi Hoạt động 1. Hai điểm đối xứng qua một điểm GV yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK. GV giới thiệu : A là điểm đối xứng với A qua O, A là điểm đối xứng với A qua O, A và A là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O. Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua điểm O? HS : Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó. GV : Nếu A O thì A ở đâu ? HS : Nếu A O thì A O GV nêu qui ớc : Điểm đối xứng với điểm O qua O cũng là điểm O. GV quay lại hình vẽ của HS ở phần kiểm tra và nêu câu hỏi. Tìm trên hỉnh hai điểm đối xứng nhau qua điểm O? HS : Điểm B và D đối xứng nhau qua điểm O. Điểm A và C đối xứng nhau qua điểm O. 1.Hai điểm đối xứng qua một điểm a. Định nghĩa : Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó. A' A O b.Quy ớc : Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O. Giáo viên: Đặng Đức Hiệp Trờng TH&THCS Đồng Lâm 1 Giáo án hình học 8 Năm học 2010-2011 GV : Với một điểm O cho trớc, ứng với một điểm A có bao nhiêu điểm đối xứng với A qua điểm O. HS : Với một điểm O cho trớc ứng với điểm A chỉ có một điểm đối xứng với A qua điểm O. Hoạt động 2. Hai hình đối xứng qua một điểm GV : yêu cầu HS cả lớp thực hiện ?2 SGK. GV vẽ trên bảng đoạn thẳng AB và điểm O, yêu cầu HS : Vẽ điểm A đối xứng với A qua O. Vẽ điểm B đối xứng với B qua O. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB vẽ điểm C đối xứng với C qua O. GV hỏi : Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C ? HS: Điểm C thuộc đoạn thẳng AB GV :Hai đoạn thẳng AB và AB trên hình vẽ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O. Khi ấy, mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB đối xứng với một điểm thuộc đoạn thẳng AB qua O và ngợc lại. Hai đoạn thẳng AB và AB là hai hình đối xứng nhau qua điểm O. GV: Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm O ? HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua điểm O nh trong SGK. GV đọc lại định nghĩa tr94 và giới thiệu điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó. GV: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm ? HS nhận xét: Nếu hai đọan thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau GV khẳng định nhận xét trên là đúng. GV : Quan sát hình 78, cho biết hình H và H có quan hệ gì ? Nếu quay hình H quanh O một góc 0 180 thì sao ? HS : Hai hình H và H đối xứng nhau qua tâm O. Nếu quay hình H quanh O một góc 180 0 thì hai hình trùng nhau. 2. Hai hình đối xứng qua một điểm ?2 == == x x O C' B' A' B C A Định nghĩa : Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngợc lại. Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó. Hoạt động 3. Hình có tâm đối xứng GV : Chỉ vào hình bình hành đã có ở phần kiểm tra hỏi : ở hình bình hành ABCD, hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB, của cạnh AD qua tâm O ? 3. Hình có tâm đối xứng Định lí : Giao điểm hai đờng chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó. Giáo viên: Đặng Đức Hiệp Trờng TH&THCS Đồng Lâm 2 Giáo án hình học 8 Năm học 2010-2011 HS: Hình đối xứng với cạnh AB qua tâm O là cạnh CD, hình đối xứng với cạnh AD qua tâm O là cạnh CB. - Điểm đối xứng qua tâm O với điểm M bất kì thuộc hình bình hành ABCD ở đâu? (GV lấy điểm M thuộc cạnh của hình bình hành ABCD). GV giới thiệu: điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD và nêu tổng quát, định nghĩa tâm đối xứng của hình H tr95 SGK. GV yêu cầu HS đọc định lý tr95 SGK. Cho HS làm ?4 tr95 SGK HS trả lời miệng ?4 Hoạt động 4. Củng cố luyện tập Bài tập : Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng ? hình nào có trục đối xứng ? có mấy trục đối xứng ? M H I / GV nhận xét và giải thích rõ hơn 4. Củng cố luyện tập HS làm việc theo nhóm Chữ M không có tâm đối xứng, có một trục đối xứng. Chữ H có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng. Chữ I có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng. Tam giác đều: không có tâm đối xứng, có 3 trục đối xứng. Hình thang cân: Không có tâm đối xứng, có 1 trục đối xứng. Đờng tròn: Có một tâm đối xứng, có vô số trục đối xứng. Hình bình hành: có 1 tâm đối xứng, không có trục đối xứng. Đại diện một nhóm trình bày lời giải. HS nhận xét góp ý 4.4. Củng cố: Bài ngày hôm nay chúng ta đã học đợc kiến thức gì? 4.5. H ớng dẫn về nhà : Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm, hai hình đối xứng qua một tâm, hình có tâm đối xứng. So sánh với phép đối xứng qua trục Bài tập về nnà số 50, 52, 53, 56 tr96 SGK. Số 92, 93, 94 Tr70 SBT 5 Rút kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Đức Hiệp Trờng TH&THCS Đồng Lâm 3 . hình đó. GV: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm ? HS nhận xét: Nếu hai đọan thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau GV. xứng. Chữ H có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng. Chữ I có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng. Tam giác đều: không có tâm đối xứng, có 3 trục đối xứng. Hình thang cân: Không có tâm đối xứng,

Ngày đăng: 22/06/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan