GT mo dun 07 phòng trị bệnh không lây ở lợn

49 1.8K 12
GT mo dun 07  phòng trị bệnh không lây ở lợn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN MÃ SỐ:MĐ07 NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ07 2 LỜI GIỚI THIỆU Căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của những người chăn nuôi được sự giúp đỡ của Tổng cục dạy nghề, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Quốc gia, đồng cũng dựa theo “Chương trình Bệnh ở lợn và phương pháp phòng trị”. được biên soạn bởi nhóm CDC thuộc Tiểu ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Trường Cao đẳng Nông lâm đã xây dựng (đã được Ban Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề thông qua); chúng tôi, các giảng viên trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành soạn thảo bài giảng cho mô đun “Phòng và trị bệnh không lây ở lợn” dùng cho đào tạo lưu động. Chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động theo môđun được xây dựng theo phương pháp DACUM sẽ đảm bảo được các đặc trưng trọn vẹn, phù hợp với năng lực chương trình của người học. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này nếu được xây dựng hoàn thiện, cùng với sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chúng ta sẽ đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng mục tiêu yêu cầu của đất nước hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên với thời gian thực hiện ngắn, điều kiện còn nhiều hạn chế, nội dung chuẩn bị của chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các đồng nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin chân thành cám ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ngô Ngọc Sơn 2. Võ Thị Loan 3. Nguyễn Văn Dương 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN 8 Giới thiệu mô đun: 8 Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn 8 Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn 10 Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm 13 Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn 15 Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn 17 Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn 20 Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn 22 Bài 8: Phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản 25 Bài 9: Phòng và trị hội chứng M.M.A 27 Bài 10: Phòng và trị bệnh vết thương nhiễm trùng ở lợn 31 Bài 11: Thiến lợn đực 33 Bài 12: Đỡ đẻ cho lợn 35 Bài 13: Phương pháp khám bệnh nội khoa lâm sàng cho lợn 41 Bài 14: Thiến lợn đực 45 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 50 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 50 II. Mục tiêu: 50 III. Nội dung chính của mô đun: 50 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 51 V. Tài liệu tham khảo 51 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 52 4 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN Mã mô đun: MĐ07 Giới thiệu mô đun: Mô đun phòng và trị bệnh không lây ở lợn là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn. Phòng và trị bệnh không lây ở lợn là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành phòng và trị bệnh ở lợn Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng mô tả được những kiến thức liên quan đến những bệnh không lây và thực hiện được việc phòng và trị những bệnh không lây thường xảy ra ở lợn . Can thiệp chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh táo bón ở lợn. - Can thiệp được bệnh táo bón ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Táo bón ở lợn là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các bệnh khác kế phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do nhiễm khuẩn: một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả mãn tính, tụ huyết trùng mãn tính… hoặc do nhiễm trùng khác làm lợn sốt cao, nhu động ruột giảm gây táo bón. - Do chế độ nuôi dưỡng và thức ăn chưa phù hợp, thành phần các chất như: đạm, tinh bột, rau xanh, nước uống không hợp lý. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn khó chịu, đứng nằm không yên, đi tiêu khó khăn, phải rặn nhiều, phân ra không thành khuôn mà chỉ lổn nhổn, rắn, đôi khi lẫn các màng trắng, lẫn máu trên bề mặt của phân. Lợn kém ăn, tăng trọng kém. 5 Hình1.1: Phân lợn bị táo bón 3. Phòng bệnh -Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm thường xảy ra như bệnh: dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng. - Cân bằng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho lợn, vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại. 4. Điều trị bệnh - Tăng cường thức ăn xanh cho con vật. - Cho con vật uống đầy đủ nước sạch. - Thụt rửa trực tràng con vật bằng nước sạch ấm, nước muối loãng liều lượng 100 - 500ml/con. - Tiêm pilocarpin 1 - 5ml/con, cho uống magnesi sulfate ( MgSO 4 ) liều 30 - 50g/con. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh táo bón ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh táo bón. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. 6 Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh táo bón. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: Điều chỉnh lại thành phần dinh dưỡng thức ăn, tăng cường rau xanh Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn. - Can thiệp được bệnh tiêu chảy ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Tiêu chảy ở lợn là bệnh tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho các bệnh khác kế phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do nhiễm vi sinh: virus (gồm virus gây bệnh viêm ruột; virus gây bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm và virus gây bệnh dịch tả, giả dại…). Vi khuẩn (vi khuẩn gây viêm ruột hoại thư, vi khuẩn đường ruột…). Giun sán và cầu trùng, nấm mốc. - Do thức ăn, nước uống như: thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn, nước uống nhiễm bẩn, nhiễm các hóa chất độc hại hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khẩu phần thức ăn không cân đối như dư thừa đạm, béo, rau xanh, 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn sốt (khi nhiễm khuẩn), giảm ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, đi tiêu nhiều lần, phân loãng mùi tanh. Con vật mất nước da thô, lông xù, còi cọc, chậm lớn, trường hợp nặng có thể chết. 7 Hình 2.1. Lợn tiêu chảy. Hình 2.2. Lợn con chết do tiêu chảy . Hình 2.3. Lợn tiêu chảy phân trắng 3. Phòng bệnh - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm: dịch tả lợn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, phó thương hàn… - Tẩy giun sán bằng Levamisol 7,5%, Mebendazol 10%. - Tiêm Fe-Dextran-B 12 20% 1ml/con cho lợn con 3 ngày tuổi. - Tiêm B-Complex, vitamin A, D, E. - Cho con vật uống nước sạch. 8 - Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn đủ khẩu phần, giàu chất dinh dưỡng, không bị hôi thối, nhiễm nấm mốc… - Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên. 4. Điều trị bệnh - Chống mất nước, cân bằng chất điện giải bằng dung dịch sinh lý 0,9%. - Chống nhiễm trùng thứ phát bằng các thuốc kháng sinh, sulfamid như: Genta- costrim 1g/10kg thể trọng, Tetracyclin 1g/10 kg thể trọng, Enrotril-50 2 – 3ml/ 25 – 30kg. - Tiêm các thuốc giảm nhu động dạ dày, ruột như: Atropin sulfate 0,1% liều 2 – 4ml/100kg thể trọng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh tiêu chảy ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh tiêu chảy. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy để có biện pháp can thiêp hiệu quả. 9 - Cấp nước và chất điện giải (muối) trong quá trình điểu trị. Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh viêm da lợn do thiếu kẽm. - Can thiệp được bệnh viêm da lợn do thiếu kẽm và đưa ra phương pháp phòng bệnh này. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Viêm da do thiếu kẽm là bệnh nội khoa thường gặp ở lợn giống ngoại nhập. Bệnh gây rối loạn trao đổi chất của các tuyến dưới da, giảm sức đề kháng của da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây nhiều bệnh thứ phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh Do thiếu nguyên tố kẽm trong khẩu phần ăn của lợn trong thời gian dài. Hoặc do thức ăn có chất kết tủa kẽm như acid phytic. Do thức ăn dư các nguyên tố khoáng khác cạnh tranh vị trí hấp thu như canxi. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn sốt nhẹ, bỏ ăn, trên da vùng lưng, cổ sau gáy xuất hiện những đám loét, nứt, bong biểu bì, rụng lông, mẩn ngứa, xuất huyết dưới da vùng lở loét, vết loét rỉ nước vàng, mùi tanh. Lợn thiếu kẽm bị bệnh paraketosis : đầu tiên là sự viêm nổi mẫn đỏ hai bên hông bụng có tính chất đối xứng, sau đó lan lên gáy, lưng. Các chổ viêm khô lại tạo lớp vẩy sừng, sau đó nứt nẻ da chảy dịch vàng dễ bị nhiễm trùng, lông rụng. Heo đực thiếu kẽm làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Hình 3.1: Lợn bị viêm da do thiếu kẽm [...]... nội dung trọng tâm sau: - Tìm mọi biện pháp làm ổn định thần kinh lợn nái - Cho lợn nái nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn - Can thiệp được bệnh đẻ khó ở lợn và đưa ra phương pháp phòng - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng A Nội dung: Đẻ khó là bệnh. .. nội dung trọng tâm sau: - Bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn trong khi điều trị - Phụ nhiễm viêm da do vi khuẩn sinh mủ Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh bọc mủ ở lợn - Can thiệp được ca bệnh bọc mủ ở lợn - Thận trọng, chính xác, kỹ lưỡng, sạch sẽ, khoa học A Nội dung: Bọc mủ là bệnh ngoại khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn Bệnh. .. số nội dung trọng tâm sau: Khi đã hình thành bọc mủ thì chờ bọc mủ chín thì tiến hành mổ bọc mủ Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh sót nhau thai ở lợn - Can thiệp được bệnh sót nhau thai ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng A Nội dung: Sót nhau thai là bệnh sản... nội dung trọng tâm sau: - Tìm mọi biện pháp lấy nhau sót ra khỏi cơ thể lợn - Bệnh sót nhau thường kế phát viêm tử cung, viêm vú và mất sữa Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn - Can thiệp được bệnh cắn con và ăn con ở lợn và đưa ra phương pháp phòng - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh. .. uống đầy đủ trong khi lợn sinh - Tổ chức đỡ đẻ cho lợn, cắt răng nanh cho lợn con, không cho lợn mẹ ăn nhau thai - Cho lợn con bú sữa đầu sớm; cho lợn mẹ nhận dạng lợn con - Điều trị kịp thời các bệnh sản khoa như: viêm vú, viêm tử cung, sót nhau 4 Điều trị bệnh Nguyên tắc điều trị là tìm mọi cách làm ổn định thần kinh lợn nái - Kiên nhẫn tập cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa - Tiêm... ý một số nội dung trọng tâm sau: 21 - Xác định nguyên nhân sinh khó do lợn mẹ hay do thai - Tăng cường bôi trơn khi kéo thai, đảm bảo vô trùng tay và dụng cụ kéo thai, điều trị dự phòng viêm tử cung sau khi can thiệp Bài 8: Phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn - Can thiệp được bệnh bại liệt ở lợn và đưa ra... pháp phòng - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng A Nội dung: Bại liệt ở lợn là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản Biểu hiện của bệnh là: con vật đi lại khó khăn thường ở hai chân sau, trường hợp nặng biểu hiện ở cả bốn chân Lợn thích nằm, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất 1 Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn cho lợn nái... nội dung trọng tâm sau: - Nhanh chóng bổ sung Ca và P trong khi điều trị 23 - Nên trở mình thường xuyên cho lợn để hạn chế tụ máu và lở loét da Bài 9: Phòng và trị hội chứng M.M.A (Viêm tử cung- Viêm vú-Mất sữa) ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị hội chứng M.M.A - Can thiệp được M.M.A ở lợn và đưa phương pháp phòng - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh. .. con, nếu điều trị không kịp thời lợn con sẽ còi cọc, hoặc chết do thiếu sữa Hình 9.2: viêm vú lợn nái 25 2.3 Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật - Đỡ đẻ và cắt răng nanh cho lợn con - Tránh các tác động cơ học vào bầu vú lợn mẹ bằng cách tách con hoặc hạn chế cho lợn con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời 2.4 Điều trị bệnh - Chườm... nội dung trọng tâm sau: - Hiệu quả nhất là phòng bệnh - Khi điều trị quan tâm đến vấn đề kém sữa khi lợn mắc hội chứng M.M.A Bài 10: Phòng và trị bệnh vết thƣơng nhiễm trùng ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị vết thương nhiễm trùng - Can thiệp đúng trình tự các công việc xử lý vết thương nhiễm trùng trên lợn - Thận trọng, chính xác, vô trùng, và khoa học A Nội dung: . - Kiên nhẫn tập cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa. - Tiêm hoặc cho uống thuốc an thần cho lợn mẹ: seduxen, chlorpromazin, Diazepam. - Có thể cầm cột lợn mẹ; từ từ cho cho. Levamisol 7,5%, Mebendazol 10%. - Tiêm Fe-Dextran-B 12 20% 1ml/con cho lợn con 3 ngày tuổi. - Tiêm B-Complex, vitamin A, D, E. - Cho con vật uống nước sạch. 8 - Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng. thai bất thường. - Đẻ khó do rối loạn sự phân tiết hormone mà chủ yếu là hormone tuyến yên (oxytocin, relacxin). - Nhu động tử cung kém (nhiều thai, đẻ nhiều lứa). 2. Xác định tri u chứng bệnh

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

  • MÃ TÀI LIỆU: MĐ07

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • Chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động theo môđun được xây dựng theo phương pháp DACUM sẽ đảm bảo được các đặc trưng trọn vẹn, phù hợp với năng lực chương trình của người học. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc,...

  • Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này nếu được xây dựng hoàn thiện, cùng với sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chúng ta sẽ đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng mục tiêu yêu cầu của đất n...

  • Tuy nhiên với thời gian thực hiện ngắn, điều kiện còn nhiều hạn chế, nội dung chuẩn bị của chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các đồng ng...

  • Xin chân thành cám ơn!

  • Tham gia biên soạn

  • MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN

  • Mã mô đun: MĐ07

  • Giới thiệu mô đun:

  • Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn

  • Mục tiêu:

  • A. Nội dung:

  • 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

  • Hình1.1: Phân lợn bị táo bón

  • B. Câu hỏi và bài tập thực hành

  • C. Ghi nhớ:

  • Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn

  • Mục tiêu:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan