MỘT SỐ SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HỌC SINH Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚBIẾT CÁCH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

13 318 0
MỘT SỐ SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HỌC SINH Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚBIẾT CÁCH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR Sáng kiến kinh nghiệm ĐỀ TÀI: MỘT SỐ SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HỌC SINH Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ BIẾT CÁCH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Mỹ Hạnh Môn: Hóa học Năm học: 2011 - 2012 Eakar ngày 23 tháng 1 năm 2012 1 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2 3 Phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II PHẦN NỘI DUNG 3 1 Cơ sở lý luận 3 2 Thực trạng 3 3 Giải pháp, biện pháp 4 2 Kết quả khảo nghiệm 6 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7 1 Kết luận 7 2 Kiến nghị 7 3 Tài liệu tham khảo 9 4 Phiếu chấm điểm, xếp loại 10 I . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường học là một trong những cái nôi đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở đây, học sinh được tiếp cận tri thức khoa học một cách chính xác và nhanh nhạy nhất, vì ở đây có thầy cô, bạn bè, những dụng cụ học tập thiết thực và gần gũi với 2 các em, các em được trao đổi thông tin qua rất nhiều hoạt động của nhà trường đặc biệt là thông qua việc học tập các môn học trong trường. Để phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Quá trình này đòi hỏi học sinh phải hoạt động trên cơ sở tự giác, khám phá kiến thức và kiểm chứng lại thông qua thực hành và thâm nhập thực tế. Môn hoá ở THCS được học sinh tiếp cận khá muộn. Bắt đầu từ lớp 8 các em mới được học mà ngay những bài đầu đã có những bài tập rất khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy cao, liên hệ với thực tế để giải thích và làm bài. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất thích làm bài tập hóa học. Tuy nhiên, học sinh ở trường DTNT, chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số nên phần nào cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình học tập. Số lượng học sinh ở trường khá ít nên việc trao đổi thông tin của các em có phần hạn chế. Số lượng giáo viên mỗi môn hầu hết chỉ có một người nên việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên trong các môn học còn khó khăn. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh như: Trình độ học sinh không đồng đều dẫn tới khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh làm bài tập, nếu bài tập dễ quá thì các em học sinh khá không muốn làm bài tập, còn bài khó quá thì các em học sinh yếu không làm được bài tập. Bài tập hóa học lại rất đa dạng, có bài tập lý thuyết, có bài tập đinh lượng (có tính toán), bài tập thực nghiệm và bài tập tổng hợp Từ những vấn đề nêu trên, tôi muốn khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp các em có một cách giải bài tập hóa học nhanh nhất và chung nhất. Mặt khác chính sự yêu thích học tập môn hóa của các em đã thôi thúc tôi xây dựng “một số sơ đồ định hướng giúp học sinh ở trường dân tộc nội trú biết cách giải bài tập hoa học” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích của đề tài này là giúp các em hình thành, rèn luyện, củng cố được kiến thức kỹ năng và vận dụng kiến thức về hóa học. Từ đó các em càng tin tưởng vào khoa học. Bên cạnh đó giảm bớt lo sợ trong học sinh, giúp các em có hứng thú học tập bộ môn Hoá học cũng như tự tin hơn trên con đường học tập của mình. - Giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới thông qua giải bài tập hóa học. Ví dụ: để hình thành khái niệm về hợp chất, giáo viên đưa ra một số ví dụ cụ thể về 3 CTHH của một số chất như: H 2 O, NaCl, CO 2 … yêu cầu HS nhận xét, tìm những điểm cơ bản giống nhau của các công thức đó từ đó rút ra khái niệm về hợp chất. - Khi sử dụng sơ đồ định hướng sẽ có rất nhiều tác dụng vì đó là những chỉ dẫn chỉ ra phương hướng chung để tìm kiếm lời giải bài tập, mỗi chỉ dẫn nêu ra cần phải làm gì, còn phải thực hiện những thao tác nào và theo trình tự nào, trong mỗi hành động ấy thì học sinh phải suy nghĩ vặt quyết định. - Việc giải bài tập hóa học theo sơ đồ định hướng chuẩn bị cho việc giải bài tập hóa học một cách độc lập và sáng tạo. Bởi lẽ trong quá trình hướng dẫn học sinh giải các bài tập mẫu, những thao tác tư duy và kĩ năng giải bài tập của học sinh được hình thành, đồng thời học sinh sẽ thực hiện các thao tác ấy đến mức thành thạo khi chuyển từ giải bài tập mẫu sang giải bài tập tương tự. - Bài tập hóa học còn giúp cho giáo viên phân loại được học sinh, là công cụ để giáo viên kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh, từ đó giáo viên có biện pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong học tập, mở mang tầm hiểu biết thực tiễn của mình, giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức và rèn phong cách làm việc của người lao động mới: làm việc có kế hoạch, có phân tích tìm phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Đặc biệt là các bài tập thực nghiệm, sẽ rèn cho học sinh tác phong cần cù, cẩn thận, tiết kiệm, độc lập sáng tạo trong công việc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Học sinh lớp 8, 9 ở Trường Dân Tộc Nội Trú huyện EaKar tỉnh ĐăkLăk. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp lý luận: - Nghiên cứu tài liệu. - Ứng dụng thể nghiệm. Nhóm phương pháp thực tiễn: - Điều tra thực trạng. - Quan sát thực tế. - Tổng hợp. Bảng biểu thống kê. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Hiện nay, do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp 4 hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. Bởi thế cho nên, trong các nhà trường THCS nói riêng cần chăm lo việc đổi mới phương pháp dạy và học được quy định trong luật giáo dục đồng thời xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 2 - Khoá VIII về việc “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học,cấp học”. Khắc phục những hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và hoàn cảnh của địa phương. Đối với môn hóa học ở trường THCS, bài tập hóa học là phương tiện hiệu nghiệm trong giảng dạy hóa học. Giải bài tập hóa học, học sinh không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới. 2. Thực trạng của đề tài: Nhiều học sinh ở trường THCS hiện nay, đặc biệt là học sinh ở trường Dân Tộc Nội Trú chưa biết cách giải bài tập hóa học. Lý do là các em chưa nắm được lý thuyết hoặc thiếu kỹ năng toán học, nhưng phần lớn là chưa nắm được phương pháp tiến hành để giải một bài tập hóa học nói chung và một bài tập hóa học vận dụng kiến thức nói riêng. Giải bài tập hóa học là một quá trình phức tạp. Việc học sinh không giải được hoặc giải sai bài tập chủ yếu là do: không hiểu điều kiện của bài tập, không biết cần vận dụng kiến thức nào để giải bài tập, không biết cách thực hiện cụ thể, tính toán sai vì quá yếu về kỹ năng toán học hoặc quá yếu về kỹ năng thực hành Do đó để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học nhằm nâng cao chất lượng nắm vững iến thức hóa học, một trong những biện pháp hữu hiệu là hướng dẫn học sinh phương pháp tìm kiếm lời giải bài tập hóa học nói chung. Điều này thể hiện ở sơ đồ định hướng giải bài tập, đó là một bản chỉ dẫn về việc thực hiện các hành động hay các thao tác cần thiết để giải bài tập hóa học nói chung. Căn cứ vào mức độ rõ ràng, chặt chẽ, chính xác của các hành động trong sơ đồ định hướng, học sinh có thể giải bài tập hóa học một cách dễ dàng. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Xây dựng sơ đồ định hướng khái quát. 5 Sơ đồ định hướng khái quát giải bài tập hóa học gồm các giai đoạn và yêu cầu khi giải bất kỳ khi giải bài tập hóa học nào. Có thể gọi sơ đồ định hướng là các bước chung, phương pháp chung, kế hoạch, dàn bài giải bài tập gồm các giai đoạn chủ yếu là: Nghiên cứu đề bài  Xác định phương hướng giải  Trình bày lời giải  Kiểm tra kết quả. a. Nghiên cứu đề bài: Để nghiên cứu đề bài chúng ta phải thực hiện các hành động sau: - Đọc kỹ đề - Tìm điều kiện đề bài cho và yêu cầu của đề bài còn ẩn chứa trong từ ngữ, hiện tượng, công thức, phương trình Tóm tắt đề bài, có thể làm nhẩm, hoặc mã hóa đề bài bằng các ký hiệu quen dùng. - Đổi đơn vị của các đại lượng ra cùng một thể thống nhất. Ví dụ: đổi ml hoặc cm 3 ra lít, gam hoặc lít ra mol và ngược lại b. Xác định phương hướng giải: Tìm mối liên hệ giữa yêu cầu của bài và các điều kiện của bài. Lập kế hoạch giải theo từng bước chi tiết và thứ tự thực hiện. Trong mỗi bước cần xác định được sử dụng kiến thức nào? Kỹ năng nào? c. Trình bày lời giải: - Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để rút ra kết luận cần thiết. - Viết các phương trình hóa học hoặc thực hiện để lập công thức hóa học. Lập phương trình toán học hoặc sử dụng các biểu thức sẵn có biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng đề cho và đại lượng cần tìm. Tính toán hoặc lập luận để rút ra kết luận cần thiết. d. Kiểm tra kết quả: Đây là khâu cuối cùng rất quan trọng. Nhiệm vụ của nó là: Xem có trả lời sai yêu cầu của bài không? lập luận đã logic chưa? Sử dụng hết điều kiện của đề bài không? Tại sao? Sử dụng biểu thức đã đúng chưa? Tính toán đã đúng chưa? Kết quả có phù hợp với thực tế không? Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen giải tất cả các bài tập hóa học theo sơ đồ định hướng này vì nó là bảng chỉ dẫn hành động chung. Tuy nhiên với mỗi loại bài tập hóa học khác nhau thì từng hành động, từng thao tác cụ thể sẽ khác nhau, chúng chỉ giống nhau ở các bước cơ bản. 6 Nhưng sơ đồ định hướng sẽ giúp học sinh phương hướng chung để giải tất cả các bài tập, giúp học sinh có một định hướng nhất định. 3.2. Sơ đồ định hướng giải một số bài tập hóa học cơ bản ở lớp 8 và lớp 9. Yêu cầu của các sơ đồ định hướng nói chung cần phải ngắn gọn, cô đọng, giúp học sinh dễ nhớ và tạo điều kiện cho tư duy độc lập phát triển. Mỗi hành động nêu ra cần không quá rộng, đảm bảo cho học sinh có khả năng thực hiện được và có thể sử dụng được các thao tác đã biết. 3.2.1. Sơ đồ định hướng giải bài tập viết công thức hợp chất gồm hai nguyên tố X, Y - Viết kí hiệu của hai nguyên tố đứng cạnh nhau ( X Y) Ghi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở bên phải kí hiệu bằng chữ số nhỏ hơi thụt xuống (X x’ Y y’ .) Ví dụ: Viết CTHH của kali oxit biết phân tử gồm 2 nguyên tử kali và 1 nguyên tử oxi Viết kí hiệu hai nguyên tố (KO)  Ghi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ( K 2 O) 3.2.2. Sơ đồ định hướng giải bài tập lập phương trình của phản ứng hóa học. - Xác định các chất tham gia phản ứng và CTHH của chúng (ghi dưới tên gọi)  Xác định chất tạo thành sau phản ứng, ghi công thức hóa học dưới tên gọi  Biểu diễn sơ đồ phản ứng xảy ra dưới dạng tên gọi ( A + B  C + D)  Sử dụng kí hiệu, CTHH biểu diễn sơ đồ phản ứng rồi lập thành PTHH. Ví dụ: Cho kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được muối kẽm clorua và khí hiđro. Lập phương trình hóa học của phản ứng. - Xác định chất tham gia (kẽm + axit clohiđric)  chất tạo thành (muối kẽm clorua + khí hiđro )  Biểu diễn sơ đồ dưới dạng tên gọi (kẽm + axit clohiđric  kẽm clorua + khí hiđro)  Sử dụng CTHH biểu diễn sơ đồ phản ứng rồi lập thành PTHH (Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H 2 ) 3.2.3. Sơ đồ định hướng giải bài tập tìm phân tử khối của chất: Viết CTHH  Tìm khối lượng của từng nguyên tố  Tính tổng khối lượng của từng nguyên tố (PTK) Ví dụ: Tìm phân tử khối của hợp chất Magie sunfat Viết CTHH (MgSO 4 )  Tìm khối lượng của từng nguyên tố (Mg = 24, S = 32, O 4 = 16 x 4)  Tính tổng khối lượng của các nguyên tố (24 + 32 + 16 x 4 = 120 đvc) 7 3.2.4. Sơ đồ định hướng giải bài tập lập công thức dựa vào hóa trị: - Viết CTHH với chỉ số chưa biết x, y ( X x Y y )  Lập biểu thức về hóa trị (a . x = b . y (a : hóa trị của X, b: hóa trị của Y)  Lập tỉ lệ tối giản ( x/y = b/a  x =b, y = a) (nếu a/b tối giản)  Viết CTHH đúng với x, y đã biết ( X b Y a ) Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Al (III) và O (II) + Nghiên cứu đề bài: Cần xác định số nguyên tử Al và số nguyên tử O có trong công thức + Xác định hướng giải: Viết CTHH dạng chung (Al x O y )  Lập biểu thức về hóa trị (III x = II y)  lập tỉ lệ tối giản (x/y = II/III)  x = 2, y = 3  Viết CTHH đúng Al 2 O 3 3.2.5. Sơ đồ định hướng giải bài tập tính theo CTHH. -Viết CTHH của hợp chất. Tính M (khối lượng mol)  Quy số g đề bài cho về số mol  Lập quan hệ tỉ lệ về số mol. Tính số mol của nguyên tố rồi tìm khối lượng của nó: m = n. A  Trả lời hoặc %, hoặc là số g của mỗi nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: Tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố trong 16 g hợp chất CuO + Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỉ lệ khối lượng giữa đồng và oxi với đồng oxit + Xác định hướng giải: Tính M CuO  tính n CuO = m CuO / M CuO  Xác định n Cu , n O  m Cu = n Cu x M Cu ; m O = n O x M O  %Cu; %O + Trình bày lời giải: M CuO = 64 + 16 = 80 g Số mol CuO trong 8 gam CuO là: n CuO = 8/80 = 0,1 mol Trong 1 mol CuO có 1mol Cu, 1mol O  trong 0,1 mol CuO có 0,1mol Cu; 0,1mol O Khối lượng Cu có trong 8 gam CuO là: m Cu = n Cu x M Cu = 0,1 x 64 = 6,4 g; Khối lượng O có trong 8 gam CuO là: m O = n O x M O = 0,1 x 16 = 1,6 g  % Cu = 6,4/8 x 100% = 80%  %O = 100% - 80% = 20% 3.2.6. Sơ đồ định hướng giải bài tập tính theo phương trình hóa học - Đổi khối lượng hoặc thể tích đề cho ra số mol.  Viết PTHH. Tìm tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm.  Lập quan hệ tỉ lệ giữa chất cho và chất tìm. Tính số mol chất tìm. 8  Tính ra đơn vị mà đề yêu cầu ( m = n x M; V = n x 22,4(đktc)) Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch axit clohiđric theo sơ đồ phản ứng: Al + HCl > AlCl 3 + H 2 . Tính khối lượng muối nhôm clorua thu được và thể tích khí hiđro (ở đktc) sinh ra sau phản ứng. + Nghiên cứu đề bài: Tính số mol Al. Suy ra số mol AlCl 3 và số mol H 2 . Từ đó tính được khối lượng AlCl 3 và thể tích H 2 ở đktc + Xác định hướng giải: Tính n Al = m Al / M Al  Lập PTHH  n AlCl3 ; n H2  m AlCl3 = n AlCl3 x M AlCl3 ; V H2 = n H2 x 22,4 + Trình bày lời giải: Số mol nhôm đã phản ứng là: n Al = m Al / M Al = 5,4 / 27 = 0,2 mol Viết PTHH: 2Al + 6HCl  2AlCl 3 + 3H 2  Lập tỉ lệ số mol : 2 mol 6 mol 2 mol 3 mol Theo bài ra: 0,2 mol  0,2 mol 0,3 mol Khối lượng muối nhôm thu được sau phản ứng là: m AlCl3 = n AlCl3 x M AlCl3 = 0,2 x 133,5 = 26,7 g Thể tích khí hi đro sinh ra ở đktc là: V H2 = n H2 x 22,4 = 0,3 x 22,4 = 6,72 lít 3.2.6. Sơ đồ định hướng giải bài tập tính nồng độ của dung dịch - Viết PTHH  Tính n ct  m ct hoặc ngược lại.  Căn cứ vào lượng chất rắn tác dụng hết để tính n ct của dung dịch.  Tính C% hoặc C M . Ví dụ: Dùng 50 ml dung dịch axit HCl 1M tác dụng vừa đủ với CuO. - Hãy viết PTHH xảy ra. - Tính khối lượng đồng oxit đã tham gia phản ứng. - Tính nồng độ C M của dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) + Nghiên cứu đề bài: Từ số mol HCl, tính được số mol CuO và CuCl 2 . Tính được khối lượng CuO và C M của dung dịch CuCl 2 . Các biểu thức có liên quan: C M = n/V; m = n . M + Xác định hướng giải:: Tính n HCl = C M . V  lập PTHH  n CuO ; n CuCl2  m CuO = n CuO . M CuO ; C M = n CuCl2 /V + Trình bày lời giải: Số mol HCl có trong 50 ml (0,05 l) dd axit 1M: n HCl = C M . V = 0,05 . 1 = 0,05 mol 9 PTHH: 2HCl + CuO  CuCl 2 + H 2 O (1) 2 mol 1mol 1mol Theo bài: 0,05 mol  0,025mol 0,025mol  Khối lượng CuO đã tham gia phản ứng: m CuO = n CuO . M CuO = 0,025 . 80 = 2 (gam) Từ (1) sau phản ứng chỉ có Cucl 2  Nồng độ dung dịch sau phản ứng: C M = n CuCl2 /V = 0,025/0,05 = 0,5 (mol/l) * Từ sơ đồ định hướng của các bài tập trên học sinh có thể tự xây dựng sơ đồ định hướng của các bài tập có dạng tương tự Còn khá nhiều dạng toán hóa học khác, nhưng do giới hạn của đề tài mà tôi chưa đưa ra được trong đề tài lần này. Mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến. 4. Kết quả khảo nghiệm: Trong khi thực hiện đề tài tôi đã thu thập và so sánh kết quả học tập môn hóa học những năm học gần đây nhất từ khi chưa áp dụng đề tài đến khi đã áp dụng đề tài, kết quả như sau: Năm học 2009 -2010:(trước khi áp dụng đề tài) Lớp. Tổng số. <5 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 8 32 4 12,5 20 62,5 8 25 9 30 7 23,3 12 40 11 36,7 Năm học 2010-2011:(sau khi áp dụng đề tài) Lớp. Tổng số. <5 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 8 35 3 8,6 11 31,4 18 51,4 3 8,6 9 32 2 6,3 13 40,6 15 46,9 2 6,3 Học kì I năm học 2011-2012:(sau khi áp dụng đề tài) Lớp. Tổng số. <5 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 8 40 3 7,5 16 40 16 40 5 12,5 9 29 2 6,9 11 37,9 13 44,8 3 10,3 III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong thực tiễn dạy học, có rất nhiều học sinh không nắm được ngay cả các hành động, thao tác giải những bài tập mẫu đơn giản, phổ biến nên không thể giải được các bài tập đó. Giải bài tập hóa học theo sơ đồ định hướng làm giảm bớt khó khăn cho học sinh 10 [...]...trong quá trình nắm vững kĩ năng giải bài tập và cho phép dạy mọi đối tượng học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh ở trường dân tộc nội trú, chủ yếu là học sinh trung bình và kém Tạo cho học sinh có thói quen làm việc theo quy trình chặt chẽ, đặt kế hoạch trước khi thực hiện cụ thể, có thói quen lập luận và hành động chính xác, chuẩn bị cho học sinh các thao tác của ngành sản xuất được trang... với học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú EaKar và đã thu được những kết quả khả quan, tôi cũng chưa có điều kiện để khảo nghiệm thực tế ở các trường Trung học cơ sở khác nên các biện pháp được nêu ra trong đề tài này mong các đồng nghiệp tham khảo thêm để bổ sung cho phương pháp dạy và đóng góp ý kiến cho tôi để chúng ta cung nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và từ đó làm cho học sinh. .. - Sách cơ sở hoá học hữu cơ- tác giả: Trần Quốc Sơn- Đặng Văn Liếu 11 - Phương pháp giảng dạy hoá học trong nhà trường phổ thông- tác giả: Lê Văn Dũng- Nguyễn Thị Kim Cúc - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì I môn hóa học - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì II môn hóa học - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn hoá học 12 13... các hoá chất cần thiết trong phòng thí nghiệm * Đối với giáo viên: Phải tự học tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân Nâng cao uy tín của người giáo viên đối với học sinh và đối với đồng nghiệp Thường xuyên tìm hiểu về các đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp Eakar, ngày 23 tháng 1 năm 2012... hoá học hơn 2 Kiến nghị: * Đối với Phòng giáo dục: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên * Đối với nhà trường: Cung cấp thêm các phương tiện dạy học

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan