Tiểu luận TỔNG QUAN về PHÂN TÍCH tài CHÍNH lập báo cáo tài CHÍNH và PHÂN TÍCH

34 472 0
Tiểu luận TỔNG QUAN về PHÂN TÍCH tài CHÍNH lập báo cáo tài CHÍNH và PHÂN TÍCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục Lục 1. Môi trường lập báo cáo tài chính 1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính: bao gồm bản cân đối kế toán, báo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính đưa ra các thông tin quan trọng về tình hình tài chính. Theo Luật chứng khoán Việt Nam, các công ty Việt Nam cũng lập các báo cáo thường niên, các báo cáo tài chính theo năm và theo quý. - Các công bố về thu nhập: các báo cáo tài chính năm cần có thời gian để lập và kiểm toán kéo dài từ 1 đến 6 tuần, vì vậy các công ty hầu như thông báo các thông tin cơ bản đến công chúng sớm hơn qua bản công bố về thu nhập - Các báo cáo theo luật định khác: báo cáo xin phát hành cổ phiếu riêng lẻ, các báo cáo thay đổi thành viên của hội đồng quản trị hoặc ban điều hành, báo cáo uỷ quyền,… 1.2. Các nhân tố tác động Thành phần chính của các BCTC là thông tin kế toán tài chính, phù hợp với các chuẩn mực kế toán đăng kí – là quy định và nguyên tắc chỉ đạo của kế toán tài chính. Để phân tích báo cáo tài chính có hiệu quả, cần có kiến thức về các nguyên tắc này: tài sản được đo lường như thế nào, khi nào nợ phải trả phát sinh, khi nào ghi nhận doanh thu và thu nhập,… 1.3. Thiết lập các chuẩn mực kế toán Ở Việt Nam, tính đến 2010, Việt Nam có 30 chuẩn mực kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) do Bộ tài chính soạn thảo và ban hành từ năm 2001, được nghiên cứu và xây dựng dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Ở Mỹ, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Tài Chính (FASB) như là một cơ quan thiết lập chuẩn mực trong kế toán 2. Bản chất và mục đích của kế toán tài chính 2.1. Các nguyên tắc của kế toán Việt Nam: - Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào thời điểm phát sinh  phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai - Hoạt động liên tục: dựa trên cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần - Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc: được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. - Phù hợp: ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau 2 - Nhất quán: chính sách và phương pháp kế toán áp dụng thống nhất ít nhất trong một kì kế toán năm - Thận trọng: lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn nên phải xem xét, cân nhắc, phán đoán - Trọng yếu: thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán Việt Nam: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh và phải được thực hiện đồng thời (ví dụ: yêu cầu trung thực phải bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được) 2.2. Các mục tiêu của kế toán tài chính (theo FASB - Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ) - Trách nhiệm pháp lý: sử dụng bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập để đánh giá mức độ quản lý hiệu quả của các nhà quản trị đối với vốn đầu tư. - Thông tin để ra quyết định: các triển vọng thông tin thực tế tốt hơn các giải trình và đo lường thành quả bởi sự thay đổi từ do lường sang công bố làm gia tăng nhu cầu và phạm vi của các kĩ năng phân tích kế toán của người sử dụng báo cáo tài chính , chú trọng vào quyết định đầu tư làm gia tăng sự hữu ích của các báo cáo tài chính đối với phân tích tài chính 2.3. Chất lượng mong muốn của thông tin kế toán - Sự thích hợp: các báo cáo thu nhập thường không khác nhiều so với các dự báo của các nhà phân tích, tuy nhiên gần như thích hợp bởi có độ tín nhiệm cao. - Tính tin cậy: có thể xác nhận thông tin, phản ánh thực tế, đúng sự thật và không thiên vị - Khả năng so sánh và nhất quán: cần thận trọng khi thực hiện so sánh giữa các công ty vì sự phức tạp và tính đa dạng của các hoạt động kinh doanh. 2.4. Các nguyên tắc quan trọng trong kế toán - Kế toán kép: kiểm soát chức năng ghi chép, tái lập các giao dịch kinh doanh. Ví dụ, công ty vay 1000$, cả tài sản (tiền mặt) và trái quyền (nợ phải trả) phải có cùng một giá trị. - Chi phí lịch sử - Kế toán dồn tích: kế toán hiện đại chấp nhận nền tảng dồn tích hơn dòng tiền. Doanh thu được ghi nhận khi thực hiện và chi phí khi xảy ra, bất kể đã nhận hay chưa thanh toán tiền. - Công bố đầy đủ: có rất nhiều thông tin trong các bản thuyết minh và các tài liệu khác mà có thể sử dụng để hiểu rõ hơn các con số trên báo cáo tài chính và dùng để tái lập chúng theo mục tiêu phân tích. 3 - Tính trọng yếu: mức độ bỏ sót hay báo cáo sai các thông tin gây ra khả năng sự đánh giá có thể bị thay đổi và ảnh hưởng. Không có tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể trong việc phân biệt các khoản mục trọng yếu hay không. - Tính bảo thủ: nếu mục tiêu phân tích là đánh giá vốn chủ sở hữu, việc ước tính xu hướng trong các báo cáo tài chính là quan trọng và thực hiện các điều chỉnh vì thế tài sản ròng và thu nhập ròng sẽ tăng cao hơn. Phân tích tính dụng, tính bảo thủ lại làm tăng thêm biên an toàn. 3. Dồn tích - nền tảng của kế toán 3.1. Khuôn khổ kế toán dồn tích: Kế toán dồn tích hướng tới việc thông tin cho người sử dụng kết quả của các hoạt động kinh tế đối với dòng tiền tương lai của một công ty ngay khi có thể với một mức độ chắc chắn hợp lí có được bằng cách ghi nhận doanh thu và chi phí xảy ra, bất chấp là dòng tiền đã xảy ra cùng lúc hay chưa. Sự phán đoán là một phần chính của kế toán dồn tích, các quy tắc và các cơ chế tổ chức để đảm bảo tính tin cậy. - Dồn tích và dòng tiền: Dồn tích là tổng các điều chỉnh kế toán mà làm cho thu nhập ròng khác biệt so với dòng tiền thuần: điều chỉnh tác động đến thu nhập khi mà không có tác động dòng tiền ( chẳng hạn doanh thu bán chịu) và những điều chỉnh mà tách biệt dòng tiền từ thu nhập ( chẳng hạn mua tài sản). Đồng nhất thức : Thu nhập ròng = dòng tiền hoạt động + các bút toán dồn tích. - Kế toán dồn tích làm giảm vấn đề về thời điểm và sự thích hợp. Vấn đề thời điểm nói đến việc dòng tiền không phát sinh đồng thời với các hoạt động kinh tế tạo ra dòng tiền đó. Ví dụ, doanh thu phát sinh trong quý 1, nhưng dòng tiền từ doanh thu này lại có được trong quý 2. Vấn đề kết hợp ám chỉ dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh từ 1 hoạt động kinh doanh nhưng không được kết hợp với nhau về thời gian, như phí nhận được từ tư vấn không gắn liền về mặt thời gian với tiền lương chi trả cho nhà tư vấn làm việc trong dự án. - Quá trình thực hiện dồn tích – ghi nhận doanh thu và kết hợp chi phí + Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi thu được hoặc được thực hiện hay có thể được thực hiện. + Kết hợp chi phí: chi phí phải được kết hợp với doanh thu tương ứng - Dồn tích ngắn hạn và dài hạn: nói đến sự khác biệt thời gian giữa thu nhập và dòng tiền. Dồn tích ngắn hạn nảy sinh chủ yếu từ hàng tồn kho và các giao dịch tín dụng thương mại. Dồn tích dài hạn phát sinh từ vốn hoá. Kế toán dồn tích dài hạn thì phức tạp và chủ quan hơn dồn tích ngắn hạn (ngoại trừ hàng tồn kho). Nghiên cứu phân tích phát hiện rằng dồn tích ngắn hạn hữu ích hơn trong việc định giá doanh nghiệp. 3.2. Sự thích hợp và các hạn chế của kế toán dồn tích - Sự thích hợp: 4 + Mang tính lý thuyết: kế toán dồn tích tốt hơn dòng tiền bởi vì báo cáo thu nhập (và bảng cân đối kế toán dựa trên nền tảng dồn tích) thì thích hợp hơn đối với việc đo lường khả năng tạo dòng tiền hiện tại cũng như tương lai của công ty. Ví dụ: dòng tiền tự do từ kiểu dòng tiền hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài trợ trong suốt vòng đời của công ty được thể hiện trong hình. Dòng tiền đầu tư âm trong thời gian đầu và những dòng chi này sẽ vượt hơn dòng tiền hoạt động thu vào trong hầu hết các giai đoạn tăng trưởng, nghĩa là dòng tiền tự do có xu hướng âm tới khi công ty bước vào giai đoạn xung mãn. Và giai đoạn suy thoái, một công ty sẽ bán dần tài sản, tạo ra dòng tiền đầu tư dương và do đó dòng tiền tự do dương, nghĩa là dòng tiền tự do sẽ âm trong giai đoạn tăng trưởng nhưng dương trong giai đoạn suy thoái, nhắn gửi một thông điệp đảo chiều về viễn cảnh của một công ty. + Thực nghiệm: cấu trúc thu nhập ròng mỗi cổ phần của Wal-Mart đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm, với một tỷ lệ tăng trưởng tối thiểu là 10%/năm, thích hợp với thành quả kinh doanh cũng được phản ánh trong giá cổ phiếu của công ty. Ngược lại, thu nhập ròng mỗi cổ phiếu của Kmart đạt đỉnh cao nhất vào năm 1993 và giảm sau đó. Không giống như thu nhập ròng, dòng tiền tự do không cung cấp nhiều tin tức về hoạt động của công ty. Dòng tiền hoạt động của Wal-Mart âm giữa năm 1990 – 1996, đây là thời kỳ mà giá trị vốn hoá thị trường của công ty tăng gấp đôi. Dòng tiền tự do của Kmart âm ở 3 trong 4 năm 1990 – 1993, thời kì giá chứng khoán Kmart tăng 50%. Tuy nhiên, từ năm 1994 dòng tiền tự do của Kmart dương trong khi giá trị vốn hoá thị trường giảm 60% 5 - Hạn chế: trên lý thuyết thì kế toán dồn tích đưa sự phán đoán vào kế toán để làm tăng tính thích hợp của thông tin kế toán. Tuy nhiên thực tiễn thì việc sử dụng phán đoán có thể làm giảm khả năng so sánh và tính nhất quán của các báo cáo tài chính dẫn đến việc bóp méo kế toán. 4. Phân tích kế toán : Phân tích kế toán là một tiến trình đánh giá quy mô các số liệu kế toán của một công ty, phản ánh thực trạng kinh tế, là cách mà nhà phân tích sử dụng để đánh giá các biến dạng của kế toán trong các báo cáo tài chính của một DN. Phân tích kế toán liên quan tới một số nhiệm vụ: đánh giá rủi ro kế toán và chất lượng thu nhập của công ty, ước tính khả năng tạo thu nhập, và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với báo cáo tài chính để làm giảm các biến dạng nội dung kinh tế, phản ánh tốt hơn thực trạng kinh tế và hỗ trợ phân tích tài chính. Ví dụ: Khi đọc báo cáo tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh qua mạng lưới các cửa hàng, nhà phân tích cần chú ý việc doanh nghiệp đã ghi nhận hợp đồng thuê các cửa hàng như thế nào? Lý do là phần lớn các cửa hàng này có được qua những hợp đồng thuê dài hạn, không có quyền hủy ngang. Doanh nghiệp có thể lợi dụng vùng xám của các quy định kế toán để ghi nhận như một khoản thuê hoạt động. Điều này làm xuất hiện khả năng báo cáo tài chính không phản ảnh đầy đủ các khoản nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp; từ đó sẽ làm người đọc đánh giá sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích kế toán còn hữu ích khi nghiên cứu về kế toán quốc tế. Các nhà phân tích xem xét báo cáo tài chính của các công ty được lập theo những chuẩn mực kế toán khác nhau, điều chỉnh lại sự khác biệt về chính sách kế toán để so sánh và định lượng mức độ chênh lệch của các tỷ số do ảnh hưởng của chính sách kế toán. 4.1. Mục tiêu - Đánh giá các rủi ro kế toán và chất lượng thu nhập của một DN, ước tính khả năng tạo thu nhập trong tương lai. - Tìm hiểu những tác động tiêu cực do kế toán gây ra đối với các báo các tài chính, trên cở sở đó thực hiện một số biện pháp xử lý, điều chỉnh cần thiết nhằm tăng cường tính hiệu quả, chính xác của nguồn thông tin hỗ trợ cho phân tích tài chính. - Tìm ra các nguyên nhân gây sai lệch báo cáo tài chính giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 4.2. Sự cần thiết Xuất phát từ những nguyên nhân: - Chuẩn mực kế toán khác nhau sẽ gây nên các sai lệch khác nhau trên kết quả của báo cáo tài chính. 6 - Phương pháp hạch toán kế toán khác nhau cũng dẫn tới các kết quả khác nhau của báo cáo tài chính. - Mục đích, đối tượng mà người lập báo cáo hướng tới (nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà tài trợ) mà việc lập báo cáo sẽ có những sai lệch với tình hình thực tế của DN- tính chủ quan của người lập báo cáo. - Mặt khác, phân tích kế toán đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về kế toán. Trong trường hợp các nhà phân tích thiếu những kiến thức này thì họ thường có khuynh hướng bỏ qua phân tích kế toán. Vì vậy họ sẽ không thấy được hết ý nghĩa của các báo cáo tài chính và điều này sẽ rất nguy hiểm cho phân tích tài chính. 4.3. Nhu cầu Nảy sinh do kế toán dồn tích tạo ra một số biến dạng kế toán mà cần phải nhận ra và điều chỉnh để thông tin kế toán phản ánh tốt hơn các hoạt động kinh doanh, đáp ứng mục tiêu phân tích cho nhiều người dùng. - Những biến dạng kế toán có thể có: + Các chuẩn mực kế toán: có thể là kết quả của một tiến trình chính trị, các nhóm khác nhau dùng các cách khác nhau vận động hành lang để bảo vệ quyền lợi của họ (ví dụ: hạch toán cho quyền chọn cổ phiếu dành cho người lao động); hay một vài nguyên tắc kế toán (ví dụ: FIFO đảm bảo hàng tồn kho trong bản cân đối kế toán phản ánh chi phí của hàng chưa bán đươc, thì LIFO lại phản ánh tốt hơn giá vốn hàng bán hiện tại). Sự bảo thủ cũng là một dạng méo mó (kế toán viên thường ghi giảm giá trị của tài sản hư hỏng, nhưng rất hạn chế họ sẽ ghi tăng giá trị tài sản) + Các sai số ước tính: các ước tính có thể tạo ra các sai số. Ví dụ, khi hàng hoá được bán chịu, có một khả năng là khách hàng không thanh toán. Thứ nhất, chấp nhận kế toán tiền mặt là ghi nhận doanh thu chỉ khi thu được tiền của khách hang; hoặc thứ 2, ghi nhận doanh thu bán chịu khi phát sinh doanh thu và sau đó thực hiện phân bổ nợ xấu dựa trên lịch sử thu tiền, xếp hạng tín nhiệm,…-> có thể có các sai số ước tính từ các khoản nợ xấu. + Tính tin cậy so với sự thích hợp: ví dụ các khoản lỗ bất ngờ. Trước khi một khoản lỗ bất ngờ được ghi nhận là lỗ, nó phải được ước tính hợp lý. Do tính chất này, nhiều khoản lỗ bất ngờ không được ghi nhận trong báo cáo tài chính thậm chí trong nhiều năm sau khi sự tồn tại của nó được thiết lập vượt ra ngoài sự nghi ngờ hợp lý. + Quản lý thu nhập: một vài nhà quản trị thực hiện quản lý các số liệu kế toán (thu nhập), vì lợi ích cá nhân (tăng tiền thưởng, tránh các khoản nợ, tác động đến giá cổ phiếu, đáp ứng dự báo của các nhà phân tích,…), do đó làm giảm chất lượng của báo cáo tài chính. 7 - Mục tiêu phân tích: các điều chỉnh kế toán là cần thiết để thoả mãn các mục tiêu phân tích và nhu cầu của từng người sử dụng, vì thế làm nảy sinh các bóp méo trong thông tin kế toán. Cả phân tích so sánh và đo lường thu nhập đều đòi hỏi phân tích kế toán. 4.4. Quản lý thu nhập: Quản lý thu nhập có thể mang tính trang điểm nếu bóp méo thu nhập dồn tích không gây ảnh hưởng đến dòng tiền. Phân tích kế toán có thể khắc phục nhiều những biến dạng này. Những biến dạng từ quản lý thu nhập thực (thay đổi dòng tiền, thường làm giảm tài sản của chủ sở hữu) thì không thể khắc phục chỉ bằng việc này. - Động cơ: việc gia tăng tiền thưởng cho nhà quản lý gắn với thu nhập báo cáo; tăng giá cổ phiếu cho những sự kiện như dự kiến sáp nhập, chào bán chứng khoán; giảm chi phí mang tính chính trị và sự chú ý của các cơ quan chính phủ như các cơ quan chống độc quyền; hưởng các khoản ưu đãi của chính phủ như trợ cấp, bảo vệ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài;… - Cơ chế: + Điều chuyển thu nhập: di chuyển từ thu nhập kì này sang thu nhập kì khác bằng cách gia tăng hay trì hoãn ghi nhận doanh thu hay chi phí -> rất hữu ích cho việc ổn định thu nhập. Ví dụ: tăng tốc việc ghi nhận doanh thu bằng cách thuyết phục người mua hay người bán sỉ mua lượng lớn vượt mức vào gần cuối năm tài chính mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận), thường thấy trong các ngành công nghiệp như sản xuất xe hơi và thuốc lá. Doanh nghiệp sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng giữ sản phẩm của doanh nghiệp để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu. Ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng. Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm doanh nghiệp được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng) dựa trên ước tính chủ quan của doanh nghiệp thực hiện biên bản nghiệm thu là doanh nghiệp tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. Doanh nghiệp có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại. + Quản lý thu nhập theo cách phân loại: phân loại có lựa chọn chi phí (doanh thu) trong một số bộ phận của báo cáo thu nhập, bằng cách đưa các chi phí xuống cuối bảng báo cáo thu nhập (ở khoản mục bất thường và không thường xuyên) thường được các nhà phân tích ít coi trọng. Ví dụ: khi một công ty gián đoạn một bộ phận kinh doanh nào đó, 8 thu nhập từ bộ bận đó phải được báo cáo tách biệt như là thu nhập (thua lỗ) từ hoạt động bị gián đoạn. Khoản mục này thường bị bỏ qua trong phân tích bởi vì nó gắn liền với một hoạt động kinh doanh mà không còn ảnh hưởng tới công ty. Nhưng một số công ty đưa một phần lớn chi phí chung vào bộ phận gián đoạn, do đó làm tăng thu nhập cho phần còn lại của công ty. - Ý nghĩa của phân tích quản lý thu nhập: vì quản lý thu nhập làm sai lệch các báo cáo tài chính, việc nhận dạng và thực hiện điều chỉnh là nhiệm vụ quan trong phân tích báo cáo tài chính. Các nhà phân tích cần kiểm tra các điều: + Động cơ quản lý + Danh tiếng và lịch sử ban quản lý + Mẫu hình nhất quán: xác minh các thành phần khác nhau của thu nhập được quản lý theo một chiều hướng nào đó. Ví dụ: nếu công ty thổi phồng thu nhập qua chính sách ghi nhận doanh thu và đồng thời là giảm thu nhập qua thay đổi phương pháp đánh giá hàng tồn kho thì không có vẻ công ty đang thực hiện quản lý thu nhập. + các cơ hội: hoạt động kinh doanh cần nhiều phán đoán khi xác định các số liệu thì có cơ hội cho việc quản lý thu nhập 4.5. Tiến trình phân tích kế toán - Các bước đánh giá chất lượng doanh thu, thu nhập: chính sách hợp lý hay chủ động, có nhất quán với ngành hay không, ảnh hưởng gì đến số liệu báo cáo,… + Nhận dạng và đánh giá các chính sách kế toán chủ yếu + Đánh giá mức độ linh hoạt của kế toán: kế toán trong ngành có nhiều tài sản vô hình thì độ biến động trong kinh doanh càng lớn,… + Xác định chiến lược lập báo cáo: xem xét đã từng có lịch sử về rắc rối kế toán, tiếng tăm của ban quản trị, động cơ quản lý thu nhập và các mẫu hình nhất quán,… + Nhận dạng và đánh giá các mối đe doạ: thu nhập được báo cáo cao hơn dòng tiền hoạt động hay thu nhập chịu thuế, huỷ bỏ kiểm toán viên hay việc thay đổi kiểm toán không bình thường, gia tăng bất ngờ hàng tồn kho so với doanh thu,… - Điều chỉnh các báo cáo tài chính: các điều chỉnh nảy sinh bởi những biến dạng trong số liệu báo cáo và vì các mục tiêu phân tích cụ thể, bao gồm các điều chỉnh trong vốn hoá các khoản thuê hoạt động dài hạn, các chi phí một lần như sửa chữa tài sản hư hỏng hay tái cấu trúc, xoá bỏ các tác động của khoản nợ thuế phải trả và các tài sản từ bảng cân đối kế toán, … 5. Phân tích báo cáo tài chính 5.1. Bảng CĐKT Mục đích : Sức khoẻ : Tình trạng tài chính có lành mạnh hay không ? Công ty có nguy cơ phá sản hay không ? 9 Bảng cân đối kế toán là một trong những phần quan trọng nhất của báo cáo tài chinh. Bảng cân đối kế toán ghi tình trạng một công ty vào một thời điểm nào đó, thường là ngày cuối cùng trong năm, cung cấp cho người sử dụng một sự hình dung về vị trí tài chính của công ty cùng với việc chỉ ra những gì công ty sở hữu và nợ, gồm hai cột: bên trái là Tài sản; bên phải là Nợ và Vốn, với nguyên tắc : Tài sản = Nợ + Vốn. Với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, cần so sánh số liệu đầu và cuối năm, để thấy được mức độ biến động, và ở những chỉ tiêu nào. Có thể sử dụng một số các kỹ thuật để phân tích các thông tin trong bảng cân đối kế toán, chủ yếu là thông qua phân tích các chỉ số tài chính. Phân tích tỷ số tài chính sử dụng các công thức để có cái nhìn sâu sắc về công ty và các hoạt động của nó. Đối với bảng cân đối kế toán, sử dụng các chỉ số tài chính (như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) cho nhà đầu tư một cái nhìn về tình hình tài chính của công ty cùng với hiệu quả hoạt động của nó. Các loại tỷ số chính sử dụng thông tin từ bảng cân đối kế toán là tỷ số về sức mạnh tài chính và tỷ số hoạt động. Tỷ số về sức mạnh tài chính, chẳng hạn như vốn lưu động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, cung cấp các thông tin như công ty có thể đáp ứng các khoản nợ phải trả của mình như thế nào và cách họ sự dụng đòn bẩy tài chính . Điều này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư gợi ý về sư ổn định tài chính của công ty ra sao và cách công ty lực tài chính như thế nào . Tỷ lệ hoạt động tập trung chủ yếu vào tài khoản ngắn hạn để hiển thị cách công ty quản lý chu kỳ hoạt động của nó như thế nào (trong đó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải nộp). Các tỷ lệ này có thể giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc vào hiệu quả về hoạt động của công ty. Cần lưu ý khi đọc BCĐKT là phải nhìn vào tổng tài sản của công ty đó như thế nào? Công nợ ra làm sao? Mỗi công ty có đặc thù khác nhau, mỗi ngành lại yêu cầu tài sản khác nhau, nhưng cần xem tài sản đó hình thành từ vốn pháp định hay từ vốn vay. Nhà đầu tư phải hiểu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì, phát triển trên thị trường ra sao, xu hướng phát triển của doanh nghiệp định đầu tư so với các doanh nghiệp khác ra sao, mới có thể đánh giá được “sức khoẻ” của DN. Nhiều trường hợp tài sản lớn là rất tốt cho doanh nghiệp, như có tiền mặt, tiền gửi lớn, thậm chí hàng tồn kho, nếu như mặt hàng đó đang tăng giá và được nhập về từ lúc giá còn rẻ, có khả năng sinh lời lớn. Nhưng nếu sau khi bán hàng cuối năm mà khách vẫn nợ và doanh nghiệp khó lòng thu hồi sớm, thì chưa hẳn tài sản lớn là một điều đáng mừng. Nguồn vốn của doanh nghiệp cũng cần được quan tâm, bởi nếu có từ vốn của cổ đông thì rất tốt, nhưng nếu phải vay ngân hàng lượng tiền lớn trong bối cảnh lãi suất cao thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. 10 [...]... nhân gây ra sai lệch trong báo cáo tài chính nhằm giúp cho những người phân tích loại bỏ một phần các ảnh hưởng này khi tiến hành phân tích tài chính tại DN Báo cáo tài chính được sử dụng để định giá chứng khoán như thế nào? Các báo cáo tài chính thường được xem là nơi để tìm kiếm thông tin về công ty và thực sự chúng ta đã thấy như vậy các bước phân tích Mặc khác, báo cáo tài chính không chỉ là thông... Một số ví dụ minh họa cho phân tích báo cáo tài chính Như đã phân tích, báo cáo tài chính chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng cung cấp cho quá trình phân tích Và nếu có sự sai lệch trong báo cáo này sẽ có thể gây ra những phân tích lệch lạc, sai sự thật Chúng ta sẽ tìm hiểu sự sai lệch đó thể hiện ra sao trên các báo cáo tài chính qua việc nghiên cứu từng hoạt động của DN và hướng xử lý cho từng... tính chủ quan của người lập bác cáo - Trong báo cáo tài chính của Việt Nam, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ không cung cấp thông tin về mục đích của các khoản vay cũng như các khoản tài trợ khác như các khoản phải trả, phải nộp khác, phải trả dài hạn khác,…=> cần lưu ý xem xét và phân tích trong các thuyết minh báo cáo tài chính để đánh giá nghĩa vụ nợ liên quan Tuy... đánh giá chính xác trong quá trình phân tích 7.1.2 Phân tích tiền và các khoản tương đương tiền Thanh khoản là yếu tố rất quan trọng đối với tình hình tài chính của một công ty và rất quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính Bởi vì thanh khoản là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà một công ty đang nắm giữ hoặc công ty có thể gia tăng trong một thời gian ngắn Thanh khoản cũng liên quan đến... Kết luận Phân tích tài chính dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài. .. hạch toán không chính xác TSCĐ thuê hoạt động và thuê tài chính sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số sau trên báo cáo tài chính: − Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng tài sản nếu chuyển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt động Làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ − Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng nợ nếu chuyển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt động Làm tăng khả năng vay nợ cho DN − Giảm chi phí hoạt động tài chính tương... những quyết định chính xác cho doanh nghiệp Phân tích nợ vay và hướng xử lý: - Việc phân lọai nợ vay thành ngắn hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phân tích tài chính của DN chẳng hạn như chỉ số Nợ/VCP Nếu phân loại nợ thành NDH và NNH thì khi tính toản chỉ số NDH/VCP sẽ có giá trị nhở hơn là khi phân loại đúng là NDH 27 - Bởi vì các khoản nợ luôn đi kèm với những nghĩa vụ tài chính cố định... doanh chính mang về bao nhiêu tiền Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm Hoạt động tài chính thể hiện qua 2 chỉ tiêu : Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ 2 hoạt động bán hàng và tài chính, sau khi trừ đi Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp,… Phân tích kết quả hoạt... thu và chi phí, các phương pháp kế toán được sử dụng => tăng cường khả năng dự báo cho nhà quản trị, nhà đầu tư và tài trợ Trong phần này, trước hết, bài viết phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm của thu nhập giúp cho người phân tích có được định hướng rõ ràng khi tiến hành phân tích họat động kinh doanh của DN (do mỗi một loại thu nhập có cách xác định khác nhau và ý nghĩa khác nhau trong phân tích) ... ra mà liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản mục nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận một khoản dự phòng vào các báo cáo tài chính của niên độ mà khả năng thay đổi đó có thể xảy ra (Ngoại trừ một số trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy) Phân tích: Như vậy chỉ có khoản dự phòng được đưa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập nếu có những ước tính đáng tin cậy về những giảm . trường lập báo cáo tài chính 1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính: bao gồm bản cân đối kế toán, báo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo. minh họa cho phân tích báo cáo tài chính. Như đã phân tích, báo cáo tài chính chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng cung cấp cho quá trình phân tích. Và nếu có sự sai lệch trong báo cáo này sẽ. cầu và phạm vi của các kĩ năng phân tích kế toán của người sử dụng báo cáo tài chính , chú trọng vào quyết định đầu tư làm gia tăng sự hữu ích của các báo cáo tài chính đối với phân tích tài chính 2.3.

Ngày đăng: 21/06/2015, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan