tổng quan về sốt rét, sốt xuất huyết, tình hình sốt rét, sốt xuất huyết tại cần thơ

21 873 4
tổng quan về sốt rét, sốt xuất huyết, tình hình sốt rét, sốt xuất huyết tại cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀSốt denguesốt xuất huyết dengue (SDSXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính được lan truyền từ người sang người thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và virus này được xếp vào loại virus gây sốt xuất huyết (HFV_hemorrhagic fever virus), xuất hiện vào đầu những năm 1870 hiện vẫn đang là vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn cầu và là vấn đề sức khỏe cộng đồng trong các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam 24.Trong những năm đầu tiên, sốt xuất huyết xuất hiện và gây dịch ở một số ít khu vực trên toàn thế giới và cho đến những thập kỉ gần đây có xu hướng mở rộng phạm vi, gia tăng các trường hợp mắc và khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Trước năm 1970, sốt xuất huyết chỉ tác động tới một số ít quốc gia, nhưng kể từ đó đến nay nó đã lan rộng trên toàn cầu, và tới hôm nay, hơn 40% dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và 75% các ca mắc được ghi nhận tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2 . Mỗi năm có hơn 50 triệu ca SDSXHD trên toàn thế giới, trong đó tỷ lệ tử vong là 2,5%. Những nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất 3.Nằm trong vùng có tỷ lệ măc sốt xuất huyết cao. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao trong khu vực 26 . Theo số liệu thống kê từ khi xuất hiện dịch cho đến nay, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết dengue trên cả nước chiếm một con số lớn trong tổng số ca mắc và chết do bệnh truyền nhiễm và diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Tại miền Nam dịch SXHD đầu tiên xảy ra vào năm 1960 với 60 ca mắc chết. Tháng 3 năm 1963, dịch lớn đã xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh với tổng số 331 bệnh nhi nhập viện và 116 trường hợp tử vong. Từ năm 1975, những trận dịch lớn ở miền Nam có chu kỳ khoảng 4 năm, đã xảy ra vào những năm 1975, 197879, 1983,1987 8.Chuyên ngành SKMTNN.4Thống kê số liệu gần nhất cho thấy, dịch SXHD đang có chiều hướng gia tăng trong cả nước nói chung, tính đến hết tháng 7 2012 cả nước ghi nhận 39.897 ca mắc trong đó có 26 trường hợp tử vong. Dịch xuất hiện tại 5263 tỉnh thành trong cả nước, số mắc tăng 35,3% so cùng kỳ năm 201113 . Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.Nằm giữa đồng bằng Sông cửu Long về phía Tây sông Hậu, Cần Thơ là trục giao thông thủy bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng trong cả nước 2 . Nơi đây hội tụ khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, bên cạnh đó các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Điều này đã gây những ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân trên địa bàn Cần Thơ và các khu vực khác trên cả nước.Trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận nhằm cung cấp thêm một số thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết từ năm 20062010 và công tác phòng chống nhằm kiểm soát dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ và đưa ra một số khuyến nghị cho công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch sốt xuất huyết tại Cần Thơ nói riêng và ngành y tế nói chung.

Chuyên ngành SKMT-NN. 1 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SD/SXHD 5 III. DIỄN BIẾN SD/ SXHD TẠI CẦN THƠ 6 1. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ. 6 2. Diễn biến bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Cần Thơ từ năm 2006- 2010……………………………………………………………………………………. 8 3. Công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Cần Thơ. 13 IV. KẾT LUẬN 16 V. KHUYẾN NGHỊ 16 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1. Tài liệu Tiếng Việt 17 2. Tài liệu Tiếng Anh 21 Chuyên ngành SKMT-NN. 2 DANH MỤC VIẾT TẮT SD/SXHD Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue ĐTNC Đối tượng nghiên cứu TTYTDP Trung tâm Y tế Dự Phòng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐKH Biến đổi khí hậu Chuyên ngành SKMT-NN. 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính được lan truyền từ người sang người thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và virus này được xếp vào loại virus gây sốt xuất huyết (HFV_hemorrhagic fever virus), xuất hiện vào đầu những năm 1870 hiện vẫn đang là vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn cầu và là vấn đề sức khỏe cộng đồng trong các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam [24] . Trong những năm đầu tiên, sốt xuất huyết xuất hiện và gây dịch ở một số ít khu vực trên toàn thế giới và cho đến những thập kỉ gần đây có xu hướng mở rộng phạm vi, gia tăng các trường hợp mắc và khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Trước năm 1970, sốt xuất huyết chỉ tác động tới một số ít quốc gia, nhưng kể từ đó đến nay nó đã lan rộng trên toàn cầu, và tới hôm nay, hơn 40% dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và 75% các ca mắc được ghi nhận tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương [2] . Mỗi năm có hơn 50 triệu ca SD/SXHD trên toàn thế giới, trong đó tỷ lệ tử vong là 2,5%. Những nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất [3] . Nằm trong vùng có tỷ lệ măc sốt xuất huyết cao. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao trong khu vực [26] . Theo số liệu thống kê từ khi xuất hiện dịch cho đến nay, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết dengue trên cả nước chiếm một con số lớn trong tổng số ca mắc và chết do bệnh truyền nhiễm và diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Tại miền Nam dịch SXHD đầu tiên xảy ra vào năm 1960 với 60 ca mắc chết. Tháng 3 năm 1963, dịch lớn đã xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh với tổng số 331 bệnh nhi nhập viện và 116 trường hợp tử vong. Từ năm 1975, những trận dịch lớn ở miền Nam có chu kỳ khoảng 4 năm, đã xảy ra vào những năm 1975, 1978-79, 1983,1987 [8] . Chuyên ngành SKMT-NN. 4 Thống kê số liệu gần nhất cho thấy, dịch SXHD đang có chiều hướng gia tăng trong cả nước nói chung, tính đến hết tháng 7/ 2012 cả nước ghi nhận 39.897 ca mắc trong đó có 26 trường hợp tử vong. Dịch xuất hiện tại 52/63 tỉnh thành trong cả nước, số mắc tăng 35,3% so cùng kỳ năm 2011 [13] . Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Nằm giữa đồng bằng Sông cửu Long về phía Tây sông Hậu, Cần Thơ là trục giao thông thủy bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng trong cả nước [2] . Nơi đây hội tụ khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, bên cạnh đó các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Điều này đã gây những ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân trên địa bàn Cần Thơ và các khu vực khác trên cả nước. Trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận nhằm cung cấp thêm một số thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết từ năm 2006-2010 và công tác phòng chống nhằm kiểm soát dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ và đưa ra một số khuyến nghị cho công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch sốt xuất huyết tại Cần Thơ nói riêng và ngành y tế nói chung. Chuyên ngành SKMT-NN. 5 II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SD/SXHD Có thể nói dengue là một bệnh virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt [1] . Muỗi truyền bệnh SD/SXHD thường có 2 loại, nhưng chủ yếu là Aedes agypti. Đây là loại muỗi đốt ngày, hoạt động chúng thường tăng lên vào thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc và vài giờ trước khi mặt trời lặn [14] . Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sản và phát triển ở các điểm ở ngoài nhà để lây nhiễm bệnh như đống rác, lốp xe cũ, dụng cụ làm vườn bỏ không, vật liệu xây dựng, máng nước, bể nước, cây cối và nhiều loại vật dụng khác Đa số các loài đốt mồi và trú đậu ngoài nhà nhưng ở các thành phố nhiệt đới, muỗi Aedes agypti truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng, đốt mồi và đậu nghỉ ở trong nhà và xung quanh nhà [22] . Bệnh xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa mưa và gặp ở trẻ em và người lớn. Do đặc điểm khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung xuất hiện quanh năm, ở Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 [19] . Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người nhưng người bệnh là nguồn quan trọng để muỗi truyền bệnh sang người khác. Muỗi sau khi nhiễm virus gây sốt xuất huyết đốt người không mắc bệnh và làm lây bệnh sang người [1] . Người nhiễm virus dengue thường không có biểu hiện rõ ràng. Sốt dengue cổ điển (thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất huyết dengue/ Hội chứng sốc dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt) [1] . Chuyên ngành SKMT-NN. 6 Sốt dengue ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn, nhưng hiếm khi gây tử vong. Các triệu chứng của SD khác nhau tùy theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị sốt phát ban. Trẻ lớn tuổi hơn có thể bị sốt nhẹ hoặc các bệnh mất khả năng thông thường với khởi phát đột ngột và sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và phát ban [29] . Hiện nay, SD/SXHD vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị SD/SXHD chỉ đơn thuần là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế tốt. Do đó chỉ có thể làm giảm lây truyền bằng cách phòng chống véc tơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedes aegypti [7] . III. DIỄN BIẾN SD/ SXHD TẠI CẦN THƠ 1. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặc dù khí hậu của Cần Thơ tương đối ôn hoà so với các khu vực khác. Nhưng với nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, tập trung vào các thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh thì đây là một trong những điều kiện dẫn đến việc bùng nổ dịch sốt xuất huyết hàng năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 27 0 C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 28 0 C, thấp nhất không dưới 17 0 C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa [2] . Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn (1600-2000mm). Số ngày mưa trung bình năm từ 125-135 ngày. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V-IX, trùng với thời kì gió mùa Tây Nam, lượng mưa mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm [20] . Chuyên ngành SKMT-NN. 7 Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang tác động lên sức khỏe của người dân ngày càng nặng, thời tiết mưa lũ, nắng nóng thất thường đã tạo điều kiện cho sự phát triển các dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét …đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra với tình trang ngập úng vào mùa mưa đã tạo điều kiện cho mầm bệnh cư trú và phát triển. Đối chiếu với địa bàn thành phố Cần Thơ, địa hình cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm [2] . Đặc biệt, sau thời kì mưa lũ nước ứ đọng, vấn đề vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn, lượng rác thải không được xử lí hợp lí là tạo thuận lợi cho muỗi sinh sống và gây bệnh. Theo các chuyên gia dịch tễ học, SXHD gia tăng có thể do nhiều nguyên nhân như đô thị hóa, di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lũ lụt [16] . Một điểm đáng lưu ý của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi truyền bệnh này không bay xa được (khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tàu hỏa, ô tô ) từ nơi này tới nơi khác [17] . Thành phố Cần Thơ với hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt, các hoạt đông giao thương với bên ngoài, hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa thường xuyên trên địa bàn là một trong những yếu tố thuận lợi để làm lây lan, phát tán mầm bệnh từ nơi khác tới và mở rộng phạm vi hoạt động của muỗi, làm gia tăng số ca nhiễm mắc trong cộng đồng. Với dân số đông ( khoảng 1,2 triệu người), mật độ dân số cao( khoảng 8,54/m 2) ) đồng thời việc di dân từ các địa bàn khác tới, tập quán sinh hoạt khác biệt. Cùng với những hạn chế về mặt kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ở các khu vực có dịch xảy ra. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hải Đăng tại trường trung học cơ sở quận Chuyên ngành SKMT-NN. 8 Ô Môn năm 2012 cho thấy: có 85% ĐTNC có kiến thức đúng, chỉ có 47,6% ĐTNC có thái độ tích cực và 58,6% ĐTNC có thực hành đạt về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue. Nguồn thông tin về sốt xuất huyết dengue mà học sinh tiếp cận chủ yếu qua các kênh truyền thông như: tivi(89,2%); thầy cô giáo (85,2%), cán bộ y tế, tranh ảnh, tờ rơi, khẩu hiệu, loa đài xã /phường và sách báo (từ 63,9% đến 71,2%). Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và kiến thức với thực hành có ý nghĩa thống kê [4] . Từ đó cho thấy rằng, sự xuất hiện cũng như mở rộng phạm vi lây nhiễm của sốt xuất huyết không chỉ liên quan đến các yếu tố về mặt tự nhiên, mà còn phụ thuộc vào mảng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống dịch trong cộng đồng. 2. Diễn biến bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Cần Thơ từ năm 2006- 2010 Được đánh giá là nằm trong vùng có dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành với mức cao, số trường hợp nhiễm sốt xuất huyết tại Cần Thơ cũng đã đóng góp một phần lớn vào tổng số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn cả nước. Tại Cần Thơ, sốt xuất huyết dengue là bệnh lưu hành địa phương. Hàng năm có khoảng trên 1000 trường hợp mắc sốt xuất huyết dengue. Mặc dù địa phương và ngành y tế đã triển khai các hoạt động phòng chống hàng năm có ít nhất 2 chiến dịch ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường diệt loăng quăng và phun hóa chất dập dịch, nhưng số trường hợp mắc SXHD vẫn còn cao [4] . Chuyên ngành SKMT-NN. 9 Theo thống kê tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Cần Thơ từ năm 2006-2010 cho thấy [15] : Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số ca nhiễm 1314 1541 1235 1357 975 Tử vong 1 3 1 1 4 Số đợt dịch nghiêm trọng 1 1 1 2 2 Số đợt dịch nhẹ >12 >12 >12 >12 >12 Dân số cần thơ 1.138.677 1.144.000 1.147. 067 1.189.600 1.227.000 Số ca nhiễm/100.000 dân 115 135 108 114 82 Từ năm 2006-2010 số ca nhiễm sốt xuất huyết nói chung và số ca nhiễm sốt xuất huyết/100.000 dân có xu hướng giảm dần. Số đợt dịch nhẹ hàng nằm vẫn chiếm con số trên 12, số đợt dịch nghiêm trọng cũng chưa có sự thay đổi, vẫn giữ ở con số là 2 đợt dịch. Theo trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) thành phố Cần Thơ năm 2008 có 1.235 ca mắc SXH, năm 2009 số ca mắc tăng lên 1.357, và mặc dù ngành y tế đã đầu tư và nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng chống SXH những năm 2010 số ca vẫn còn cao với 975 ca mắc và 4 trường hợp tử vong. [15] Tuy nhiên đây vẫn là những con số khả quan so với số ca và chiều hướng mắc dịch trên cả nước và một số khu vực khác. Chuyên ngành SKMT-NN. 10 ( Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 2002-2011) [10] Theo báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ năm 2002-2011 của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, dịch sốt xuất huyết có xu hướng biến động mạnh và gia tăng từ 2006-2010, năm 2010 là năm có số ca mắc SXH cao nhất với 128.710 trường hợp. Năm 2009, các tỉnh phía Nam chiếm 85,1% các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue, lứa tuổi dưới 15 tuổi chiếm 74%(1). Trong tổng số 63.618 trường hợp mắc và 59 trường hợp tử vong tính đến 30/11/2011 tại Việt Nam thì miền Nam- Việt Nam chiếm đến 87% trường hợp mắc và 97% trường hợp tử vong [30] . Tại thành phố Vũng Tàu, trong năm 2009 đã xảy ra dịch SD/ SXHD tại 5/8 huyện là: thành phố vũng tàu, huyện tân thành, huyện long điền, huyện đất đỏ và huyện xuyên mộc; vì vậy số mắc tăng vượt, gấp 2,26 lần trung bình năm 2003-2007, gấp 2.63 lần trung bình 1996-2005 và cao nhất từ trước đến nay [5] . [...]... trên toàn thế giới Dự án được triển khai tại thành phố Cần Thơ, tạo cơ sở cho việc triển khai các dự án tương tự trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại những khu vực khác 15 Chuyên ngành SKMT-NN IV KẾT LUẬN Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm có tỷ lệ mắc cao, gây hậu quả nghiêm trọng Tại Cần Thơ, diễn biến bệnh sốt xuất huyết từ năm 2006-2010 có chiều hướng giảm dần số ca mắc... SXH, giảm 26 ca so với cùng kỳ năm 2012 Số ca xuất huyết tập trung ở các quận, huyện: Bình Thủy, cờ Đỏ…Tính từ đầu năm 2013 đến ngày 2 tháng 4 năm 2013, trên toàn huyện có 15 ca mắc sốt xuất huyết, riêng xã Định Môn có 4 ca [15] Sốt xuất huyết gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng Một trong những tác động điển hình của sốt xuất huyết đó là những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe, nghiêm trọng hơn là gây ra... Môn có 4 ca, đây là xã điểm nóng về bệnh sốt xuất huyết( SXH) của huyện Thới Lai.[18] Xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc bùng phát và lây lan bệnh, sở y tế Cần Thơ đã phối hợp với trung tâm y tế dự phòng tỉnh Cần Thơ triển khai dự án “ Nâng cao khả năng chống chịu của thành phố cần thơ thông qua nghiên cứu và can thiệp có sự tham gia về bệnh sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí... [15] Nhìn chung sốt xuất huyết vẫn là bệnh có số ca mắc và chết cao Có sự thay đổi về phân bố theo tuổi và địa phương [6] Trong năm 2011, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Cần Thơ giảm mạnh, giảm 891 trường hợp mắc so với năm 2010 ( 975 trường hợp), theo xu hướng giảm chung của cả nước Tháng 6/2011 cả nước ghi nhận 4.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết dengue, 10 trường hợp tử vong tại các tỉnh... [23] Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn Tình hình sốt xuất huyết dengue tháng 6 năm 2011 và các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết http://www.impe-qn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1175&ID=5104 Truy cập ngày 8/4/2013) [24] Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn Hội nghị đánh giá kết quả Dự án phòng chống Sốt xuất huyết Dengue Quân y Việt Nam-Australia tại TP Nha... phố Cần Thơ, ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn “Tham luận về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ Dự án Xây dựng năng lực- ứng phó với biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ ” [21] Trang tin điện tử truyền thông giáo dục sức khỏe http://t5g.org.vn/?u=print&id=2608 truy cập ngày 10/4/2013) [22] Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn Cảnh báo những nơi đẻ trứng của muỗi sốt xuất huyết. .. dịch SXH tại Cần Thơ khi xảy ra BĐKH [15] Dự án này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, khi mà vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay được xem là một chủ đề nóng, có tác động rất lớn đến sự phân bố và gia tăng tình hình bệnh tật và nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ tại các địa phương mà còn trên phạm vi cả nước, trên toàn thế giới Dự án được triển khai tại thành... năm cùng những thiệt hại về mặt kinh tế, sức khỏe đến cộng đồng mà sốt xuất huyết mang lại, trong những năm qua ban ngành lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm ứng phó với dịch bệnh Vào ngày 15/6/2010, tại thành phố Cần Thơ lần đầu tiên diễn ra mít tinh trọng thể hưởng ứng “ Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết do Bộ y Tế cùng ủy... Đỗ Nguyên Sốt xuất huyết Dengue/ hội chứng sốc Dengue Một vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng hiện nay của Việt Nam [9] Nguyễn Lâm, Nguyễn Hồng Hoa (2007) Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ trong phòng chống sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007 Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản của số 4 năm 2008) [10] PGS.TS Nguyễn Trần Hiển(2011) Tình hình một số... trội tại Việt Nam [11] Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến (2007) Kiến thức, thái độ, thực hành và môt số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân xã Mỹ Khánh, huyện phong điền, thành phố Cần Thơ [12] Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang, Nguyễn Trọng Toàn, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Khâu Minh Tuấn (2000) Phân tích một số đặc điểm dịch tễ về các ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết . VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SD/SXHD 5 III. DIỄN BIẾN SD/ SXHD TẠI CẦN THƠ 6 1. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ. 6 2. Diễn biến bệnh sốt dengue /sốt xuất huyết dengue. Diễn biến bệnh sốt dengue /sốt xuất huyết dengue tại Cần Thơ từ năm 2006- 2010 Được đánh giá là nằm trong vùng có dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành với mức cao, số trường hợp nhiễm sốt xuất huyết. Quốc gia phòng chống sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue(SD/SXHD) đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SD/SXHD [9] . Chuyên

Ngày đăng: 19/06/2015, 16:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan