ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HỌC KỲ II

10 939 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HỌC KỲ II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014-2015 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là: A. sinh sản vô tính. B. sinh sản sinh dưỡng. C. sinh sản hữu tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm Câu 2: Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là: A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô C. Cây mít, cây xoài D. Cây mít, cây ngô Câu 3: Các bộ phận của hạt gồm có: A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. C. vỏ và phôi. B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu 4: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh C. Bao phấn, bầu và đầu nhuỵ D. Cả A, B, C sai. Câu 5: Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử? A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần Câu 6: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì: A.Có nhiều cây to và sống lâu năm B. Có sự sinh sản hữu tính C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn. D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất Câu 7: Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?: a. Bầu nhụy b. Vòi nhụy c. Đầu nhụy d. Noãn Câu 8: Các bộ phận của hạt gồm: a. Vỏ và phôi b. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ c. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ d. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ Câu 9: Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái đẻ tạo thành hợp tử gọi là : a. Thụ phấn b. Thụ tinh c. Nảy mầm d. Tạo quả Câu 10: Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là: a. Có sự sinh sản bằng hạt b. Sống ở trên cạn c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả d.Có thân, lá, rễ Câu 11: Quả và hạt thích nghi với cánh phát tán nhờ gió có đặc điểm: a. Có nhiều gai hoặc móc b. Có túm lông hoặc có cánh c. Vỏ quả có khả năng tự tách d. Có màu sắc sặc sỡ Câu 12: Người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô là vì sao? a. Để giảm sự hao hụt về số lượng b. Để quả ăn được ngon hơn c. Để hạt không bị nảy mầm d. Để hạt không bị mối mọt phá hại Câu 13: Ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở ngoài đê chủ yếu để: a. Ngăn gió bão, chống lở đê b. Ngăn sóng biển c. Lấy bóng mát d. Lấy gỗ Câu 14: Nhóm quả gồm toàn quả khô là: A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan Câu 15: Đặc điểm của rêu là: A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá. Câu 16: Nhóm gồm toàn những cây Một lá mầm là: A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu tương B. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo C. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn D. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi Câu 17: Điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là A. Hạt nằm trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả B. Sinh sản hữu tính C. Lá đa dạng, có hạt nằm trong quả D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn Câu 18: Nhờ đâu thực vật đã góp phần giữ cân bằng khí cacboonic và ôxi trong không khí: A. Nhờ vào sự thoát hơi nước qua lá. B. Nhờ vào quá trình hô hấp. C. Nhờ vào quá trình quang hợp. D. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và gió. Câu 19: Đa số vi khuẩn không có chất diệp lục nên chúng có cách dinh dưỡng theo kiểu: A. Cộng sinh. B. Dị dưỡng. C.Tự dưỡng. D. Hoại sinh. Câu 20: Hạt là do bộ phận nào của hoa tạo thành: A. Bầu nhụy B. Vòi nhụy C. Đầu nhụy D. Noãn Câu 21: Thụ phấn là hiện tượng: A. Kết hạt và tạo quả B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy C. Hạt phấn nảy mầm D. Hạt phấn rời khỏi bao phấn Câu 22: Trong các hình thức phát tán của quả và hạt thì hình thức nào giúp thực vật phát tán rộng và nhanh nhất A. Tự phát tán B. Phát tán nhờ gió C. Phát tán nhờ con người D. Phát tán nhờ động vật Câu 23: Ở cây dương xỉ, cây con được mọc ra từ: A. Nguyên tản B. Bào tử C. Hạt D. Cây dương xỉ con Câu 24: Dựa vào đâu để xếp cây thông vào nhóm hạt trần? A.Thân gỗ, có mạch dẫn. B. Sinh sản bằng hạt C.Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở D. Chưa có hoa, Câu 25: Cấu tạo tế bào của vi khuẩn gồm: A. Màng, chất tế bào, nhân B. Màng ,chất tế bào, diệp lục C. Màng, nhân, diệp lục D. Màng, chất tế bào,chưa có nhân hoàn chỉnh Câu 26: Hoa đơn tính là hoa: a. Có nhị là hoa đực hoặc nhụy là hoa cái b. Chỉ có nhụy c. Hoa chỉ có nhụy d. Có đủ cả nhụy và nhị trên cùng một hoa Câu 27: Nhóm quả nào sau đây toàn quả khô: a. Quả đậu xanh, quả ổi, quả xoài b.Quả cải, quả ổi, quả xoài c. Quả cải, quả đậu xanh, quả chò d. Qủa chò, quả ổi, quả xoài Câu 28: Thông sinh sản bằng: a. Hạt b. Bào tử c. Cả a và b d. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở Câu 29: Nhóm cây nào toàn cây một lá mầm: a. Cây lúa, cây hành, cây cải b. Cây lúa, cây ổi, cây cải c. Cây lúa, cây hành, cây ớt d. Cây lúa, cây hành, cây tỏi Câu 30: Hình thức sinh sản của vi khuẩn là gì ? a. Phân chia b. Phân đôi c. Nhân đôi d. Cả a và c Câu 31: Bộ phận nào là quan trọng nhất của hoa? a. Bao hoa gồm đài và tràm hoa b. Nhị và nhụy c. Nhị hoặc nhụy d. Tất cả các bộ phận của hoa Câu 32: Trong các nhóm của quả sau đây, nhóm nào toàn là quả thịt: a. Quả cà chua, quả đu đủ, quả chanh b. Quả mận, quả cải, quả táo c. Quả bồ kết, quả dừa, quả ổi d. Quả cam, quả xoài, quả đậu Câu 33: Đặc điểm cơ bản nhất, phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm là: a. Kiểu rễ b. Số lá mầm của phôi trong hạt c. Số cánh hoa d. Dạng thân Câu 34: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách: a. Giảm bụi và khí độc, tăng CO 2 b. Giảm bụi và khí độc, giảm vi sinh vật gây bệnh, tăng O 2 c. Giảm bụi và khí độc, giảm vi sinh vật gây bệnh, giảm O 2 d. Giảm bụi và vi sinh vật gây bệnh, tăng CO 2 Câu 35: vi khuẩn sống ở đâu? a. Trong đất b. Trong nước c. Trong không khí d. sống ở mọi nơi Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng rừng Việt Nam do: a. Biến đổi thời tiết cây rừng b. Chăn thả các loài động vật c. Trồng rừng d. Con người khai thác quá mức các loại thực vật có giá trị PHẦN 2: TỰ LUẬN Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ? Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió Bao hoa Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp, thường có màu sặc sỡ. Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sặc sỡ. Nhị hoa Có hạt phấn to, dính và có gai. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ. Nhụy hoa Đầu nhụy thường có chất dính. Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét. Đặc điểm khác Có hương thơm, mật ngọt. Không có hương thơm. Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành. Câu 2: Kể tên các loại hoa thụ phấn bằng sâu bọ, bằng gió mà em biết. - Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa chanh, hoa mướp, hoa mận, hoa trang, hoa quỳnh, hoa dạ hương - Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bắp (hoa ngô), phi lao Câu 3: Thụ tinh là gì? - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. - Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. Câu 4: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn, làm cho cây sai quả hơn. - Ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong. Câu 5: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? - Sự thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ - Sự thụ tinh: Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử. - Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện cần của thụ tinh. Câu 6: Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn? 1. Hoa tự thụ phấn: - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. - Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc. Ví dụ: Chanh, cam. 2. Hoa giao phấn: - Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài. - Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc. Ví dụ: Ngô, mướp. Câu 7: Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả? Quá trình thụ tinh gồm 2 hiện tượng: 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn + Hạt phấn hút chất nhầy trương lên → nảy mầm thành ống phấn. + Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn. + Ống phần xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu tiếp xúc với noãn. 2. Hiện tượng thụ tinh - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. - Sinh sản có hiện tượng thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính. 3. Kết hạt: + Hợp tử → phôi + Noãn → hạt chứa phôi 4. Tạo quả: + Bầu nhụy→ quả chứa hạt. + Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa). Chương VII: Quả và hạt Câu 1: Phân biệt quả khô và quả thịt? kể tên ba loại quả khô, ba loại quả thịt có ở địa phương em? - Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành hai nhóm chính: - Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Quả khô gồm 2 loại: quả khô nẻ và quả khô không nẻ. - Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Quả thịt gồm 2 loại: quả mọng và quả hạch. - Ba loại quả khô: quả cải, quả bông, quả me… - Ba loại quả thịt: quả chuối, quả đu đủ, quả cam… Câu 2: Hạt gồm những bộ phận nào? Có mấy loại hạt? - Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. + Vỏ hạt bao bọc và bảo vệ hạt. + Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. + Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hay trong lá mầm. - Có 2 loại hạt: + Hạt Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm. + Hạt Một lá mầm: phôi của hạt có một lá mầm. Câu 3: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? - Điều kiện bên ngoài: có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. - Điều kiện bên trong: hạt giống có chất luợng tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc. - Biện pháp: + Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới…. + Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước. + Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo. + Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt - Gieo hạt gặp mưa to ngập úng -> tháo nước để thoáng khí. - Làm đất tơi sốp -> đủ không khí hạt nảy mầm tốt - Trời sét phủ rơm rạ cho hạt gieo -> giữ nhiệt độ thích hợp - Phải bảo quản tốt hạt giống -> đảm bảo chất lượng hạt Câu 4: Quả và hạt có những cách phát tán nào? Cho ví dụ. - Phát tán nhờ gió ví dụ hạt hoa sữa, quả bồ công anh - Phát tán nhờ động vật ví dụ quả cây xấu hổ, quả ké đầu ngựa - Tự phát tán quả đậu bắp, quả đậu đen Câu 5: Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? a/ Thí nghiệm: Lấy 5 cốc có đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. Cho vào mỗi cốc 10 hạt đỗ xanh (Riêng cốc 1 chọn những hạt giống tốt: Hạt chắc mẩy, không bị sâu bệnh, không bị sức sẹo 4 cốc còn lại cho vào những hạt giống xấu như: Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép ) Sau thời gian 3-4 ngày ta có kết quả như sau: Cốc 1 các hạt đều nẩy mầm. Cốc 2, 3, 4, 5 không nẩy mầm b/ Kết luận: Cốc 1 do chọn những hạt giống tốt nên các hạt đều nẩy mầm. Cốc 2, 3, 4, 5 Các hạt không nẩy mầm vì các hạt trong 4 cốc đó hạt giống xấu Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép ) - Sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống. Câu 24: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì: - Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe. - Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Câu 6: Trình bày đặc điểm của quả, hạt thích nghi với các cách phát tán? Cách phát tán Phát tán nhờ gió Phát tán nhờ ĐV Tự phát tán Tên quả và hạt Quả chò, quả trâm bầu, bồ công anh, hạt hoa sữa Quả ké đầu ngựa, quả xấu hổ Quả các cây họ đậu, quả bồng… Đặc điểm thích nghi Quả có cánh hoặc túm lông, nhẹ. Quả có hương vị thơm, vị ngọt và hạt vỏ cứng hoặc quả có nhiều gai Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài bám. Câu 7: Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao? Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết, mới nảy mầm được. Câu 8: Trước khi gieo hạt ta phải làm gì? Vì sao? Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt. Câu 9: Khi trời rét ta phải làm gì với hạt đã gieo? Vì sao? Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp bất lợi, đồng thời tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt. Câu 10: Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ? Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn. Câu 11: Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống? Phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao. Câu 12: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? * Cây có hoa là một thể thống nhất vì: + Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. + Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. → Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây Câu 13: Các cây sống ở môi trường đặc biệt có đặc điểm gì? Cho vài ví dụ - Lá biến thành gai ví dụ cây xương rồng - Có rễ rất dài ví dụ cây cỏ lạc đà - Có rễ chống ví dụ cây đước - Có rễ thở ví dụ cây bần Câu 14: Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có đặc điểm cấu tạo tương ứng với chức năng chính như thế nào? - Cây có hoa có các cơ quan sau: rễ, thân, lá (cơ quan sinh dưỡng), hoa, quả, hạt (cơ quan sinh sản) - Đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cây có hoa là: Tên cơ quan Đặc điểm chính về cấu tạo Chức năng chính Rễ Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan Thân Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá, vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây Lá Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước Hoa Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả Quả Gồm vỏ quả và hạt Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt Hạt Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống Chương VIII: Các nhóm thực vật Câu 1: Tảo là gì? - Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào cấu tạo rất đơn giản, có chất diệp lục. - Tảo có nhiều màu (lục, nâu, đỏ, vàng), và hầu hết tảo sống ở nước. Câu 2: Nêu đặc điểm và cấu tạo của tảo xoắn. - Đặc điểm: Cơ thể đa bào, mỗi sợi tảo gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau. Có 2 hình thức sinh sản. - Cấu tạo: Vách tế bào, thể màu và nhân. Câu 3: Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự? - Vì rong mơ chưa có rễ, thân, lá,… thật sự.Ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô dẫn, bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí (giúp rong mơ có thể sống trong nước). Câu 4: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? - Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt Câu 5: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ giống và khác nhau như thế nào? - Giống nhau: có rễ, thân, lá. - Khác nhau: + Dương xỉ có cấu tạo phức tạp: rễ thân lá thật, có mạch dẫn. + Rêu có cấu tạo đơn giản, chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Câu 6: Đặc điểm chứng tỏ cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ tiến hoa hơn cây rêu? - Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn - Thân ngầm, hình trụ - Rễ thật - Có mạch dẫn Câu 7: Trình bày đặc điểm chung của ngành Rêu? (Đặc điểm cấu tạo của cây Rêu) Đặc điểm chung của ngành Rêu: - Rêu sống nơi đất ẩm. * Cơ quan sinh dưỡng: + Thân ngắn, không phân cành. + Lá nhỏ, mỏng. + Rễ giả có khả năng hút nước. + Chưa có mạch dẫn. * Cơ quan sinh sản: + Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. + Rêu sinh sản bằng bào tử. + Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. Câu 8: Trình bày đặc điểm chung của ngành Quyết? (Đặc điểm cấu tạo của cây Dương xỉ) Đặc điểm chung của ngành Quyết: - Quyết thường sống ở nơi ẩm và râm mát. * Cơ quan sinh dưỡng: + Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. + Thân ngầm hình trụ + Rễ thật. + Có mạch dẫn. * Cơ quan sinh sản: + Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm ở mặt dưới lá già). + Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. + Bào tử phát triển thành nguyên tản, nguyên tản nảy mầm thành dương xỉ con. => Quyết là thực vật chưa có hoa, có cấu tạo đơn giản nhưng đã phức tạp hơn Rêu. Câu 9: Vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá không xanh, tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp? - Cây chậm lớn vì rễ hoạt động kém, hút ít chất dinh dưỡng cần thiết, lá cây không tạo ra nhiều chất diệp lục nên lá không xanh tốt. Đồng thời cây quang hợp kém tạo ra ít chất hữu cơ, cây bị còi cọc, sinh trưởng yếu, năng suất thu hoạch thấp. Câu 10: Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ? Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm - Rễ chùm - Thân cỏ là chủ yếu - Gân lá hình cung hoặc song song - Hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh. - Rễ cọc - Thân gỗ, thân cỏ, thân leo - Gân lá hình mạng - Hoa có 4 cánh hoặc 5cánh. - Phôi có một lá mầm. - VD: lúa, ngô, cau, dừa, tre, nứa … - Phôi có hai lá mầm. - VD: rau cải, bầu, bí, mướp, cá chua, cam, chanh, bưởi… Câu 11:Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó? Thực vật gồm các ngành: - Tảo- Rêu- Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín Đặc điểm chính các ngành thực vật là: - Ngành Tảo: Chưa có rễ thân lá. Sống chủ yếu ở dưới nước. - Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt. - Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi. - Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón. - Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả, có hạt kín. Câu 12: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần? (Đặc điểm cấu tạo của cây Thông) Đặc điểm chung của ngành Hạt trần: * Cơ quan sinh dưỡng + Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng). + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 - 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài. * Cơ quan sinh sản - Nón đực: + Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. + Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái: + Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ. +Vảy (lá noãn) mang hai noãn. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như một hoa. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần. => Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết. Câu 12: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào? So với thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao tiến hoá hơn ở những điểm nào ? + Gồm các nghành: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. + Tiến hoá: có thân, lá, rễ. Câu 13: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Ngành thực vật hạt kín được chia làm mấy lớp, đó là những lớp nào? - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển - Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt. Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau - Môi trường sống đa dang * Ngành thực vật hạt kín chia là 2 lớp đó là: lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm Câu 14: Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay? - Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn. - Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ. - Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán. - Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Câu 15: Thế nào là phân loại thực vật? Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp? - Khái niệm về Phân loại thực vật: Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật - Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp: - Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài Câu 16: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? Cho ví dụ? - Cây hai lá mầm: Rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa có 4 cánh hoặc 5 cánh, thân gỗ, cỏ, leo; phôi hạt có hai lá mầm. - Cây một lá mầm: Rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh, thân cỏ, cột; phôi hạt có một lá mầm. Câu 17: Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại có cây trồng? Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Có cây trồng vì: tùy theo mục đích sử dụng mà từ 1 loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra được nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. Câu 18: Biện pháp cải tạo cây trồng? - Cải biến tính di truyền của giống cây bằng các biện pháp: lai, chọn giống, cải tạo giống, gây đột biến, - Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng. - Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng. - Chăm sóc cây: tưới, bón phân, phòng bệnh……tốt nhất để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt. - Những cây có lợi: Câu 19: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho ví dụ cụ thể. - Cây trồng khác cây dại: cây trồng bộc lộ những đặc điểm tốt, phù hợp nhu cầu phục vụ đời sống con người. - Cây trồng khác cây dại do con người đã chọn lọc và dùng nhiều phương pháp cải tiến làm thay đổi đặc tính cây dại trong quá trình chăm sóc, trồng trọt. - VD: + Cây cải dại là tổ tiên của các loại cải ngày nay như cải bắp, chou-fleur (súp-lơ), cải ngọt, cải xanh, củ su hào… + Các loại cây trồng mới được tạo ra: các giống lê, táo, nho, các giống lúa cao sản, các loại hoa, rau bốn mùa… Chương IX: Vai trò của thực vật Câu 1: Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? - Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí. - Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường. - Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát. Câu 2: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người? - Thiếu thực vật thì thiếu nguồn cung cấp oxi và thức ăn cho người và động vật - Không có thực vật thì không có nguồn thức ăn cho động vật - Không có thực vật và động vật thì con người không tồn tại. Câu 3: Thế nào là thực vật quý hiếm? Nguyên nhân gì làm cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút? - Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị kinh tế cao nhưng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. - Nguyên nhân làm tính đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút là do nhiều loài cây bị khai thác bừa bãi, và môi trường sống của chúng bị tàn phá rất nhiều. Câu 4: Khi có mưa lớn thì đất ở đồi trọc bị xói mòn và gây ra những hậu quả tiếp theo là gì? - Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông, suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt. Mặt khác, tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán. Câu 5: Vai trò của thực vật (rừng) trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán? - Rừng ngăn cản dòng nước khi mưa lớn, hạn chế dòng chảy ngăn cản lũ lụt. Câu 6: Em hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật, tên cây cụ thể. là thức ăn là thức ăn Thực vật Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt là thức ăn là thức ăn Thực vật Động vật Người Câu 7: Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? - Không chặt phá, đốt rừng, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. - Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật. Luôn có ý thức yêu thiên nhiên. Câu 8: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng? - Vì cây xanh điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu. - Cây xanh quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống toàn bộ sinh giới. -……… Câu 9: Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”? + Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối góp phần tránh hạn hán. + Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng góp phần hạn chế lũ lụt. Câu 10: Nguyên nhân nào khiến cho sự đa dạng thực vật ở Việt nam bị sụt giảm? Nguyên nhân: Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống. Câu 11: Hút thuốc lá có hại như thế nào? Là học sinh em phải làm gì để tránh tác hại do chúng gây ra? - Hút thuốc lá có chứa nhiều chất nicôtin gây ung thư phổi - Trong thuốc lá có chứa Moocphin và hêrôin là những chất độc nguy hiểm, dễ gây nghiện - Nghiện thuốc phiện có hại cho sức khỏe, bản thân, gia đình và xã hội. * Là một học sinh em cần phải: tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc phiện; tham gia tuyên truyền vận động mọi người bỏ hút thuốc lá, phòng chống ma túy, Câu 12: Thực vật điều hòa khí hậu như thế nào? Thực vật góp phần lớn trong việc điều hòa khí hậu: - Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định. - Thực vật cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ, làm tăng lượng mưa trong khu vực. - Lá cây ngăn bụi, cản gió, giảm nhiệt độ môi trường, một số cây như thông, bạch đàn…. tiết chất diệt vi khuẩn gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường. Câu 13: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước như thế nào? Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được . Câu 14: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? * Vai trò của thực vật đối với động vật: - Thực vật cung cấp khí oxi và thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người). - Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật. * Vai trò của thực vật đối với con người: + TV nhất là TV hạt kín có công dụng nhiều mặt. + Ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng và cho các ngành công nghiệp, cung cấp thức ăn, nước uống cho người, dùng làm thuốc, làm cảnh, làm nhiên liệu đốt… + Chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đó để làm giàu cho Tổ Quốc. * Những cây có hại cho sức khỏe con người Sản phẩm của cây gây nghiện (anh túc, cần sa….), hay gây ngộ độc cho người => cần thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng các cây độc. Câu 15: Thế nào là thực vật quý hiếm? Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y. Câu 7: Vì sao thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu? Biện pháp bảo quản - Do vi khuẩn có lối sống hoại sinh nên phân hủy các chất có trong thưc ăn làm ôi thiu, thối rửa . - Để bảo vệ thức ăn không bị ôi thiu tùy theo loại thức ăn mà bảo quản các cách như: để tủ lạnh, phơi khô, ướp muối,hâm lại sau khi ăn còn, đậy kín. Câu 2: Vẽ và chú thích cấu tạo một mũ nấm? Hình 51.3 trang 166 sách sinh 6 Câu 3: Vai trò của vi khuẩn? 1/ Vi khuẩn có ích: - Đối với cây xanh: + Phân hủy xác động vật, lá cây rụng xuống thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây. + Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây. - Đối với con người: + Trong đời sống: vi khuẩn gây hiện tượng lên men -> con người ứng dụng làm muối dưa, sữa chua… + Trong CNSH: vi khuẩn tổng hợp protein, vitamin B12, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. – Đối với tự nhiên: Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. 2/ Vi khuẩn gây hại: - Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. - Vi khuẩn gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường. Câu 4: Vai trò của nấm? * Nấm có ích: - Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất. - Đối với con người: + Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì Vd: nấm men. + Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi… * Nấm có hại: - Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân ). - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng - Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm đọc đen…. Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo của địa y? - Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do một số loại tảo và nấm cộng sinh với nhau: + Tảo màu xanh: chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên. + Sợi nấm không màu: hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. - Địa y có dạng hình vảy hoặc hình cành, sống bám trên cành cây. Câu 6: Vai trò của địa y? - Đối với thiên nhiên: đóng vai trò tiên phong mở đường. - Đối với con người: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc. - Đối với thực vật: địa y khi chết tạo thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho thực vật khác đến sau. - Đối với động vật: là thức ăn chủ yếu của hươu Bắc cực. Các em ôn tập những hình vẽ sau: hình 30.3, 30.4, 31.1, 33.1, 33.2, 36.1, 37.1, 38.2, 39.2, 40.2, 40.3A, 40.3B, 42.1, sơ đồ các ngành thực vật, hình 44.1 sơ đồ phát triển của giới thực vật, 46.1 sơ đồ trao đổi khí, 51.1, 51.2, 51.3A, 52.2. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6 HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014-2015 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là: A. sinh sản vô tính. B. sinh sản sinh dưỡng. C. sinh sản hữu tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm Câu. sinh dưỡng: + Thân ngắn, không phân cành. + Lá nhỏ, mỏng. + Rễ giả có khả năng hút nước. + Chưa có mạch dẫn. * Cơ quan sinh sản: + Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. + Rêu sinh

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan