Bài tập kế toán định khoản có lời giải

9 784 3
Bài tập kế toán định khoản có lời giải

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập kế toán định khoản có lời giải: kế toán Tiền và các khoản phải thu Bài 1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ. 2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có. 3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ. 4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ. 5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ. 6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2. 7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ. 8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ. 9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ. 10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ. 11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ. 12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên. Bài giải 1. Nợ TK 111: 22.000.000 Có TK 333: 2.000.000 Có TK 511: 20.000.000 2. Nợ TK 113: 30.000.000 Có TK 111: 30.000.000 3. Nợ TK 111: 63.000.000 Có TK 333: 3.000.000 Có TK 711: 60.000.000 Nợ TK 811: 200.000 Nợ TK 133: 20.000 Có TK 111: 220.000 4. Nợ TK 641: 300.000 Có TK 111: 300.000 5. Nợ TK 141: 10.000.000 Có TK 111: 10.000.000 6. Nợ TK 112: 30.000.000 Có TK 113: 30.000.000 7. Nợ TK 111: 100.000.000 Có TK 311: 100.000.000 8. Nợ TK 152: 400.000 Nợ TK 133: 40.000 Có TK 111: 440.000 9. Nợ TK 642: 360.000 Có TK 111: 360.000 10. Nợ TK 112: 16.000.000 Có TK 515: 16.000.000 11. Nợ TK 635: 3.000.000 Có TK 112: 3.000.000 12. Nợ TK 111: 25.000.000 Có TK 112: 25.000.000 Nợ TK 334: 20.000.000 Có TK 111: 20.000.000 Bài 2: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: Số dư đầu tháng 12: · TK 131 (dư nợ): 180.000.000đ (Chi tiết: Khách hàng H: 100.000.000đ, · khách hàng K: 80.000.000đ) TK 139 (Khách hàng H): 30.000.000đ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Bán hàng chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tính 10%. 2. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản nợ của khách hàng ở nghiệp vụ 1 trả. 3. Kiểm kê hàng hóa tại kho phát hiện thiếu 1 số hàng trị giá 2.000.000đ chưa rõ nguyên nhân. 4. Xử lý số hàng thiếu như sau: bắt thủ kho phải bồi thường 1, số còn lại tính vào giá vốn hàng bán. 5. Nhận được biên bản chia lãi từ họat động liên doanh 10.000.000đ, nhưng chưa nhận tiền. 6. Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường 1.000.000đ. 7. Chi TGNH để ứng trước cho người cung cấp 20.000.000đ. 8. Lập biên bản thanh toán bù trừ công nợ với người cung cấp 20.000.000đ. 9. Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán vi phạm hợp đồng 4.000.000đ. 10. Đã thu bằng tiền mặt 4.000.000đ về khoản tiền bồi thường vi phạm hợp đồng. 11. Chi tiền mặt 10.000.000đ tạm ứng cho nhân viên. 12. Nhân viên thanh toán tạm ứng: - Hàng hóa nhập kho theo giá trên hóa đơn 8.800.000đ, gồm thuế GTGT 800.000đ. - Chi phí vận chuyển hàng hóa 300.000đ, thuế GTGT 30.000đ. - Số tiền mặt còn thừa nhập lại quỹ. 13. Cuối tháng có tình hình sau: - Khách hàng H bị phá sản, theo quyết định của tòa án khách hàng H đã trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại doanh nghiệp xừ lí xóa sổ. - Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ từ năm ngoái 10.000.000đ bằng tiền mặt, chi phí đòi nợ 200.000đ bằng tiền tạm ứng. - Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp tục lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng K 20.000.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài giải 1. Nợ TK 131: 66.000.000 Có TK 333: 6.000.000 Có TK 511: 60.000.000 2. Nợ TK 112: 66.000.000 Có TK 131: 66.000.000 3. Nợ TK 1381: 2.000.000 Có TK 156: 2.000.000 4. Nợ TK 1388: 1.000.000 Nợ TK 632: 1.000.000 Có TK 1381: 2.000.000 5. Nợ TK 1388: 10.000.000 Có TK 515: 10.000.000 6. Nợ TK 111: 1.000.000 Có TK 1388: 1.000.000 7. Nợ TK 331: 20.000.000 Có TK 112: 20.000.000 8. Nợ TK 131: 10.000.000 Có TK 331: 10.000.000 9. Nợ TK 1388: 4.000.000 Có TK 711: 4.000.000 10. Nợ TK 111: 4.000.000 Có TK 1388: 4.000.000 11. Nợ TK 141: 10.000.000 Có TK 111: 10.000.000 12. Nợ TK 156:9.100.000 = 8.800.000 + 300.000 Nợ TK 133:830.000 = 800.000 + 30.000 Nợ TK 111:70.000 = 10.000.000 – 9.930.000 Có TK 141:10.000.000 13. a) Nợ TK 111: 50.000.000 Nọ TK 139: 30.000.000 Nợ TK 642: 20.000.000 Có TK 131 (H): 100.000.000 Nợ TK 004: 50.000.000 b) Nợ TK 111: 10.000.000 Có TK 711: 10.000.000 Nợ TK 811: 200.000 Có TK 141: 200.000 c, Nợ TK 642: 20.000.000 Có TK 139 (K): 20.000.000 Bài 3: Tại 1 doanh nghiệp có số dư đầu kỳ ở 1 số TK như sau: TK 1112: 45.000.000đ (3.000 USD) · TK 1122: 120.000.000đ (8.000 USD) Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Bán hàng thu ngoại tệ 10.000 USD bằng TGNH. TGBQLNH: 16.100đ/USD. 2. Dùng TGNH để ký quỹ mở L/C 12.000 USD, NH đã gởi giấy báo Có. TGBQLNH: 16.120đ/USD. 3. Nhập khẩu hàng hóa, giá trên Invoice 12.000 USD chưa trả tiền cho người bán. TGBQLNH: 16.100đ/USD. Sau đó NH đã dùng tiền ký quỹ để thanh toán với bên bán. TGBQLNH: 16.150đ/USD. 4. Xuất khẩu hàng hóa, giá bán trên hóa đơn 16.000 USD, tiền chưa thu. TGBQLNH: 16.200đ/USD. 5. Nhập khẩu vật liệu giá 6.000 USD, chưa trả tiền. TGBQLNH: 16.180đ/USD. 6. Chi tiền mặt 600 USD tiếp khách ở nhà hàng. TGTT: 16.200đ/USD. 7. Nhận giấy báo Có của NH thu tiền ở nghiệp vụ 4 đủ. TGBQLNH: 16.220đ/USD. 8. Bán 7.000 USD chuyển khoản thu tiền mặt VNĐ. TGTT: 16.220đ/USD. 9. Chi TGNH trả tiền ở nghiệp vụ 5 đủ. TGBQLNH: 16.210đ/USD. 10. Nhập khẩu hàng hóa trị giá 10.000 EUR, tiền chưa trả. TGBQLNH: 22.000/EUR. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Cho biết ngoại tệ xuất theo phương pháp FIFO. Cuối năm, đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá BQLNH 16.250đ/USD, 22.100đ/EUR. Bài giải 1. Nợ TK 112:161.000.000= 10.000 x 16.100 Có TK 511:161.000.000 2. Nợ TK 144: 193.440.000 = 12.000 x 16.120 Có TK 1122: 184.400.000 = 120.000.000 + 4000 x 16.100 Có TK 515: 9.040.000 Có TK 007: 12.000 USD 3. Nợ TK 156: 193.200.000 = 12.000 x 16.100 Có TK 331: 193.200.000 Nợ TK 331: 193.200.000 = 12.000 x 16.100 Nợ TK 635: 240.000 Có TK 144: 193.440.000 = 12.000 x 16.120 4. Nợ TK 131:259.200.000= 16.000 x 16.200 Có TK 511:259.200.000 5. Nợ TK 152:97.080.000= 6.000 x 16.180 Có TK 331:97.080.000 6. Nợ TK 642: 9.720.000= 600 x 16.200 Có TK 1112:9.000.000= 600 x 15.000 Có TK 515: 720.000 Có TK 007: 600 USD 7. Nợ TK 1122:259.520.000= 16.000 x 16.220 Có TK 131: 259.200.000= 16.000 x 16.200 Có TK 515: 320.000 Nợ TK 007: 16.000 USD 8. Nợ TK 1111: 113.540.000 = 7.000 x 16.220 Có TK 1122: 112.820.000 = 6.000 x 16.100 + 1.000 x 16.220 Có TK 515: 720.000 Có TK 007: 7.000 USD 9. Nợ TK 331: 97.080.000= 6.000 x 16.180 Nợ TK 635: 240.000 Có TK 1122:97.320.000= 6.000 x 16.220 Có TK 007: 6.000 USD 10. Nợ TK 156:220.000.000= 10.000 x 22.000 Có TK 331:220.000.000 Điều chỉnh: TK 1112: Sổ sách: 36.000.000= 2.400 x 15.000 Điều chỉnh: 39.000.000= 2.400 x 16.250 Nợ TK 1112: 3.000.000 Có TK 413: 3.000.000 TK 1122: Sổ sách: 145.980.000 = 9.000 x 16.220 Điều chỉnh: 146.250.000 = 9.000 x 16.250 Nợ TK 1122: 270.000 Có TK 413: 270.000 TK 331: Sổ sách: 220.000.000= 10.000 x 22.000 Điều chỉnh:221.000.000= 10.000 x 22.100 Nợ TK 413: 1.000.000 Có TK 331: 1.000.000 Đánh giá lại cuối kỳ: Nợ TK 413: 2.270.000 Có TK 515: 2.270.000 Chi phí sản xuất giá thành September 16, 2013 tác giả: Thoa Nguyen Chuyên mục: Kế toán giá thành Nhiệm vụ cơ bản của kế toán không những là phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định. 1. Khái niệm chung: CP là toàn bộ các chi phí bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra Bkỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sp hoàn thành trong kỳ Sơ đồ Mối quan hệ chi phí và gía thành sản phẩm: CPSX dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm CP SX dở dang cuối kỳ 2. Trình tự kế toán và tổng hợp CPSX thích ứng: Trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở Khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ Bước 3: Tập hợp và phân bổ CP SX chung cho các đối tượng có liên quan Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ Phân loại chi phí: Phân loại theo yếu tố: Yếu tố nguyên vật liệu Yếu tố nhiên liệu, động lực SD vào quy trình sản xuất, KD trong kỳ Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương Yếu tố TSCĐ và khấu hao Yếu tố dịch vụ mua ngoài Yếu tố chi phí khác bằng tiền Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp CP sản xuất chung CP quản lý DN, bán hàng 3. Phân loại giá thành sản phẩm Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh Theo thời điểm và nguồn số liệu có: Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP Theo chi phí phát sinh: Giá thành sản xuất Giá thành tiêu thụ Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. 4. Phương pháp tính giá thành: Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Giá thành SP HThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ Giá thành Sp = Tổng Giá thành SP HThành Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm. Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi) Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại Tổng giá thành SX của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP Tỉ lệ CP = Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ: Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP 5. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP. Chi phí VL phân bổ cho từng ĐTượng = Tổng tiêu thức PBổ của từng đối tượng * tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ. Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tỷ lệ (Hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Trong đó: TK sử dụng: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên nợ: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK này cuối kỳ không có số dư: Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau: Nếu xuất kho: Nợ 621 Có 152: Giá thực tế VL xuất dung Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp: Nợ 621: Nợ 133 Có Tk liên quan 111,112, 331,411 Phản ánh giá trịVL xuất dung không hết nhập lại kho: Nợ 152: Có 621 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán: Nợ 154 Có 621 Đ ối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằngbút toán: Nợ 621 Có 152 B. Chi phí nhân công trực tiếp: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp Tk này không có số dư Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, Ktoán ghi: Nợ 622 Có 334 Phản ánh các khoản trích: Nợ 622 Có 338 (3382,3383,3384) Kết chuyển chi phí nhân công: Nợ 154 Có 622 C. Kế toán các khoản chi phí trả trước: Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế phát sinh TK 142 chi phí trả trước: TK 242 Chi phí trả trứơc dài hạn Nội dung phản ánh các tài khoản: Bên nợ: tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản chi phí trả trứơc đã phân bổ Dư nợ: Các khoản CP phải trả thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CP KD Cách hạch toán: TK 142: Nợ 142:tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn: Nợ 133 Có 152,153,156… Hàng tháng kê toán XĐ giá trị hao mòn: Nợ 152,153, 156,641,,,:giá trị hao mòn tính vào CP mua hay bán hàng Có 142 (1421) Giá trị hao mòn TK 242: Chi phí dài hạn: Nợ 242:tập hợp chi phí dài hạn phát sinh Nợ 133: thuế Có 1531, 2413, 341, 111, 112… Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SX KD cho các đối tượng chịu CP Nợ 241:tính vào chi phí Đtư XDCB Nợ 627, 641, 642 Có 242 Toàn bộ chi phí bán hàng, CP quản lý DN sau khi phát sinh được kết chuyển vào bên nợ TK 142 hoặc 242. Số chi phí này được chuyển dần vào TK XĐ KQ tuỳ thuộc vào Dthu ghi nhận trong kỳ: Chuyển CP BH + CP QL Nợ 142, 242 Có 641, 642 Kết chuyển dần: Nợ 911 Có 142, 242 D. Kế toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả là những chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Những khoản chi phí liên quan từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước: TKSD: 335 (chi phí phải trả) Bên nợ: tập hợp chi phí phải trả được ghi nhận vào CP trong kỳ theo kế hoạch Bên có: Các khoản chi phí phải trả đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo KH. Dư có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. TK 335 mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: 3351, 3353, 3358 Đầu kỳ tiến hành trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí KD Nợ TK lq (627, 641, 642…): ghi tăng chi phí Có 335(chi tiết theo từng khoản) Khi có phát sinh thực tế trong kỳ, ghi: Nợ 335 Nợ 133 Có 331,2413,111,112,152… Nếu phát sinh thực tế lớn hơn chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí: Nợ 627, 641, 642,811… Có 335 Trường hợp phát sinh thực tế nhỏ hơn số đã ghi nhận: Nợ 335 Có TK lq: 627, 641, 642… E. chi phí sản xuất chung: Chi phí SX chung là những chi phí cần thiết còn lại để SX sản phẩm sau chi phí NVL, CP NC trực tiếp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp TK SD 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản) Bên nợ: tập hợp chi phiSX chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí SX chung, kết chuyển chi phí SX chung Tk này cuối kỳ không có số dư Cách hạch toán chi phí SX chung như sau: Tiền lương phải trả cho Nviên PX: Nợ 627 (6271) Có 334 Trích các khoản theo lương: Nợ 627 Có 338 (chi tiết theo từng tiểu khoản) Chi phí VLiệu Xkho dung cho PX: Nợ 627 Có 152, 153 (toàn bộ giá trị xuất dung) Trích khấu hao TSCĐ: Nợ 627 Có 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ 627: Nợ 133 Có 111,112, 331 … : giá trị mua ngoài Phân bổ dần chi phí dài hạn trả trước vào chi phí chung phân xưởng: Nợ 627 Có 242 Trích trứơc đưa vào CP SX chung: Nợ 627 Có 335 Các chi phí bằng tiền: Nợ 627, Có 111, 112, 152, … Kết chyển CP SXC cho các đối tượng: Nợ 154 Nợ 632: phần tính vào giá vốn hàng bán. Có 627 F. Tổng hợp chi phí SX, kiểm kê và đánh giá SP dở dang: Tổng hợp chi phí sản xuất: TK 154: chi phí SX KD dở dang Bên nợ: Tổng hợp các chi phí SP phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản giảm chi phí Sp, Tổng giá thành SX thực tế của SP, dvụ hthành Dư nợ: Chi phí thực tế của Sp lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành Cuối kỳ các bút toán kết chuyển như sau: Nợ 154 Có 627, 641, 642, 622 Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí: Nợ 152 (phế liệu thu hồi nhập kho) Nợ 138 (sản phẩm hỏng ngoài định mức) Nợ 334, 811, 155,157 Nợ 632 (Trường hợp tiêu thụ thẳng) Có 154 6. Xác định giá trị SP DD cuối kỳ: Theo chi phí nguyên vật liệu chính Số lượng SP DD cuối kỳ Giá trị VLC nằm trong SP DD = * Toàn bộ GTrị VLC Số lượng TP + SL SP DD Theo sản lượng ước tính tương đương: Số lượng SPDD CKỳ (không quy đổi) Gtrị VLC nằm trong SPDD = * GTrị VLC SLượng TP + SPDD không quy đổi SLượng SP DD CKỳ quy đổi ra thành phẩm Chi phí Chế biến nằm trong SP dở dang (theo từng loại) = * Tổng CP CB từng loại Số lượng TP + SL SP DD quy đổi ra TP Xác định GTrị SP DD theo 50% chi phí chế biến: GTrị SPDD chưa HThành = GTrị NVLC nằm trong SPDD + 50% CP chế biến Xác định giá trị SP DD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo CP trực tiếp Xác định Gtrị SP DD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch . Bài tập kế toán định khoản có lời giải: kế toán Tiền và các khoản phải thu Bài 1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài giải 1. Nợ TK 131: 66.000.000 Có TK 333: 6.000.000 Có TK 511: 60.000.000 2. Nợ TK 112: 66.000.000 Có TK 131: 66.000.000 3. Nợ TK 1381: 2.000.000 Có. ánh các khoản trích: Nợ 622 Có 338 (3382,3383,3384) Kết chuyển chi phí nhân công: Nợ 154 Có 622 C. Kế toán các khoản chi phí trả trước: Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi

Ngày đăng: 20/06/2015, 19:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài tập kế toán định khoản có lời giải: kế toán Tiền và các khoản phải thu

    • Bài 1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:

    • Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.

    • Bài 2: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:

    • Bài 3: Tại 1 doanh nghiệp có số dư đầu kỳ ở 1 số TK như sau:

    • Chi phí sản xuất giá thành

      • Nhiệm vụ cơ bản của kế toán không những là phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan