Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

66 2.7K 28
Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì vệc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp là rất cần thiết Nó không chi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà còn là công cụ hỗ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lý hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Đối với các nhà hoạch định,xây dựng chiến lược cho công ty mình thì lập kế hoạch kinh doanh còn là những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những hành vi cũng như thay đổi của các mối quan hệ kinh tế trong xã hội Từ đó tìm ra được lối đi riêng độc đáo cho công ty mình, tạo nên sự khác biệt hay mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

Bên cạnh đó quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau Quá trình này đòi hổi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết cùng nhau xem xét, đánh giá đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan nghiêm túc.

Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lý hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian học thực hành môn “nâng cao tay nghề” chúng em nhóm “BKC” đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mối quan tâm, thị trường tiêu thụ của sản phẩm Kim Chi trên địa bàn Hà Nội

để thực hiện kế hoạch kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Kim Chi“Baechu Kim Chi” làm bài thu hoạch.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Mạnh giúp đỡ chúngem trong quá trình thực hành môn học cũng như thưc hiện tốt bài thu hoạch này !

Trang 2

CHƯƠNG I TỔNG QUÁT KẾ HOẠCH.

Kim chi là một loại thực phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc có giá trị dinh dưỡng cao Sản phẩm đã có tiếng trên thị trường thế giới như là một hình ảnh của Hàn Quốc.

Tại thị trường Việt Nam, kim chi đã có mặt khoảng 10 năm, tuy nhiên đối tượng khách hàng còn bị giới hạn bởi sản phẩm chỉ được bán tại các hệ thống siêu thị lớn, điều này là rất khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng là người tiêu dùng có ít thời gian nhàn rỗi và đặc biệt là người có thu nhập thấp, trong thực tế nhu cầu thực lớn hơn nhiều nhưng lại không có điều kiện đến các siêu thị

Đặc biệt sản phẩm kim chi vẫn do một số nhà cung cấp của Hàn Quốc nắm gọn thị trường và chưa có một doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất sản phẩm này Trong khi tại Việt Nam nguồn nguyên liệu làm kim chi lại rất dồi dào và phong phú.

Bắt đầu từ nền tảng là một ý tưởng kinh doanh Kim Chi của nhóm, muốn đưa sản phẩm này thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam hơn như là món dưa muối cổ truyền Việt Nam, cùng với những cơ hội tại thị trường Việt Nam, nhóm SV chúng em xây dựng kế hoạch kinh doanh là :Thành lập doanh nghiệp sản xuất Kim Chi mang tên “Baechu Kim Chi”.

Với điểm khác biệt của Baechu Kim Chi về sản phẩm ở quy cách sản xuất và đóng gói cũng như hệ thống phân phối, Baechu Kim Chi tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng có thu nhập thấp thông qua kênh phân phối là hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên toàn TP Nhờ vào điều này sản phẩm sẽ xâm nhập sâu vào thị trường hơn, tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng có nhu cầu ăn Kim Chi cao như là những sinh viên và nhân viên đi làm trong các khu công nghiệp Sản phẩm Kim Chi của Baechu Kim Chi khi ra đời sẽ có cơ hội chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ trong các hệ thống cửa hàng

Hơn thế nữa doanh nghiệp sản xuất Kim Chi “ Baechu Kim Chi” là một doanh nghiệp hoàn toàn của Việt Nam đó là một lợi thế cho doanh nghiệp lấy được cảm tình và lòng tin của khách hàng khi mà toàn thể người dân Việt đang thực hiện lời kêu gọi “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Với kế hoạch sản xuất năm đầu khoảng 1000 tấn Sản phẩm Kim Chi của doanh nghiệp Baechu Kim Chi khi ra đời sẽ có vai trò tích cực trong khẩu phần dinh dưỡng của người dân, nâng cao nhu cầu ẩm thực và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Trang 3

I.Giới thiệu tổng quát về kimchi và các sản phẩm, dịch vụ mà côngty cung cấp cho người tiêu dùng.

2 Để sản xuất kimchi phải trải qua 4 quá trình chính. 9

4 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với các điều kiệnkhí hậu, yêu cầu vận chuyển.

III.Phân tích giá trị dinh dưỡng, ứng dụng và lợi ích.15

2 Thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của công ty. 16

3.Lợi ích khác của kim chi tới sức khỏe người tiêu dùng. 18

Trang 4

II.Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu.20

IV.Hình thành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh

III Các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ chế biến sản xuất kim chi.41

1 Ảnh hưởng của vi sinh vật đến quá trình lên men. 41

2 Ảnh hưởng của giống khởi động đến lên men kim chi. 46

Trang 5

3. Ảnh hưởng nồng độ muối và nhiệt độ. 47

IV Những biến đổi hóa sinh trong lên men kim chi.52

4 Một số thiết bị sử dụng trong sản xuất và bảo quản kim chi. 54

CHƯƠNG III GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆPI Thành lập doanh nghiệp:

Bắt nguồn từ ý tưởng muốn đưa sản phẩm Kim Chi của hàn quốc sang với người tiêu dùng Việt Nam như là một món thực phẩm tất yếu, kế hoạch kinh doanh “ Thành lập doanh nghiệp sản xuất Kim Chi “Baechu Kim Chi”

Công ty hoạt động với hình thức Công ty TNHH và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với dự kiến vốn điều lệ ban đầu là khoảng 500.000.000 đồng

Trang 6

Với phương châm: “giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh chosản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuấtlàm nền tảng” Ban lãnh đạo cũng như tập thể của CBCNV Baechu Kim Chí sẽ không

ngừng phát triển và nhất định sẽ đạt đuợc những thành công lớn, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước

II Giới thiệu doanh nghiệp.

Địa chỉ Lô A , Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội

Phòng Thí nghiệm : Vi sinh/ Kháng sinh.

III Mục đích của kế hoạch:

* Mục tiêu chung:

Xây dựng một doanh nghiệp sản xuất Kim Chi mang thương hiệu Việt Nam Sản phẩm thân thiện, có uy tín với khách hàng, thu đươc lợi nhuận cao và góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể Từ đó đem đến lợi ích cho khách hàng và xã hội.

Trang 7

- Tạo ra được sản phẩm Kim Chi có quy các sản xuất, đóng gói cũng như cách sử dụng hợp lý với khách hàng, mạng lại sự tiện lợi tốt nhất cho người tiêu dùng.

- Có hệ hống phân phối rộng khắp * Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng xưởng sản xuất Kim Chi tại Hà Nội với diện tích rộng 1000m2 - Công nghệ, dây chuyền sản xuất nhập khẩu của Hàn quốc với công suất sản xuất mỗi ngày đạt 2,7 tấn.

- Công nghệ lên men Lactic làm cho sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn: 6

- Công ty thành lập được một chi nhánh phân phối tại khu vực Đông Anh nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của Hà Nội.

CHƯƠNG IV SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.

Công ty cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm 1:kimchi truyền thống của HànQuốc và dòng sản phẩm 2 kimchi tiện ích một kiểu cung cấp nguyên liệu, gia vị kimchi, phương pháp muối đặc trưng cho khách hàng đáp ứng nhu cầu và dòng sản phẩm3 kimchi phát triển kết hợp nguyên liệu Việt và công thức kimchi Hàn phù hợp hơn vớikhẩu vị của người Việt

I.Giới thiệu tổng quát về kimchi và các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cungcấp cho người tiêu dùng.

Kimchi hay còn được đánh vần là Gimchi hay Kimchee là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách làm lên men một số loại rau, củ Người hàn Quốc đã sáng tạo ra Kimchi từ rất lâu khoảng từ 2600- 3000 năm Do mùa đông ở

Trang 8

Hàn Quốc dài và khắc nghiệt nên khó có thể tìm được rau xanh vì vậy người dân Hàn Quốc đã nghĩ ra Kimchi để cung cấp vitamin cho cơ thể Ban đầu Kimchi được chế biến đơn giản từ cải thảo và nước muối nhưng đến thế kỉ 12 Kimchi phát triển đần về thành phần, hương vị và mầu Khi chưa biết đến ớt bột người dân Hàn Quốc sử dụng lá cây mù tạt và hoa mào gà để tạo nên mầu đỏ nhạt cho Kimchi, vì người Hàn Quốc rất coi trọng mầu đỏ Đến thế kỉ 17 ớt bột bắt đầu được sử dụng và dần trở thành nguyên liệu quan trọng tạo nên hương vị đặc biệt của Kimchi cho đến tận ngày nay.

Sau một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, ngày nay Kimchi đã trở thành món ăn gắn bó sâu sắc với cuộc sống người Hàn Quốc, thậm chí tại Hàn Quốc còn có câu: “ Không Kimchi không ăn” như một minh chứng cho tầm quan trọng của Kimchi, với họ bữa cơm mà thiếu Kimchi thì cũng mất đi sự ngon miện.

Thành phần chính của Kimchi là các loại rau, được thay đổi theo từng mùa, từng vùng đôi khi người ta còn dùng cả hải sản (tôm, cá, sò, mực) để muối Kimchi Ngoài ra người ta còn sử dụng một số gia vị khác để tạo nên mùi vị cho kimchi: muối, đường, gừng, hành, tỏi, ớt bột….Sau đó Kimchi được đựng trong những chiếc chum sành rồi chôn nửa chum xuống đất để bảo quản Kimchi

Không chỉ mang vị ngon đặc biệt Kimchi còn là món ăn đặc biệt tốt cho sức khoẻ con người, là một trong “năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất” trên thế giới Theo tạp chí “Sức khỏe” của Mĩ Kimchi chứa lượng calo rất thấp lại giầu vitamin, giúp tiêu hoá tốt và chống lại bệnh ung thư Trong dịch cúm gia cầm vừa qua Hàn Quốc có tỉ mắc bệnh không cao được cho là vì người dân nơi dây ăn nhiều Kimchi Vì theo thí nghiệm của đại học quốc gia Seoul đã cho thấy Kimchi có thể chữa khỏi bệnh cúm cho gia cầm, nhưng hiện chưa có bằng chứng nào về hiệu quả trên người.

Ngày nay cả thế giới đều biết đến Kimchi như một món ăn độc đáo của người Hàn Quốc Bên cạnh đó, không chỉ là một món ăn ngon Kimchi còn là di sản văn hoá quan trọng, là tinh hoa của nền ẩm thực và là biểu hiện tinh thần của người Hàn Quốc

Nhưng nguồn gốc xuất xứ kimchi theo Park(1997), kimchi có nguồn gốc từ các quá trình muối chua ở Trung Quốc Tại sao kimchi phát triển ở Hàn Quốc rực rỡ như vậy là vì: nguồn nguyên liệu rất phổ biến, Hàn Quốc có kỹ thuật muối cá rất đáng chú ý Vậy tại Việt Nam sản phẩm kimchi cũng sẽ có khả năng phát triển tốt như vậy.

Trang 9

Sản phẩm chủ lực của công ty là cung cấp nguyên liệu kimchi sẵn cho người tiêu dùng trực tiếp muối kimchi với 1 sản phẩm lên mem nhanh có thể đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của người tiêu dùng mà hạn sử dụng của sản phẩm có thể kéo dài hơn.

Ngoài ra công ty sẽ hướng tới nghiên cứu phát triển những sản phẩm rau củ khác của Việt Nam như su hao, cải bắp, cải xanh, hay có thể là sup lơ, các loại đậu….

II.Phân tích mô tả.

1.Tính hữu dụng đặc trưng của kimchi là cung cấp nguồn rau xanh giàu chất

dinh dưỡng cho khách hàng thông qua những chế biến đơn giản.

2.Để sản xuất kimchi phải trải qua 4 quá trình chính.

- Tìm nguồn nguyên liệu và làm sạch nguyên liệu: được chia thành 4 nhóm chính và các sinh vật lên men.

+ Nguồn nguyên liệu chính: beachu (cải bắc thảo), củ cải, củ cải đuôi ngựa, củ cải trắng còn non, dưa chuột, hành bó, rau diếp, cải bắp, tỏi tây, ớt xanh

+ Gia vị : ớt bột, hành, tỏi, gừng, tiêu đen, hành củ, cây quế

+ Phụ gia : muối khô hoặc nước biển đã qua xử lý, cá trống, tôm, trai, hạt vừng, nước sốt đậu nành, nước ngũ cốc

+ Các nguyên liệu khác : cải xoong, cà rốt, rau mùi tây,mùi tạc, lá cây, lê, táo, dưa tây, hạt thông, gạo, lúa mạch, bột, bột mì, tôm, cá, mực ống, sò, thịt bò, thịt heo, nấm rơm

- Quá trình muối chua và hòa trộn

+ Cải được cắt nhỏ thành những đoạn ngắn dài (3 – 5) cm, rửa sạch, hòa trộn với muối (8-15)% trong vòng (2 – 7) h, rửa nhẹ với nước sạch và sau đó để ráo nước.

+ Thái nhỏ củ cải, hành, bỏ thêm tỏi, tương ớt và hải sản muối, muối khô, trộn đều tất cả lại với nhau theo một tỉ lệ thích hợp tùy theo loại kimchi

+ Lượng muối cuối cùng được hòa trộn cho quá trình lên men thường xấp xỉ (2 – 3) %

Trang 10

+ Kim chi có hương vị khác hẳn so với các gia vị và thành phần được trộn ban đầu, và có vị ngon hơn khi lên men chua Nhờ hiện tượng ép thấm (làm xộp), làm rút hết nước trong rau cải và làm chín rau cải Ngoài ra, hiện tượng trên còn làm cho rau cải hết nồng và sản sinh các vi khuẩn, enzym cần thiết Giai đoạn này còn quyết định mùi vị sau cùng của Kim chi Vi khuẩn và các gia vị đóng vai trò rất quyết định quá trình len men của Kim chi Acid lactic làm chín Kim chi và các enzym kết hợp các chất hữu cơ của rau cải với nhau, làm Kim chi ngon hơn và giữ không bị hư Muối được dùng trong tấc cả các loại Kim chi, làm rau cải sạch và ngon hơn Hơn nữa, nó còn làm mất tác dụng của vi khuẩn giúp Kim chi giữ được lâu _ Khi được trộn vào rau cải, muối trở thành chất khử nước Lớp muối ướp ngoài rau cải làm xộp và giúp rau cải thấm gia vị nhanh hơn Với tác dụng tượng tự, muối còn được dùng để muối các nguyên liệu khác trộn trong Kim chi Vì vậy, việc muối rau có tác dụng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, làm giảm hoặc triệt tiêu các enzym.

- Quá trình lên men : Sau khi xử lý nguyên liệu và phối trộn gia vị tất cả các thành phần trên được đặt trong bình lên men đậy kín và để cho lên men từ (1 – 3) tuần ở nhiệt độ thấp (2 – 10) oC hoặc trong (2 – 3) ngày ở nhiệt độ phòng (20 – 25) oC Từ đó, các nguyên liệu ban đầu, nồng độ muối, nhiệt độ, pH ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỉ lệ lên men acid lactic

Quá trình lên men xảy ra nhờ vào các vi khuẩn có trong các thành phần gia vị của Kim chi, người ta có thể điều chỉnh được độ lên men tùy vào lượng muối và nhiệt độ _ Vào mùa hè, thời gian lên men là 2 ngày đối với Kim chi mặn (5% muối) trong khi Kim chi thường (3.5% muối) chỉ cần 1 ngày Tuy nhiên, trong mùa Kimjang (nhiệt độ vào khoảng 7-140C), Kim chi mặn cần 10-18 ngày và Kim chi thường phải mất 5-12ngày _ Nhiệt độ càng cao, Kim chi càng nhanh chua Kim chi ngon nhất khi được ủ ở nhiệt độ 5-10oC trong 2-3 tuần Lượng muối thích hợp nhất của Kim chi Kimjang dành cho mùa đông là 2-3%, mùa xuân khoảng 4-5% và mùa hè khoảng 5% Lượng muối nhiều hoặc thời gian muối quá lâu sẽ làm cho Bắp cải và củ cải (Hàn Quốc) mất vị ngọt Lượng muối dùng ảnh hưởng đến sự tái tạo của vi khuẩn Trong giai đoạn đầu ủ chín, sự lên men acid lactic xáy ra là kết quả của việc tăng vi khuẩn Acid lactic và muối giúp rau cải không bị hư _ Dự trữ là vấn đề khó nhất cần giải quyết khi Kim chi được đưa vào sản xuất Vì khi Kim chi đang lên men, nó chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng Sau thời điểm chín mùi nhất, một số vi khuẩn vẫn tiếp tục tạo ra acid, làm mềm

Trang 11

cọng cải Kim chi và thay đổi các thành phần Hiện tượng hoá học này gọi là chín rữa, thường thấy ở Kim chi Kimjang hoặc Kim chi mùa hè

Trong giai đoạn cuối lên men, một loại enzym là polygalactulonaze phân hủy pectin bằng một phản ứng hoá học làm cho mềm cọng cải Kim chi _ Sự phân hủy của polygalactulonaze tăng nhanh tạo ra nước sốt Kim chi Khi Kim chi đã đủ chua, việc bảo quản và phân phối là vấn đề rất quan trọng

- Quá trình đóng gói :sau khi đã lên men dòng sản phẩm sẵn thì tiến hành sang công đoạn máy đóng gói

- Còn nếu chỉ là dòng sản phẩm chủ lực cung cấp nguyên liệu sẵn thì được chuyển sang đóng gói tại máy chân không

Phân loại kim chi theo dòng sản phẩm 1

Có hai nhóm kimchi cổ truyền và mool kimchi( với giải pháp thêm muối hoặc nước, nước muối )

3.Chu kì sống của sản phẩm.

Là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường Nó được tính từ khi sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện cho tới khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa phải rút

Trang 12

khỏi thị trường Tuy sản phẩm kimchi đã xuất hiện đầu tiên trên thị trường miền Nam và phát triển mạnh tại thị trường này Nhưng tại khu vực Miền Bắc, tại thành phố Hà Nội thì kimchi là sản phẩm mới, nó chưa xuất hiện nhiều tại các chợ mà chủ yếu tập trung phân phối sản phẩm tại các siêu thị lớn vì vậy công ty sẽ tiếp cận khách hàng bằng kênh phân phối mới đưa sản phẩm gần với các bà nội trợ hơn thông qua mở đại lí kinh doanh riêng, phân phối tới các chợ thực phẩm riêng

Sản phẩm công ty cung cấp xây dựng hình ảnh độc đáo riêng cách phân phối riêng Đến những thị trường mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trước đó chưa tập trung phân phối.

Vì vậy sản phẩm đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai Chu kì của sản phẩm sẽ gồm 4 chu kì sau

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường: Là giai đoạn đầu vào thị trường của sản phẩm, doanh số bán hàng tăng chậm và lợi nhuận thì hầu như không có vì doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn vào các hoạt động để giới thiệu sản phẩm vào thị trường.

Giai đoạn phát triển, lớn mạnh Giai đoạn này sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và doanh số bán và lợi nhuận tăng nhanh.

Giai đoạn trưởng thành Đây là giai đoạn mà tốc độ phát triển bắt đầu chững lại vì sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm năng chấp nhận Lợi nhuận thì giảm sút vì phải tiêu tốn ngày càng nhiều vào các hoạt động marketing để bảo vệ thị trường vì lúc này đã có nhiều sản phẩm cạnh tranh.

Giai đoạn giảm sút Đây là giai đoạn mà doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường công ty sẽ cải tiến dòng sản phẩm theo hướng vị Việt hoặc tìm phân khúc thị trường mới cho sản phẩm

Giai đoạn rút lui khỏi thị trường Giai đoạn này đã có nhiều sản phẩm cùng loại biến mất trên thị trường và thị trường ngày càng co hẹp cho đến khi chấm dứt.

4.Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện khí hậu, yêucầu vận chuyển.

Trang 13

Vì cơ sở sản xuất của công ty nằm trên địa bàn Hà Nội.tại các đại lý của công ty sẽ có hệ hống bảo quản sản phẩm Công ty sẽ đâu tư cho các đại lí hệ thống này.

Dòng sản phẩm cung cấp nguyên liệu được bảo quản trong túi chân không thì tập trung phân bố tại các đầu mối chợ (không có sự hỗ trợ của công ty về công nghệ bảo quản) Nhưng nếu được bảo quản thì tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh

5.Nguồn cung cấp nguyên liệu.

Việt Nam sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn ( đứng thứ 5 Châu Á) nhưng chủ yếu là tiêu thụ trong nước (85%).

Bảng 1 Diện tích và sản lượng rau Việt Nam năm 1991- 2010

Nguồn bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

NămDiện tích (000ha) Sản lượng (000 tấn)

Trang 14

Như vậy diện tích và sản lượng rau Việt Nam đều tăng đều qua các năm Điều này cho thấy nguồn cung cấp rau, nguyên liệu cho công ty là rất dồi dào Đặc biệt từ khi mục tiêu chương trình phát triển rau 10 năm (1999 -2010) của Chính Phủ phấn đấu đạt mức kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD Chương trình đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng diện tích canh tác, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo chuyển biến tăng nhanh sản lượng và diện tích canh tác

Tuy nhiên do quá trình phát triển này mang nặng tính tự phát, manh mún nên đã bộc lộ những mặt yếu như: giá thành cao, lúc trồng ồ ạt, lúc chặt hàng loạt, chất lượng thấp và không ổn định, thiếu an toàn, tổn thất sau thu hoạch lớn, tỉ lệ đưa vào chế biến thấp mặc dù tổng công suất chế biến đã được đầu tư nâng từ 150.000 tấn lên gần 300.000 tấn SP/năm.

Nhìn lại, chúng ta thấy việc sản xuất và tiêu thụ rau của nước ta còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và so với một số quốc gia trong khu vực có điều kiện tự nhiên tương tự (Thái lan, Philippine, Indonesia).

Nhìn chung tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu rau tại nước ta là rất lớn Công ty về lâu dài sẽ liên kết với người dân tạo ra những vùng nguyên liệu ổn định chất lượng bằng cách hỗ trợ giống, kĩ thuật canh tác

Công ty sẽ tập trung thu gom nguyên liệu tại khu vực đồng bằng Sông Hồng

6.Các yêu cầu kĩ thuật khác.

Kim chi nói chung có vị ngon khi ủ vừa chín tới nhưng nó rất dễ bị axít hoá ở nhiệt độ cao và không thể ăn được khi để quá 2-3 ngày Vì vậy, vòng đời của Kim chi sẽ khá ngắn nếu không có phương pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp Để giữ chất lượng Kim chi không đổi, cách tốt nhất là ngăn chặn quá trình ủ chín chua bằng cách kiểm soát quá trình tái sinh vi khuẩn

Hiện nay người ta đã thiết kế tủ lạnh chuyên dùng để kiểm soát nhiệt độ ủ Kim chi cho các hộ gia đình Kim chi đóng gói được phân phối bán lẻ ở các siêu thị lớn Kim chi đóng gói sẵn đã bắt đầu được nhiều người tiêu dùng ưa thích, việc đóng gói cũng được xem xét kỷ để tăng tính thương mại cho Kim chi Các gia đình hiện nay đã có tủ lạnh chuyên dùng để kiểm soát nhiệt độ ủ chính Kim chi Hơn nữa, người ta cũng

Trang 15

chú ý đến đóng gói Kim chi dưới nhiều dạng khác nhau nhắm đến thị trường xuất khẩu.

Nếu là dòng sản phẩm chỉ cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn cho khác hàng thì yêu cầu sản phẩm phải dựng trong túi chân không để bảo quản.

III Phân tích ứng dụng và lợi ích.1 Sự tiện ích của sản phẩm:

Cùng với dòng sản phẩm Kim Chi ăn liền, là dòng sản phẩm Kim Chi nguyên liệu Đó là dạng sản phẩm mà khách hàng có thể mua về và tự chế biến theo cách riêng của mình Trong mỗi gói Kim Chi theo dòng sp nguyên liệu có 1 túi nguyên liệu và 1 túi gia vị chế biến, vì thế khách hàng có thể chế biến Sản phẩm Kim Chi mọi lúc mọi nơi mà vẫn giữ được sự ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao.

2.Thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của công ty.

Thành phần dinh dưỡng của kimchi thay đổi tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu chính

Thành phần dinh dưỡng chính:

Carbohydrate không sợi, Protein thô Chất Xơ, Chất béo, Vitamin, khoáng chất

Trang 18

3.Lợi ích của kim chi tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng có trong kimchi, Thì khi Kim chi lên men chua có tính kháng sinh cao do có acid lactic sản sinh trong quá trình lên men và nó ngăn chặn sự phát triển các vi khuẩn có hại Acid lactic làm kim chi chua đồng thời cũng có tác dụng kiềm hãm sự lên men quá mức tránh làm cho kim chi quá chua.

Chất sơ trong bắp cải giúp ngăn chặn bệnh viêm đường ruột Rau quả trong kim chi có rất nhiều chất xơ, giúp ngăn chặn chứng táo bón và các bệnh đường ruột.

Các nguyên liệu chủ yếu dùng chế biến kim chi thường chứa nhiều nước và ít

đạm Vi khuẩn lactobacillus có trong kim chi ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn có hại,

kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy quá trình tiêu hoá đạm thông qua việc phân bổ vi khuẩn trong các cơ quan nội tạng Giống như sữa chua, kim chi đại diện cho nhóm thực phẩm lên men giúp hệ tiêu hoá khử vi khuẩn có hại, làm giảm axit trong cơ thể Kim chi ngon và chứa nhiều vitamin C.

Theo một số kết quả nghiên cứu gần đây, Kim chi có tác dụng ngăn chứng xơ cứng động mạch rất tốt vì nó làm giảm cholesterol trong máu và phân hoá fibrin Qua các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy: Kim chi còn làm giảm mỡ trong gan Ngoài ra, kim chi còn có tác dụng chống axít hoá nhờ các thành phần hoạt tính như Vitamin C, β-Caroten, hợp chất Phenol và Chlorophyll v v và ngăn chặn lão hoá, đặc biệt ở da

Ớt bột là gia vị chính của Kim chi, chứa nhiều vitamin A & C khích thích cơ quan tiêu hoá bài tiết dịch dạ dày và có tác dụng chống axít hoá Skorizinin trong tỏi có tác dụng làm tăng sức đề kháng; Allicin giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, kích thích sự hấp thu vitamin B1 Ngoài ra, gừng có tác dụng kích thích ăn và tuần hoàn máu Tỏi là gia vị không thể thiếu của Kim chi giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, tăng cường sức đề kháng cho con người.

Trong kim chi còn có các nguên liệu như cá, mực, cung cấp các acid amin và rất giàu đạm cho sức khỏe con người Các khoáng chất như canxi, photpho, sắt giúp cơ thể hấp thu tốt vitamin C từ trong rau quả.

Kim chi là thực phẩm chứa ít calo, chủ yếu là rau củ, chúng cung cấp nhiều chất xơ làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, vì vậy kim chi rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, người già

Ở Đông Á, đôi khi người ta cho rằng số ca bệnh SARS ở Hàn Quốc không cao là do thói quen ăn nhiều kim chi, tuy rằng chưa ai xác lập được mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn kim chi và sức đề kháng đối với SARS (nguồn “In an age of SARS, Koreans

tout kimchi cure” Mark Magnier, Times Staff Writer, 2008) Có một số bằng chứng

Trang 19

cho thấy rằng kim chi có thể được dùng để chữa bệnh cúm cho gia cầm Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Seoul nói rằng họ đã cho 13 con gà bị cúm ăn chất chiết từ kim chi - và một tuần sau, 11 con bắt đầu khỏi bệnh Hiện không có bằng chứng nào về

hiệu quả trên người (nguồn “Korean dish 'may cure bird flu'” BBC World, 2006).

Với số lượng hàng lớn công ty chiết khấu cho khách hàng là tập thể

CHƯƠNG V PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Trang 20

I.Mục đích phân tích thị trường.

Phân tích thị trường đóng vai trò quan trọng trong chiến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tìm hiểu trước thị trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thị trường người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân Nó là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó Khi phân tích một thị trường người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ

Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn

Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm Người phân tích thị trường phải có những kế hoạch khác nhau cho các kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Những người nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở thích và các hành vi lựa chọn và mua sắm của những khách hàng mục tiêu.

II Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu.

Giống như phần đã giới thiệu ở trên công ty hướng tới sản xuất sản phẩm độc đáo cung cấp sản phẩm kim chi tiện ích, giàu dinh dưỡng cho những đối tượng khách hàng thời công nghiệp khi mà quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngày càng lấy đi của con người nhiều thời gian hơn, họ không tập trung nhiều vào các bữa ăn chiếm nhiều thời gian Nhưng vấn đề ăn uống cùng với sức khỏe thì không thể xem nhẹ Yêu cầu tính tiện ích luôn được coi trọng ở những đối tượng khách hàng này Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp họ là: sinh viên, công nhân, nhân viên công sở…

Đây là nhóm khách hàng mục tiêu phân bố tập trung chủ yếu tại thành phố lớn như Hà Nội hay tại các khu công nghiệp lân cận Hà Nội Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38% Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và

Trang 21

khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu,GDP của Hà Nội cũng tăng khoảng 5,7%, huy động vốn đầu tư xã hội đạt 84.700 tỷ đồng tăng 19,1% so với cùng kỳ.

Cùng với đà tăng trưởng của kinh tế, thu nhập của người dân Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với con số trung bình của Việt Nam Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu VND, tương đương 1.961USD, so với GDP bình quân của cả Việt Nam là 13,4 triệu VND (826,5 USD) Vì vậy, Hà Nội đã trở thành một thị trường quan trọng, được nhiều nhà sản xuất và phân phối để ý đến Đặc biệt là sau khi mở rộng, dân số Hà Nội tăng vọt, từ 3.4 triệu người năm 2007 lên 6.448.837 người (1/4/2009) Điều này càng làm độ hấp dẫn của thị trường Hà Nội tăng lên trong mắt các nhà phân phối Tuy nhiên, mạng lưới phân phối ở Hà Nội hiện nay còn rất manh mún, phần lớn lợi nhuận nằm trong tay các nhà phân phối nước ngoài như Big C hay Metro Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong số đó là các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân.

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng có một ý nghĩa rất quan trọng trong thành công của doanh nghiệp phân phối Hiểu rõ được hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, họ có thói quen mua hàng ở đâu, khi nào, thái độ, phản ứng của họ sau khi mua hàng ra sao, …Từ đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả, tận dụng được triệt để nguồn lực có hạn của mình, tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài

Hà Nội là thành phố lớn thứ hai trong cả nước và có thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai (sau TP Hồ Chí Minh) Tuy nhiên, do những nét đặc trưng về địa lý, văn hóa, hoàn cảnh lịch sử…, hành vi tiêu dùng của người Hà Nội có những nét đặc trưng riêng Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người Hà Nội, như… Những công trình này chủ yếu tiếp cận HVTD của người Hà nội trên cơ sở so sánh với HVTD của người TP HCM Một điều rất thú vị là qua các kết quả điều tra, ta có thể thấy trung tâm tiêu dùng đã di chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội, làm thay đổi hình ảnh cổ truyền về “Hà Nội tằn tiện và Sài Gòn hoang phí”.

Trước hết, theo kết quả khảo sát của hãng Mercer Human Resource Consulting (Anh) tại 144 thành phố về mức độ chi phí sinh hoạt thì năm 2003 Hà Nội và TPHCM

Trang 22

đứng thứ 14 và 16 còn năm 2004 đứng thứ 29 và 36 Đến năm 2007 Hà Nội và TPHCM đứng thứ 56 và 60 còn thứ hạng năm 2008 là thứ 91 và 100 giảm nhiều bậc so với năm trước nhưng vẫn là 2 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á, chỉ sau Singapore Mức đắt đỏ này chủ yếu là do giá bất động sản ở Việt Nam quá cao, nhất là ở Hà Nội Nhưng điều này cũng chứng tỏ tiêu dùng ở Hà Nội đã tăng nhiều hơn TP HCM trong thời kỳ Đổi mới Theo Margot Cohen, nữ phóng viên của FEER, hiện giờ người dân Hà Nội ngày càng ưa chuộng những nhãn hiệu hàng hóa đắt tiền, trong khi người miền Nam lại thích hàng hóa rẻ hơn Đồng ý với nhận định này, ông Hiromoto Harano - trưởng phòng bán hàng của Công ty Toto VN (chuyên bán đồ cao cấp Nhật Bản dùng cho nhà vệ sinh) - nói: “Người Hà Nội tương đối giống người Nhật Họ ngại mặc cả”

Những nhận định này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Báo SGTT, như trong bảng dưới đây:

Bảng: Các khoản tiêu dùng trong 12 tháng qua.

Nguồn : “Chân dung người tiêu dùng Việt Nam 2009”, Báo Sài gòn Tiếp thị

Qua bảng trên, ta có thể thấy trong hầu hết các khoản, tổng số tiền người Hà Nội chi tiêu đều nhiều hơn người TP HCM, thậm chí trong một số khỏan, cả số lần và số tiền chi tiêu đều nhiều hơn (như Du lịch nước ngoài, mua quần áo, mỹ phẩm, mua các sản phẩm dịch vụ khác Xu thế ngày càng được khẳng định trong thời gian gần đây.

Năm 2009, công ty Nielsen, một công ty điều tra thị trường toàn cầu đã tiến hành điều tra về tình hình tiêu dùng của trên 1000 người ở Hà nội và TP HCM Kết

Trang 23

quả điều tra này và một số thông tin khác cho tathấy một số nét chính trong hành vi tiêu dùng của người Hà nội như sau.

Trước hết, người tiêu dùng ở TP có những ưu tiên khác biệt trong mua sắm  Thứ tự ưu tiên trong nhu cầu của người Hà Nội và người TP HCM

Nguồn: NielsenVietnam_HCMCvHanoiRegionalConsumerDifferenc es_June09

- Điểm khác biệt nổi bật đầu tiên là mặc dù người dân ở cả 2 thành phố đều lo lắng về chi phí nhưng nỗi lo lắng của người Hà Nội là cụ thể hơn, như trước hết lo lắng về giá thực phẩm, giá xăng… chứng tỏ chi phí cho thực phẩm vẫn đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người Hà Nội Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây, cho thấy chi phí này ở Việt Nam vẫn còn quá cao Trong khi ở các nước phát triển, chi phí này chỉ từ 10 – 15%, thì ở nước ta chi phí này lên tới 29% ở Hà Nội và 24% ở TP Hồ Chí Minh Sự khác biệt về tỷ lệ này ở hai thành phố cũng là dễ hiểu.

Thông thường, cư dân ở nơi phát triển hơn sẽ có thu nhập cao hơn, nên dù họ chi tiêu cho thực phẩm ở mức cao hơn hay tương đương những nơi khác, thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn Mức chi tiêu cao cho thực phẩm chứng tỏ đời sống của người dân còn ở mức thấp, việc lo ăn vẫn còn là gánh nặng cho hầu hết các gia đình thành thị Hơn nữa, đây cũng là một dấu ấn của văn hoá Người Việt Nam có truyền thống coi trọng việc ăn uống, miếng ăn không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn nhằm thoả mãn nhiều yếu tố

tinh thần khác Miếng ăn thể hiện khát vọng về danh giá: “Một miếng giữa làng bằng

một sàng xó bếp”.Miếng ăn được đặt vào quan hệ ứng xử giữa người với người: “Lờichào cao hơn mâm cỗ” Miếng ăn còn được dùng để thể hiện ý tứ con người: “ Ăn

trông nồi, ngồi trông hướng”… Sự coi trọng việc ăn uống một mặt bắt nguồn một phần từ bản chất ý tứ, khép nép của văn hoá phương Đông mà người Hà Nội là một đại diện Bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi văn hóa phương Tây, người Sài Gòn thường tự nhiên hơn, không quá giữ gìn ý tứ trong việc thoả mãn các nhu cầu tự nhiên như vậy Do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, người Hà Nội cũng quan tâm nhiều hơn đến tính ổn định trong công việc và phúc lợi cho con cái Ngược lại, người Sài Gòn có nhiều kinh nghiệm hơn về đời sống công nghiệp nên chú trọng nhiều đến sức khỏe và sự cân bằng giữa công việc và đời sống Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra của báo SGTT năm 2006 Những mối quan tâm khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng khác nhau Theo nhận định của các chuyên gia Nielsen, người tiêu dùng Hà Nội khó tính hơn nhiều so với người Sài Gòn, với những đặc trưng sau:

- Người Hà Nội có nhiều nhu cầu, nhiều ham muốn nhưng sẵn sàng chờ đợi đến khi có dịp tốt.

Trang 24

- Đòi hỏi cao nhưng lại muốn giá cả hợp lí - Bảo thủ hơn trong nhu cầu của mình

Vì vậy, quá trình tìm kiếm thông tin của người Hà Nội cũng có nhiều khác biệt  Tìm kiếm thông tin

Mặc dù dân cả hai TP đều tìm kiếm thông tin thông qua quảng cáo nhưng cách thức tiếp nhận quảng cáo cũng khác nhau Ít kinh nghiệm hơn với kinh tế thị trường, người Hà Nội bị ảnh hưởng bởi quảng cáo nhiều hơn Nghiên cứu của TNS Việt Nam năm 2001 cho thấy, quảng cáo trên TV chiếm vị trí vô cùng quan trọng, vượt xa các hình thức quảng cáo khác Tuy nhiên, số người quan tâm đến quảng cáo trên TV và báo chí ở TP HCM cao hơn nhiều so với ở Hà Nội, một phần do các phương tiện thông tin đại chúng phía Nam năng động hơn Trong ba miền ở Việt Nam, nghề báo ở miền Nam luôn được tiếng là thành công hơn cả Ngược lại, tỷ lệ người Hà Nội quan tâm đến hầu hết các phương tiện quảng cáo khác (trừ tạp chí), đều cao hơn TP HCM Điều này có lẽ xuất phát từ bản tính của người Bắc, ưa cụ thể thiết thực hơn, nên những hình thức quảng cáo cho phép tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá như hội chợ triển lãm, mẫu thử, giao hàng tại nhà, khuyến mại tại nơi bán…, sẽ dễ thu được hiệu quả hơn.

Vai trò của quảng cáo ở HN và TP HCM

Nguồn : Nielsen Vietnam, Report “HCMC versus Hanoi: Understanding consumer

Những số liệu này cho thấy, mức độ quan tâm đến quảng cáo của người Hà Nội là rất cao và quảng cáo cũng ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm của họ

Đánh giá và lựa chọn giải pháp

Quá trình đánh giá và lựa chọn giải pháp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Kết quả điều tra của Nielsen cho thấy, người Hà Nội chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa tập thể trong khi người Sài Gòn thể hiện tính cá nhân cao hơn Trước khi mua hàng, người Việt Nam thường hỏi ý kiến người khác như bạn bè, người thân, người bán hàng… nhưng người Sài Gòn sẽ quyết định dựa trên ý kiến cá nhân còn người Hà Nội lại quan

tâm nhiều hơn đến ý kiến những người xung quanh VD: một người Sài Gòn nói: “Khi

tôi vào cửa hàng để hỏi mua LCD TV, tôi đã quyết định mua hàng của Samsung Việchỏi ý kiến của người khác chỉ để khẳng định cho quyết định của tôi” Còn người Hà

Nội lại phát biểu: “Tôi định mua TV LCD của Samsung, nhưng nếu người hàng xóm

cho biết là chất lượng TV đó không tốt, tôi sẽ chọn loại khác” Ý thức về thể diện cũng

ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của người Hà Nội Một người tiêu dùng cho

biết: “Tôi không thể tiếp tục dùng chiếc điện thoai di động cũ nếu bạn tôi đã mua loại

đời mới Mọi người sẽ nhìn vào và chê cười tôi”! Nhưng yếu tố đó có vẻ ít ảnh hưởng

Trang 25

đến người Sài Gòn Một người tiêu dùng phát biểu: “Mọi người đều bảo là điện thoại

của tôi đã quá cũ và lạc hậu nhưng không sao! Tôi không nhất thiết phải làm theo ýkiến của họ”!

Những người có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Kết quả này cho thấy, thuyết phục người tiêu dùng Hà Nội khó hơn nhiều so với người Sài Gòn vì chúng ta sẽ phải thuyết phục cả cộng đồng, nhưng cũng chính vì vậy, người tiêu dùng Hà Nội sẽ trung thành hơn! VD: khi được hỏi “khủng hoảng kinh tế và thu nhập sút giảm ảnh hưởng thế nào đến tiêu dùng cá nhân?”, người Sài Gòn cho rằng, anh ta sẽ chuyển sang mua hàng rẻ hơn, hoặc giảm bớt tiêu dùng, nhưng người HN vẫn sử dụng nhãn hiệu cũ mà chỉ mua ít hơn mà thôi!

Chọn lựa cửa hàng và mua sắm

Là địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời, người Hà Nội gắn bó với phương thức phân phối cổ truyền là đi chợ khi mua sắm Tuy nhiên, phương thức phân phối hiện đại là siêu thị, trung tâm thương mại hay tại các đại lý cũng ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn Số lượng người đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, các siêu thị, các đại lý cũng tăng từ năm 2005-2009 đều tăng, trung bình khoảng 5,2% Cụ thể, lượng người đi siêu thị/trung tâm thương mại ở bốn thành phố chính là Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ tăng liên tục từ 7,7 triệu người năm 2005 lên 7,9 triệu/người năm 2006 và 8,5 triệu người năm 2007 Trong đó, Hà Nội là địa phương có đối tượng thường xuyên đi siêu thị một tuần/lần đứng thứ 2, sau TP HCM, với khoảng 1,25 triệu người/năm và số lượng này có xu hướng tăng lên[22] Một nghiên cứu của Nielsen cũng đã chỉ ra: Ở Việt Nam, số lượng người thỉnh thoảng đi mua sắm ở các siêu thị đã tăng thêm 40% từ mức 66% trong năm 2007 lên 96% vào năm 2008 Số người dân sử dụng các kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu của mình đã tăng từ 11% (năm 2007) lên 21% trong 2008.

Theo thống kê của Sở Thương mại Hà Nội, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố tăng gấp 3 lần trong thời gian từ 2000 - 2009 Hiện nay có khoảng 70 siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô khác nhau treo biển hoạt động, trong đó có một số tập đoàn phân phối nước ngoài đã đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị như Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Zen Plaza (Nhật Bản) Ước tính trong năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hoá của các trung tâm thương mại, siêu thị đạt khoảng 5.088 tỉ đồng, chiếm 11,3% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của toàn thành phố

Bên cạnh việc lựa chọn kênh phân phối, quyết đinh lựa chọn hàng hóa để mua sắm ở HN cũng có nhiều nét đặc trưng riêng Những cuộc khảo sát gần đây đều cho thấy, yếu

Trang 26

tố đầu tiên người Hà Nội quan tâm là giá cả Khi được hỏi về loại hình khuyến mại ưa thích, người Sài Gòn đưa ra 3 hình thức là: Tăng số lượng, có quà tặng và giảm giá, nhưng người HN chỉ quan tâm đến giảm giá Chính vì vậy, họ rất quan tâm đến khuyến mại tại nơi bán (69%) và dịch vụ hậu mãi (57%), cao hơn nhiều so với mức 52% và 34% ở TP HCM Người Hà Nội cũng có cái nhìn dài hạn trong tiêu dùng và họ sẵn sàng trả giá cao để mua được hàng hóa có chất lượng tốt Một đặc điểm nữa mặc dù thu nhập thấp hơn nhưng do quan tâm nhiều đến việc xây dựng hình ảnh cho những người xung quanh, người Hà Nội tỏ ra đam mê hàng hiệu những gì mới lạ hơn người Sài Gòn

Mức độ quan tâm đến hàng hóa của người tiêu dùng hai TP

Nguồn: Nielsen Vietnam, Report “HCMC versus Hanoi: Understanding consumerdifferences”, June 2009

Như vậy, Hà Nội sẽ là một thị trường tiềm năng to lớn cho hàng hóa chất lượng cao, hàng xa xỉ và hàng Việt Nam nếu các nhà sản xuất và kinh doanh phấn phối biết đầu tư đúng mức.

Xử lý hàng hóa sau mua sắm:

Sau khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ, nếu cảm thấy hài lòng, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục mua sản phẩm dịch vụ đó trong những lần sau, nhưng nếu không hài lòng, họ sẽ không quan tâm đến hoặc khiếu nại Tuy nhiên, do tâm lý ngại va chạm, sợ phiền hà, mất nhiều thời gian, không nắm rõ luật cũng như không biết việc khiếu nại có đem lại kết quả hay không, khiến rất ít người tiêu dùng "lên tiếng" khi bị xâm hại quyền lợi trong năm qua Tâm lý này có phần còn nặng nề hơn ở Hà Nội, nơi văn hóa cổ truyền nhấn mạnh đến sự hài hòa còn hiện diện khá rõ nét Hơn nữa, do luật pháp Việt Nam chưa chặt chẽ, theo báo cáo năm 2009 của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, có rất ít trường hợp người dân đòi hỏi cho quyền lợi của mình thành công

Bên cạnh đó, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc xử lý rác thải, trong khi ở nước ngoài việc này rất được chú trọng Hàng năm có rất nhiều rác thải hàng hóa đủ chủng loại bị đưa đến bãi rác mà không được xử lý, Thiết nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư cho những hoạt động này, vừa tiện trong việc tái sản xuất tránh lãng phí, vừa góp phần làm trong sạch môi trường tự nhiên Nếu biết cách tận dụng đây có thể trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu, như thực tế ở các nước phát triển đã chứng minh Dịch vụ sau khi bán cũng cần được đầu tư thích đáng, nhất là khi người tiêu dùng Hà Nội rất quan tâm đến yếu tố này khi lựa chọn hàng hóa để mua sắm.

Trang 27

Qua việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người Việt nam nói chung và người Hà Nội nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của hành vi này trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như trong định hướng cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh Hầu hết các doanh nghiệp điều tra thị trường đều thuộc các tập đoàn nước ngoài và chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặt mua dịch vụ này Đấy chính là một trong những lý do dẫn đến các doanh nghiệp phân phối nội địa đang mất dần thị trường vào tay các nhà phân phối nước ngoài Và khó có thể kiểm soát khiếu nại, chăm sóc khách hàng

Thực tế khảo sát đã cho thấy, người tiêu dùng đã có chuyển biến tích cực trong hành vi mua sắm, số người lựa chọn sử dụng hàng Việt gia tăng, người tiêu dùng cũng dần có sự so sánh về giá cả, chất lượng giữa hàng nội và hàng ngoại Kết quả điều tra của Nielsen cũng cho thấy, người tiêu dùng Hà Nội có xu hướng trung thành với hàng nội nhiều hơn Nhưng để có thể tận dụng lợi thế này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà kinh doanhvà các cơ quan chức năng ở Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêngcần chú trọng hơn nữa đến việc nghiên cứu tìm hiểu hành vi tiêu dùng của người dân Như người tiêu dùng Hà Nội đặc biệt là đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty nói trên có những hành vi mua sắm sau:

Trong quá trình quyết định mua hàng thì khách hàng mục tiêu bị chi phối nhiều bởi gía cả, quảng cáo trên tivi, và số đông người tiêu dùng mua sắm cho thực phẩm ăn uống hàng ngày chiếm một tỷ lệ lớn vai trò quan trọng trong tiêu dùng của họ.

Vì vậy sản phẩm kim chi với giá cả hợp lý gồm nhiều loại có khối lượng và giá tiền khác nhau sẽ phù hợp hơn với khách hàng mục tiêu

III.Dự đoán diễn biến của thị trường

- Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Thu nhập của người dân tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tiêu dùng Việt Nam cũng phát triển theo Có thể nhận biết rõ hơn sức tiêu dùng tăng nhanh của người dân Theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, những năm qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam tăng khoảng 24% đến 25% mỗi năm Nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng khoảng 14% Cá biệt có năm 2008 do tình hình lạm phát nên tăng tới 30% theo giá thực tế nhưng nếu bỏ qua yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5% Nhưng đến năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu

Trang 28

dùng quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4% Như vậy, nhìn chung, thị trường tiêu dùng Việt Nam phát triển nhanh và đều qua các năm Đặc biệt là mặc hàng tiêu dùng ăn uống hàng ngày là mặc hàng thiết yếu.

- Giá một số loại rau củ quả tại các chợ ở Hà Nội 6 tháng đầu năm 2011 tăng từ 500 - 1.000 đ/kg hoặc 1 mớ tuỳ loại.Các siêu thị tại Hà Nội đã đông nghẹt người mua hàng sau những ngày mưa liên tục,thời tiết khắc nghiệt các loại sản phẩm chế biến sẵn hút hàng Các siêu thị đều khẳng định: doanh số thực phẩm ăn liền và thực phẩm chế biến sẵn tăng mạnh đặc biệt những ngày qua, sức mua của mặt hàng này tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường Đây là dấu hiệu tốt dự báo cho khả năng tiêu thụ sản phẩm kim chi của công ty hiện nay vì theo dự báo thì khí hậu thiên nhiên sẽ ngày càng khắc nghiệp hơn sẽ gây khó khăn hơn cho người trồng rau.

- Từ sự vận động nền kinh tế vĩ mô dự báo sản phẩm kim chi sẽ được tiêu

dùng mạnh Thị trường Việt Nam đang bị chiếm lĩnh bởi thế hệ người tiêu dùng trẻ

tuổi Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội đã

nhận định thì gần 50% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi dưới 30 Đặc biệt, thói quen mua sắm của những người dưới 30 tuổi là những loại hàng giá không quá đắt, mỗi lần mua không nhiều, chỉ vài món nhưng lại mua thường xuyên Văn hóa Hàn và ẩm thực Hàn Quốc nói chung cũng như kim chi nói riêng được giới trẻ đón nhận tích cực Giới trẻ đã và đang xác lập nên một thị trường hàng hóa dành cho nhu cầu của riêng họ Nhờ khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng và nhất là từ Internet, giới trẻ cũng có khả năng nắm bắt và lan truyền thông tin nhanh hơn Chính vì vậy mà họ có khả năng tạo lên những làn sóng tiêu dùng hiện đại kim chi cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn Thị trường sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp sẽ tạo ra hình ảnh về ẩm thực Hàn Công ty sẽ xây dựng hình ảnh nhanh chóng hơn nhờ sự lan truyền văn hóa Hàn trong cộng đồng.

- Cạnh tranh từ các sản phẩm cùng ngành như Kim chi nhập khẩu, các công ty Miền Nam sản xuất và kinh doanh kim chi, các sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh ngày càng gia tăng sự có mặt trên thị trường VIệt Đó chính là xu hướng xuất hiện các sản phẩm thay thế do chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta Sản phẩm của công ty sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.

 Từ những phân tích đó, dự đoán

Trang 29

- Số lượng khách hàng tiềm năng ( trong đó khách hàng trẻ sẽ chiếm tỷ lệ 86%) + trong 3 năm: 90 triệu lượt mua

+ Trong 5 năm tăng lên 200 triệu lượt

- Dung lượng thị trường: 60% thị phần sản phẩm tại Việt Nam - Tốc độ tăng: 8% năm

IV.Hình thành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh nghiệp.

Tại thị trường Hà Nội công ty sẽ phân đoạn thị trường thành 3 phân khúc dựa trên đặc điểm mua hàng và nghề nghiệp

Theo đặc điểm mua hàng( dựa vào số lượng mỗi lần mua ) phân đoạn cá nhân và tập thể Vì vậy theo kế hoạch xây dựng, công ty sẽ xây dựng đại lí gần với khách hàng, tạo thuận lợi cho người mua về di chuyển và đi lại đồng thời phân phối sản phẩm tới khách hàng tập thể là các siêu thị lớn, các khu chợ thực phẩm

Theo nghề nghiệp( dựa trên mức thu nhập của người tiêu dùng) có học sinh, sinh viên, công chức

Trang 30

Qua bảng số liệu phân tích ta có Điểm số của doanh nghiệp : 6,44

Điểm số của nhà cạnh tranh cùng nghành (công ty TNHH ShinSang): 6,5 Điểm số của nhà cạnh trạnh sản phẩm thay thế (công ty thực phẩm ): 6,4

Nhìn vào điểm số của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh ta thấy doanh nghiệp đạt số điểm tương đối cao do phát huy những điểm mạnh sau:

- Công ty đầu tư vào công nghệ sản phẩm được nhập khẩu Hàn Quốc Đây là công nghệ mới nhằm đảm bảo quá trình lên men của sản phẩm vẫn giữ hương liệu tự nhiên của rau

- Công ty tập trung điểm mạnh trên bao bì sản phẩm, kiểu dáng mới thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Độ bền sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác tăng lên 6 tháng bên cạnh đó công ty còn có một số điểm yếu sau:

+ Công ty mới gia nhập vào thị trường chưa tạo dựng hình ảnh, chưa có uy tín thương hiệu so với công ty TNHH Shinsang Và công ty thực phẩm.

Trang 31

+ Nguồn lực tài chính còn thấp, công ty cần huy động thêm vốn để đầu tư cho công nghệ sản xuất, cho các chi phí bán hàng

+ Đội ngũ bán hàng chưa có kinh nghiệm tiếp cận người tiêu dùng cần đào tạo bồi dưỡng thêm.

 Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chú trọng xây dựng hình ảnh qua chuỗi đại lí, nắm bắt công nghệ mới…

Công ty sẽ áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm Haccp đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾ HOẠCH MARKETINGI.Mục tiêu marketing.

Trong kế hoạch, Công ty sẽ xây dựng uy tín trong thị trường nội địa mà trước tiên là thị trường Hà Nội với những mặt hàng chủ lực Hệ thống phân phối rộng khắp trong thành phố, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty sẽ quảng bá rộng hơn nữa để người tiêu dùng biết đến hình ảnh của Công ty Thực hiện các hoạt động marketing nhằm giúp Công ty tăng doanh thu, tăng thị phần trên địa bàn TP Hà Nội.

II Các chiến lược marketing.

Trang 32

1 Chiến lược sản phẩm.

Do tính chất của sản phẩm nên cần có một số yêu cầu sau:

- Công dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe, tăng hương vị trong bữa ăn cho người tiêu dùng.

- Chất lượng: Thời gian sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản.

- Màu sắc: Không dùng màu hóa phẩm.

- Trọng lượng: Sản phẩm gói trên khay trắng hút chân không qui cách 200g, 250g, 300g

- Kiểu dáng: Bao bì phải thiết kế phù hợp, đẹp, gọn, dể mở.

- Xuất xứ sản phẩm: Phải ghi rõ trên bao bì tên Công ty, địa chỉ, thành phần chế biến, hướng dẫn cách chế biến.

- Thương hiệu: Sử dụng thương hiệu, logo, màu sắc của Công ty.

2 Chiến lược giá cả.

- Căn cứ vào những thông tin về giá đã thu được về thu nhập của khách hàng, về mức giá sản phẩm của từng loại của đối thủ và dựa vào giá thành của sản phẩm mà Công ty quyết định mức giá sao cho phù hợp và cân đối với mức giá mà nhà nước qui định bán trên thị trường cũng như giá bán cho các thị siêu, đại lý, cửa hàng bán lẻ đến tay người tiêu dùng Vì vậy, Công ty cần có chính sách định giá theo cơ chế linh hoạt tùy theo sự thay đổi của thị trường

Công ty sẽ có kế hoạch định giá theo các hướng sau:

- Định giá dựa vào phí tổn: là định giá dựa vào chi phí vận chuyển, những tổn thất gặp phải trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Định giá dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng: Khảo sát ý kiến của người tiêu dùng về giá mong đợi đối với sản phẩm.

- Định giá dựa vào lợi thế của Công ty: dựa vào đặc tính khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ.

3 Chiến lược phân phối.

Mục tiêu của Công ty là tăng số lượng ở các kênh phân phối hiện tại, tăng doanh thu Công ty cần xem xét lại các kênh phân phối để có chính sách cho hợp lý bằng cách định kỳ nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối theo tiêu chuẩn: mức tiêu thụ đạt được, thời gian giao hàng, khả năng bán hàng, thái độ của nhân viên để so sánh kênh phân phối với các đối thủ khác.

Kênh phân phối của Công ty gồm có phân phối trực tiếp qua người tiêu dùng và gián tiếp thông qua các tổng đại lý và đại lý, nhà hàng và hệ thống siêu thị bán lẻ Do

Trang 33

đó, Công ty có thể kiểm soát số lượng, giá cả, chất lượng bán ra trên thị trường Khuyến khích các tổng đại lý, đại lý cần làm rõ thương hiệu sản phẩm của Công ty nhằm giúp khách hàng dễ nhận thấy thương hiệu của Công ty Agifish để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.

4 Chiến lược chiêu thị/ truyền thông.

Do đặc tính của sản phẩm nên Công ty cần đánh giá nhu cầu mong muốn cuả khách hàng và tiến hành điều tra.

Mục tiêu của Công ty là tăng sản lượng bán ở các kênh phân phối của Công ty do đó đối tượng truyền thông là các tổng đại lý, đại lý, các siêu thị, cửa hàng.

Thông điệp truyền thông: “Hãy đến với các sản phẩm của Baechu Kim Chi bạn sẽ cảm nhận được một bữa ăn ngon”.

Công cụ truyền thông: Quảng cáo trên báo chí, truyền hình, băng gôn, apphic Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải thực hiện chương trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Mặt khác, treo băng gôn, apphic ở các đại lý, nhà hàng để khách hàng dể nhận thấy sản phẩm của công ty.

Tổ chức tặng quà cho những khách hàng trung thành với sản phẩm, tài trợ các chương trình phúc lợi xã hội: nhà trẻ khuyến tật, chương trình tấm lòng vàng, trại mồ côi…

5 Tổ chức thực hiện.a) Kế hoạch thực hiện.

Phòng kinh doanh tiếp thị sẽ tiến hành xem xét lại hoạt động marketing trong năm tới để từ đó hoạch định kế hoạch marketing cho năm tiếp theo, đồng thời cần phải thành lập và sử dụng bộ phận bán hàng để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng ở các đại lý

Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm nên Công ty cũng cần có những hoạt động marketing thích hợp với từng khu vực, sử dụng các phương tiện quảng bá khác nhau như: Đài truyền hình, Báo Phụ nữ, Báo

tiếp thị, tham gia các kỳ hội chợ, hội chợ Hàng Việt nam chất lượng cao,

Băng gôn, Áp phic…Với mục tiêu tăng doanh số bán ở thị trường nội địa nhưng nhu cầu về thực phẩm chế biến từ rau sạch.

b) Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối

Tại Hà Nội sản phẩm của Công ty được tiêu thụ thông qua khách hàng trung gian (các đại lý phân phối, cửa hàng, hệ thống siêu thị) và nhóm khách hàng cá nhân ở

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:10

Hình ảnh liên quan

CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP Xem tại trang 6 của tài liệu.
Công ty hoạt động với hình thức Công ty TNHH và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với dự kiến vốn điều lệ ban đầu là  khoảng 500.000.000 đồng - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

ng.

ty hoạt động với hình thức Công ty TNHH và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với dự kiến vốn điều lệ ban đầu là khoảng 500.000.000 đồng Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1. Diện tích và sản lượng rau Việt Nam năm 1991- 2010 Nguồn bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

Bảng 1..

Diện tích và sản lượng rau Việt Nam năm 1991- 2010 Nguồn bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng: Các khoản tiêu dùng trong 12 tháng qua. - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

ng.

Các khoản tiêu dùng trong 12 tháng qua Xem tại trang 23 của tài liệu.
IV. Hình thành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh nghiệp. - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

Hình th.

ành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh nghiệp Xem tại trang 30 của tài liệu.
Qua bảng số liệu phân tích ta có Điểm số của doanh nghiệp : 6,44 - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

ua.

bảng số liệu phân tích ta có Điểm số của doanh nghiệp : 6,44 Xem tại trang 31 của tài liệu.
(chủng Leuconostoc sp.), đây là một loại vi khuẩn lactic lên men dị hình và kỵ khí tùy ý, chúng chủ yếu sản sinh acid lactic, acid acetic, CO2  và ethanol như là những sản  phẩm cuối - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

ch.

ủng Leuconostoc sp.), đây là một loại vi khuẩn lactic lên men dị hình và kỵ khí tùy ý, chúng chủ yếu sản sinh acid lactic, acid acetic, CO2 và ethanol như là những sản phẩm cuối Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2: Những biến đổi của hệ vi khuẩn lactic trong quá trình lên men sản xuất kim chi ở nhiệt độ 5oC - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

Hình 2.

Những biến đổi của hệ vi khuẩn lactic trong quá trình lên men sản xuất kim chi ở nhiệt độ 5oC Xem tại trang 44 của tài liệu.
sinh acid lactic ( vì là vi khuẩn lactic lên men đồng hình) và chiếm mật độ cao (59,7%) ở   nhiệt   độ   cao   25oC   nhưng   giảm   xuống   còn   28%   ở   5oC - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

sinh.

acid lactic ( vì là vi khuẩn lactic lên men đồng hình) và chiếm mật độ cao (59,7%) ở nhiệt độ cao 25oC nhưng giảm xuống còn 28% ở 5oC Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 3: Sự thay đổi pH và tính acid trong quá trình lên men kimchi ở các nhiệt độ khác nhau - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

Hình 3.

Sự thay đổi pH và tính acid trong quá trình lên men kimchi ở các nhiệt độ khác nhau Xem tại trang 46 của tài liệu.
5. Bảng dự trù chi phí cho 1 tấn sản phẩm. - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc

5..

Bảng dự trù chi phí cho 1 tấn sản phẩm Xem tại trang 60 của tài liệu.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Xem tại trang 66 của tài liệu.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan