Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Tiếng nói

10 1.1K 0
Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Tiếng nói

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Trường ĐHKHXH&NV Cơ sở Linh Trung, Thủ Đức Họ tên – MSSV Đỗ Thị Huệ - 1056160026 Bùi Thị Thanh Huệ - 1056160027 Phạm Nguyễn Hoàng Hữu Lý – 1056160036 Ngô Thị Kim Thanh – 1056160076 Trương Thị Thiên Thanh – 1056160080 BÀI THUYẾT TRÌNH TIẾNG NÓI 2 Tạo hóa đã ban cho con người những khả năng kì diệu. Và việc con người khám phá được chính bản thân mình cũng đã là một điều kì diệu rồi. Để khám phá, các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao và không ngừng đi tìm câu trả lời cho nó. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại nói được mà những loài động vật khác lại không nói được hay không (?!) Tất nhiên các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này rồi nhưng họ vẫn tiếp tục nghiên cứu bởi lẽ những gì chúng ta đã biết còn giới hạn lắm ! Cơ sở để phân biệt con người và các loài động vật khác chính là hai hệ thống tín hiệu. Hệ thống tín hiệu thứ nhất chung cho cả con người và động vật. Còn hệ thống tín hiệu thứ hai thì chỉ con người mới có. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng hệ thống tín hiệu thứ nhất là các tín hiệu trực tiếp, cụ thể ( lý, hóa, sinh ) từ thế giới bên ngoài mà cả con người và động vật có thể biết được thông qua các giác quan, trừ tiếng nói. Tiếng nói – một loại tín hiệu đặc biệt với cơ chế hình thành phức tạp, vì vậy mà tiếng nói mới được Pavlov “đặt cách” thành hệ thống tín hiệu thứ hai, ông cũng đã nói rằng: “Nếu những cảm giác và khái niệm của chúng ta về thế giới xung quanh là do tác động của các tín hiệu thực tiễn thứ nhất, do các tín hiệu cụ thể, thì tiếng nói là sự kích thích đặc biệt, trước hết là kích thích động học từ các cơ quan phân tích truyền về vỏ não, là tín hiệu thứ hai – tín hiệu của các tín hiệu. Chúng được xem là sự trừu tượng hóa từ thực tiễn dưới dạng tổng quát hóa, là sự tư duy đặc biệt chỉ có ở người, chúng tạo ra trước tiên là kinh nghiệm và cuối cùng là khoa học – vũ khí định hướng cấp cao của con người trong thế giới xung quanh và trong chính bản thân con người”. Tiếng nói là một phần của ngôn ngữ ( bao gồm tiếng nói và chữ viết – phương tiện giao tiếp của con người ), được phát triển ở con người trong quá trình lao động tập thể và vì vậy mà hệ thống tín hiệu thứ hai là hệ thống mang tính xã hội. Tiếng nói có được liên quan trực tiếp đến bộ não của con người cùng các cơ quan khác. Để dễ hình dung cơ chế hoạt động, người ta chia thành hai trường hợp: thứ nhất là nghe rồi trả lời và thứ hai là đọc rồi trả lời. Cụ thể là các tín hiệu của tiếng nói nhận được từ các vùng thính giác, thị giác đều được truyền về vùng Wernicke ( 3 vùng này sẽ xử lý thông tin truyền đến, cho ta hiểu được ý nghĩa của lời nói ), rồi truyền đến vùng Broca ( vùng hình thành chương trình phát âm, sau đó vỏ não vận động điều khiển cơ quan phát âm ). 4 Tiếng nói không phải do bẩm sinh mà có, nó có sự hình thành hẳn hoi. Đối với một đứa trẻ bình thường – không bị tổn thương các vùng vỏ não liên quan đến tiếng nói thì tiếng nói bắt đầu được hình thành từ những tháng cuối của năm thứ nhất sau khi sinh, qua từng giai đoạn cho tới khoảng năm tuổi là trẻ có thể nói thạo tiếng mẹ đẻ. Sự hình thành thông qua hai giai đoạn được gọi tên cụ thể để hiểu như sau: giai đoạn “chuyển tiếng nói từ một kích thích âm thanh thành tín hiệu” nghĩa là ban đầu trẻ vẫn nghe được những âm thanh từ tiếng nói của người lớn phát ra nhưng chưa hiểu nghĩa của những âm thanh đó là gì, cho nên người lớn phải kế hợp các kích thích kèm theo đó như nói búp bê thì phải có búp bê…, vậy ta có công thức : tiếng nói + kích thích cụ thể = tín hiệu. Giai đoạn tiếp theo là “hình thành tiếng nói như là một kích thích có điều kiện độc lập” nghĩa là ở giai đoạn này, trẻ có thể hiểu được tiếng nói phát ra từ người lớn nghĩa là gì mà không cần phải có kích thích kèm theo nữa, tiếng nói tách khỏi các kích thích cụ thể và tự tiếng nói trở thành một kích thích với tác dụng là chính ý nghĩa của nó. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập và “giải phóng” nó khỏi các yếu tố đồng hành diễn ra khoảng cuối năm thứ nhất, khi đứa trẻ sắp tròn một tuổi. Để sự hình thành tiếng nói có thể xảy ra thì sự có mặt cũng như thời gian tiếp xúc với người lớn ( đặc biệt là bố, mẹ ) đối với trẻ là rất quan trọng. Và sự giáo dục của người lớn thì ảnh hưởng đến tốc độ hình thành. Từ lý do đó mà chúng ta có thể hiểu vì sao những trẻ biết nói chậm không hẳn là do não chúng có vấn đề mà là bố mẹ chưa biết cách dạy và quan tâm chúng. 5 Ví dụ: người lớn bảo em bé “mẹ kia” đồng thời chỉ tay vào người mẹ, còn người mẹ thì luôn thay đổi vị trí đứng của mình – khi ở phòng này, khi ở phòng khác… và thay đổi trang phục; nhờ sự lặp đi, lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể sẽ giảm dần ý nghĩa ( sự có mặt ) của chúng trong phức hợp kích thích. Lúc này ta hỏi: “mẹ đâu”, dù không có người mẹ ở đó và hỏi bất cứ nơi nào thì em bé cũng hiểu được câu hỏi và có phản ứng nhất định. Đối với những trẻ bị tổn thương các vùng vỏ não liên quan đến tiếng nói, đặc biệt là vùng Wernicke và vùng Broca sẽ dẫn đến một số hội chứng lâm sàng chẳng hạn như mất ngôn ngữ. Sự hình thành tiếng nói cũng đã thể hiện những đặc điểm tác dụng của nó như: 1. Tiếng nói là một loại kích thích 2. Tiếng nói tác dụng bằng ý nghĩa của nó 3. Tiếng nói có khả năng thay thế các kích thích cụ thể Ví dụ: ta thử nói về các loại quả chua – đóng vai trò là kích thích cụ thể ( chanh, mơ, mận, me, khế…) trước các trẻ em và phụ nữ, ta sẽ quan sát được hiện tượng tiết nước bọt ở họ giống như khi ta đưa các loại quả trên vào miệng họ. Nhờ khả năng thay thế tác dụng của các kích thích cụ thể của tiếng nói, mà sự phản ánh hiện thực khách quan trong não được thực hiện không chỉ bằng con đường vận dụng các cảm giác trực tiếp, mà còn bằng cách vận dụng tiếng nói nữa. 6 4. Tiếng nói có thể tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể. Ví dụ cho tiếng nói có thể tăng cường, ức chế tác dụng của kích thích cụ thể: một nữ bệnh nhân bị bệnh tim nặng, đã được điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau đó được biết ở thành phố M. có giáo sư bác sĩ I. là chuyên viên nổi tiếng về bệnh tim mạch, bệnh nhân đã đến gặp giáo sư xin điều trị. Trước những lời than vãn của bệnh nhân rằng “mình sẽ bị chết nếu không được giáo sư cứu chữa”. Giáo sư I. đã khám cho bệnh nhân và nhận thấy bệnh rất trầm trọng, song để an ủi, động viên người bệnh, bác sĩ đã nói rằng “bệnh của chị quả là nặng, song có thể chữa khỏi và chị chưa chết đâu khi tôi còn sống”. Lời động viên của bác sĩ cùng lòng tin của bệnh nhân đã có tác dụng làm cho các thuốc được sử dụng điều trị bệnh tim thời bấy giờ trở nên có hiệu quả. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân không còn thấy đau ở tim nữa và trở lại cơ quan làm việc bình thường. Qua một vài năm bỗng nhiên đọc được bài báo có tin giáo sư I. đã chết vì tai nạn giao thông, bệnh nhân ngất xỉu và tim ngừng đập. Giải phẫu bệnh lý tim cho thấy trong tim bệnh nhân vẫn còn ổ bệnh. Có thể sau một thời gian bị ức chế, ổ bệnh bùng phát trở lại khi nguyên nhân kìm hãm nó ( bác sĩ còn sống ) không còn nữa. Sự kiện có thể tạm thời ức chế được sự phát triển của bệnh bằng cách tăng cường tác dụng của thuốc. Ví dụ cho tiếng nói làm thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể: cho đối tượng vào trạng thái thôi miên, ta đặt lên mu bàn tay họ một cục nước đá, nhưng nói với họ rằng “tôi đang đặt trên tay anh ( chị ) một cục than hồng”. Đối tượng sẽ giật mạnh tay, làm rơi cục nước đá. Sau đó tại chỗ đặt cục nước đá sẽ bị đỏ và phồng lên giống như bị bỏng. Một thí nghiệm khác: ta cho đối tượng ở trạng thái thôi miên và ngửi lọ amoniac nồng độ cao ( chất gây chảy nước mắt và hắt hơi ), nhưng nói với họ rằng “anh ( chị ) thử ngửi lọ nước hoa hảo hạng này của Pháp xem sao?”. Đối tượng sẽ hít mạnh và trông mặt của họ có vẻ khoan khoái, đồng thời ở họ không bị chảy nước mắt, không bị hắt hơi. Cho đối tượng tỉnh dậy và hỏi cảm giác của họ thế nào khi ngửi lọ “nước hoa”. Câu trả lời có thể nghe là “tôi chưa bao giờ được ngửi loại nước hoa thơm đến thế !”. Như vậy, tiếng nói đã thay đổi tác dụng của cục nước đá và tác dụng của amoniac từ lạnh thành nóng và từ mùi khó chịu thành mùi dễ chịu. 7 Tiếng nói quả thật kì diệu ! MỞ RỘNG Sự trầm hoặc bổng của giọng nói đều được chúng ta làm chủ. Đó cũng là lý do giải thích cho việc các ca sĩ luyện tập cho giọng hát của họ. Ngay cả trong trò làm cho giọng nói của mình khác đi hay giống một nhân vật nào đó, tất cả đều có cơ chế hoạt động chung. Khi chúng ta muốn giọng nói thế nào thì lúc đó, tín hiệu từ não sẽ “thông báo” cho phổi đẩy luồng không khí mà trước đó được hít vào, một cách nhanh hay chậm. Luồng không khí này sẽ đi qua thanh quản, nó sẽ làm rung nắp thanh quản trước khi qua vòm miệng và phát ra ngoài. Nắp thanh quản giống như hai tấm mành mỏng có khe hẹp ở giữa để khi không khí đi qua thì dễ dàng đóng mở ( rung ). Nắp thanh quản rung càng mạnh thì âm phát ra càng to và ngược lại, nó cũng điều khiển được giọng nói mà thân chủ muốn có, điều này thực sự không dễ nên không phải ai cũng làm được, muốn làm được thì phải luyện tập tích cực lắm đấy ! 8 TÀI LIỆU SƯU TẦM Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Thí dụ đáng lẽ nói: “Con đi ăn cơm đây” thì câu đó sẽ thành “Co co con đia an ăn cơ cơm đây”. Và nhiều câu khác cũng bị nói lắp tương tự. Tật nói lắp thường xuất hiện ở các em trai nhiều gấp 3 lần so với em gái. Ngoài tật nói lắp ra, trẻ hoàn toàn bình thường, vẫn hiểu được lời người khác nói, vẫn học hành được. Dạng bất thường này có thể phát triển trong giai đoạn bắt đầu tập nói, trong giai đoạn này nhiều trẻ em thường có tật nói lắp. Khoảng 5%-10% trẻ thường bị tật này khi mới nhập học và khoảng 1% trẻ sau tuổi dậy thì bị tật nói lắp dai dẳng. Về nguyên nhân nói lắp còn chưa thật rõ ràng, bởi vậy còn có những ý kiến khác nhau: - Do chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng trong trường hợp đẻ khó phải dùng forceps cặp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ. Hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng Broca. - Do mắc bệnh: Cũng có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể truyền được cho thai và bệnh đó đã gây tổn thương cho não trong đó có trung tâm ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não) sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ. 9 - Khủng hoảng tình cảm: Một số nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen. - Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông: Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Hamburg và Gottingen (CHLB Đức) đã nghiên cứu qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ của não 15 người bị tật nói lắp, so sánh với não của 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát. Khắc phục như thế nào? Nhiều người tin tưởng rằng có thể khắc phục được tật nói lắp bằng những phương pháp sau: - Tăng cường rèn luyện kỹ năng nói: Việc này có thể làm tại gia đình, kiên nhẫn làm thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày để 40-60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn (mới đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, nhưng phải đọc cho lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát. đọc đi đọc lại cho tới khi trẻ thuộc lòng, gập sách vẫn đọc được. Mỗi ngày chỉ cần một bài. Sau một thời gian thì cho trẻ tập đọc bài dài hơn, rồi dần dần đọc bài dài hơn nữa. Về tập nói, mỗi buổi hãy ra cho trẻ một câu hỏi ngắn và luyện trả lời cho lưu loát. Nếu trả lời mà nói lắp, thì cho trẻ nói lại câu đó. Nói cho thật rõ ràng, nói đi nói lại cho tới khi lưu loát mới thôi và lại tiếp tục sang câu hỏi khác. Các bài tập đọc và các câu hỏi thoạt đầu phải ngắn và đơn giản, không làm trẻ mệt óc. Để các buổi rèn luyện khỏi buồn chán, thỉnh thoảng cho trẻ tập đọc các mẩu chuyện cười và hỏi các câu hỏi vui. Nếu kiên nhẫn duy trì luyện tập được thường xuyên thì kết quả sẽ tốt đẹp. - Sử dụng phương pháp hiện đại: Một số nhà khoa học CHLB Đức đã nghiên cứu thực hiện một chương trình máy vi tính (gọi tắt CP) đặt tên là “bác sĩ lưu loát” để chữa tật nói lắp. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: dù không thể chữa được 10 nguyên nhân nói lắp, bệnh nhân vẫn hoàn thiện tốt khả năng nói lưu loát nhờ tập luyện liên tục. Người có tật nói lắp nói các cụm từ đặc biệt vào một micro nối với máy vi tính, tăng giảm giọng nói trong giới hạn thời gian quy định. “Bác sĩ lưu loát” sẽ ghi nhận các lỗi sai trong phần phát âm, nhấn giọng, hơi thở của người đọc và lập hồ sơ. Điều này cho phép mỗi bệnh nhân tự chứng kiến sai sót của mình, làm lại lần nữa Tiến sĩ y học Gudenberg cùng với giáo sư tâm lý Harald Euler (Trường đại học Kassel) đã thử nghiệm trên 23 người nói lắp, họ được học qua khóa đặc biệt 3 tuần, sau đó luyện tập tại nhà. Những kết quả cho thấy, ngay cả với những người nói lắp nghiêm trọng vẫn tiến bộ đáng kể, họ nói lưu loát hơn và một số lỗi nói lắp hầu như không đáng kể. BS. Vũ Hướng Văn . theo nữa, tiếng nói tách khỏi các kích thích cụ thể và tự tiếng nói trở thành một kích thích với tác dụng là chính ý nghĩa của nó. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập và giải phóng”. là kinh nghiệm và cuối cùng là khoa học – vũ khí định hướng cấp cao của con người trong thế giới xung quanh và trong chính bản thân con người”. Tiếng nói là một phần của ngôn ngữ ( bao gồm tiếng. ngôn ngữ. Sự hình thành tiếng nói cũng đã thể hiện những đặc điểm tác dụng của nó như: 1. Tiếng nói là một loại kích thích 2. Tiếng nói tác dụng bằng ý nghĩa của nó 3. Tiếng nói có khả năng thay

Ngày đăng: 21/06/2015, 12:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan