Giáo án Vật lý 11 bài “Điện tích - Định luật Cu lông”

5 1.2K 22
Giáo án Vật lý 11 bài “Điện tích - Định luật Cu lông”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 1 GIÁO ÁN VẬT LÝ 11- CƠ BẢN Chương I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Bài 1: Điện tích - Định luật Cu-lông I. Mục tiêu của bài học 1. Thái độ - Có thái độ thích thú với việc nghiên cứu các hiện tượng về điện. - Tinh thần ham học hỏi để đạt được kiến thức cần thiết. - Thấy được trách nhiệm của mình cần học tốt bộ môn Vật lý 2. Kiến thức - Trả lời được câu hỏi: Dấu hiệu của vật bị nhiễm điện? Điện tích là gì?Có mấy loại điện tích? - Biết được hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. - Định nghĩa được điện tích điểm. - Phát biểu được định luật Cu lông. - Biết được hằng số điện môi và ý nghĩa của nó. 3. Kỹ năng - Làm cho vật tích điện bằng cách cọ xát. - Vận dụng định luật Cu lông để làm các bài toán đơn giản II. Chuẩn bị 1. Giáo viên -1 Điện nghiệm. Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 2 - Thanh nhựa và mảnh vải lụa. - Phiếu học tập. - Tranh vẽ cân xoắn Cu lông. 2. Học sinh - Sách giáo khoa Vật lý 11. - Các kiến thức về điện được học ở lớp 7. - Vài mẫu giấy vụn. - Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học. 1 . Hoạt động 1: Ổn định trật tự lớp. Giới thiệu nội dung chương trình. (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên ổn định trật tự lớp. - Nắm sĩ số lớp. - Giáo viên bắt đầu bằng việc giới thiệu chương trình Vật lý 11: Các kiến thức chính, số tiết/ tuần, sách giáo khoa và sách bài tập cần thiết. - Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập Vật lý trong cuộc sống. - Nhanh chóng ổn định trật tự, sẵn sang để học tập 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm&tương tác điện. (10 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu cả lớp chuẩn bị một số mảnh giấy vụn. (lưu ý học sinh giữ vệ sinh lớp học). Đưa cây bút lại gần các mảnh giấy vụn đó. Dùng bút bi của mình cọ sát lên tóc của mình. Tiếp đó, đưa lại gần các mảnh giấy vụn. Sau đó các con hãy rút ra - Làm theo yêu cầu. - Rút ra nhận xét: Cái bút đã nhiễm điện nên nó có khả năng hút các vật nhẹ. Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 3 nhận xét. - Kết luận chung: Các vật bị cọ xát có thể bị nhiễm điện khi đó chúng có thể hút các vật nhẹ. - Các con có biết cách nào đơn giản mà nhận biết vật bị nhiễm điện nữa hay không? - Giáo viên làm thí nghiệm cọ xát thanh nhựa và lụa sau đó đưa đến thử bằng điện nghiệm. - Vì sao lá điện nghiệm xòa ra? - Còn có những cách nào làm cho các vật nhiễm điện nữa không? - Như các con đã biết: + Có hai loại điện tích là (-) và (+) + Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau + Hai điện tích trái dấu thì hút nhau. Để đơn giản trong nghiên cứu về tương tác điện người ta đưa ra khái niệm điện tích điểm. Tương tự như trong cơ học có chất điểm bạn nào có thể định nghĩa được điện tích điểm? - Dùng điện nghiệm có thể nhận biết được. - Vì hai lá điện nghiệm nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau. - Có 3 cách: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng. - Điện tích điểm là vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng tới điểm mà ta xét. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung đinh luật Cu-lông (15 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Để nghiên cứu trả lời câu hỏi : “sự tương tác giữa các điện tích điểm phụ thuộc vào những yếu tố nào?”. Năm 1785 nhà bác học người Pháp Sác lơ Cu-lông(1736-1806) đã nghiên cứu và thiết lập định luật mang tên ông. Dụng cụ để nghiên cứu lực điện là một cân xoắn Cu lông. Giáo viên nêu cấu tạo cân xoắn Cu- lông. - Từ kết quả thực nghiệm ông thấy rằng: F ~ 1/r 2 và F ~ /q 1 q 2 / - Như vậy bạn nào có thể dự đoán được biểu thức của định luật Cu- lông? - Yêu cầu học sinh đọc to nội dung định luật Cu lông cho cả lớp nghe. - Lắng nghe. -Phát biểu: 2 21 r qq kF  - Cả lớp cùng xem nội dung của định luật Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 4 - Giáo viên nhấn mạnh: Định luật phát biểu cho hai điện tích điểm, đặt trong chân không, k =9.10 9 Nm 2 /C 2 .r là khoảng cách giữa hai điện tích. Các đơn vị đo trong hệ SI. - Giáo viên vẽ hình và lưu ý 3 trường hợp: Cùng dấu âm, cùng dấu dương, trái dấu. - Cả lớp vận dụng tính thử bài toán sau: Tìm lực Cu lông biết hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau một khoảng 3cm, hai điện tích đều có độ lớn q= 6.10 - 6 C. Tính được lực Cu- lông: F=360 N. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu hằng số điện môi của môi trường cách điện (5 Phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Các con hãy cho một ví dụ về môi trường cách điện? - Định luật Cu lông được tìm ra bằng thực nghiệm về tương tác giữa hai điện tích trong môi trường chân không. Còn trong các môi trường cách điện (còn gọi là điện môi) thì lực điện giảm đi ε lần người ta gọi ε là hằng số điện môi của môi trường. -Lưu ý là thực hiện thí nghiệm hoàn toàn trong môi trường cách điện. - Như vậy biểu thức của định luật Cu-lông của định luật Cu lông trong trường hợp này là như thế nào? - Với môi trường chân không ε = 1, không khí có thể coi ε = 1 đối với các bài toán không cần độ chính xác cao. - Cho ví dụ về các môi trường cách điện: Dầu, nước cất, không khí, rượu…. - 2 21 r qq kF   5. Hoạt động 5. Cũng cố, tổng kết, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh làm 3 bài tập trên bảng phụ. - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy. Bài tập về nhà: Từ bài 1 đến bài 8 SGK. Ôn lại - Học sinh giơ bảng kết quả lên. -Nhận nhiệm vụ về nhà Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 5 các kiến thức về nguyên tử. - Nhận xét giờ học.  Các bài tập trên bảng phụ: Bài 1: Có hai điện tích dương có độ lớn bằng nhau q 1 =q 2 = 8.10 -6 C đặt cách nhau 1 khoảng 10 cm trong chân không. Lực đẩy giữa chúng có độ lớn là: A. 576.10 -4 N B.5,76N C. 0,576 N D.57,6 N. Bài 2: Hai điện tích trái dấu đặt trong không khí thì hút nhau một lực có độ lớn F= 9N. Nếu nhúng toàn bộ hệ hai điện tích trên vào nước cất( ε =81) thì độ lớn lực hút giữa chúng là: A. F = 9N. B. F=1 N C. F=0,11N D. F= 3 N. Bài 3: Có hai điện tích tương tác với nhau, giả sử ta tăng độ lớn của cả hai điện tích lên 4 lần, đồng thời giảm khoảng cách đi 2 lần thì lực tương tác giữa chúng: A. Tăng 8 lần B. Giảm 2 lần C. Giảm 32 lần D. Tăng 64 lần. IV. Rút kinh nghiệm . Giáo Viên Lạc Dương Quang – THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy – Hà Nội 1 GIÁO ÁN VẬT LÝ 1 1- CƠ BẢN Chương I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Bài 1: Điện tích - Định luật Cu- lông I. Mục tiêu của bài. điểm. - Phát biểu được định luật Cu lông. - Biết được hằng số điện môi và ý nghĩa của nó. 3. Kỹ năng - Làm cho vật tích điện bằng cách cọ xát. - Vận dụng định luật Cu lông để làm các bài toán đơn. /q 1 q 2 / - Như vậy bạn nào có thể dự đoán được biểu thức của định luật Cu- lông? - Yêu cầu học sinh đọc to nội dung định luật Cu lông cho cả lớp nghe. - Lắng nghe. -Phát biểu: 2 21 r qq kF  - Cả

Ngày đăng: 19/06/2015, 12:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan