Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên

109 423 1
Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  BÈ NUÔI VÀ   CÁ CHIÊN    4 1  Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  2 L Cá lăng, cá chiên là đối tượng thủy sản được nuôi nhiều tại các địa phương trong cả nước với 2 hình thức nuôi ao và nuôi bè trên sông, hồ chứa. Tuy nhiên, rất nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho người làm nghề nuôi lăng, cá chiên và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi lăng, cá chiên phát triển bền vững. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Trường Trường Trung học Thủy sản đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình mô đun nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên. Bộ giáo trình gồm 5 mô đun: Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống lăng, cá chiên Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên Mô đun 05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm Giáo trình mô đun “Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp nghề. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về công tác chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên bao gồm các việc cải tạo ao, lấy nước, kiểm tra môi trường nước, vệ sinh và cố định bè ở vị trí nuôi, chọn, vận chuyển, tắm cá và thả cá vào ao, bè nuôi. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình giới thiệu một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về cải tạo ao trước khi thả giống cá lăng, cá chiên để nuôi, mô đun được phân bổ trong thời gian 92 giờ, gồm 5 bài: Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi Bài 3. Chọn cá giống Bài 4. Vận chuyển cá giống Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn có tham khảo các tài liệu nuôi cá lăng cá chiên, chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ thực hiện giáo trình này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Thanh 2. Lê Thị Minh Nguyệt 3. Đặng Thị Diệu 4. Lê Tiến Dũng 4   Bài 1. CHUẨN BỊ AO NUÔI 7 1. Cải tạo ao 7 1.1. Xử lý ao mới đào 7 1.2. Cải tạo ao cũ tháo cạn được nước 15 1.3. Cải tạo ao cũ không tháo cạn được nước 19 2. Chuẩn bị nước nuôi cá 25 2.1. Chọn thời điểm lấy nước 25 2.2. Cấp nước vào ao chứa 26 2.3. Diệt khuẩn 28 2.4. Cấp nước vào ao nuôi 29 2.5. Gây màu nước 29 2.6. Đánh giá chất lượng nước ao 30 Bài 2. CHUẨN BỊ BÈ NUÔI CÁ 32 1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 32 1.1. Yêu cầu, điều kiện để đăng ký, đăng kiểm bè nuôi là: 32 1.2. Thực hiện đăng ký hoạt động bè nuôi cá 33 2. Kiểm tra, vệ sinh bè 33 2.1. Bè mới 33 2.2. Bè cũ 34 3. Xác định vị trí đặt bè 34 4. Đưa bè ra vị trí nuôi 39 4.1. Chuẩn bị phương tiện 39 4.2. Chọn thời gian di chuyển bè 40 4.3. Tổ chức di chuyển 40 5. Cố định bè 41 5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 41 5.2. Neo bè 41 6. Lắp lồng lưới 44 6.1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng 44 6.2. Rải lồng lưới trên khung 45 6.3. Buộc lồng lưới 45 6.4. Định dạng lồng lưới 46 6.5. Lắp lưới mặt lồng 47 Bài 3. CHỌN CÁ GIỐNG 49 1. Xác định thời gian thả giống 49 1.1. Xác định thời gian thả giống trong ao 49 1.2. Xác định thời gian thả giống trong bè 49 2. Xác định mật độ và số lượng con giống 50 2.1. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao 50 2.2. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong bè 50 3. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng, cá chiên giống 51 5 4. Chọn cá giống 52 4.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 52 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 52 4.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá lăng, cá chiên giống 54 4.4. Cách kiểm tra cá giống 55 Bài 4. VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG 60 1. Xác định thời điểm vận chuyển cá giống 61 2. Luyện cá 61 2.1. Luyện cá trong ao ương 61 2.2. Luyện cá trong bể hay giai chứa 62 3. Chọn hình thức vận chuyển cá giống 64 3.1. Vận chuyển kín 64 3.2. Vận chuyển hở 65 4. Chọn phương tiện vận chuyển cá giống 65 4.1. Xe 65 4.2. Ghe 67 4.3. Máy bay 67 5. Xác định mật độ vận chuyển cá 68 6. Tổ chức vận chuyển 68 6.1. Vận chuyển bao cá 68 6.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bạt chứa nước 76 Bài 5. KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THẢ CÁ GIỐNG 77 1. Kiểm tra môi trường nước 77 1.1. Đo pH nước 77 1.2. Đo oxy hòa tan trong nước 79 1.3. Đo độ kiềm 81 1.4. Đo hàm lượng NH 3 83 1.5. Đo nhiệt độ nước 85 1.6. Đo độ trong 86 1.7. Kết luận về chất lượng nước 87 2. Thả cá giống vào ao 87 2.1. Tiếp nhận cá 87 2.2. Thả cá 89 2.3. Kiểm tra tình trạng cá trong ao 90 3. Thả cá giống vào bè 90 3.1. Tiếp nhận cá 90 3.2. Thả cá giống vào bè 90 3.3. Kiểm tra tình trạng cá trong bè 91 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 93 6  , BÈ NUÔI CÁ   Mô đun 02 Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn của nghề nuôi cá lăng, cá chiên. Mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng về chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên. Mô đun gồm các bài Chuẩn bị ao nuôi cá, Chuẩn bị bè nuôi cá, Chọn cá giống, Vận chuyển cá giống và Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và khi kết thúc mô đun. Mô đun 02 Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên có thời gian học tập 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học, phần thực hành học viên được thực hiện tại các ao, bè nuôi cá và cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng, cá chiên giống. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về qui trình chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên; kỹ năng thực hành các bước công việc như: cách thức tháo cạn nước, sên vét bùn đáy ao, diệt tạp, bón vôi, gây màu nước, kiểm tra được các yếu tố môi trường và chọn giống, thả giống cá lăng, cá chiên theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao động. Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun. 7 Bài 1. CHUN B AO NUÔI Mã bài: M02-01 Cải tạo ao nuôi trước khi thả cá là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi cá và đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu cũng như trước mỗi vụ nuôi. Mục đích của cải tạo ao nuôi là chuẩn bị môi trường sống thuận lợi để cá lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh bệnh tật. Mc tiêu: - Trình bày được cách chuẩn bị ao nuôi cá lăng, cá chiên; - Cải tạo được ao nuôi cá đúng kỹ thuật; - Thực hiện được công việc lấy và xử lý nước cấp vào ao nuôi cá; - Tuân thủ qui trình chuẩn bị ao nuôi cá. A. Ni dung 1. Ci to ao Mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị cho cá nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Cải tạo ao gồm các khâu chính là dọn tẩy ao, bón vôi và tu sửa bờ ao để lấy nước thả cá giống. Tùy theo ao mới đào hay đã nuôi được nhiều vụ mà các bước xử lý có khác nhau. 1.1.  Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: - Máy bơm nước công suất 8-15CV - Nhiên liệu: Dầu, nhớt - Ống dẫn nước đường kính 10cm - Thau, xô, xẻng - Đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay - Cân 50kg - Máy đo độ pH, giấy qùy, máy đo độ pH đất - Máy tính, giấy, bút - Cọc gỗ dài 1- 1,2m - Lưới bao, dây nilon, dây kẽm - Vôi: Có 3 loại vôi thường được dùng để xử lý đáy ao, mỗi loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét chọn loại nào phù hợp với mục đích sử dụng. 8  - Mức độ tác dụng của vôi tùy thuộc vào độ nồng của vôi nên vôi sử dụng phải sạch, không lẫn tạp chất đối với vôi cục. - Vôi bột cần được bảo quản, tránh bị hút ẩm làm mất tác dụng của vôi, đối với vôi tôi cần sử dụng trong vòng 3 tháng trở lại để có hiệu quả cao hơn. *    (CaCO 3 ): - Có dạng bột trắng. - Không làm tăng pH đất khi bón vào ao. - Thường sử dụng bón cho ao có pH ít chua, phèn. Hình 2.1.1. Vôi nông nghiệp CaCO 3 *    - CaO): - Có dạng cục. - Khi bón vào ao, vôi hút nước, tỏa nhiệt mạnh, có khả năng sát thương làm chết động vật, thực vật cao. - Có tác dụng làm tăng pH đất khi bón vào ao nên thường sử dụng bón cho ao có pH chua, phèn. Hình 2.1.2. Vôi nung CaO * Vôi bung (vôi tôi- Ca(OH) 2 ): - Dạng bột ẩm, được tạo thành bằng cách tưới nước vào vôi nung. - Làm tăng pH đất khi bón vào ao. Hình 2.1.3. Cho nước vào vôi nung để tạo vôi bung Ca(OH) 2 ) 9 - Khi bón vôi cần phải đo độ pH trong ao để tính lượng vôi cần bón với lượng vừa đủ, nếu lượng vôi bón quá nhiều sẽ làm tăng độ pH quá cao. - Chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung khi đất ao quá phèn, độ pH < 5. - Nếu nước ao có độ kiềm và độ pH cao (> 80mg CaCO 3 /l và độ pH > 8) thì không cần bón bất cứ loại vôi nào. - Không bón vôi khi ao xử lý chlorin vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn của chlorin. * Qui trình xử lý ao mới đào 1.1.1.  - Rửa phèn thường được thực hiện đối với những ao xây dựng trên vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng. - Dấu hiệu nhận biết là ao sau khi đào xong có nước đọng ở đáy ao màu nâu đỏ, vàng hay có váng trên mặt nước. Hình 2.1.4. Nước phèn đọng trong ao - Việc rửa phèn được thực hiện bằng cách rất đơn giản là đưa nước vào ao ngâm 1-2 ngay rồi tháo ra ngoài. Thực hiện lặp lại 2-3 lần sẽ giúp giảm phèn trong ao. Cách thực hiện như sau: - Lấy nước từ sông, rạch vào đầy ao. Rửa phèn Bón vôi Bao lưới bờ ao Làm sàng cho ăn [...]... trường và luồng lạch giao thông của các phương tiện vận tải trên sông Người nuôi cá bè cần phải biết và thực hiện các quy định về hoạt động nuôi cá bè, cách chuẩn bị bè nuôi cá để đáp ứng các tiêu chuẩn của GAP về nuôi trồng thủy sản Mục tiêu - Trình bày được các thủ tục đăng ký bè nuôi cá; - Thực hiện được các công việc chọn vị trí, di chuyển bè và cố định lồng bè ở vị trí nuôi an toàn, chắc chắn;... nuôi 2.2 Cấp nước vào ao chứa - Nước trước khi đưa vào nuôi cá nên được lấy vào ao chứa và diệt khuẩn trước khi cấp vào ao nuôi - Ở các cơ sở nuôi không có ao chứa thì việc lấy nước và diệt khuẩn được thực hiện ngay trong ao nuôi - Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể lấy nước vào ao bằng những cách sau: + Lấy nước theo thủy triều + Lấy nước bằng máy bơm + Hoặc lấy nước kết hợp cả 2 cách trên - Yêu cầu... chế tầm nhìn của cá, hạn chế cá ăn nhau, gỉảm hao hụt trong quá trình nuôi Màu nước thích hợp với nuôi cá: - Màu xanh lục: là do tảo lục phát triển, thích hợp với ao nuôi, thường thấy ở ao có độ mặn thấp - Màu xanh vàng: là do tảo khuê phát triển, thích hợp với ao nuôi, thường thấy ở ao có độ mặn cao - Độ trong thích hợp với nuôi cá: 25-35cm Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị phân bón gây... thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy 1.3.2 Sát khuẩn, diệt tạp - Mục đích sát khuẩn, diệt tạp chủ yếu là tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho cá như nấm, vi khuẩn và các loài cá tạp tồn tại trong ao - Công tác sát khuẩn thường được thực hiện ở ao cá bị bệnh ở vụ nuôi trước hoặc ao nuôi cá hay bị bệnh - Công tác diệt tạp thường được thực hiện ở ao có nhiều cá dữ và khi phải thả cá giống cỡ nhỏ -... bè nuôi cá và an toàn trong quá trình chuẩn bị bè nuôi A Nội dung: 1 Đăng ký hoạt động bè nuôi cá Theo quy định, các bè nuôi cá có thể tích từ 50m3 trở lên đều phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản ở địa phương, cụ thể là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.1 Yêu cầu, điều kiện để đăng ký, đăng kiểm bè nuôi là: - Địa điểm nuôi bao gồm các... 0,01mg/lít B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1 Tại sao phải cải tạo ao trước khi nuôi cá? Cải tạo ao nuôi cá được tiến hành như thế nào? 2 Trình bày cách lấy nước và sát trùng nước bằng chlorine? 3 Trình bày cách gây màu nước trong ao nuôi cá? 2 Bài tập thực hành 2.1 Bài tập thực hành 2.1.1 Vét bùn đáy ao, bón vôi 2.3 Bài tập thực hành 2.1.2 Diệt cá tạp trong ao bằng rễ dây thuốc cá 2.1 Bài tập thực... bờ ao - Chặt cây, nhổ cỏ trên bờ để không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật gây hại cho người nuôi và cá - Đào, bắt rắn, chuột và các loài động vật khác làm hang sống ở bờ ao - Lấp lỗ mọi ở cả 2 mặt trong và ngoài bờ ao Hình 2.1.20 Dọn bờ ao - Nâng cao các đoạn bờ bị lún, sạt lở - Đảm bảo không bị nước tràn bờ do thủy triều cao trong vụ nuôi mới Hình 2.1.21 Đắp bờ bị lún, sạt lở 19 - Đắp lại khe phai bị. .. dính vào khung bằng dây cước PA - Số lượng sàng tùy thuộc vào diện tích ao, khoảng 1 sàng/100m2 ao Hình 2.1.13 Sàng cho cá ăn 1.2 Cải tạo ao cũ tháo cạn được nước Quy trình cải tạo ao: Làm cạn nước ao Vét bùn đáy Bón vôi Phơi đáy ao Tu sửa bờ, cống ao Sửa lưới bờ ao 16 1.2.1 Làm cạn nước ao - Nước trong ao được làm cạn bằng máy bơm hoặc tháo qua cống thoát - Nước ra khỏi ao được đưa vào hệ thống ao xử... 1.1.3 Bao lưới bờ ao Bao lưới quanh bờ ao là nhằm mục đích: - Ngăn chặn các sinh vật hại cá vào ao như rắn, chuột - Đề phòng cá thoát ra ngoài Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Lưới muỗi hoặc lưới có mắt lưới 10mm, cao 0,8-1m, biên trên của tấm lưới được giềng dây PE cỡ 5-10mm, dài đủ để bao quanh ao - Cọc tre hoặc gỗ cao 1,2-1,5m, số lượng cọc bằng số mét chu vi ao - Dây... trong ao bằng chlorine 2.2 Bài tập thực hành 2.1.4 Gây màu nước trong ao nuôi cá C Ghi nhớ - Phơi đáy ao để khoáng hóa đất, hạn chế khí độc, tiêu diệt mầm bệnh ở đáy ao - Khử phèn đáy ao bằng cách bón vôi nung hoặc vôi bung, ngâm, xả nước nhiều lần - Không dùng thuốc bảo vệ thực vật để cải tạo ao, xử lý nước 32 Bài 2 CHUẨN BỊ BÈ NUÔI CÁ Mã bài: MĐ02-2 Bè cá trên sông ảnh hưởng đến môi trường và luồng . hành biên soạn bộ giáo trình mô đun nghề Nuôi cá lăng, cá chiên. Bộ giáo trình gồm 5 mô đun: Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống. ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên Mô đun 05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm Giáo trình mô đun “Chuẩn bị ao, bè nuôi. của nghề nuôi cá lăng, cá chiên. Mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng về chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên. Mô đun gồm các bài Chuẩn bị ao nuôi cá, Chuẩn bị bè nuôi cá,

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan